Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

VIDEO Trả lời phỏng vấn của Ali Ahmed


Ali Ahmed mười hai tuổi là học sinh lớp bảy ở Ai Cập. Những lời phát biểu của em khi trả lời phỏng vấn trên đường phố Cairo đã lan truyền khắp thế giới. Em nói tự tin, đĩnh đạc và thể hiện sự chín chắn đáng kinh ngạc và khâm phục ở vào độ tuổi như thế.

Video về em đã lan truyền rất nhanh trên khắp các trang mạng xã hội ở Trung Quốc khiến nhà cầm quyền quyết kiểm duyệt vì sợ ảnh hưởng từ những lời nói của em. Khi được hỏi nhờ đâu em có một kiến thức và sự chín chắn chính trị sâu sắc đến như thế, em cho biết em đã lắng nghe rất nhiều người quanh em, em "dùng đầu" của em, và em đọc báo, xem truyền hình, và tìm kiếm thông tin trên mạng.

Sau khi nghe Phỏng vấn này, nếu liên hệ với tình hình chính trị và với cuộc thảo luận và thông qua bản sửa đổi Hiến pháp của Việt Nam vừa qua, chúng ta sẽ nhận ra những tương đồng thú vị.

Em khiến tất cả những người Việt Nam chúng ta, đặc biệt thế hệ trẻ, phải cúi mặt vì xấu hổ.

Trần Quốc Việt (Danlambao) trích dịch
NSGV giới thiệu.

Phóng viên(PV): Chào em! Em tên là gì? Em học lớp mấy?

Ali Ahmed (A.A.): Em tên là Ali Ahmed. Em học lớp bảy, em 12 tuổi.

PV: Vì sao hôm nay em có mặt ở đây?

A.A: Hôm nay em có mặt ở đây để góp phần ngăn chặn Ai Cập trở thành tài sản của một người và để phản đối việc một đảng duy nhất cướp đoạt hiến pháp. Chúng ta đã không loại bỏ chế độ quân phiệt để rồi thay thế bằng chế độ Thần quyền Phát xít.

PV: Thần quyền Phát xít? Chị còn chưa biết đó là gì?

A.A: Thần quyền Phát xít là hành vi lợi dụng tôn giáo và nhân danh tôn giáo áp đặt vào đó những quy định cực đoan dù tôn giáo không đòi hỏi.

PV: Sao em nghĩ được như vậy?

A.A: Em tự biết thôi.

PV: Làm thế nào em biết được?

A.A: Em nghe mọi người nói chuyện nhiều lắm và em cũng tự nghĩ nữa.Thêm vào đấy, em đọc báo, xem TiVi và tìm kiếm trên mạng Internet.

PV: Có phải em thấy đất nước này chưa tốt và cần phải thay đổi?

A.A: Những mục tiêu của cách mạng chưa đạt được, như nguồn lực kinh tế, tự do, và công bằng xã hội. Công ăn việc làm vẫn chưa có. Cảnh sát còn bắt giam người bừa bãi. Về công bằng xã hội, tại sao một người đọc tin trên truyền hình nhận mức lương 30 triệu Ai Cập, còn nhiều người moi rác để tìm đồ ăn thừa? Về mặt chính trị, hiến pháp đại diện cho chúng ta ở đâu? Chẳng hạn, phụ nữ chiếm nửa dân số trong xã hội. Tại sao chỉ có bảy người trong quốc hội lập hiến mà trong số ấy lại có đến 6 người hồi giáo cực đoan?

PV: Có phải em nghĩ rằng họ đang nhào nặn lên bản hiến pháp?

A.A: Cái gì xây dựng trên giả dối chính nó là giả dối! Cho dù hiến pháp hay nhưng quốc hội thảo ra Hiến pháp lại dở thì cuối cùng chúng ta gánh chịu cái dở ấy. Đừng mang đến tôi 80 điều tốt và 20 điều xấu trong hiến pháp mà sẽ phá nát đất nước này và rồi bảo tôi đây là Hiến pháp.

PV: Em đã đọc bản dự thảo Hiến pháp chưa?

A.A: Rồi ạ!

PV: Em đã đọc trên Internet?

A.A: Vâng! Tất cả điều này (quá trình soạn thảo HP) không có giá trị, vì trước tiên quốc hội này không có giá trị, không có giá trị vì lòng dân và không có giá trị về hiến pháp!  

Nguồn: http://freearabs.com/index.php/societ... 

 Xem Video:

Không có nhận xét nào: