Ảnh minh họa (không liên quan đến bài viết). |
Đúng là hiện nay chúng ta rất bức xúc với
những việc làm, những hành động gây phản cảm của một bộ phận lực lượng thực thi công vụ.
Với những hành động vượt quá quyền hạn đó chúng ta phải lên án, đấu tranh để
loại bỏ. Thế nhưng trước hết chúng ta cũng phải là người tôn trọng, hành xử theo
đúng pháp luật.
Ở đây tôi chỉ muốn nói về việc thăm tù và văn
hóa thăm tù của ông Phạm Toàn và những người đi cùng ông.
Trước khi đi thăm tù, ông Toàn và những
người cùng đi đã biết nội quy của trại là “Mỗi tháng chỉ được thăm nuôi 1 lần” nhưng vẫn
cố đi:
“Chúng tôi đi từ Hà Nội lúc 5 giờ sáng. Đến cổng trại lúc 8 giờ sáng. Nếu được vào thăm, thì có cơ may ngồi với nhau tới 11 giờ… Hoá ra Dương Hà vẫn đinh ninh chuyện thăm nuôi mỗi tháng là bình thường, chỉ “giữ ý” một chút thôi!”
“Chúng tôi đi từ Hà Nội lúc 5 giờ sáng. Đến cổng trại lúc 8 giờ sáng. Nếu được vào thăm, thì có cơ may ngồi với nhau tới 11 giờ… Hoá ra Dương Hà vẫn đinh ninh chuyện thăm nuôi mỗi tháng là bình thường, chỉ “giữ ý” một chút thôi!”
Hãy nghe ông Phạm Toàn nói năng trịch thượng, bỗ bã với
nhân viên công lực: “Nào, chào bạn Trung
tá, bạn cho chúng tôi vào thăm chú Vũ chứ nhỉ?
- Thôi, đồng ý đi, đời vui ấy
mà, đau khổ làm gì cho nó … đau khổ! Cho chúng tôi vào nhé?
Chúng tôi còn nói
cả thôi cả hồi nữa… Tôi thì đùa…”.
Khi biết là không được vào thăm thì: “Dương Hà: Nghe cứ tức anh ách ấy! Họ nói,
chưa hết ba mươi ngày, chưa sang tháng khác, còn hai ngày nữa mới sang tháng
khác, chưa được vào thăm”.
Khi ấy ông Phạm Toàn và mọi người bắt đầu xin xỏ, đưa ra những chức vụ, những tên tuổi để hù:
Khi ấy ông Phạm Toàn và mọi người bắt đầu xin xỏ, đưa ra những chức vụ, những tên tuổi để hù:
“Chúng
tôi biết vậy mà. Nhưng mong bạn thông cảm đi. Hai ngày nữa là trùng với ngày
chúng tôi phải dự cuộc trao giải văn hoá Phan Châu Trinh cho những nhân vật rất
oách nhé … Đồng chí Trung tá biết không: chúng tôi phải có mặt để hoan hô nhạc
sĩ Trần Văn Khê, rồi nhà sử học Pháp Alain Ruscio bạn của đại tướng nhé, rồi
ông bí thư thành Uỷ Hội An … rồi những nhà văn hoá cỡ lớn khác nữa … Biết bà
Nguyễn Thị Bình chứ? Cháu ngoại cụ Phan đấy! Từng thay mặt Việt Nam cãi nhau
với Mỹ đòi ký Hiệp nghị Paris đấy, biết chứ? Thôi, thông cảm, cho chúng mình
thăm đi!”.
Đi xa hơn ông Toàn còn so sánh quy
định “ mỗi tháng chỉ được thăm nuôi một
lần” của Trại với “ Chuyện mỗi tháng
một lần ấy đến đàn bà cũng biết!” của phụ nữ.
Khi Trại linh động (sai nguyên tắc) chỉ cho 2 người nhà vào thăm
thì ông Phạm Toàn “Lại dẻo mỏ thương
lượng, hết lý thì đi tắt đón đường sang tình, hết tình thì lộn về làng xưa vòng
vèo sang lý. Nhưng ở cái xứ sở nơi kẻ dẻo mỏ số Một cũng chỉ thuyết phục nổi
những người tử tế chất phác cả tin thôi...".
Khi được
Trại trả lời dứt khoác: “- Chúng tôi nói không là không. Yêu cầu đem đồ thăm nuôi sang kiểm tra.” thì ông Toàn lại trách móc, mỉa mai:
“Thì kẻ dẻo mỏ nghiệp dư như lũ mình làm sao thuyết phục nổi
những đại diện chân chính ưu tú của cả một nền văn hoá mới dựng xây dưới ánh
sáng của Bóng tối?”.
Trong bài ông Phạm Toàn mỉa mai việc ông đại tá Ca HP "cướp bóc dân
lành thời hiện đại" nhưng "được ông ta giở giọng gọi là cuộc
hành quân đáng để viết thành cả một giáo trình".
