Photo: The Voice of Russia “Việc đưa một vệ tinh lên quỹ đạo sẽ có nghĩa, Bắc Triều Tiên sở hữu các công nghệ đạn đạo. Nếu họ sở hữu vệ tinh nhân tạo, thì nên được hiểu rõ ràng là trên vệ tinh hoàn toàn có thể cài đặt bất cứ vũ khí hạt nhân. Bởi CHDCND Triều Tiên không bị ràng buộc bằng bất kỳ hạn chế quốc tế về yếu tố này, vệ tinh có thể sẽ được hướng tới một lãnh thổ nhất định, xuất phát từ đây là mối đe dọa mang tên Bắc Triều Tiên”.
Mặc dù không trực tiếp tham dự
nhưng Bắc Triều Tiên đang gây những cơn sóng cho Hội nghị thượng đỉnh an
ninh hạt nhân ở Seoul, vào các ngày 26-27/03 sắp tới. Quốc gia đe dọa
coi cuộc thảo luận về chương trình hạt nhân Bắc Triều Tiên tại diễn đàn
này là một động thái "tuyên chiến". Mỹ và các đồng minh châu Á là Nhật
Bản và Hàn Quốc, cũng góp phần giúp Bình Nhưỡng thu hút sự chú ý của
cộng đồng thế giới, trước thềm cuộc họp lãnh đạo hơn 50 quốc gia và các
tổ chức quốc tế.
Nguyên cớ hình thức cho vụ bê bối
quốc tế mới xung quanh Bắc Triều Tiên là vệ tinh của nước này. Bình
Nhưỡng dự định phóng "Ngôi sao sáng" vào giữa Tháng tư, nhân dịp kỷ niệm
100 năm ngày sinh lãnh tụ Kim Nhật Thành. Lý do quan ngại ở đây thật sự
nghiêm túc. Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã không cho
phép Bắc Triều Tiên hoạt động phát triển công nghệ tên lửa. Sau đây là ý
kiến phân tích của ông Anatoly Tsyganok, người đứng đầu Trung tâm Dự
báo quân sự Nga:
“Việc đưa một vệ tinh lên quỹ đạo sẽ
có nghĩa, Bắc Triều Tiên sở hữu các công nghệ đạn đạo. Nếu họ sở hữu vệ
tinh nhân tạo, thì nên được hiểu rõ ràng là trên vệ tinh hoàn toàn có
thể cài đặt bất cứ vũ khí hạt nhân. Bởi CHDCND Triều Tiên không bị ràng
buộc bằng bất kỳ hạn chế quốc tế về yếu tố này, vệ tinh có thể sẽ được
hướng tới một lãnh thổ nhất định, xuất phát từ đây là mối đe dọa mang
tên Bắc Triều Tiên”.
Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc có ý
định đưa ra vấn đề này tại cuộc họp riêng trong nhóm, cũng như với các
lãnh đạo của Nga và Trung Quốc. Trong khi đó, đối với Washington, Tokyo
và Seoul, thông báo về sự ra mắt của "Ngôi sao sáng" Bình Nhưỡng không
hề là điều bất ngờ, - phân tích gia Evgeni Kim Viện nghiên cứu Viễn Đông
nói:
“Việc Bắc Triều Tiên sẽ phóng vệ tinh đã được
nói tới từ lâu, bởi chính cả người Mỹ vào hồi Tháng mười hai năm ngoái.
Chủ đề cũng được nhắc lại trong các cuộc đàm phán mới đây ở Washington,
khi đề cập đến việc cung cấp thực phẩm cho Bình Nhưỡng. Người Mỹ phát
biểu phản đối và nói rằng, đó là động thái không hay. Tuy nhiên, hai bên
đã đi đến thỏa thuận về cung cấp thực phẩm đổi lấy lệnh cấm thử hạt
nhân và phóng tên lửa tầm xa”.
Vậy phải chăng Mỹ và
các đồng minh châu Á của mình đang lá mặt lá trái với "Ngôi sao sáng".
Và trò chơi này nhằm trực tiếp chống lại Trung Quốc. Trước hội nghị
thượng đỉnh tại Seoul, cố vấn tổng thống Mỹ về các vấn đề châu Á Daniel
Russell đã đề nghị Trung Quốc sử dụng mọi công cụ quyền lực để ảnh hưởng
đến quyết định của Bắc Triều Tiên. Ông Barack Obama có ý định đưa ra
vấn đề này tại cuộc hội đàm hôm thứ Hai tuần tới với Chủ tịch Hồ Cẩm
Đào.
Trong khi ấy một vài ngày trước, phiên bản tiếng
Anh của Nhân dân Nhật báo là Global Times đã gọi logic này của Hoa Kỳ
là sai lầm không thể chấp nhận. Ấn phẩm lưu ý rằng, Trung Quốc không có
ảnh hưởng đối với Bắc Triều Tiên, bởi không thể thuyết phục Washington,
Tokyo và Seoul lái họng súng hướng khỏi Bình Nhưỡng. Như vậy, Mỹ cần sự
rùm beng quanh “Ngôi sao sáng” để chứng tỏ với thế giới về thái độ ngông
cuồng của các chư hầu Trung Quốc. Đằng sau tất cả điều này có thể nhìn
nhận nỗ lực gây bất hoà giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
Trò
chơi này khó mang lại lợi ích cho Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt
nhân ở Seoul. Ý tưởng của hoạt động vốn là tăng cường hợp tác và tin cậy
quốc tế. Những âm mưu hậu trường chính trị cũng không thể góp phần nối
lại các cuộc đàm phán sáu bên bàn về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều
Tiên, với sự tham gia của Hoa Kỳ, Trung Quốc, hai miền Triều Tiên, Nga
và Nhật Bản. Đặc biệt khi mà Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên, cùng với Trung
Quốc và Nga, gần đây đã đạt được những tiến bộ để khôi phục lại đàm
phán.
Thông tin khác rằng, Seoul đã thống nhất với
Washington về việc sản xuất các tên lửa đạn đạo tầm xa của mình cũng
không khỏi không đổ thêm dầu vào lửa trước thềm hội nghị. Theo những
thỏa thuận từ trước, tầm xa của các tên lửa Hàn Quốc không được phép
vượt quá 300 kilomet. Việc xem xét lại hiệp định cần thiết để Seoul có
thể tấn công tới các kho vũ khí tên lửa của Bắc Triều Tiên, nằm xa biên
giới giữa hai nước.
The Voice of Russia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét