Photo: EPA
|
Cuối tuần trước, đầu tuần này đánh dấu khả năng tăng tốc mạnh trong các liên hệ Nhật Bản -Ấn Độ. Ngoại trưởng S.M. Krishna của Ấn Độ đã đến Tokyo và ở thăm Nhật Bản từ 28-29 tháng Mười, còn và Bộ trưởng Quốc phòng của Ấn Độ A.K. Entony thì sẽ đến Tokio ngày 2.11. Chuyến thăm của hai bộ trưởng gây nên một phản ứng hỗn hợp ở cả hai nước và ở nước ngoài. Trong thực tế, việc Ấn Độ tăng cường quan hệ Nhật - Ấn ở mức cao nhất không có gì là bất thường hoặc gây lo ngại. Ấn Độ là đất nước phát triển năng động cần công nghệ tiên tiến, mà Nhật Bản được thừa nhận đứng đầu thế giới trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, nội dung của cuộc đàm phán trong chuyến thăm của ngoại trưởng S.M. Krishna, và bộ trưởng A.K. Antony khiến các quan sát viên giật mình. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ đến Nhật Bản chủ yếu để thảo luận kế hoạch hợp tác trong năng lượng hạt nhân. Theo dự kiến, thỏa thuận về việc cung cấp công nghệ Nhật Bản cho các nhà máy điện hạt nhân Ấn Độ sẽ sớm được ký kết. Nhật Bản vẫn chưa hồi phục sau hội chứng "Fukushima", gây ra bởi sự rò rỉ chất phóng xạ tại lò phản ứng nhà máy hạt nhân. Tai nạn này đã buộc chính phủ Nhật Bản phải đình chỉ chương trình hạt nhân của mình. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản họ phổ biến công nghệ hạt nhân ở nước ngoài. Và Ấn Độ cũng không phải là ngoại lệ. Trong cuộc thảo luận hôm thứ Hai ở Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cũng tập trung vào vấn đề hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân. Chuyên gia Viện nghiên cứu chiến lược của Nga, Boris Volkhonsky cho biết:
“Sự kiện này đã gây ra những ý kiến bình luận khá gay gắt. Trong thực tế, Nhật Bản cũng như các nước phát triển Tây Âu, lo sợ lặp lại các vụ tai nạn như Fukushima, nên đã ngừng chương trình điện hạt nhân trong nước. Nhưng đồng thời Nhật Bản lại tích cực khuyến khích điện hạt nhân ở những nước khác. Riêng Ấn Độ thì có quan điểm khá mơ hồ, trong khi tại Tamil Nadu từ ba tháng nay các cuộc biểu tình của người dân địa phương không hề giảm, do thực tế là họ sống cận kề với nhà máy điện hạt nhân Kudankulam.”
Tuy nhiên, các rủi ro liên quan với sự phát triển năng lượng hạt nhân mới chỉ là một nửa vấn đề. Rõ ràng là Ấn Độ, đất nước không có nguồn tài nguyên dầu khí và rất cần nguồn cung cấp năng lượng tăng để đẩy nhanh phát triển kinh tế, sẽ không thể từ chối điện hạt nhân. Bất chấp các tai nạn như Chernobyl, Fukushima - ngày nay năng lượng nguyên tử vẫn là hình thức năng lượng thân thiện môi trường nhất. Điều quan trọng là không noi gương Nhật Bản và không xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở các khu vực địa chấn mạnh mẽ nguy hiểm và nói chung cần chú ý hơn đến vấn đề an ninh.
Tuy nhiên, việc tái lập quan hệ Nhật Bản-Ấn Độ ẩn chứa hậu quả chính trị quan trọng, và đầy nguy cơ còn lớn hơn nhiều so với rò rỉ phóng xạ. Vấn đề đang nói là sự mở rộng hợp tác quân sự. Ông Boris Volkhonsky cho biết:
“Trong số các vấn đề thảo luận tại chuyến thăm của ngoại trưởng Krishna và bộ trưởng Anthony, có sự tăng cường hoạt động tập trận chung của hải quân và mở rộng hợp tác quân sự-kỹ thuật. Và mặc dù các nhà ngoại giao Ấn Độ khẳng định rằng quan hệ hợp tác Ấn Độ-Nhật Bản không nhằm chống lại bên thứ ba, nhưng ngay cả trong từ ngữ diễn đạt đã thấy dấu hiệu rõ ràng về điều muốn nói. Và cuối cuộc hội đàm ở Tokyo, Bộ trưởng Krishna nói rằng cũng đã thảo luận về đối thoại ba bên Ấn Độ-Nhật Bản-Mỹ sẽ diễn ra tới đây, và trong quá trình đó sẽ bàn về các vấn đề toàn cầu và khu vực mà cả ba nước cùng quan tâm, như vậy tất cả mọi việc đã trở nên rõ ràng. Ở đây đang nói đến việc Mỹ tiếp tục cố gắng lập ra một khối châu Á có định hướng chống Trung Quốc.
Sự căng thẳng leo thang kiểu như vậy cuối cùng có thể dẫn đến hậu quả tai hại nhiều hơn so với việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới.
Theo TNNN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét