Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

PHI CÔNG SU-30 CỦA ĐẢNG VIỆT CỘNG

Phi công máy bay chiến đấu SU-30 của Không quân VC không thấy mặc áo "mưu sinh thoát hiểm" (survival vest)

Mới đầu khi đọc báo Vẹm về câu chuyện lâm ly của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Cường, phi công chiếc phi cơ SU-30 tối tân nhất của Không quân Việt Cộng bị nạn trên biển Đông và khi viên Thiếu Tá này bật que diêm kêu cứu trong đêm tối "Thuyền ơi, thuyền ơi...". Tôi không khỏi phì cười và cho rằng mấy thằng nhà báo Việt Cộng ngu dốt viết bậy bạ vì họ chắc không rành về phi công và máy bay.

Tuy vậy vẫn còn có một chút ngờ vực và tò mò nên tôi vào internet tìm hiểu và vỡ lẽ ra câu chuyện lâm ly trên có thể không xa sự thật lắm.

Theo hình ảnh tôi tìm được trên internet thì phi công máy bay chiến đấu SU-30 của Không quân VC không thấy mặc áo "mưu sinh thoát hiểm" (survival vest) như phi công Hoa Kỳ và đồng minh.


Bộ áo mưu sinh thoát hiểm mặc bên ngoài đồ bay gồm có hàng chục món giúp phi công sống sót nơi chốn thiên nhiên ở điều kiện khắc nghiệt nhất. Nó gồm có áo phao, thuốc chống cá mập, thuốc men, nuớc, lương khô, dụng cụ cứu thương, dao găm, súng ngắn, dây, lưỡi câu cá v.v.
 
+ Phi công F-5A VNCH cách đây hơn 40 năm mặc áo mưu sinh thoát hiểm giống phi công Mỹ.


+ Phi công F-15 Không Quân Hoa Kỳ mặc áo phao và mưu sinh thoát hiểm.


+ Nữ phi công F-16 ở Trung Đông. Phi đoàn gốc thuộc tiểu bang South Carolina. Hoorah !


Không Quân Hoa Kỳ mặc áo phao và mưu sinh thoát hiểm.


- Gương phản chiếu ánh sáng mặt trời để đánh dấu cho phi cơ.

Phi công dùng trái khói đánh dấu vị trí của mình.

+ Phi công Việt Cộng trên trực thăng MI-171 bay trên biển chỉ mặc độc nhât cái áo phao. Máy bay chỉ có nịt an toàn nơi bụng và thiếu hệ thống dây an toàn hardness trước ngực để giữ mặt phi công không đập vào dàn đồng hồ trước mặt khi máy bay rớt.


Ngoài những đồ vật giúp phi công sống sót, các dụng cụ quan trọng khác để giúp các toán tiếp cứu nhận diện địa điểm của người phi công lâm nạn như sau:

- Đèn pin.
- Súng bắn hoả pháo (flare) có thể nhìn thấy hàng chục cây số ban đêm.
- Đèn chớp hồng ngoại tuyến IR infrared (MS200 strobe) mắt thường không thấy được dùng trong trường hợp phi công nhảy dù xuống vùng địch kiểm soát. Phi công trên máy bay tiếp cứu đeo máy hồng ngoại tuyến night vision sẽ nhận ra ánh chớp IR ở khoảng cách xa.
- Lựu đạn khói màu.
- Gương phản chiếu ánh sáng mặt trời để đánh dấu cho phi cơ.
- Các miếng vải nylon màu cam để đánh dấu trên mặt đất cho phi cơ thấy.
- Máy vô tuyến PRC-90 phát tần số cấp cứu của quân đội 243 và được vệ tinh kiểm tra nhận diện.
- Máy vô tuyến loại mới PRC-112 liên lạc mã hoá qua nhiều tần số khác nhau VHF, UHF và SATCOM (vệ tinh) đồng thời cung cấp toạ độ GPS.

Những dụng cụ trên để giúp người phi công Hoa Kỳ và đồng minh mau chóng được cứu sống. Nơi chốn tuy bị gọi là "giãy chết" nhưng mạng sống của người quân nhân luôn luôn được qúi trọng. Mạng sống của người phi công lại càng cần được bảo vệ hơn nữa vì họ à những người con ưu tú của tổ quốc, tốn rất nhiều tiền của để tuyển chọn và huấn luyện.

Hình ảnh những người phi công của đảng Việt Cộng không mặc bộ áo mưu sinh thoát hiểm ngồi trong phòng lái máy bay chiến đấu SU-30 làm tôi sửng sốt và mong rằng mình đã lầm lẫn.

Nhưng cũng thấy ra được bản chất vô nhân của chế độ này. Từ cuộc chiến đẩm máu trước năm 1975, Việt Cộng - VNCH - Hoa Kỳ có mức thương vong vô cùng chênh lệch theo tỷ số như sau: 20 - 5 - 1. Hơn một triệu cán binh VC, 250 ngàn lính VNCH và 58 ngàn lính Mỹ đã tử trận.


Người phi công VC, dân oan, người tù lương tâm, hay những thường dân vô tội phải sống và ăn những thức ăn bị nhiểm độc, hay bị bỏ rơi trên biển cả. Tất cả đều cùng chung một số phận trong cái nhà tù trá hình khổng lồ này. 

(Fb Bông Lau)

1 nhận xét:

Đặng Bích Phượng nói...

Lúc đầu nghe tin máy bay rơi, nhà em ko thấy xúc động lắm. Có lẽ nghe mãi chuyện tàu cá chìm, người chết trong đồn công an nên quen rồi chăng? Nhưng đến khi biết các anh chết như thế nào, thì trong lòng lại cuộn lên sự giận dữ đến ngạt thở. Người thì bảo các anh là anh hùng, người thì bảo các anh chết thật oan uổng (một cách lãng xẹt).

Nếu các anh biết lên máy bay, là đối diện với cái chết, để hoàn thành sứ mệnh bảo vệ tổ quốc, thì các anh đích thực là những người anh hùng. Nhưng các anh chết vì được trang bị quá sơ sài. Những người đi cứu hộ cũng ko hơn gì. Thế thì cái chết của các anh quả thật oan uổng quá.

Rồi nữa, khi quân đội thay vì lời thề trung với nước, thì các anh lại thề trung với đảng. Lâu rồi, dân ko ít thất vọng về các anh, ko trông đợi gì ở các anh nhiều nữa. Nhưng khi các anh chết đi, ai là người thương xót các anh ngoài người thân, bè bạn? Đảng ư? Hay nhân dân?
Chết là hết. Các anh chẳng cần ai thương xót. Nhưng còn tương lai của con cháu các anh, của dân tộc này thì sao?