Nhìn nhận TÌNH CẢNH SÔNG MEKONG cạn dòng, ĐBSCL bị hạn hán, bị xâm mặn rất
trầm trọng và ngày càng gia tăng trong nhiều năm qua, theo một góc nhìn khác.
Góc nhìn này, theo các cụ dạy là "tiên trách kỷ, hậu trách nhân", để
thấy nguyên nhân khá lớn là do chính VN chúng ta.
Từ góc nhìn này, cho thất tình trạng phá rừng và tàn phá thiên nhiên để
khai thác vô độ tại VN đã làm giảm đi rất nhiều lượng nước điều hoà cho Sông
Mekong.
Vậy nên, trồng rừng, trồng rừng, trồng rừng, hủy bỏ các dự án bóc lột
thiên nhiên và tài nguyên (như Dự án Boxite Tây Nguyên đang thua lỗ trầm trọng,....),
là những giải pháp không khó và làm càng sớm càng tốt.
Bài viết dưới đây của bạn Đăng Khoa theo hướng tiếp cận vấn đề như vậy.
TÌNH CẢNH MEKONG: NGƯỜI VIỆT NÊN TỰ TRÁCH MÌNH
Tác giả: Đăng Khoa. Nguồn: Báo
Sạch
Thủy điện Hòa Bình xây trên sông Đà mà sông Đà (tả ngạn) hợp với sông Lô
(hữu ngạn) tại ngã ba Việt Trì rồi đổ vào dòng sông Hồng xuôi về Hà Nội.
Khi xây thủy điện Hòa Bình trên sông Đà thì lượng nước sông Hồng dưới hạ
lưu thay đổi hoàn toàn. Nước đã cạn hơn
đến 1/2 và Hà Nội gần như vĩnh viễn không bao giờ sợ vỡ đê. Đê Yên Phụ ở nội
thành hiện cũng được hạ thấp để mở rộng đường lưu thông cho Hà Nội.
Bây giờ nhìn con đê Yên Phụ và con đê sông Hồng đường Trần Quang Khải chạy
dài xuống Minh Khai ở Hà Nội. Từ đó đi ra mép nước con sông Hồng vào mùa lũ
cũng mất tận sơ sơ... nửa cây số, đủ hiểu con sông Hồng bây giờ không phải là
con sông mà ngày xưa cứ mùa lũ là dân Bắc cứ như ngồi lên đống lửa.
Bây giờ tình cảnh Đồng Bằng Sông Cửu Long bị hạn nặng, chúng ta vẫn theo
một motif hay tư duy cũ mèm là đổ lỗi cho Trung Quốc xây đập trên thượng nguồn
xa lắc. Trong khi bản chất con sông Mekong tại thượng nguồn là sông nhỏ, dòng
chảy yếu và lưu lượng nước thậm chí còn thua xa những con sông Sài Gòn, Đồng
Nai.
Sông Mekong dài 4700km thì phần chảy trong lãnh thổ TQ hơn 2000km len lỏi
giữa cao nguyên Thanh Tạng (Thanh Hải và Tây Tạng) với nguồn nước chủ yếu góp lại
từ các con suối con lạch nhỏ chảy ra từ sự tan tuyết.
sông Hồng trong một đợt đỉnh điểm khô hạn
Quần thể thác Dray Nur - Dray Sap trên dòng sông Serepok
huyền thoại ngày một khô cạn.
huyền thoại ngày một khô cạn.
Gần 3000km còn lại của con sông Mekong chảy qua biên giới các nước Miến,
Thái, Lào và bắt đầu vào Campuchia nằm nội thuộc hoàn toàn trong đất nước Chùa
Tháp. Lúc này lượng nước sông Mekong phụ thuộc lớn vào các con sông tại Hạ Lào,
Bắc Campuchia và miền Trung Việt Nam bên
dãy Tây Trường Sơn đổ vào bởi các con sông suối do rừng mưa nhiệt đới tạo nên.
Đây là nguồn nước chính tạo nên sự to lớn, vĩ đại cho con sông Mekong ở
hạ lưu. Nên nhớ rằng với người Trung Quốc, con sông Lan Thương tức Mekong ở
lãnh thổ TQ là con sông nhỏ và nó thậm chí không tạo ra được nền văn minh quần
cư nào hai bên bờ sông nó đi qua .
Nếu tính từ ĐBSCL tới vùng Thừa Thiên, tức biên giới Hạ Lào Bắc Miên
theo đường bộ QL1 là 1100km thì chiều dài dòng Mekong với đường chảy uốn lượn
phải có chiều dài lên đến 1500km, tức là 1/3 chiều dài tổng dòng sông.
Sự dạy dỗ sai lệch về địa lý cộng với thành kiến muôn đời với TQ đã tạo
ra rằng con sông Mekong hay ĐBSCL cạn nước là do TQ xây đập đầu nguồn. Trong
khi cho đến nay các con số đều cho biết các hồ thủy điện của TQ chỉ chiếm giữ
7% tổng lưu lượng nước mà Mekong đổ ra cửa biển tại Việt Nam. Vậy 43% lưu lượng
nước còn lại ở đâu nếu tính rằng sông Mekong chỉ còn 50% lượng nước so với
nguyên thủy?
Việt Nam làm gì với các con sông Sekong tại Hạ Lào mà nguồn chảy nó là tại
A Lưới A Shau - Huế, hay các con sông Sesan và Srepok tại Kontum, Gia Lai,
Daklak, Daknong.
Chúng ta có được dạy rằng thủy điện Yali đã chặn dòng nước đổ vào Mekong
và trên con sông Sesan có 9 đập thủy điện Việt Nam đã xây. Thủy điện A Lưới nước
dưới hạ đập chảy vào Biển Đông hay chảy vào Mekong, chúng ta có được dạy là nó
chính là đầu nguồn sông Se Kong chảy vào Mekong không?
Trên con sông Serepok lớn nhất nam Tây Nguyên thì Việt Nam đã làm bao
nhiêu con đập? Đã có bao nhiêu người kiến nghị rằng thủy điện Srepok 4 và
Srepok 4A đã bức tử con sông huyền thoại sử thi này?
Srepok 4 mà có cả 4A thì đủ hiểu trước đó có Srepok 1 Srepok 2 Srepok 3.
Và không mấy người Việt Nam được dạy Sesan và Srepok khi vào Campuchia
đã hợp lưu lại tạo nên dòng chảy lớn nhất đổ vào Mekong với lưu lượng nước trên
13 tỷ m3 nước/năm.
Những cánh rừng mưa nhiệt đới tại Tây Nguyên nơi tạo ra lượng nước cho
các con sông, Việt Nam còn giữ được bao nhiêu hay đi khắp Tây Nguyên chỉ thấy
trơ trọi đồi núi, với cafe, tiêu, cao su ...
Chúng ta không được dạy điều đó, ngoại trừ đóng đinh Đồng bằng Sông Cửu
Long khô nước là tại bởi Trung Quốc.
Và rồi chửi bới, đổ lỗi được coi là giải pháp và lòng yêu nước?
Tác giả: Đăng Khoa
Ảnh: Thắng Thế Lê
- - -
Bài viết được gửi tới từ bạn đọc. Đây là quan điểm của tác giả, không nhất
thiết là quan điểm của NSGV.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét