1. TÔI KHÔNG HÁT ĐỒNG CA
Buổi tối cuối cùng ở Hà Nội trong chuyến đi chớp nhoáng, tôi nhận được phone của nhà thơ Hoàng Hưng báo tin đại tướng Võ Nguyên Giáp mất và đặt tôi viết bài. Có đôi điều làm tôi đắn đo không thể viết ngay và viết xong tôi cũng không muốn gửi ngay cho người đặt bài.
Dù Võ Nguyên Giáp không vướng vào những sai lầm chính trị, không tham gia vào những tội ác mà những người Cộng sản đã gây cho dân tộc Việt Nam trong những vụ tàn sát đẫm máu như cải cách ruộng đất, hãm hại tinh hoa, trí tuệ Việt Nam như vụ Nhân Văn Giai Phẩm, vụ Xét lại, gây hận thù sâu sắc trong lòng dân tộc Việt Nam như khi đẩy một bộ phận dân tộc Việt Nam ở miền Nam vào những trại tập trung khắc nghiệt, dã man, nhưng Võ Nguyên Giáp vẫn là người có công rất lớn, có thể coi là công đầu, giúp chủ nghĩa Cộng sản chiến thắng và ngạo nghễ ngự trị trên đất nước Việt Nam.
Khi chủ nghĩa Cộng sản đã phơi bày những tội ác chống lại loài người, mang lại đau thương chết chóc thê thảm cho dân tộc Việt Nam, phá nát đạo lí, văn hóa Việt Nam, nhấn chìm dân tộc Việt Nam văn hiến lún sâu trong nghèo đói, lạc hậu, trong bạo lực mất tính người và gây hận thù, chia rẽ, li tán sâu sắc trong lòng dân tộc Việt Nam, khi những người Cộng sản lứa đàn em gần gũi của Võ Nguyên Giáp như Trần Độ, Nguyễn Hộ, Hoàng Minh Chính . . . đã thấy rõ bản chất nguy hại của học thuyết Cộng sản, đã quyết liệt dấn thân vào cuộc chiến đấu đầy hi sinh mất mát để xóa bỏ cái ác Cộng sản trên đất nước Việt Nam thân yêu thì Võ Nguyên Giáp vẫn trung thành Cộng sản, vẫn thành kính ngợi ca đảng Cộng sản, vẫn tự coi là học trò nhỏ của người đã rước giáo điều Cộng sản về nô dịch nhân dân Việt Nam, phá nát đất nước Việt Nam.
Khi những đồng đội, những bạn chiến đấu thân thiết, gần gũi nhất của Võ Nguyên Giáp như Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Thiếu tướng Đặng Kim Giang, Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng, đại tá Lê Minh Nghĩa, Cục trưởng cục Tác chiến, đại tá Đỗ Đức Kiên, Cục trưởng cục Tình báo, đại tá Lê Trọng Nghĩa, Tổng biên tập báo Quân Đội Nhân Dân, thượng tá Hoàng Thế Dũng . . . bị cái ác Cộng sản vu cho tội xét lại và bị hãm hại đến thân tàn ma dại, khi Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tổng Tham mưu trưởng, Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh khảng khái lên tiếng bảo vệ đồng đội, bảo vệ những người lính trung thực bị hãm hại và bình thản chấp nhận bị hạ quân hàm, bị mất các chức vụ nhưng con người trung thực, nghĩa khí, lương thiện của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh đã bộc lộ sáng chói. Còn Bộ trưởng bộ Quốc phòng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì im lặng giữ thân, giữ chức.
Viết về một người như vậy, dù người đó đã góp thêm ánh hào quang cho trang sử Việt Nam giữ nước cũng không thể không đắn đo.
Từ khi Tướng Võ Nguyên Giáp nằm xuống liền có ngay một dàn đồng ca đông đảo hòa giọng ngợi ca vị Tướng chiến trận. Cả một ngôi đền lừng lững đã được dựng lên trong không gian tâm linh dân tộc và vị Tướng vừa nằm xuống trở thành vị Thánh trong ngôi đền râm ran tiếng tụng niệm. Tôi đánh giá cao công tích của Tướng Giáp trong cầm quân trận mạc nhưng tôi không phải là tín đồ rập đầu tụng niệm trong ngôi đền kia, tôi không thể góp giọng trong dàn đồng ca kia. Dàn đồng ca cả triệu người dù say sưa đến đâu cũng không thể ngân nga mãi. Tôi chờ sự yên tĩnh trở lại, chờ sự thoát đồng trở về đời thực để được nói đôi điều thường tình của một người phàm thế.
2. HAI VỊ TƯỚNG, HAI SỐ PHẬN
Tháng hai, năm 1951, đại hội đổi tên đảng Cộng sản Đông Dương thành đảng Lao động Việt Nam. Ngoài chủ nghĩa Mác Lê nin, đại hội còn chính thức lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm nền tảng tư tưởng của đảng Lao động Việt Nam, đại hội đẩy dân tộc Việt Nam yêu nước thương nòi vào cuộc đấu tranh giai cấp đẫm máu đánh vào chính dân tộc Việt Nam, gieo rắc hận thù giai cấp trong lòng dân tộc Việt Nam, bắn giết, tù đày chính nòi giống Việt Nam, hủy hoại tận gốc những giá trị văn hóa, đạo lí Việt Nam. Trước khi có đại hội đảng tai họa này, cuộc kháng chiến chống Pháp chỉ đơn thuần là cuộc kháng chiến chống xâm lược, giành và giữ độc lập dân tộc, là sự nối tiếp sự nghiệp cứu nước của Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng, Hoàng Hoa Thám . . .
“Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. . .”
Lời kêu gọi của vị thống soái cuộc kháng chiến đã nêu đúng bản chất khởi đầu của cuộc chiến tranh Đông Dương 1946 – 1954. Không còn con đường nào khác, buộc phải tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước, cuộc kháng chiến chống Pháp là cuộc kháng chiến chính nghĩa, thuận đạo lí đã thu hút, tập hợp được sức mạnh cả dân tộc Việt Nam. Tài năng và khí phách Việt Nam được khai thác, phát huy cao nhất. Từ đó xuất hiện những người lính anh dũng vô song và những nhà cầm quân lỗi lạc. Trong hoàn cảnh lịch sử đó, trước đây Việt Nam đã có Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, nay có Võ Nguyên Giáp và nhiều tướng tài khác.
Sau trận thắng lớn đầu tiên, thu đông năm 1947, đánh tan cuộc hành quân đầy tham vọng của quân viễn chinh Pháp nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của Việt Nam, ngày 20. 1. 1948, Chính phủ Việt Nam kháng chiến liền quyết định phong tướng cho những nhà cầm quân vừa thắng trận, vừa để hoàn chỉnh về tổ chức của một Nhà nước có quân đội được tổ chức chính qui, hiện đại, vừa để ghi nhận sự lớn mạnh của quân đội kháng chiến. Mười một chỉ huy cấp cao của quân đội kháng chiến được phong tướng. Một đại tướng: Võ Nguyên Giáp. Một trung tướng: Nguyễn Bình. Chín thiếu tướng: Nguyễn Sơn, Hoàng Văn Thái, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình.
Trong mười một vị tướng trên, trung tướng Nguyễn Bình là người ra đi đầu tiên, ông mất năm 1951, khi mới 45 tuổi và đại tướng Võ Nguyên Giáp là người ra đi sau cùng. Cuộc đời binh nghiệp ngắn ngủi nhất trong mười một vị tướng nhưng trung tướng Nguyễn Bình cùng với đại tướng Võ Nguyên Giáp, người có cuộc đời binh nghiệp lâu dài nhất là hai vị tướng để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam và để lại tình cảm sâu nặng nhất trong lòng người dân Việt Nam. Cũng vì dấu ấn sâu đậm hai vị tướng này để lại trong lịch sử và trong lòng dân, hai vị tướng còn để lại cả bí ẩn về tai nạn cuộc đời mà lịch sử còn phải soi rọi, khám phá.
Từ trái qua: Huỳnh Văn Nghệ, Lê Duẩn, tướng Nguyễn Bình
và ông Dương Quốc Chính ở Chiến khu Đ.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét