Ba nhà máy thủy điện nằm trong vùng lõi, 1 nhà máy ở khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn Phong Điền. Việc làm thủy điện đã khiến 200 ha rừng đặc dụng bị mất, ảnh hưởng không chỉ đến bảo tồn, đa dạng sinh học và còn tác động tiêu cực đến địa mạo, địa chất nơi đây.
-----
Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Phong Điền ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế được thành lập năm 2002, rộng trên 41.500 ha với 43 tiểu khu. Việc thành lập nhằm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, quần thể của các loài động thực vật quý hiếm, các loài đang bị đe dọa, các loài đặc hữu của vùng núi thấp miền Trung; duy trì giá trị sinh thái và chức năng phòng hộ đầu nguồn của khu vực đối với các con sông lớn Mỹ Chánh, Ô Lâu, sông Bồ.
Khu BTTN Phong Điền được công nhận là một trong những nơi cư trú cuối cùng của gà lôi lam màu trắng, là vùng bên trong của Vùng chim đặc hữu (EBA) vùng địa hình núi thấp Trung Bộ. Tại đây còn có 6 trong số 9 loài có vùng phân bố hạn chế trong EBA này, đáng chú ý là gà so Trung Bộ (Arborophila merlini), khướu đuôi ngắn (Jabouilleia danjoui).
Tuy nhiên, năm 2008, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế quyết định phê duyệt quy hoạch thủy điện nhỏ ở địa phương này. Theo đó, trong số 8 thủy điện ưu tiên đầu tư thì 4 thủy điện (Alin B2, Rào Trăng 3, Rào Trăng 4...) nằm trong Khu BTTN Phong Điền.
Để thi công các nhà máy thủy điện này, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chấp thuận cho các chủ đầu tư mở Tỉnh lộ (TL) 71 dựa trên lối mòn từ thời chiến tranh để lại, cạnh bên là đường dây điện dẫn nguồn từ 4 nhà máy hòa vào lưới điện quốc gia.
Ông Đặng Vũ Trụ, Giám đốc Khu BTTN Phong Điền, cho biết TL71 dài hơn 50 km nhưng có đến 25 km qua khu bảo tồn. Tương tự, cả 4 nhà máy thủy điện trên đều nằm trong Khu BTTN Phong Điền, thuộc vùng lõi và khu vực phục hồi sinh thái. "Khoảng 200 ha rừng phải chuyển đổi mục đích để thi công các dự án thủy điện. Ngoài ra, một số diện tích khác cũng phải chuyển đổi để thi công tuyến đường TL71 và đường dây điện nối vào hệ thống điện lưới quốc gia. Tất cả đã được HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy hoạch, thẩm định và có quyết định chuyển đổi mục đích từ năm 2011" - ông Trụ khẳng định.
----
Đối diện nhiều nguy cơ:
Để thực hiện các dự án này, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có quyết định chuyển đổi mục đích đất và khai thác, tận thu rừng tự nhiên. Năm 2016 và 2017 có trên 63 ha rừng bị chặt hạ, trong đó khoảng 40 ha rừng có gỗ với khối lượng được tận thu là 349 m3. Trong số diện tích trên, Khu BTTN Phong Điền mất gần 30 ha rừng tự nhiên để xây dựng nhà máy thủy điện Alin B2 và Rào Trăng 3...
Theo ông Đặng Vũ Trụ, thực hiện các dự án xây dựng sẽ có những tác động nhất định đến việc bảo tồn và đa dạng sinh học của Khu BTTN Phong Điền. Ông Trụ cho biết trước kia, khu bảo tồn không bị chia cắt, chỉ có tuyến đường mòn bị che phủ nên đường sá khó khăn. Giờ đây, sau khi tuyến TL71 mở ra thì giao thông thuận lợi, rất dễ cho việc khai thác và vận chuyển gỗ trái phép trong Khu BTTN. Đặc biệt, việc thi công sẽ gây ra tiếng ồn, rừng bị mất, tác động đến môi trường sống của các loại động thực vật… Mặt khác, do nhiều công trình thi công nên rất dễ xảy ra tình trạng đối tượng trà trộn, lợi dụng để phá rừng.
Theo Báo NLĐ năm 2017
-----------------
Liên quan đến các nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3, Rào Trăng 4 và Alin tại BTTN Phong Điền, vào các đêm ngày 11 và 12 tháng 10 vừa qua đã xảy ra liên tục các vụ sạt lở khổng lồ khiến vùi lấp toàn bộ nhà điều hành tại thủy điện Rào Trăng 3 và Trạm Kiểm Lâm 67 khiến ít nhất 30 người mất tích. Trong khi đó vào chiều tối qua (15/10) đã tìm thấy 14 nạn nhân trong đó có nhiều người giữ chức vụ cao trong quân đội; Phó Tư lệnh Quân khu 4, hay Chủ tịch huyện Phong Điền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét