Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2022

GIỚI CHUYÊN GIA PHƯƠNG TÂY ĐÃ SAI LẦM RA SAO KHI ĐÁNH GIÁ VỀ CUỘC CHIẾN Ở UKRAINE.

 


(Bài gốc: How Western Experts Got the Ukraine War So Wrong)
Chuyên mục ý kiến – 14/11/2022, tác giả: Taras Kuzio
(Hình: Quân đội Ukraine của 2014 và 2022 rất khác nhau)

Một yếu tố kỳ lạ trong cuộc xâm lược Ukraine của Nga là hầu hết chuyên gia phương Tây nghiên cứu về quân đội Nga đều chung quan điểm với điện Cẩm Linh là Nga có quân đội mạnh, sẽ có thể đánh bại Ukraine trong 2 – 3 ngày. Dù đã có nhiều bài phân tích (gồm của cả tác giả Taras Kuzio) về lối suy nghĩ rập khuôn về chủ nghĩa dân tộc đế quốc Nga về người Ukraine đã khiến họ tính toán sai lầm, nhưng vẫn chưa có ai tìm hiểu tại sao chuyên gia Tây phương lại phóng đại về sức mạnh của quân đội Nga và đánh giá thấp Ukraine về mặt quân sự cũng như khả năng phản kháng của con người nước này
Tổng thống Zelensky cũng gợi nhớ lại khi cuộc xâm lược bắt đầu :”Hầu hết những ai gọi điện cho tôi – gần hết luôn – không tin rằng Ukraine có thể trụ vững và kiên trì được.” Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine – Alexei Danilov còn nhớ: Phương Tây cho rằng Ukraine gần như không có cơ hội thành công (almost zero chances to succeed).’
Quan điểm của giới chuyên gia cũng đã định hình nên giới hoạch định chính sách chung của phương Tây theo hai cách:”
Thứ nhất, kể từ cuộc khủng hoảng 2014, hầu hết các chuyên gia đều phản đối việc phương Tây gửi vũ khí cho Ukraine. Vào tháng 2/2015, cuộc khảo sát do Foreign Affairs thực hiện đã hỏi :”Hoa Kỳ có nên gửi vũ khí cho Ukraine không”, 18 chuyên gia không đồng ý và chỉ có 9 đồng ý việc làm đó. Nổi bật trong số phản đối là các học giả của Nga và khối Á-Âu (Eurasia) như Angela Stent, Anatol Lieven, Robert Legvold, Ian Bremmer, Robert Jervis, Jack Snyder, William C. Wohlforth, Mary S. Sarotte, Keith Darden, và Valerie Bunce.
Darden, viết cho New York Times, Charles A. Kupchan của Washington Post, và Stephen M. Walt của Foreign Policy tất cả đều kịch liệt phản đối gửi vũ khí cho Ukraine vì cho rằng đó sẽ là một sai lầm lớn. Walt khẳng định Ukraine mà nhận được vũ khí là một ý tưởng rất rất tệ:. Michael Kofman tuyên bố trên New York Times là “Với Hoa Kỳ, việc cấp vũ khí cho Ukraine là một sai lầm chết người.”
Những người theo chủ nghĩa hiện thực như Rajan Menon, Eugene Rumer, John J. Mearsheimer và Samuel Charap thậm chí còn chống đối rất quyết liệt việc gửi vũ khí cho Ukraine. Charap viết trên Foreign Poliy là: Gửi vũ khí sẽ chẳng tạo ra sự khác biệt gì, vì Ukraine cũng sẽ bị Nga đánh bại. Charap tiếp lời bằng cách kêu gọi phương Tây kiềm chế (người Ukraine và những quốc gia khác coi đây là sự nhân nhượng) với Nga, và yêu cầu Ukraine đồng ý thỏa hiệp về lãnh thổ bằng cách từ bỏ đất của họ cho đối phương.
Những ai theo chủ nghĩa hiện thực thì đưa ra các đánh giá phóng đại về sức mạnh quân sự của Nga và coi thấp cơ hội Ukraine, với kiểu viết coi Ukraine có khi về bản chất như là một nước phương Đông. Viết trên báo Financial Times, Eugene Rumer (theo chủ nghĩa hiện thực) cho rằng cấp vũ khí cho Ukraine sẽ gây ra nguy cơ một sự cố khác như “Black Hawk Down”***, và kiểu gì thì Ukraine cũng nên được nhắc nhở là không thể thắng được đâu. ‘ Rajan Menon và Kimberly Marten viết trên Foreign Affairs, lặp lại luận điểm y hệt. Hai người này viết là gửi vũ khí cho Ukraine sẽ gây ra backfire (phản tác dụng).

*** Sự kiện trong trận đánh Mogadishu 1993, các lực lượng đặc nhiệm Hoa Kỳ mở một cuộc tấn công vào thủ đô Mogadishu của Somali. Mục tiêu là bắt tướng Mohamed Farrah Aidid. Nhưng phía HK bị các tay súng của Aidid phản kháng quá dữ dội, khiến hai trực thăng Black Hawk bị bắn hạ.
Cách thứ hai, các chuyên gia định hình quyết định đưa ra chính sách là gây ra nỗi sợ về việc lặp lại vết xe đổ của quân đội Afghanistan sau khi Hoa Kỳ rút lui khỏi nước này. Bị thuyết phục là Ukraine sẽ nhanh chóng bị đánh bại, lời khuyên của chuyên gia ảnh hưởng đến các chánh phủ phương Tây và NATO để chỉ xem xét gửi các thiết bị quân sự thích hợp cho chiến tranh du kích trước một quân đội chiếm đóng Ukraine.
Các chuyên gia phương Tây còn tin vào các khẳng định của Nga về việc họ đã cải tổ quân đội từ khi họ chiến đấu khá tệ trong cuộc xâm lược Georgia. Họ còn đếm số khí tài của quân đội Nga và đơn giản là tin rằng quân đội Nga sẽ lấn án quân đội Ukraine nhỏ bé hơn.
Giới hoạch định chính sách Nga và cả phương Tây đều bị thuyết phục là Nga sẽ nhanh chóng làm chủ không phận Ukraine. Kofman và Jeffrey Edmonds, Jack Walting cùng Nick Reynolds không tính đến hệ thống phòng không như tiềm lực ngăn chặn chiến đấu cơ Nga trong việc làm chủ không phận. Các chuyên gia phương Tây cũng tin vào ý kiến là Nga với lực lượng mạh tới 1 triệu quân, sẽ nhanh chóng đánh bại Ukraine yếu hơn và ít kinh nghiệm hơn.
Như đã thấy trong 8 tháng đầu cuộc chiến, màn trình diễn của quân đội Nga yếu kém xa hơn tưởng tượng. Khi đề cập quan niệm sai lầm “khủng khiểp” về sức mạnh quân sự Nga, Orysia Lutsevych, đứng đầu diễn đàn Chatham House của Ukraine, đã hỏi: “Tại sao các chuyên gia cứ nằng nặc đánh giá quá cao sức mạnh của Nga và coi thường tiềm lực quân sự của Ukraine, và giờ làm sao để họ tránh sai lầm kiểu đó lần nữa?”. Ian Matveev còn đặt nghi vấn liệu quân đội Nga ở Ukraine có còn được coi là quân đội nữa hay không, hay chỉ là một nhóm lính mà quân đội không có chỉ huy chỗ nào hết, mà cũng không phải lúc nào cũng vậy.”
Trong suốt 6 tháng đầu cuộc chiến, quân đội Nga ở Ukraine cho thấy rõ ràng là họ không có sự chỉ huy hợp nhất, không thể chiếm ưu thế trên không và vẫn chưa thực hiện các chiến dịch hợp đồng quân chủng. Ngoài ra, quân đội Nga không có hệ thống truyền tin được mã hóa (encrypted communications systems), khiến cho Ukraine dễ định vị và tấn công vị trí của họ. Cướp bóc, tội ác chiến tranh, tổ chức yếu kém, và thiếu kỷ luật đã trở thành những đặc tính tiêu biểu của quân đội Nga.
Gần đây, các chuyên gia phương Tây đã đề cập lại các cuộc cải tổ quân sự, cho rằng các hành động đó ít thành công hơn mong đợi trước. Như cuộc chiến ở Ukraine đã cho thấy, cải tổ đã làm giới hạn (nếu có), thì chính là lên tầm ảnh hưởng trong khả năng hoạt động của quân đội Nga. Theo nhiều cách, quân đội Nga vẫn còn giống với quân đội Soviet cũ về tinh thần, cơ cấu tổ chức từ trên xuống, giới sĩ quan kém chất lượng, đào tạo huấn luyện kém, kỷ luật kém, hệ thống hậu cần cũng kém và cả tham nhũng nữa.
Cuộc chiến ở Ukraine đã đặt một nước Nga cấu trúc thẳng đứng về mặt dân số chống lại Ukraine với dân số cấu trúc phẳng (Nguyên văn: The war in Ukraine pits a vertically structured Russia with a subject population against a horizontally structured Ukraine composed of citizens - Ở đó Ukraine phân quyền cho các cấp lãnh đạo, khác với Nga là quá tập trung vào một nơi). Trong suốt 22 năm cầm quyền ở Nga, Putin làm tổng thống và phó thủ tướng, đã đưa Nga quay lại thời Soviet (re-Sovietized the country), thổi bùng lên chủ nghĩa quân phiệt, thúc đẩy sự sùng bái Cuộc chiến Vệ Quốc Vĩ đại (Soviet trong Đệ nhị Thế chiến) và Joseph Stalin. Ngoài ra, còn phá hủy các nhóm xã hội dân sự và các nhóm tình nguyện. Ở Ukraine thì những mặt đó lại trái ngược. Ukraine đã và đang trải qua quá trình phi Soviet hóa từ cuối những năm 1980 và phi búa liềm hóa từ Cuộc cách mạng Euromaidan 2013 – 2014, coi Stalin như kẻ bạo chúa, chuyển các sự kiện kỷ niệm quân sự của Cuộc Chiến Vệ quốc Vĩ Đại (Cách mà chánh quyền Ukraine thân Nga gọi) thành việc tưởng niệm Đệ nhị Thế chiến, xây dựng xã hội dân sự năng động cùng phong trào tình nguyện. Người Ukraine đã thực hiện 3 cuộc cách mạng diện rộng từ 1990 để yêu cầu quyền của họ, trong khi Cuộc cách mạng cuối của Nga đã qua hơn 100 năm trước rồi.
Nhưng có lẽ sai lầm lớn nhất chính là bỏ qua tác động của việc tham nhũng vào mức độ hiệu quả của quân đội Nga. Nga đã lần đầu tiên được coi là nhà nước mafia (mafia state) từ 2010 trước đó rồi (do thẩm phán Tây Ban Nha gọi vậy, dưa trên nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà nước Nga và việc phạm tội có tổ chức của nước này. Nga đã trì trệ về mọi khía cạnh từ lúc đó, đăc biệt là dính tham nhũng, kèm theo đó là thái độ khinh bỉ và sự hoài nghi của giới tinh hoa với người dân Nga.
Kofman bị thuyết phục là Nga sẽ tấn công và Ukraine sẽ bị đánh bại. Bài viết được thực hiện 3 ngày trước cuộc xâm lược, được đăng trên báo Foreign Affairs, Kofman và Edmonds dự báo “Cú sốc do Nga mang lại: Tại sao Moscow sẽ dùng lực lượng áp đảo trước Ukraine.” Các bài báo như vậy cho thấy một mức độ mà các chuyên gia phương Tây tin vào huyền thoại về sức mạnh quân sự Nga, rồi phớt lờ tác động xói mòn, gây ra sự trì trệ, tham những lên tính hiệu quả trong tác chiến của quân đội Nga trong ba thập niên.
Các yếu tổ trên đã ảnh hưởng đến các dự báo bi quan về sự thất bại của Ukraine, được Ngũ Giác Đài, tình báo Hoa Kỳ các chính trị gia Tây Âu, Đức, cùng các viện chiến lược như Rand Corporation, Carnegie Endowment và RUSI (Viện Các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh) đồng thuận.
Watling và Reynolds viết “Kế hoạch tiêu diệt Ukraine” (The Plot to Destroy Ukraine) cho RUSI, phát hành 9 ngày trước cuộc xâm lược, đưa ra một danh sách dài các chiến thắng mà Nga có thể đạt được trong trường hợp cuộc xâm lược diễn ra – chẳng có chiến thắng nào trong đó thành hiện thực. Họ mô tả Ukraine là một quốc gia tham những, bị chia rẽ sâu sắc, bị các mật vụ tình báo của Nga xâm nhập sâu vào giới chánh trị và chánh phủ Ukraine. Trong giai đoạn đầu cuộc chiến, họ viết là Nga sẽ phá hủy khả năng quốc phòng, hệ thống chỉ huy-kiểm soát, cùng các cơ sở quân sự của Ukraine. Và rằng Lực lượng mạnh nhất của Ukraine hiện ở Donbas và vì Nga có lợi thế về pháo binh, thiết giáp và phi cơ nên Watling và Reynolds xác nhận cuộc xâm lược sẽ có khả năng dẫn tới việc các đơn vị quy ước của Ukraine nhanh chóng bị đánh bại, do đó Kyiv sẽ bị bao vây chỉ trong vài ngày.”
Vậy tại sao các chuyên gia phương Tây không tính đến chuyện phân tích tác động của nhà nước mafia Nga và sự trì trệ vốn bám rễ sâu, cùng với sự tham những trong lực lượng an ninh Nga, vì điều này chắc chắn ảnh hưởng toàn bộ đến tính hiệu quả của quân đội Nga. Với bất cứ ai theo dõi sát sao cuộc chiến, bằng chứng về tham nhũng đều ở quy mô lớn và gây shock, từ việc sử dụng lương khô hết hạn, xài lại dụng cụ sơ cứu thời Soviet, cấp phát lại các vũ khí có từ những năm 1980 thời Afghanistan, tiếp vận hậu cần thiết sót trên mặt trận, việc mất cắp các khẩu phần ăn tốt nhất, rồi các chiếc tank và các thiết bị quân sự khác được tiếp tế cho lính ở tiền tuyến thì bị gỡ bỏ bất kỳ bộ phận nào có giá trị. Mức độ thân ai nấy lo (dog-eat-dog) ở Nga được các nhân viên bưu điện Nga thấy trong khoảng 2/3 số đồ bị đánh cắp ở Ukraine, số đồ này được gửi từ Belarus về Nga.
Tham nhũng đã tràn ngập khắp cái gọi là lực lượng an ninh của Nga, khiến người ta nghi ngờ liệu còn có thể mô tả họ là cơ quan an ninh được hay không. Các nguồn quỹ được chi cho các hoạt động an ninh ở Ukraine lại FSB và những mật vụ ở Ukraine lấy mất. Ngoài ra những ai làm mật vụ cho FSB Nga ở Ukraine cho biết là bên Nga lại muốn nghe thông tin kiểu “Những người Nga nhỏ bé (cách gọi người Ukraine) nóng lòng chào mừng quân đội Nga như những người giải phóng. Theo giới quan sát viên quân đội Nga ở Ukraine đã chỉ ra, các báo cáo tình báo và ở chiến trường ngày càng được phóng đại lên khi gởi lên cho các cấp an ninh trên cho tới khi các báo cáo tới được bàn làm việc của Putin. Sau cùng thì không có ai muốn đưa tin xấu đến cho một kẻ độc tài. Ngoài ra, còn sự thật nữa là hầu như không có ai trong giới hoạch định chính sách, nhà báo, viện chiến lược hoặc các học viện ở Mosco hiểu được Ukraine vì tất cả họ đều có xu hướng nhìn người Ukraine với con mắt của họ mang tính rập khuôn với cái đầu đế quốc chủ nghĩa. Điều này rõ ràng giải thích tại sao lực lượng xâm lược của Nga chỉ có 175.000 quân nhưng có nhiệm vụ chiếm cả một quốc gia rộng lớn vào lúc đó với lực lượng an ninh lớn gấp đôi đối phương.
Trong khi sự tham nhũng của Nga bị phớt lờ, mặt đó ở Ukraine bị bơm lên quá mức và được coi là một yếu tố biến Ukraine thành một quốc gia yếu ớt. Ở Ukraine, nạn tham nhũng không liên quan tới sự ổn định và tính thống nhất quốc gia và cũng không ảnh hưởng tới sự cam kết về tinh thần yêu nước mà Zelensky đưa ra. Giữa lúc đó, người Mỹ lại cáo buộc vấn nạn này ở Ukraine và tin vào tựa sách trên Amazon do Casey Michel viết với tựa đề Đạo Tặc Hoa Kỳ: Nước này đã tạo ra cơ chế rửa tiền lớn nhất trong lịch sử thế giới bằng cách nào (American Kleptocracy: How the U.S. Created the World’s Greatest Money Laundering Scheme in History).
Một yếu tố khác chính là quan niệm phổ biến về nhà nước Ukraine yếu đuối và bị chia rẽ sâu sắc giữa phía Đông nước này “thân Nga” và phía Tây” thân phương Tây. Trong ba thập niên vừa qua, một số lượng rất lớn các bài báo được đưa trên truyền thông bởi các viện chiến lược và học viện về vấn đề Ukraine lại viết về sự chia rẽ vùng miền và một quốc gia bị chia cắt ở phía Đông thân Nga và phía Tây theo chủ nghĩa dân tộc. Đối với Moscow và các học giả phương Tây, cộng đồng nói tiếng Nga ở Ukraine do đó bị coi là không đáng tin cậy và có khả năng theo phía Nga nếu Moscow xâm lược Ukraine.
Một cuộc xâm lược với tính bất ngờ vào Ukraine sẽ gây ra áp lực lớn lên sự chia rẽ vùng miền ở quốc gia này, dẫn đến sự chia rẽ và sự đổ của quân đội Ukraine (như ở Afghanistan 2021). Điều này đã không xảy ra và lý do là vì Ukraine chưa bao giờ là một quốc gia có các khu vực bị rạn nứt; cộng đồng nói tiếng Nga là những người Ukraine ái quốc, và không có bất cứ khả năng nào rằng quân đội Ukraine sẽ bị tan rã theo kiểu của quân đội Afghanistan.
Watling & Reynolds tin rằng Nga sẽ có thể đẩy mạnh sự bất ổn chánh trị vốn sẽ khiến Ukraine quy phục trước áp lực của Nga. Sức mạnh quân đội Nga và áp lực kinh tế sẽ phá vỡ tính nhất quán của nhà nước Ukraine,”, theo như Watling & Reynolds viết. Họ đưa ra các phát biểu chưa được xác thực rằng Nga có hai nhóm Lực lượng đặc biệt (Spetsnaz) ở Kyiv trước cuộc tấn công. Hai nhóm sẽ hoạt động kiểu mật vụ quấy rối, giả dạng làm người biểu tình và cảnh sát, thực hiện các chiến dịch phá hoại và các cuộc tấn công mạng. Đã không có cuộc biểu tình nào như vậy xảy ra, và Nga đã thất bại trong việc mở các cuộc tấn công mạng quy mô lớn vào Ukraine từ khi cuộc xâm lược bắ đầy. Watling & Reynolds tự tin đủ để cho rằng “Đang có một chánh phủ mới chờ Nga ở Ukraine” sau khi kế hoạch được thực hiện nhằm lật đổ chánh phủ Zelensky. Sau chiến thắng quân sự nhanh chóng của Nga, phương Tây sẽ áp lực Ukraine chấp nhận mất lãnh thổ đổi lại hòa bình. Và cũng chẳng có viễn cảnh nào kể trên xảy ra.
Sự phóng đại của phương Tây về tính chia rẽ vùng miền ở Ukraine có phần nhẹ hơn quan điểm cứng rắn do Nga đưa ra: Thực chất Ukraine được coi là một bộ phận không thể tách rời của Nga. Các sử gia phương Tây cụ thể đã xem bán đảo Crimea luôn là một phần của lãnh thổ nga. Điều này chỉ đúng nếu bỏ qua phần lịch sử của Crimea trước sự kiện sáp nhập Hãn quốc Crimea vào Nga năm 1783. Đứng ở quan điểm của sử gia phương Tây về việc Nga đối với Crimea ra sao thì cũng giống như coi khởi phát của lịch sử người Mỹ, Canada và Úc bắt đầu bằng việc thành lập Jamestown và Quebec, và sự kiện thuyền trưởng Cook đặt chân tới Úc.
Ukraine từng bị coi là một quốc gia không thật sự vận hành chức năng đầy đủ, đó là một đất nước dễ bị rạn nứt, đổ vỡ, bị chia rẽ nội bộ về mặt ngôn ngữ, lịch sử và bản sắc. Lutsevych viết: “Vì chỉ tập trung vào khí tài quân sự, các chuyên gia bỏ lỡ yếu tố “phần mềm” (software) của cuộc chiến: Chất lượng của giới lãnh đạo, tinh thần và động lực, khả năng đưa ra và quản trị quyết định cùng với sự chung tay của xã hội Ukraine. Lutsevych viết tiếp: “Chiến tranh là phương tiện bày tỏ ra cái văn hóa chánh trị trên chiến trường. Giữa Nga và Ukraine có những khác biệt rõ ràng trong văn hóa. Nhiều người ở phương Tây sai lầm khi nghĩ rằng Ukraine thực ra chỉ là nước Nga, nhưng yếu hơn, tham nhũng và hỗn loạn hơn. Sự thật là dù Ukraine không có cách gì hoàn hảo được nhưng nó lại nhanh nhẹn hơn, có tính phi tập trung hơn (decentralized) so với nhà nước Nga chuyên quyền rập khuôn cứng ngắc.
Chuyên gia phương Tây đã sai lầm về quân đội Nga và sự kháng cự của người Ukraine vì các bài nghiên cứu của họ thực về thời hậu Soviet được thực hiện trong các trường đại học và các viện chiến lược (Ngụ ý là không thực tế). Họ cứ đinh ninh rằng họ là chuyên gia về cả nước Nga và các nước độc lập khác khỏi Soviet. Chẳng có nơi nào trên thế giới có kiểu vậy. Ví dụ, một chuyên gia về Argentina không thể là chuyên gia về Mỹ Latin và chuyên gia về Nhật lại chẳng phải là chuyên gia về cả cái vùng Đông Á. Giới chuyên gia về Nga cho rằng họ đang sở hữu kiến thức về Ukraine và các nước cộng hòa Soviet cũ khác không phải Nga. Điều này đặc biệt là trường hợp từ năm 2014 khi số chuyên gia về Ukraine tăng lên nhiều.
Giới học giả và chuyên gia về Nga do đó có xu hướng nhìn Ukraine bằng con mắt của Moscow. Các kênh và công ty truyền thông phương Tây lúc trước gần như luôn đóng ở Moscow (như thời Soviet). Các nhà báo và nhân sự của họ hiếm khi đi qua Ukraine. Lusevych viết : Do đó, với cái nhìn lạc quan nhất thì Ukraine cũng bị coi giống như là Nga là cùng; nhưng có lẽ còn tệ hơn. Đất nước này bị xem là bất ổn, dễ có các cuộc nổi dậy và chịu đựng sự thương hại của giới tài phiệt – Ukraine bị coi là tham nhũng hơn, bị chia rẽ hơn và rắc rối hơn cả gã khổng lồ kế bên. Và vì bị coi là một nhà nước yếu ớt nên Ukraine bị dự đoán là sụp đổ ngay khi đối mặt với cuộc xâm lược của Nga. ‘Các chuyên gia phương Tây về vấn đề Nga từ lâu luôn tỏ ra là họ không sẵn lòng dùng nguồn thông tin từ các bảng thăm dò ý kiến về Ukraine, do người Ukraine trả lời (Điều này tác giả bài viết đã mô tả là định hướng học thuật – academic orientalism trong cuốn sách năm 2020 với tựa đề : Crisis in Russian Studies? – Khủng hoảng trong các cuộc nghiên cứu về Nga?)
Giới chuyên gia phương Tây phóng đại sức mạnh quân sự của Nga, hạ thấp sức mạnh quân đội Ukraine, phớt lờ nạn tham nhũng trong quân đội Nga, tin về câu chuyện thần tiên rằng Nga đã thực hiện cải tổ quân đội, rồi bơm lên chuyện chia rẽ vùng miền và đánh giá thấp tính toàn vẹn dân tộc của Ukraine. Việc phương Tây giúp Ukraine cải cách quân đội từ năm 2014 cũng bị phớt lờ.Trong khi đó, các thay đổi về bản sắc từ năm 2014, các yếu tố đằng sau sự thất bại từ dự án Nước Nga mới của Putin và sự trung thành của dân Ukraine nói tiếng Nga cũng không được tính vào.
Chiến sự tiếp diễn đã làm lộ ra sai lầm của các chuyên gia phương Tây về kết quả cuộc xâm lược của Nga và cách mà Ukraine đáp trả.
Taras Kuzio, giáo sư ngành Khoa học Chánh trị thuộc đại học Quốc Gia Kyiv, học viện Mohyla và là tác giả của sách: Russian Nationalism and the Russian-Ukrainian War (2022) and Fascism & Genocide: Russia’s War Against Ukrainians (2023).

Không có nhận xét nào: