Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

Về bài: Còn Tàu còn nhiễu Tam Giang, Tàu về Bắc quốc mo nang che lồn!

Ngày 09 tháng 09 năm 2011 trên quechoa.info có đăng bài "Còn Tàu còn nhiễu Tam Giang, Tàu về Bắc quốc mo nang che lồn!" thật đặc biệt . Chắc vì nó đặc biệt nên được nhiều báo mạng đăng lại, một số báo còn đăng theo lời bình.

Khi đọc bài trên tôi cũng thấy thú vị, nhưng không định đăng lại. Nhưng hôm qua khi đọc bài “xin ngã mũ kính chào bọ lập” của Trần Chân Nhân ( TCN) đăng trên Blog Phạm Viết Đào tôi thấy có vài điểm “lấn cấn” chưa rõ nên đã vào Google tìm hiểu, đọc thêm .
Sau đây tôi xin điểm qua các bài bình luận đã đọc:


Khi đọc tiêu đề bài viết…"Còn Tàu còn nhiễu Tam Giang…’’ thì chắc nhiều cô đỏ mặt, còn Trần Chân Nhân– thì bật cười sảng khoái, cười rũ rượi đến chảy nước mắt…. Còn Huỳnh Ngọc Chênh thì - Đọc câu ca dao trên web "Bọ" Lập đã được gợi nhớ lại bởi blog Đông Ngàn mà thấy rân rân trong người. Cả đoạn đời tuổi thơ nghe và học ca dao tục ngữ nhưng thú thật tôi chưa bao giờ nghe đến câu ca dao nầy. Có lẽ trong câu ấy có chữ quá tục nên người lớn không đọc cho tôi nghe hoặc là câu ca dao ấy chỉ có ở quê Bọ còn quê tôi không có nên không ai biết.

Trần Chân Nhân có bình: Do quan niệm ’’hơi bị… cổ’’ nên không thích những hình ảnh, nghe ngôn từ gây sự liên tưởng ’’Sexy’’ . Thế nhưng bài “Còn Tàu còn nhiễu Tam Giang…’’ thì đọc đi đọc lại (mà đọc nguyên văn)…rồi tuy cười đấy, nhưng không thể thoát ra được nỗi ám ảnh của vấn đề đang nóng bóng giữa sự an nguy của đất nước với các ’’Tàu…’’ đang ngày đêm ’’nhiễu Tam Giang’’ trên đất nước mình…
Trần Chân Nhân thú thật : Tất các bài viết đi trên Mạng Internet toàn cầu của các tác giả viết về đề tài chống Bành trướng bá quyền phương Bắc đang âm mưu - hành động xâm chiếm nước ta, gộp lại – tôi nghĩ cũng chỉ bằng 2 câu ca dao mà tổ tiên ta đã tổng kết, BL lấy làm tựa đề cho bài viết súc tích chừng mấy trăm chữ.
Trần Chân Nhân đã cố phân tích hai câu ca dao này để tìm ra sự huyền diệu của ngôn ngữ trong văn học dân gian, và TCN đã khá thành công khi nêu ra vấn đề đang bức xúc:

Còn Tàu – còn nhiễu – Tam Giang

Chữ Tàu ở đây – theo nghĩa đen là Tầu - Thuyền.

Tam Giang - cũng nghĩa đen là 3 con sông, là sông nước, biển khơi – có thể coi như đất nước ta (vì có nhiều sông ngòi, biển rộng). Nhưng còn một nghĩa bóng , hẹp – Phá Tam Giang (PTG) – vũng nước sâu, rộng nằm ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Dân Đàng trong đã có câu ví sự to lớn vĩ đại của Phá (đầm) Tam Giang:

Yêu em anh cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ, sợ Phá Tam Giang...

Dòng suy tư bị gián đoạn chút ít về địa danh của tổ quốc rồi lại nhập vào chủ đề chính:
Nhưng, nếu (đầm) PTG mà qúa nhiều Tầu (thuyền) đi lại, hoạt động vô tổ chức - giống như tầu thuyền của lũ hải tặc, lũ cướp giang hồ (Sông, Hồ, Đầm Phá) thì PTG không còn là vùng đất nước hoà bình yên tĩnh nữa, ngược lại trở thành nhiễu (nhương) khiến dân lành khó sống! Tổng hợp lại: Nghĩa bóng của câu ca này chính là – có thể khai triển : Còn (để) bọn (giặc) Tầu – (Trung Quốc) - vào , hoạt động - trên đất nước ta thì đất nước còn nhiễu nhương , đi đến mất nước, dân tộc làm nô lệ lần nữa cho Phong kiến phương Bắc, chứ đâu phải chỉ ’’mất ổn định chính trị’’, làm gì có 4 tốt - 16 chữ vàng với hữu nghị anh em như môi với răng!...

Còn câu ca thứ hai:

Tàu về Bắc quốc – mo nang che l...

Đây là câu trả lời rất thẳng thắn đến trần trụi nhưng sâu sắc, chính xác.

Nhưng, như TCN có nhấn mạnh: Trước khi phân tích rạch ròi, chúng ta tìm hiểu vài từ để nhận thức vấn đề cho ‚ “toàn diện, triệt để’’. Và TCN cho rằng mo nang chính là mo cau. TCN định nghĩ: Cau sinh trưởng giống cây ngô. Ngô chỉ có 1 bắp được bẹ ấp, nuôi cho đến khi già. Cau là một buồng cũng được bẹ (mẹ) ấp ủ nuôi lớn dần . Khi đủ tuổi trưởng thành, từng qủa cau gìa - người bẻ xuống đem phơi khô hoặc để tươi ăn với lá trầu – (bà mẹ ấp) tầu lá cây cau gìa, héo rụng xuống đất, (dân ta gọi là bẹ cau - giống như bẹ ngô). Chiếc bẹ làm nhiệm vụ che chở, nuôi dưỡng cho qủa phát triển khiến sương gió, nắng mưa, sâu bọ không thâm nhập làm hại. Đủ ngày đủ tháng qủa cau phát triển dần – to, lớn, già, lúc đó bẹ - tàu cau hết trách nhiệm, rời rụng. Bà con ta lấy ngay chiếc bẹ - gọi là mo nang - tiếp tục xử dụng phục vụ đời sống.

Và từ định nghĩ này TCN phân tích khá dài. TCN còn nói nhiều về chiếc quạt mo.

Theo tôi (VM) hiểu thì từ “mo nang” trong câu thơ trên không phải là mo cau mà TCN đã cố công giải thích. Tôi tra trên Google không thấy có từ mo nang. Theo như tôi hiểu khi lần đầu đọc hai câu ca dao làm tiêu đề trong bài của Bọ Lập và tôi cũng đã hỏi những người già quê tôi (Quảng ngãi) thì mo nang là mo của cây tre, vầu... Mo cau là mo cây cau. Mo nang của cây tre cũng được làm quạt và cũng gọi là quạt mo.

Chính Huỳnh Ngọc Chênh cũng đã nói: Mo nang là chất liệu thời trang gắn liền với tuổi thơ của tôi. Bọn tôi thời đó đi học làm gì có giày dép mũ nón nên những khi trời nắng gắt phải lấy mo nang làm mũ che đầu và cũng để làm dép mang chân. Hiện nay tôi có một ông bạn là đại gia tầm cỡ ở Sài Gòn khi nhỏ đi học phải qua vùng cát trắng nóng bỏng cả chân nên cu cậu ta luôn luôn thủ sẵn một đôi dép mo nang như vậy. Mo nang ở quê tôi thời ấy còn để che mặt nữa. Ai làm việc gì xấu xa thì bị mắng mỏ: Mi lấy cái mo nang mà che mặt đi đừng để lòi ra mà nhục nhã với xóm làng.
    Cái vụ dùng để che l...tôi cũng có một kỷ niệm. Làng tôi có sông bọc quanh, nên chuyện tắm sông là chuyện thường ngày. Thỉnh thoảng cũng có đứa chết trôi nên bãi sông trước mặt nhà tôi thường có một hai ông già ở gần đó trông chừng. Khi chúng tôi tắm đông quá hoặc tắm lâu quá một trong hai ông ấy cầm roi xuống đuổi chúng tôi lên. Có lần một trong hai ông ấy không đuổi mà đem giấu hết áo quần của chúng tôi. Khi lên về, chúng tôi con trai thì dễ rồi, cứ thế tồng ngồng đi về nhà. Nhưng con gái thì sao? Thế là chúng tôi ga lăng, đi tìm mo nang phát cho mỗi cô một cái để che cái đó mà về nhà. . Rất tiếc ngôi làng thân yêu của tôi bên cạnh làng Cồn Dầu rất nổi tiếng cùng những lũy tre thơ mộng đã bị ông Nguyễn Bá Thanh cày bằng và thành kính phân lô rồi nên không còn mo nang nữa, chứ không tôi về quê mang vào một ít rồi xúi các cô em tôi đeo vào thay cho quần áo rồi chụp hình tung lên mạng để...bảo vệ môi trường thì hết biết.(hết trích).

Huỳnh Ngọc Chênh còn nói về Nhiễu Tam Giang: là một chất liệu thời trang nhưng quả thật tôi hoàn toàn không biết nó là gì ở đâu làm ra, dĩ nhiên là ở Tam Giang rồi, nhưng Tam Giang thì ở đâu đến chừ tôi vẫn còn mù tịt. Vào Face Book, nhân cái bài của Bọ Lập, tôi thấy mọi người rộ lên bàn luận về nhiễu Tam Giang. Nhưng ngay cả một tay ưa lùng xục cho ra ngọn ngành như Hồ Trung Tú mà cũng chịu thua không biết nhiễu ấy là gì, y viết: "Ban đầu tui nghĩ nhiễu Tam Giang chắc là một loại vải đẹp và tốt ở địa phương Tam Giang nào đó bên Tàu, nhưng sau không phải, tra guồ thì cả ba từ này đều không viết hoa chít khăn, cuốn khăn nhiễu tam giang Nguyễn Bính: Khăn ai nhuộm nhiễu tam giang... và cũng chưa hiểu rõ nó là gì".
    Đến đây thì tôi bấn loạn rồi, nhiễu tam giang ấy là chất liệu thời trang hay thời trang vậy trời?
   Tôi còn đang boăn khoăn chưa biết nó là thứ gì, thì bổng dưng có nhà tư vấn thời trang mò đến. Hắn hùng hồn nói: Nhiễu Tam Giang là gì hả? Là cái cà vạt màu hồng trai lơ đó. Còn Tàu thì còn mang xên xang trên cổ, Tàu về Bắc rồi thì chỉ còn cái cà vạt kia đen thui tòn ten bên dưới....
   Thật chẳng hiểu cái gì cả. Thôi mệt óc làm gì với ba chuyện thời trang nhảm nhí ấy chứ. Lấy mo nang ra che mặt cho đỡ nhục vậy (HNC)

Trần Chân Nhân: Trở lại tiếp tục phân tích câu ca dao thứ hai.

Khi Tầu vào, việc trước tiên là chiếm đoạt những cô "điếm cấp cao’’ - Điếm chính trị, loại ’’bán nước nuôi Trôn’’ . Sau đó là chiếm các cô gái ’’điếm cấp thấp’’ – (điếm chợ, điếm vườn…), chỉ ’’Bán Trôn nuôi miệng’’ (Thơ của Nguyễn Duy).

Đến lúc chúng về Bắc quốc, toàn xã hội tan hoang, các cô điếm chẳng còn mảnh vải che thân trong khi -Tất cả rách nát, nhầy nhụa. Không còn tìm ra cái gì để che chắn, che chổ kín cần phải giấu cái ’’mặt’’ bẩn thỉu… Cuối cùng đành lấy cái Mo Nang - vật che chắn truyền thống của dân tộc – mà che cho… an toàn lại kín đáo - vậy!

Câu ca dao thật tuyệt vời!

Đọc một câu thơ hay mỗi người phân tích, cảm nhận theo cách hiểu của mình. Các bloger phân tích câu ca dao cổ như trên không phải là ngoại lệ. Nhưng như BL nói: Bác Đỗ Đức giải thích câu ca ni cũng rất hay: “Hết chỗ ăn theo thì tơ hơ ra. Câu ca dao trong dân gian để lại không biết từ bao giờ cảnh cáo bọn tay sai ngoại bang, chưa bao giờ mất trong đời sống dân gian”

Bài của BL khá ngắn nhưng theo tôi cách nêu, hiểu và đặt vấn đề rõ ràng và chính xác nhất: Sướng nhất là khi thấy Thủ tướng mình với ông Đới Bỉnh Quốc ăn mặc hệt như nhau, xiết chặt tay nhau, mỉm cười thắm thiết.
Sướng rứa nhưng vẫn lo lo, vì rốt cuộc Tàu vẫn là Tàu, tham vọng vẫn là tham vọng, bá quyền vẫn là bá quyền. Lại nhớ câu của nhà báo Huy Đức: “Tàu thì lạ sự hèn hạ thì quen”… lo quá là lo.

Nói như Trần Chân Nhân: Nhà văn Nguyễn Quang Lập - người con của xứ Đàng Trong – đã nhắc lại lời của tổ tiên mình, gióng lên hồi chuông đánh thức cả nòi giống Lạc Hồng về mối hoạ đang tiềm ẩn trong lòng đất nước - sắp bùng lên…

Xin ngả mũ kính chào Bọ Lập !

16.9.2011

















Không có nhận xét nào: