Thứ Hai, 29 tháng 7, 2024

CHUYỆN TÌNH KỲ DIỆU !

 


Sau gần 55 năm xa cách. Chàng là Denny Vinar và nàng là Karen Lehmann. Họ bắt đầu quen nhau năm 1957 ở quê nhà khi nàng 13 còn chàng 15. Hai năm sau, chàng đẹp trai rực rỡ, là một cầu thủ tài năng còn nàng xinh đẹp và có tài vẽ vời thiết kế. Nhưng đúng lúc đó, nàng mang thai. Cái thai ngoài ý muốn khiến cho đôi trẻ vô cùng khổ sở. Chàng hỏi cưới nàng nhưng cha mẹ nàng không cho phép. Con gái của cặp đôi chào đời trong 1 nhà hộ sinh giành riêng cho các thiếu nữ lỡ làng. Và ngày cô bé sinh ra, chàng được tới thăm con. Họ chỉ được ôm con bé 1 một giờ. Rồi con bé được cho làm con nuôi.

Sau cú sốc này, nàng tiếp tục đi học. Chàng theo gia đình chuyển về tiểu bang Minesota sinh sống. Nhớ nhung người yêu, chàng viết rất nhiều thư cho nàng nhưng không có hồi âm. Nàng cũng không biết là ba mẹ mình đã giấu hết thư tín của chàng. Chàng đi lính và qua Đức, nàng vào đại học. Mấy năm sau, chàng một lần nữa cầu hôn với nàng, nhưng cha mẹ nàng vẫn không đồng ý vì sợ cuộc sống của một cô gái trẻ và một anh lính xa nhà sẽ bất ổn. Cuối cùng họ đành chia tay nhau và lập gia đình riêng.

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2024

LÊ HOÀNG HỌA CHÂN DUNG TRẦN TIẾN

 


Đạo diễn Lê Hoàng, ngoài làm phim, ông còn là một cây bút sắc sảo, trước kia, chuyên viết các tiểu phẩm hài trên báo Tuổi Trẻ Cười, báo Thể Thao Văn Hóa với bút danh Lê Thị Liên Hoan và bây giờ là viết về, mô tả chân dung văn nghệ sĩ.
Ông là người nổi tiếng, và cho đến nay, sau mấy mươi năm làm mưa làm gió với hai lĩnh vực trên, ông vẫn tiếp tục là người nổi tiếng, làm mưa làm gió cả trong lĩnh vực truyền hình với vai trò giám khảo chương trình game show và chương trình talk show, khách mời trò chuyện với khán thính giả.
Lê Hoàng có tài, mà, chữ tài thì liền với chữ tai một vần. Tai đây là tai nạn hay tai tiếng, tôi nghĩ, cả hai.
Giọng văn của ông rất đặc biệt. Nó rất không bình thường như người ta, nó ngoa ngoắt, chua cay. Vừa mới trí thức đấy, ít phút sau, đã ra hàng cá hàng tôm ngay lập tức.
Giọng văn ấy, ông một mình một ngựa. Rất khó để ai đó bắt chước ông, và có lẽ, ngược lại, ông cũng quyết không để ai có thể bắt chước mình bởi các “thế”, “cách” của ông khi viết. Văn ông hết sức linh hoạt. Ông thi triển chúng thoăn thoắt, chớp nhoáng, uyển chuyển, biến hóa sinh động vô cùng.
Nếu nói, ông ác mồm, độc miệng, có lẽ cũng không ngoa. Giọng ông, chỉ thiếu rủa sả nữa là hệt giọng của mấy bà già bắc kỳ chửi lúc mất gà.
Lê Hoàng có tài như vậy thì tất nhiên, kẻ yêu ông cũng lắm mà kẻ ghét ông cũng nhiều. Trời cho ông có khiếu ăn nói, chữ nghĩa; vừa phải thì viết gì cũng duyên dáng, hóm hỉnh; mà quá lên một chút thì thành độc ngay.

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2024

XIN LỖI BẠN NGÀN LẦN, TÔI ĐÃ SAI

 


Xin lỗi bạn ngàn lần, tôi đã sai!
Năm lớp 6, trường tôi theo học đã nhận một nhóm học sinh sát nhập từ trường ở nông thôn lớp chúng tôi cũng nhận được một số người.
Tôi nhớ rất rõ có một cô gái đen và gầy giống như một con vịt xấu xí giữa một nhóm các chàng trai và cô gái đang bắt đầu phát triển. Tôi nhớ lúc cô ấy tự giới thiệu mình trên bục giảng, cô ấy rụt rè cúi đầu sau khi nói tên, tóc mái dày che khuất mắt. Trong tiếng vỗ tay thưa thớt cô ngẩng đầu lên và mỉm cười, nụ cười này sau đó đã nhanh chóng biến mất. Tôi nghĩ lúc ấy cô không thể ngờ rằng cuộc sống tiếp theo ở trường học của mình sẽ chìm trong nước mắt và nỗi đau.

Tôi không biết ai đã bắt đầu nó, cũng như từ khi nào mà chúng tôi bắt đầu bắt nạt cô ấy. Không ai nói chuyện, không ai chơi cùng, nhóm thảo luận sẽ cố tình lờ cô ấy đi. Một nhóm nhỏ giấu đồ đạc, vẽ bậy vào sách vở, nhét bọ và rát vào ngăn bàn của cô bạn đó...
Tại sao lũ học sinh lại làm như vậy? Vì làn da sẫm màu và vóc dáng thấp bé, quần áo xộc xệch dơ dáy, dường như cô chưa bao giờ thay quần áo. Mái tóc bết và có vẻ bẩn thỉu. Giọng của cô cũng rất là mang âm điệu quê mùa.

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2024

SỰ "GIÀU CÓ" CỦA NGƯỜI NGHÈO



Hồi còn là sinh viên, vào các kỳ nghỉ tôi thường xin dạy thêm ở các trường mẫu giáo. Lần đó tôi xin được một chỗ làm ở thị trấn St.Louis. Ngày mùng 2 của tháng, tôi mới được biết ở đây người ta chỉ được trả lương vào cuối tháng. Lúc đó tôi lặng người, bởi trong túi tôi chỉ còn $4, tôi không thể trả tiền trọ chứ đừng nói đến đổ xăng hay ăn tối.

Tôi có một cây kèn trumpet và biết chơi piano một chút, nên ý nghĩ đầu tiên của tôi là dùng chúng để kiếm tiền. Nhưng ở đâu? Tôi còn chưa quen với thị trấn này. Thế là tôi quyết định: đem cái kèn của mình đi … cầm đồ, được $15, đủ trả tiền trọ cho ngày hôm đó và hôm sau nữa. Nhưng rồi sẽ ra sao?

Có một quán cà phê nghèo nằm ngay cạnh tiệm cầm đồ. Tôi vào và gọi cốc bia 35 xu. Rồi ngồi bên cốc bia và thừ mặt ra.
"Trông cậu cứ như vừa đánh mất đồng xu cuối cùng ấy, con trai!", người hầu bàn già lại gần tôi và nói như vậy.

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2024

CHA TÔI CHẾT KHÔNG CẦN QUAN TÀI


 

●Đào Nam Hoà
Con ghi lại bài này thay cho nén hương lòng để thành tâm tưởng nhớ đến Bố Mẹ nhân ngày giỗ Bố lần thứ 8 và giỗ Mẹ lần thứ 7
Tôi không biết bắt đầu câu chuyện từ lúc nào, nhưng có lẽ ấn tượng nhất và rõ nét nhất mà hầu hết người dân miền Nam Việt Nam nhớ mãi là ngày 30/4/1975.
Khi miền Nam sụp đổ cũng là lúc bất ngờ tất cả nỗi thống khổ đày đọa ập xuống. Nhanh như một cơn cuồng phong thịnh nộ phá nát tan hoang. Mất tất cả!
Ngày 10/06/1975 tôi vẫn còn nhớ rất rõ. Trước khi đi cái gọi là “học tập cải tạo” 10 ngày, dù với suy nghĩ chỉ là 10 ngày như lời thông báo, cha tôi cũng không có lấy mấy ngàn dằn túi. Ông bảo tôi (lúc đó 19 tuổi) đem 2 chỉ vàng cuối cùng còn lại của gia đình- là đôi bông tai của bà nội tôi để lại- ra tiệm vàng bán. Đó là kỷ vật quý nhất nhưng đành phải bán để mua ít lương thực cho ông mang đi. Hai chỉ vàng lúc ấy bán được 33 ngàn. Ông mua khoảng 2 ngàn đồng lương thực các thứ và dằn túi 1 ngàn. Còn lại 30 ngàn ông dặn ở nhà cố gắng 13 mẹ con dè xẻn ăn uống đợi Ông về.
Mười ngày trôi qua nhanh chóng- không ai trong số cải tạo trở về. Tôi nghĩ đây là một cú lừa mà đã và sẽ được lịch sử ghi lại kỹ hơn.

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2024

PHẬT GIÁO LÀ GÌ?

 


BÀI VIẾT HAY...NÊN ĐỌC.
1. Phật giáo là gì?
Phật giáo là một hệ thống tư tưởng có nguồn gốc từ Ấn Độ, do một người có tên Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni) sáng lập. Ông là một Thái tử, đã kết hôn và có con; nhưng vì cảm nghiệm thấy cuộc đời nhiều khổ đau nên đã quyết tìm con đường giải thoát. Sau 6 năm gian khổ, trải qua nhiều phương pháp thực hành khác nhau, đến năm 30 tuổi ông đã giác ngộ (thấy được chân lý của vũ trụ, nhân sinh và đạt tới hạnh phúc trọn vẹn). Sau đó, ông dành cả cuộc đời còn lại (đến 80 tuổi) để truyền đạt tư tưởng và hướng dẫn đường lối tu hành cho mọi người. Tất cả những lời giảng của ông được tập hợp lại sau đó, được gọi là Kinh Phật.
Như vậy, Phật giáo vốn KHÔNG PHẢI LÀ MỘT TÔN GIÁO, nó là một hệ thống tư tưởng triết học có tính hiện sinh, dùng để áp dụng vào đời sống để tránh những lầm lạc và đạt tới mục đích cao nhất là hạnh phúc (viên mãn) bằng con đường của trí tuệ sáng suốt dựa trên nỗ lực và sự tự chủ của cá nhân mỗi người. Như thế, Phật là một ông thầy giáo – người có năng lực trí tuệ và lòng bi mẫn đã dành cả đời để giúp đỡ mọi người bằng cách “khai dân trí” cho họ.

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2024

MẸ TÔI

 


Chẳng ai chịu chứa cô trong nhà khi biết cô mang bầu với tên lính Mỹ .
Hồi đó, đi làm sở cho Mỹ đã mang tai tiếng. Để có con với Mỹ càng bị mọi người xa lánh. Bố Mẹ cô chửi bới, đuổi cô ra khỏi nhà. Cô phải đem con đi ở nhà thuê, thỉnh thoảng về thăm Bố Mẹ, cho họ ít tiền rồi lại đi. Bố Mẹ cô cũng lạ thật, tiền con cho thì lấy, nhưng dứt khoát không chịu để cô về nhà với đứa con lai.

Ngày Sài- gòn giải phóng, mọi người càng xa lánh hai mẹ con cô. Không còn làm cho sở Mỹ, cô dần hết cả tiền bạc tiêu dùng hàng ngày. Mang tiếng làm cho Mỹ, cô chỉ là tạp vụ, lãnh lương ra nuôi con, biếu gia đình là hết, đâu có dành dụm được bao nhiêu.
Cô là chị họ của Mẹ tôi ( lẽ ra phải là bác, nhưng vì nhỏ tuổi, tôi vẫn gọi bằng cô).

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2024

Con người hạnh phúc nhất khi dựa vào chính mình dù tuổi trẻ hay về già.

 


Tôi 75 tuổi, có 4 người con, sau khi nằm viện một mình, tôi nhận ra: Tuổi già không cần dựa vào con cái là thoải mái nhất!
Tôi có 2 con trai và 2 con gái. Khi các con còn nhỏ, tôi rất tự hào về 4 đứa con của mình nhưng khi chúng trưởng thành, cả 4 người đều khiến tôi thất vọng.
Vợ chồng tôi đều từng làm việc ở một cơ quan, điều kiện gia đình tương đối tốt, chúng tôi cũng đã dạy dỗ 4 đứa con rất tốt. Các con đều có học thức cao, công ăn việc làm ổn định. 3 đứa lên tỉnh làm ăn còn cô con gái lớn nhất cũng lấy chồng sớm, không mấy khi về thăm chúng tôi.
Từ năm tôi 43 tuổi, chỉ có 2 vợ chồng tôi ở nhà. Cả 4 người con của tôi đều ít khi về nhà. Mỗi dịp Tết, nếu không phải là con trai thì là con gái không về. Ngôi nhà của vợ chồng tôi dần trở nên trống rỗng, trừ phi vợ chồng già chúng tôi đi tìm từng người một, còn cũng không mong mỏi các con sẽ tự về nhà đều.
Vợ chồng tôi đều không phải chăm cháu. Các con của tôi đều kết hôn và sinh con khá sớm, lúc ấy, chúng tôi vẫn còn công việc ở cơ quan nên không thể đến chăm cháu. Chúng tôi cũng dành ra một số tiền mua nhà cho 2 con trai.
Không biết có phải là không giúp đỡ con cái chăm cháu hay do các con bận bịu, càng ngày càng ít quan tâm đến chúng tôi. Khi vợ chồng tôi bị bệnh và phải nhập viện, cho dù bệnh nặng hay nhẹ, chúng tôi hầu như tự giải quyết mọi thứ. Việc mong đợi vào con cái giống như mong đợi trúng số độc đắc, tùy thuộc vào may rủi và tâm trạng của chúng.
Về tiền bạc, chúng tôi cũng không phải lo lắng nhiều, chỉ cần chúng tôi chăm sóc lẫn nhau là đủ. Do đó, chúng tôi chưa cần sự giúp đỡ từ con cái và chúng tôi đã đi nhiều năm tháng tự lo, tự chăm sóc lẫn nhau như vậy.