Thế nhưng chính ông Phạm Toàn cũng
hơi bị kiêu khi cho rằng:
“Chúng tôi
bỏ trò vui hỏi đáp để thẳng thắn trực diện bàn với nhau nhiều câu hỏi hết sức
lớn đang đặt ra trước vận mệnh của dân tộc. Những câu phân tích tình hình của
ba chúng tôi nếu đem ghi lại thì có thể thành một giáo trình xã hội học thực sự
đấy. Một giáo trình chắc chắn còn cần những bài giảng khác bổ sung. Nhưng rõ là
một giáo trình”.
Và vì ghét đại tá Ca nên ông ghét luôn những ai giống ông Ca:
Và vì ghét đại tá Ca nên ông ghét luôn những ai giống ông Ca:
“Trọng
và tôi vào, và gặp ngay lập tức một bác Trung tá có bộ mặt hoàn toàn giống như
ông Đại tá giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca. Hệt như hai anh em. Các bạn cứ
nhìn lại ảnh ông Ca thì hình dung được ông “em” này!... Và bây giờ chúng tôi
gặp cai ngục Đỗ Ca. Kể từ đó, chúng tôi đều thay cái biển trên ngực ông để gọi
ông bằng tên mới: Đỗ Phú.
Đi thăm tù không đúng quy định,
xin xỏ, chụp ảnh nơi có biển “Cấm chụp ảnh”, khi không được theo ý mình thì hù dọa, châm
chọc, chê bai. Cho mình mới là có văn hóa, người khác là “thứ văn hóa trại giam”. Không biết trong trường hợp này, ai là người vô văn hóa đây?
Có cảm giác rằng, hiện nay Chính quyền nhìn đâu cũng thấy "thế lực thù địch", còn bác Phạm Toàn thì nhìn ai là công an cũng thấy xấu, cũng vô văn hóa.
Việc bác Phạm Toàn tôn sùng ai, yêu, ghét ai, đi thăm nuôi ai...là việc của bác. Nhưng việc bác "vơ đũa cả nắm", miệt thị người thi hành nghiêm công vụ và chỉ coi mình "có văn hóa" là khó chấp nhận.
Việc bác Phạm Toàn tôn sùng ai, yêu, ghét ai, đi thăm nuôi ai...là việc của bác. Nhưng việc bác "vơ đũa cả nắm", miệt thị người thi hành nghiêm công vụ và chỉ coi mình "có văn hóa" là khó chấp nhận.
Chúng ta không mấy ai có kinh nghiệm về "văn hóa thăm nuôi". Nhưng chắc đã xem phim (nhất là phim Mỹ), đọc sách... về chế độ nhà tù với những quy định hà khắc của nó. Tôi nghĩ nếu chuyện này xảy ra trên đất Mỹ thì mấy người này đã bị xử lý
rồi. Ở đâu cũng vậy, nơi nhà tù, trại giam lại càng phải nghiêm, đâu phải là
nơi để đùa cợt, lý sự...
Tôi nhớ lại câu chuyện nhỏ, xảy ra cách đây gần 20 năm, khi tôi ở Nga chuẩn bị về nước.
Hôm ấy tôi ghé thăm quảng trường Đỏ (Moscow), định vào lăng viếng ông Lenin cho
biết. Đoàn người xếp hàng khá dài, tôi muốn chen ngang nên đến gặp anh cảnh sát
gần đấy trình bày hoàn cảnh: “ Mai tôi phải bay về VN rồi, anh có thể linh động
cho tôi lên trước không?”. Anh cảnh sát thản nhiên: “ Anh cứ bay ngày mai, còn
việc xếp hàng (vào Lăng) là quy định, không có ngoại lệ". Và thế là dù đã ở Nga
hơn 8 năm tôi vẫn chưa một lần vào Lăng Lenin.
Để thay Lời kết, tôi cũng xin được nêu ra đây một vài
comments phản hồi của bạn đọc phản ứng về bài viết của nhà giáo Phạm Toàn đăng trên
ABS:
Việt Gian đã nói
Đúng là các bác cứ làm khó cho những người làm cai ngục, thì cứ đúng ngày tháng rồi vào thăm bác Cù thì tất cả đều vui vẻ không nào. Vì sao ư? Vì nếu như đúng qui định thì họ rất mạnh dạn cho mọi người vào thăm bác Cù mà không cần phải xin ý kiến cấp trên. Mà nghĩ cũng lạ là đến cái cấp đại tá trưởng trại rồi mà cái gì cũng phải xin ý kiến cấp trên thì thử hỏi một khi nước ta đồng loạt bị xâm chiếm mà ai cũng hỏi cấp trên, rồi cấp trên lại hỏi thượng cấp…đến khi vị chỉ huy tối cao nhận được hàng tá xin ý kiến thì giặc đã vào đến nơi ở của vị này rồi nhỉ???CON NÍT LÝ SỰ đã nói
Tôi. Một đứa đang ở cái tuổi “mặt búng ra sữa” mà đọc bài viết này cũng nỏ chụi được. Thật đáng cho bãi nước bọt vào cái bài này. Không biết cái ông này dạy con, dạy cháu như thế nào đây? Cái ông tác giả bài này thì đúng là đồ xỏ lá. Cậy mình có tý chữ nghĩa mà thích làm gì thì làm sao? thích nói ai, xỏ xiên ai thì xỏ xiên sao? Hừm điên thật. Công an làm không đúng cũng kêu, làm đúng cũng kêu. May mà lão này không làm quan đấy. Lão này mà làm quan chắc còn hơn mấy vị mà được lão hay nhắc tới.Với lại các ông đi thăm tù mà như đi du lịch ấy. Lại còn làm dáng chụp ảnh show hàng họ nữa. Thật buồn cười cho những kẻ tự coi mình là những con người đúng đắn.
Congan phuong đã nói
Bác Toàn, cách nói khinh miệt văn hóa “văn hóa trại giam” biến nhân viên công lực thành những kẻ vô học.. Còn tôi thấy văn phong nhà bác quá tệ hại, viết không ra chữ, tư cách đâu mà chê kẻ khác. Ngoài đời bác có thể đùa dai, trong văn xin bác.. đừng! Bởi bài viết với ý đồ cho dù tốt đẹp, vẫn đáng tiếc là trở thành một bài nhảm, rất hạ lưu..Bác nên học lối viết khúc chiết của họ Cù, trước khi muốn là bạn với CùMột Phút Đượm Buồn đã nói
Hầu hết chúng ta, đã từng ở vào hoàn cảnh của các Đồng Chí CA Trại Giam ngày nào đâu, làm sao chúng ta có thể hiểu hết những vui buồn, trăn trở, khổ tâm… của họ.
Sau khi cởi bỏ cái lớp áo Cảnh Sát ra, họ có khác gì chúng ta không…?
Họ cũng là những con người, như hàng tỉ con người bình thường khác trên Hành Tinh này mà, cũng âu lo, mơ ước, cũng vui cười, hờn giận, cũng bồi hồi xúc động, trước một buổi bình minh hùng vĩ đang ló dạng, báo hiệu một ngày tươi mới bắt đầu,…
Họ rất đáng yêu, và cần được sự yêu thương,cảm thông,sâu lắng và chân thành nhất.
Xin mỗi một chúng ta, đừng bao giờ đùa cợt vô tâm, trước Tấm Lòng nhân hậu và thành thật của Anh Em mình!
rtc đã nói
Tôi không thích văn phong này, cợt nhả quá. Tôi cũng rất ghét công an, nhưng chúng làm việc có nguyên tắc là đúng. Mà chúng đã linh động rồi còn gì, thế là được…Dân Việt đã nói
Đúng rồi, thế là linh động quá còn gì nữa.
Một phần cũng tại quý vị chưa hiểu rõ luật pháp của nước ta nên mới thế, đôi lúc cũng cần phải thấy được rằng cần phải học nhiều hơn nữa, quả thật tôi nói các vị đừng buồn nhé, các vị chẳng hiểu chút gì về chốn nha môn cả, nên chẳng được thăm là phải.
Một phần cũng tại quý vị chưa hiểu rõ luật pháp của nước ta nên mới thế, đôi lúc cũng cần phải thấy được rằng cần phải học nhiều hơn nữa, quả thật tôi nói các vị đừng buồn nhé, các vị chẳng hiểu chút gì về chốn nha môn cả, nên chẳng được thăm là phải.
Dương đã nói
Bác Dân Việt nói hay quá ! Đúng lsà mấy người ni
chả hiểu chi chốn nha môn cả, với lại nhà cháu tởm rất kinh cái đoạn vộ ngực
khoe nào là Trần Văn Khê; Nguyễn Thị Bình…y như mấy bà nhà quê dốt nát khoe
khoang: nhà tao quen với quan to đấy nhá ! xời !
Tony đã nói
Cũng chính vì vậy mà chị Hà mới được vào thăm, chứ
trước đó thì bị đuổi ra không thấy sao?
công an trại giam cũng biết họ đang nói chuyện với đối tượng nào, thành phần nào rồi, chứ nếu là dân thường mà đối đáp kiểu đó có mà…ăn đòn đến mà…treo cổ tự tử luôn cũng không chừng !!!
công an trại giam cũng biết họ đang nói chuyện với đối tượng nào, thành phần nào rồi, chứ nếu là dân thường mà đối đáp kiểu đó có mà…ăn đòn đến mà…treo cổ tự tử luôn cũng không chừng !!!
P/S: Một góc nhìn khác: Cù Huy Hà Vũ: Người trong nhà nói gì?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét