Thứ Tư, 11 tháng 9, 2024

Chuyện nhân lũ lụt sau bão IAGi: CHIẾC CHẬU THAU ĐỒNG

 


Nhiều địa phương đang gánh chịu tổn thất nặng nề về người và tài sản do lũ lụt. Tôi xin đăng lại chuyện "Chiếc chậu thau đồng" đã in trong tập "Ngõ nhà lão Hâm".

***
CHIẾC CHẬU THAU ĐỒNG
Bà Hải có một chiếc chậu thau đồng nhỏ, cũ kỹ và móp méo. Thời sơ tán, đi đâu bà cũng tha chậu đi, nhưng chỉ để đựng gạo chứ không bao giờ dùng nó để giặt giũ. Sau này, mấy bận dọn nhà mới, bà vứt đi nhiều thứ tầm tầm, riêng cái chậu thau đồng bà vẫn cẩn thận mang theo, cất kỹ trong tủ.
một việc duy nhất bà dùng đến cái chậu thau bé nhỏ là hoá vàng vào những ngày rằm, mồng một và giỗ chạp. Hoá vàng xong, bà rửa chậu sạch sẽ, lau khô rồi lại cất vào tủ.
Con cháu bà dần quen với với việc bà đặc biệt quý cái chậu thau cổ lỗ sĩ, coi đó như một thói lẩn thẩn của người già.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2024

Ông Diệm và văn hóa giáo dục

 


Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook


▪︎Khuyến cáo: bài này rất dài, Kỳ Văn Cục tui copy về cốt yếu là để làm tài liệu chớ không phải để đếm like, cho nên quý bà con thư thả ĐỌC XONG RỒI MỚI LIKE.
Chân thành cảm ơn
❤️
Ông Diệm và văn hóa giáo dục
- Lm. Cao Văn Luận
Từ một quốc gia vừa thoát cảnh chiến tranh, các trường trung tiểu học còn thiếu thốn, ông Diệm đã nỗ lực giải quyết vấn đề giáo dục, và trong thời gian từ 1955 đến 1958 người ta thấy các trường trung tiểu học công tư mọc lên khắp nơi. Đại học Sài Gòn phát triển mạnh mẽ, và đặc biết ông Diệm đã hoàn toàn đồng ý và tích cực nhúng tay vào việc thành lập Đại học Huế.
Tại Sài Gòn, ngay từ đầu, nghĩa là từ 1959, khi đã ổn định tình hình chính trị, ông Diệm đã nghĩ đến việc đưa Đại học Sài Gòn lên khu Đại học Thủ Đức. Ông cũng nghĩ đến việc thành lập Đại học Huế, và trong những câu chuyện giữa ông Diệm và tôi nhiều lúc ông có nhắc đến dự cần thiết phải thành lập một Đại học Huế.
Vào ngày mồng 3 Tết năm 1957, hình như cuối tháng giêng năm 1957, theo thường lệ ông Diệm ra Huế dự lễ giỗ cụ Khả. Tôi đến chào ông tại nhà ông Cẩn, và ngay đầu câu chuyện ông Diệm nói:
– Này cha, tôi thấy cần phải thành lập tại Huế một viện Đại học lớn, vì hai lý do chính. Thứ nhất là Huế từ trước đã là một trung tâm văn hóa của nước ta. Ở Huế đã có những truyền thống văn hóa sâu đậm, có những cơ sở văn hóa lâu đời, như trường Quốc Tử Giám, các cuộc thi cử Hán học. Dân miền Trung lại hiếu học mà nghèo, có bao nhiêu thanh niên ưu tú muốn lên Đại học mà không thể vào Sài Gòn học tiếp. Thứ hai là hiện nay dân chúng xôn xao đồn đại rằng chính phủ một ngày nào đó có thể bỏ Huế, vì hiện nay Huế không quan trọng lắm về phương diện chính trị, kinh tế. Vậy lập Viện Đại học Huế là chứng minh cách cụ thể với dân chúng, với quốc tế cũng như với bên kia rằng chính phủ nhất định bảo vệ Huế. Huế chỉ cách vĩ tuyến 17 khoảng 100 cây số, lập ở đây một Đại học lớn chẳng khác nào thách đố với bọn cộng sản. Nếu bây giờ tôi quyết định lập Đại học Huế, cha có bằng lòng giúp tôi không?
Tôi vui mừng thật tình. Tôi cũng đã từng nghĩ như ông Diệm, nhưng tôi lưu ý đến vấn đề văn hóa và tình trạng của dân miền Trung hơn là về các lý do chính trị.
– Thưa cụ, nếu tôi có thể làm được việc gì để góp công vào việc thành lập một Đại học ở Huế, thì cụ có thể tin rằng tôi không ngần ngại chút nào.
Ông Diệm thấy tôi nhận lời thì có vẻ mừng, gật gù:
– Vậy thì ít hôm nữa tôi sẽ sai một phái đoàn ra đây để gặp cha, để thảo luận và nghiên cứu các chi tiết cụ thể. Hôm đó câu chuyện tại nhà ông Cẩn xoay quanh việc thành lập Đại học Huế. Trước mặt ông Diệm những người có mặt tỏ vẻ đồng ý phải thành lập gấp một Đại học tại Huế.