(tái bản, có bổ sung)
Vùng đất này nguyên trước đây có tên là Cống Rộc, thuộc xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng, Hải phòng, vốn là một bãi biển hoang vu, không một mái nhà. Các cụ cao niên kể lại rằng sau đó có một người tên là Đoàn Văn Vươn đã xin khai hoang lấn biển hàng chục năm trời, làm nhà sinh sống tại đây, và từ đó về sau người dân theo ông làm nhà, lập ấp, lâu dần tạo nên một vùng dân cư trù phú như ngày nay. Người dân vì thế thường gọi ông là Kỳ tài Đoàn Văn Vươn.
Lễ hội làng Cưỡng Chế - đăng báo xuân năm 2112
Lễ hội làng Cưỡng Chế - đăng báo xuân năm 2112
Tấm
bia đá tại đình làng Cưỡng Chế có ghi lại vào năm thứ hai triều nhà Nguyễn Phú,
bọn cường hào ác bá lập mưu cướp đất khai hoang của những người dân nơi đây,
khởi đầu là việc cưỡng chế đất khai hoang của Kỳ tài Đoàn Văn Vươn, như là
trường hợp răn đe điển hình. Nhưng không chịu khuất phục, người nông dân hiền
lành này đã dám đứng lên cùng với các anh em họ hàng của mình tổ chức chống lại
bọn tham quan bằng mìn tự chế và súng hoa cải. Việc tuy không thành,
nhưng cái tên “Đoàn Văn Vươn” được nhân dân cả trong lẫn ngoài nước,
biết đến như một người anh hùng áo vải can đảm đứng lên chống “cường hào ác bá
đỏ” trong thời đại mới, thời đại người dân Việt Nam bị ĐCS hoàn toàn tước mất
quyền sở hữu đất đai.
Thời ấy ai cũng biết đến tên “Đoàn Văn Vươn”, vì ông là
biểu tượng cho lớp người nông dân mới, vừa cần cù, tháo vát, vừa kiên cường
vượt khó khăn, lại vừa có kiến thức kỹ thuật. Nhờ đó, ông cùng với gia đình đã
tạo được một kỳ tích lao động rực rỡ là đã quai đê lấn biển biến cả một khu đầm
rộng chưa từng khai phá thành diện tích nuôi trồng thủy sản. Để khởi nghiệp,
ông Vươn đã phải bán tài sản, vay tiền ở bạn bè, người thân và ngân hàng, rồi
phải vượt qua biết bao khó khăn, vất vả để làm cho khu đầm có thể nuôi trồng
thủy sản được. Đến khi khu đầm bắt đầu có thu hoạch để trả nợ dần cho bạn
bè và ngân hàng thì bọn quan tham trong chính quyền xã Vinh Quang, huyện Tiên
Lãng, thành phố Hải Phòng ngày ấy đã nhòm ngó, bày mưu cưỡng chế để thu hồi khu
đầm đang thuê của ông. Ông Vươn đã nhiều lần khiếu nại mà không được, ông đã
đưa đơn kiện lên tòa án. Tòa án huyện Tiên Lãng bác đơn kiện của ông; ông lại
kháng cáo lên Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng... Thế nhưng, ngày ấy, chính
quyền huyện Tiên Lãng và thành phố Hải Phòng đã huy động một lực lượng trên 100
người cả công an lẫn bộ đội do đại tá Đỗ Hữu Ca, giám đốc công an thành phố Hải
Phòng chỉ huy cùng với phó chủ tịch huyện Tiên Lãng Nguyễn Văn Khanh đến cưỡng
chế thu hồi khu đầm của ông Vươn. Sau khi san bằng nhà cửa, ao đầm, đại tá Ca
đắc thắng tự khen kế hoạch “tác chiến” trong “trận” cưỡng chế khu đầm hôm đó:
“Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay.... Đánh mũi trực diện, nghi
binh ra làm sao. Rồi tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất
hay, có thể viết thành sách...”.
Bị dồn vào tình thế bức bách như vậy, ông Đoàn Văn Vươn và
người nhà đã phải chống trả, họ bắn đạn hoa cải và cho nổ mìn tự chế, làm bị
thương bốn người công an, hai người bộ đội. Sau này, tại phiên tòa ông Vươn đã
nói rõ: “Không có con đường nào khác, buộc lòng chúng tôi phải chống lại. Anh
em chúng tôi không có ý giết người mà chỉ muốn cảnh báo đoàn cưỡng chế”. Công
an Hải Phòng đã bắt giam anh em Đoàn Văn Vươn và ra quyết định khởi tố. Viện
Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng đã ra “Cáo trạng” buộc tội “giết người”
đối với các ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ và tội
“chống người thi hành công vụ” đối với hai bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn)
và Phạm Thị Báu (vợ ông Quý). Đoàn cưỡng chế đã đập phá sạch sành sanh ngôi nhà
của ông Vươn và cả ngôi nhà của em ông Vươn (nằm ngoài khu vực cưỡng chế).
Thế mà các nạn nhân vụ “cướp ngày” trắng trợn là Đoàn Văn
Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ lại bị giam cầm, bị tra khảo,
đánh và bị đưa ra tòa để nhận những bản án hết sức bất công: các nạn nhân thì
“pháp lý xã hội chủ nghĩa” lại biến thành tội phạm, bị buộc tội “giết người” mà
thực tế thì họ không cố tình giết ai cả và cũng không một ai bị giết! Đoàn Văn
Vươn phải lãnh án 5 năm tù, Đoàn Văn Quý – 5 năm tù, Đoàn Văn Sịnh – 3 năm 6
tháng tù, Đoàn Văn Vệ – 2 năm tù! Hai người phụ nữ bị buộc tội “chống người thi
hành công vụ” cũng bị kết án: bà Nguyễn Thị Thương bị 15 tháng tù treo, 30
tháng thử thách, bà Phạm Thị Báu bị 18 tháng tù treo, 36 tháng thử thách! Án
quyết này thật là quá vô lý!
Vụ án anh em Đoàn Văn Vươn đã nói lên nhiều điều. Qua vụ
án này, người dân càng nhận rõ thực chất cái gọi là “công lý” xã hội chủ nghĩa
dưới chế độ toàn trị 100 năm trước.
Biết bao nhiêu vụ án đầy oan trái về đất đai đã xảy ra kể
từ khi “Đảng ta” tước đoạt quyền sở hữu đất đai của người dân để chuyển thành
cái gọi là “sở hữu toàn dân” (năm 1980), các vụ cướp đoạt đất đai, nhà cửa của
người dân trở thành phổ biến. Mà mỗi lần người dân oan thấp cổ bé họng phản ứng
lại thì “Đảng ta” liền đưa công an, bộ đội đàn áp bằng bạo lực, bắt bớ, giam
cầm rồi giao cho “tòa án nhân dân” kết án những người hăng hái nhất và tống họ
vào tù.
Tiếng nổ ở Cống Rộc, huyện Tiên Lãng 100 năm trước vang
mạnh như một quả bom làm rúng động cả trong và ngoài nước. Bà con nông dân,
nhất là dân oan, những người đã bị hoặc sắp bị cưỡng chế thu hồi đất đai, các
nhà báo tiến bộ, các nhân sĩ, trí thức dân chủ, cho đến các nhà tu hành Công
giáo, Phật giáo, v.v... đều lên tiếng bênh vực cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn,
đồng thời tố cáo mưu đồ của bọn cường hào trong chính quyền định cướp đoạt
thành quả lao động của gia đình anh Vươn khi thấy khu đầm của anh Vươn bắt đầu
thu lợi được. Tiếng vang của công luận mạnh đến nỗi Thủ tướng khi ấy phải họp
các ngành hữu quan để xem xét tình hình, và ông đã kết luận: việc cưỡng chế là
trái luật, chính quyền địa phương đã làm sai. Cuối năm ấy, 50 cán bộ tại huyện
Tiên Lãng đã bị kiểm điểm, xử lý nội bộ, ban cán sự Đảng ở UBND thành phố Hải
Phòng đã bị khiển trách. Năm quan chức có liên quan đến vụ cưỡng chế này là Lê
Văn Hiền cựu chủ tịch huyện Tiên Lãng, Nguyễn Văn Khanh cựu phó chủ tịch huyện
Tiên Lãng, Phạm Xuân Hoa cựu trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, Lê
Thanh Liêm cựu chủ tịch xã Vinh Quang và Phạm Đặng Hoan cựu bí thư xã Vinh
Quang đã bị khởi tố (cựu là vì sau khi sự việc xảy ra, bị dư luận tố cáo, “Đảng
ta” đã phải cách chức họ).
Trong năm đó chính quyền đã tiến hành việc vận động dân
“góp ý kiến” sửa đổi hiến pháp 1992 cố sống cố chết bám giữ cho kỳ được những
điều “sinh tử” của chính quyền:
1) nhất quyết không thể có sở hữu tư nhân đối với
đất đai, không có đài, báo chí tư nhân.
2) nhất quyết không thể có tam quyền phân lập.
3) nhất quyết quân đội và công an phải tuyệt đối
trung thành với “Đảng ta” hơn trung thành với Tổ quốc, nhân dân. Treo cờ đảng trước cờ Tổ quốc.
4) nhất quyết không thể có đa nguyên, đa đảng.
Vụ án Đoàn Văn Vươn là tiếng bom có sức cảnh tỉnh rất
mạnh. “Đảng ta” cứ quyết tâm đi theo con đường đã chọn, mà nhiều nhà chính luận
tóm gọn trong mấy chữ “hèn với giặc, ác với dân” nên chỉ vài năm sau có rất
nhiều "quả bom" của lòng căm hận với sức công phá cực lớn đã bùng nổ
đánh sập tan tành cái chế độ độc tài toàn trị.
Dân ta ngày ấy đã anh dũng vùng lên lật đổ triều đại phản động, thối nát, hại dân. Một nhà nước dân chủ cộng hòa mới đã ra đời.
Người dân thực sự có sở hữu ruộng đất, được tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng,
tự do làm ăn sinh sống, đi lại, tự do bầu người đại diện cho mình...
Theo tục lệ từ đó, hàng năm cứ nhằm ngày mùng 5 tháng 1 hàng năm, dân làng mở hội để tưởng nhớ thành hoàng làng, ngày khai hội cũng chính là ngày thành hoàng nổ mìn và bắn súng hoa cải chống lại bọn tham quan cưỡng chế. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày.
Ngày khai hội, sau nghi lễ tế thành hoàng, dân làng cũng tổ chức nghi lễ nổ mìn và bắn súng hoa cải để diễn lại tích truyện thành hoàng giữ đất trước đây. Theo tục lệ, mỗi xóm phải làm một quả mìn tự chế, đến giờ đẹp mang ra cánh đồng trước đình cho nổ thi, xóm nào nổ to nhất sẽ được nhiều may mắn, nếu mìn không nổ thì sẽ xui xẻo cả năm. Các xóm cũng cử ra một người bắn súng hoa cải giỏi nhất để thi bắn, ai bắn giỏi sẽ được nhận một phần thưởng của các bô lão trong làng. Người được chọn ra thi bắn phải là người không có tang chế, vợ chồng song toàn, con cái có nếp có tẻ, làm ăn phát đạt.
Ngoài ra dân làng còn tổ chức các trò diễn như hôi cá, giật nhà để nhớ về việc ngôi nhà và đầm thủy sản của thành hoàng bị phá trước đây. Trong trò diễn, hành trăm máy xúc được trang trí bằng các hình vẽ graffiti bắt mắt, cùng xông vào ngôi nhà được dân làng dựng sẵn trước đó và kéo sập trong tiếng hò reo cổ vũ của dân làng. Sau khi căn nhà bị san phẳng, hàng trăm nam thanh, nữ tú trong làng thi nhau nhảy xuống đầm nước trước của đình "hôi" cá. Theo người dân trong làng, người nào càng bắt được nhiều cá thì sẽ càng gặp nhiều may mắn trong năm.
Lễ hội làng Cưỡng Chế là một nét đẹp văn hóa
của người dân vùng biển Tiên Lãng, nêu cao truyền thống khai hoang lấn biển và
bảo vệ đất đai của cư dân nơi đây.
theo Nguyễn Lâm Tuấn Anh (đã dăng báo Tự lực Văn Đoàn số Xuân ngày 8 tháng 2/ 2112.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét