Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

Bão đã qua

Năm 1966-1967 tôi học tiếng Nga tại ĐH Bách khoa Leningrad, tại đây lần đầu tiên tôi tiếp xúc với văn minh châu Âu. Chính thầy cô giáo Liên Xô thời đó đã dạy cho chúng tôi biết những hành vi văn minh sơ đẳng đầu tiên: Biết nói cảm ơn khi ai đó giúp mình, biết nói xin lỗi khi làm phiền người khác, biết tôn trọng sự riêng tư; biết cầm thìa, cầm nĩa, biết nhai sao cho khỏi phát tiếng kêu, biết giữ gìn vệ sinh công cộng...Đặc biệt người Leningrad rất nhiệt tình giúp đỡ khi có ai đó hỏi đường họ, và trên các phương tiện giao thông công cộng mọi người rất trật tự. Chính thời gian học ở Liên Xô đã giúp chúng tôi hình thành một nếp sống văn minh kiểu Châu Âu. Sau này về VN sống và làm việc chúng tôi vẫn cố gắng duy trì những thói quen này. Thế nhưng phải nói thật nhiều khi mình thấy hơi lạc lõng. Nhiều người Việt mình không có thói quen nói cảm ơn và xin lỗi, từ người dân cho đến những người có chức có quyền. Người Việt cũng không có thói quen trả lại của rơi...
Gia đình chúng tôi có may mắn được sống vài năm ở Úc. Con trai chúng tôi khi ấy, tuy đang học tiểu học nhưng đã biết tôn trọng những quy tắc văn minh. Cháu chỉ qua đường tại những nơi cho phép. Không bao giờ vứt rác ra đường, không tham của rơi (dù đó là điện thoại di động). Cháu bảo, bạn cháu (gốc Hoa) có bố làm nghề lái taxi kể là bố bạn ấy nhặt được nhiều thứ khách bỏ quên trên xe nhưng không trả lại.
Tôi kể ra vài chuyện này để muốn nói là tính cách, nếp sống của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố: môi trường xã hội, gia đình...và bản thân mỗi người chúng ta.
Một người anh và là bạn có gửi cho tôi bài báo và nói - Bài này có ý nghĩa: vẫn cái tinh thần người Nhật thể hiện trong nguy khốn (như thời 11/3). Xin hãy đưa lên mạng những cái hay nhưng đừng vội suy diễn tổng quát hóa về người VN...
 Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.
Việt Minh

Thế là bão đã qua Tokyo và tiếp tục di chuyển lên vùng Đông Bắc. Khi mình viết đến đây thì lại có động đất 5,3độ Richter trên vùng Đông Bắc, tức là cùng lúc bão đang tràn qua. Như vậy là với mưa lớn, gió xoáy, và lũ quét, động đất sẽ làm gia tăng nguy cơ sạt lở đất ở khu vực này. Năm nay là năm xấu với Nhật Bản, hết động đất đến bão lũ, như để thử thách thêm con người Nhật Bản.


Cơn bão số 15 gây mưa lớn và lũ lụt trên diện rộng ở khắp khu vực miền Trung Nhật Bản, và hôm nay bão đổ vào Kanto, trong đó có Tokyo. Tất cả các chuyến tầu shinkansen ngừng chạy, nhiều nơi mất điện, các tuyến tàu điện trong Tokyo tạm ngừng hoạt động và các nhà ga lớn lại đông nghịt người là người bị kẹt lại. Bão ào đến và hoành hành trong khoảng 6-7 tiếng.

Khi mình ra khỏi Đài thì bão đã rút, mưa đã ngừng, chỉ còn hơi gió. Tuyến tàu nhà mình đã hoạt động trở lại nhưng khi đi bộ tới ga Shibuya thì cảnh tượng y hệt như ngày 11/3 sau khi động đất. Hàng nghìn người kẹt lại trong mấy tiếng tàu ngừng chạy đang xếp hàng trật tự.

Thêm một lần nữa ngưỡng mộ tính kỷ luật, nhường nhịn và ý thức cộng đồng của người Nhật. Cả một đám đông khủng khiếp nhưng không hề ồn ào, người nọ nối tiếp người kia và đứng yên chờ hiệu lệnh của nhân viên công ty tàu điện. Chính sự trật tự này khiến mọi chuyện trở nên đơn giản hơn rất nhiều, đám đông sẽ được giải tán nhanh chóng và an toàn. Công ty tàu điện đã miễn vé tàu cho mọi người để đám đông thoát qua cửa soát vé nhanh chóng hơn.

Ồ, đây là chủ nghĩa cộng sản chứ còn đâu nữa nhỉ!? Mọi thứ đâu ra đấy, như được tập luyện hàng ngày, mọi người hợp tác và kết quả là mọi người đều được việc, đều hài lòng.

Nhìn lại vài ngày trước, khi diễn ra Lễ hội Việt Nam 2011 ở quảng trường công viên Yoyogi mới thấy buồn là không biết bao giờ và làm sao người Việt Nam mới có được tính kỷ luật và ý thức cộng đồng như thế này. Nói chung cộng đồng Việt Nam không phải là một cộng đồng nước ngoài lớn ở Nhật Bản nhưng đi Lễ hội thì xung quanh toàn người Việt Nam, lại cảm thấy mình như lạc về quê hương, cả theo nghĩa tích cực lẫn tiêu cực.

Ngồi xem biểu diễn nghệ thuật nhưng ồn ào xung quanh là tiếng nói bậy, chửi tục, bình phẩm... Cứ hở ra chỗ nào là người sau lại kéo ghế chen lên, lúc đầu 1 người, sau rồi kéo thêm người nọ người kia, ai ngồi sau kệ. Đã thế vừa xem vừa ăn uống nhồm nhoàm rồi thả ngay hộp, đũa, cốc xuống dưới chân.

Ừ thì cứ cho đó là hiện tượng cá biệt nhưng ở một nơi như Tokyo thì cái sự cá biệt này quá là gai mắt các bạn Nhật. Mình cứ tự hỏi tại sao những đồng hương này của mình sống bên cạnh người Nhật chỉn chu là thế mà vẫn không được “rạng” khi “gần đèn” nhỉ? Và phải note tí là cái cảnh này không diễn ra khi trong đám đông toàn người Nhật và chỉ có số ít người Việt. Vậy tại sao cứ ta về với ta là đâu vào đấy, cứ khuất mắt trông coi là làm bừa, làm ẩu?

Có bạn bảo với mình là cái này cần kỷ luật nghiêm minh. Có bạn bảo do quản lý kém... Nhưng mình nghĩ nó là do giáo dục về ý thức và về lòng tự trọng. Nếu bạn tự trọng, nếu bạn muốn có tự do, thì bạn phải có ý thức và kỷ luật. Tự bạn phải tôn trọng bản thân mình, có tính kỷ luật cao thì không ai đưa bạn vào khuôn khổ và bạn sẽ có tự do của mình.

Chuyện giáo dục này chắc phải mất vài thế hệ và cực kỳ nghiêm túc, sâu rộng toàn xã hội thì may ra mới đào tạo được các thế hệ sau tốt hơn. Chứ giờ thì trường vẫn dy;">
Mình cũng rất muốn khi nói câu “tôi là người Việt Nam” mình cảm thấy hãnh diện và tự hào thật sự chứ. Nhưng không làm sao mà thấy tự hào được vì không bi�0D

Có bạn bảo mình sao chê đồng hương thế. Mình thấy buồn thì đúng hơn, và nói thật, khi ra nước ngoài, hiếm khi mình có cảm giác hân hoan khi gặp đồng hương. Cũng có những cuộc gặp khiến mình nhớ mãi, có những người trở thành bạn bè thân thiết... nhưng tiếc là không nhiều.

Mình cũng rất muốn khi nói câu “tôi là người Việt Nam” mình cảm thấy hãnh diện và tự hào thật sự chứ. Nhưng không làm sao mà thấy tự hào được vì không biết mình nên tự hào vì cái gì. Thường xuyên nghe người Nhật xung quanh kể chuyện “lạ” về người Việt Nam, nghe rồi cũng không biết giải thích hay thanh minh ra làm sao.

Một giáo sư đại học người Nhật có nhiều sinh viên Việt Nam thì kể rằng trong mấy tháng hè thực hiện phong trào tiết kiệm điện vừa rồi, trường có dán thông báo hạn chế sử dụng thang máy nhưng anh nhiều lần bắt gặp đám sinh viên Việt Nam, và chỉ duy nhất có sinh viên Việt Nam, mắt trước mắt sau không thấy ai là lao vào thang máy.

Nhân nói chuyện tiết kiệm điện thì thấy cũng hiếm có nước nào được như Nhật Bản. Sau động đất và sóng thần ngày 11/3, đến ¾ số lò phản ứng ở Nhật Bản ngừng hoạt động. Đang từ một nước thừa mứa điện dùng giờ phải đứng trước khả năng cắt điện luân phiên do thiếu điện, người Nhật phát hành phong trào tiết kiệm điện từ tháng 6 đến tháng 9, tức là những tháng hè cao điểm nhất, và phát động trong một thời gian rất ngắn. Và kết quả là ngày sử dụng nhiều điện nhất trong mùa hè cũng chỉ dùng hết có hơn 80% lượng điện cung ứng. Đó là nhờ từng cá nhân, từng gia đình, từng văn phòng, công ty, nhà máy... tiết chế sử dụng điện. Và điều này hoàn toàn tự nguyện, chẳng ai bắt. Đó không phải là ý thức thì là gì?

Con trai mình đi học lớp 1, mình dự giờ một tiết học Đạo đức, và chủ đề là “Mottainai”, tức là lãng phí. Thầy trò thảo luận hăng say về như thế nào thì gọi là lãng phí, từ những chuyện rất lặt vặt nhưng gần gũi với các cháu như khóa vòi nước thì phải khóa thật chặt, dùng văn phòng phẩm thì phải tiết kiệm... Đó chính là đạo đức chứ đâu phải thứ đạo đức mơ hồ và cao siêu mà chúng ta hay rao giảng.

Khi con gái mình 2 tuổi, đi nhà trẻ bên này, cô giáo nói rằng một trong những mục tiêu đối với tuổi này là dạy các cháu biết cách nói “Dojo”, tức là “xin mời”, là từ luôn dùng khi nhường người khác đi trước, mời vào nhà, mời ngồi hay đơn giản với trẻ con là nhường đồ chơi, đồ ăn cho bạn. Có lẽ, mọi chuyện phải quay lại từ những khởi đầu đơn giản như vậy thôi nhỉ.


Nguyễn Thu Hằng



Không có nhận xét nào: