Vừa rồi tôi có đọc bài "Nghĩ gì khi đọc Phạm Tuyên" của tác giả NDT, một Việt kiều Canada. Gần đây tôi cũng có đọc một số bài viết về cụ Phạm Quỳnh. Tôi rất cảm phục Cụ. Theo như tôi cảm nhận được thì rõ là cụ Phạm Quỳnh bị chết oan. Nhưng tôi cũng nghĩ cụ Phạm Quỳnh bị giết không phải là chủ trương của HCM. Tôi đọc nhiều về HCM từ nhiều nguồn nhưng tôi vẫn cho rằng HCM là người có tài, cho dù ông có khiếm khuyết gì như một số người vẫn nói. Cho dù nhiều người kết tội ông HCM như việc du nhập CNCS vào VN, kết thân với TQ… ( tôi không đề cập đến vấn đề cá nhân) nhưng tôi thấy rằng ông HCM rất biết đoàn kết mọi người, mọi giới; biết “lợi dụng” những cơ hội, tránh đối đầu, tránh chiến tranh (nếu có thể) để tạo dựng và bảo tồn thành quả đã đạt được. Xét về mặt chính trị thì ông HCM là một nhà chính trị khôn ngoan (điều này chính nhiều nhà chính trị và nhà báo nước ngoài đã nhận xét).
Ta có thể phán xét lịch sử, các cá nhân của lịch sử nhưng (sự thật) lịch sử của một dân tộc cũng giống như "số phận" một con người là không thể đảo ngược (có thể nói - nó đã được "lập trình" từ trước).
Việt Minh
Nghĩ gì khi đọc Phạm Tuyên con nhà Văn Học Phạm Quỳnh trong bài "Giá trị sống, Nhạc sĩ Phạm Tuyên, Cây cúc đắng trổ hoa vàng" ?
Khi triều Nguyễn vời ông chủ bút Nam Phong tạp chí - Phạm Quỳnh vào Huế nhậm chức ngự tiền văn phòng, cậu con trai thứ chín là Phạm Tuyên lúc đó mới năm tuổi, theo cha vào cung. Tại đây, tác phẩm âm nhạc đầu tiên của cậu bé đã ra đời, mang tên Sóng sông Hương… Kể từ con sóng đầu tiên đó, Phạm Tuyên đến nay đã có trong tay khoảng 700 ca khúc, góp phần tạo nên diện mạo nền âm nhạc cách mạng Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua.. Nhà thơ Phạm Tiến Duật sinh thời từng viết một câu thơ rất hay về nhạc sĩ Phạm Tuyên,một cậu ấm con quan, được kết nạp Đảng từ năm 20 tuổi, như sau : “Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng/ Trổ hoa vàng dọc suối để ong bay…” đăng trên mạng http://sgtt.vn/Loi-song/152061/Cay-cuc-dang-tro-hoa-vang.html
Ông Tuyên đã thuật lại diễn biến sau khi cha bị tổ chức Việt Minh của HCM giết, như sau : Khi cha bị xử tử do làm việc cho Pháp, tôi mới 15 tuổi. Chị em tôi được bí mật đưa lên tàu hoả ra Hà Nội gặp Cụ Hồ. Cuộc gặp đó vô cùng quan trọng, có thể nói nó đã quyết định niềm tin của gia đình và sự nghiệp của bản thân tôi. Tại cuộc gặp này, Cụ Hồ cho biết đã gặp cha tôi trước đây ở Pháp, chia sẻ nỗi đau mất cha của chúng tôi, và nói: “Cụ Phạm là người của lịch sử, sẽ được lịch sử đánh giá lại sau này". Các cháu cứ vững tâm đi theo cách mang: C'est du Machiavélisme tạm diễn dịch là, một thuyết chủ trương hành động không cần lý tới luân lý. Thực vậy, Cụ Hồ quả là thâm độc, biết là xử tử ông Phạm Quỳnh sẽ gây bất mãn tạo ảnh hưởng không tốt, nên ông đã mở đường sống cho anh em ông Tuyên bằng cách để cho gia nhập vào phong trào cách mạng của ông, không phải là vì nhân đạo mà vì ông cần lập lại chính nghĩa. Sự kiện ông Tuyên gia nhập tổ chức VM của ông gián tiếp công nhận là cha mình có tội và ông Hồ có lý khi xử tử cha. Đây là một hình thức đấu tố bố mẹ, được dùng trong các cuộc cải cách ruộng đất trước đây, mà ông vẫn đổ cho là do lũ dưới làm bậy chứ không phải ý cụ, nhưng đây là một áp dụng ở trình độ tinh vi do chính cụ Hồ thực hiên. Vì sợ ông Tuyên có thể bị quẩn trí, sinh ra tự vẫn, có thể làm hỏng kế hoạch của mình, nên Cụ đã vẽ cho ông một hy vọng hão là, một ngày kia có thể rửa oan cho Bố, để ông tiếp tục sống, nhưng với công lý kiểu CS thì sợ là còn lâu lắm. Về phần ông Tuyên thì là người rất thông minh nên đã nhận ra được là đường sống cho anh em còn lại của ông là phải ngậm đắng để gia nhập đảng CSVN, thành ra có thể nói là do "bản năng sinh tồn" (instinct de survie) của ông đã thúc đẩy ông làm vây. Ngay từ đầu Cụ Hồ đã biết rất rõ là ông Phạm Quỳnh không có tội và đã bị Cụ xử tử vì cụ muốn độc quyền làm cách mạng. Cụ không thể chấp nhận có một ngôi sao khác có thể sáng hơn cụ. Cụ cũng thừa biết là về mặt học thức cũng như tài hoa thì cụ không sánh bằng ông Phạm Quỳnh.
Một nhân vật khác,tài ba không kém ông Phạm Quỳnh và cũng đã từng gập Cụ Hồ khi trước ở Pháp, cũng đã bị Cụ cho tàn sát cả gia đinh vì cùng những lý do nêu trên: Blog của ông Bùi Tín, một cựu Đại Tá CSBV
http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/Tin-vui-cng-ng-gc-Vit--Phap--n-tri-thc-105-tui-con-minh-mn-127956173.html có đăng tin về ông này như sau: Là kỹ sư - nhà báo - nhà hoạt động chính trị Bùi Quang Chiêu, một thời nổi tiếng khắp Việt Nam. Ông là người gốc Huế, quê ở Mỏ Cày (Bến Tre), có quốc tịch Pháp (vì hồi ấy Nam bộ là thuộc địa Pháp). Ông sinh năm 1872, mất năm 1945, thọ 63 tuổi.Tốt nghiệp kỹ sư canh nông ở Pháp, về nước ông Bùi Quang Chiêu xuất bản báo «la Tribune Indochinoise», rồi báo « l’Echo Annamite» và báo tiếng Việt «Đuốc Nhà Nam». Năm 1919 ông lập ra đảng Lập Hiến công khai hoạt động, đòi tự do chính trị, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do đi lại, xuất ngoại… không những cho người dân Nam bộ mà cả cho dân Bắc và Trung kỳ. Mật thám Pháp coi ông là phần tử chính trị nguy hiểm, cần giám sát và kiềm chế. Dưới chính phủ Bình dân ở Pháp, đảng Lập Hiến của ông chiếm đến 10 ghế đại biểu người bản xứ trong Hội đồng Quản hạt Nam kỳ. Ông có lòng yêu nước và tinh thần quốc gia rất sâu sắc. Ông rất quý trọng cụ Phan Bội Châu và từng hợp tác với cụ Phan Chu Trinh. Ông được vua Hàm Nghi bị Pháp đày sang Algeria nhận là con đỡ đầu. Ông từng gặp anh thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau là Hồ Chí Minh) trên chuyến tàu biển sang Pháp, nhưng không tán đồng với đường lối của ông Hồ khi ông Hồ gia nhập đảng Cộng sản Pháp, còn ông gia nhập đảng Cấp tiến (Parti Radical). Ông bị Việt Minh bắt cùng con trai và con gái tại quê Mỏ Cày rồi bị giết một cách rất tàn bạo vào ngày 29-9-1945. Ông Nguyễn Văn Trấn, cán bộ cộng sản hồi ấy, kể lại rằng theo cách nhìn của lãnh đạo đảng CS Đông Dương tất cả các tổ chức yêu nước đều bị coi là phản động, là «Việt gian», là «tay sai thực dân Pháp», như họ đã giết nhà văn hóa Phạm Quỳnh, nhà hoạt động trotskít Phan Văn Hùm. Ông Nguyễn Văn Trấn còn kể là khi một cụ già ở Mỏ Cày yêu cầu cán bộ Việt Minh là chớ có giết những người con ông Bùi Quang Chiêu, nhất là cô con gái út Madeleine lúc ấy 15 tuổi, thì họ trả lời: «Không được, con Việt gian lớn lên cũng thành Việt gian».
Ông Tuyên nhờ đã thực hiện được nhiều chiến công cho chế độ nên đã được để cho sống tiếp, chứ với CS thì loại như ông Tuyên thì chỉ có thể được cho sống qua giai đoạn cần dùng, sau đó sẽ phải bị thủ tiêu để trừ hậu hoạn, ông Tuyên kể lại như sau: Đỗ tú tài, tôi lại muốn học tiếp. Lúc đó bậc đại học chỉ có hai trường pháp lý và y khoa, tự thấy mình không hợp với nghề y, tôi đã theo học luật. Cùng học với tôi có mấy người sau nay đều nổi tiếng như nhà thơ Lê Đạt, nhạc sĩ Đặng Đình Hưng… Một lý do khác, rất sâu kín trong lòng: tôi chọn học luật còn vì muốn có kiến thức để một ngày nào đó tìm lại công lý cho người cha đã mất. Tham gia kháng chiến, Khi Pháp đánh lên Thái Nguyên, trường luật phải giải tán. Tôi bấy giờ 17 — 18 tuổi, tinh thần hăng hái lắm, xung phong vào bộ đội, đi học sĩ quan, trở thành đại đội trưởng trường Thiếu sinh quân Việt Nam, rồi bị thương trong một trận máy bay địch bắn phá… Sau trận đó, hiệu trưởng Lê Chiêu (sau là thiếu tướng quân đội) đề nghị kết nạp tôi vào Đảng, dù vẫn có ý kiến xem lại lý lịch con quan lại. Sau gặp lại ông Chiêu, tôi có hỏi chuyện đó, ông ấy nói ông cũng bị phiền trách, nhưng không ân hận vì “Tuyên là người tốt”!
Cụ Hồ có "pathologie" của một tên "sát nhân bệnh hoạn" (malade mental), những nhà cách mạng nào với tư tưởng tiến bộ, mà vô phúc gập phải hắn trên con Tầu định mạng sang Pháp thì sẽ bị hắn tìm đến để tàn sát cả gia đình. Với ý tưởng độc đoán, Cụ Hồ đã cho giết hại rất nhiều đảng viên của các đảng khác. Để kể lại giai đoạn bi thảm này, trong bài "Cái gì Việt Nam bố cũng rinh về…" đăng trong trang mạng http://tintuchangngay4.wordpress.com/2011/08/28/cai-gi-vi%E1%BB%87t-nam-b%E1%BB%91-cung-rinh-v%E1%BB%81%E2%80%A6/#more-11350 , ông Võ Lăng, cùng với ông Nguyễn Gia Trí là hai Họa Sĩ của thời Tiền chiến lừng danh ở VN, ông cũng là em trai của cụ Võ Văn Hải (xưa là Chánh văn phòng của TT Ngô Đình Diệm), sinh trưởng ở Huế, sau ra Hà Nội học trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, thuật lại như sau:
“Mình chỉ thích vẽ thôi, dạo mới ra Hà Nội thì mình còn trẻ con quá, chẳng biết gì. Nhưng ở Hà Nội lúc bấy giờ, các đàn anh đi trước cùng trường, nào là Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Tường Lân, Nguyễn Gia Trí, Trần Bình Lộc… ai cũng có máu ‘làm cách mạng’ cả… Thời buổi ấy là như vậy. Dù họ lớn tuổi hơn tôi nhiều và đã hoạt động vào tù ra khám vì chống Tây, khi tôi hãy còn đi học. Tôi đi theo họ vì phục họ lắm. Tôi gần nhất lúc bấy giờ là với anh Trí và anh Lộc. Khi anh Lộc bị Việt Minh giết năm 41, tội lắm mới 27 tuổi đầu, tôi ấm ức lắm vì biết anh Lộc là người yêu nước nhưng bị Việt Minh gán tội theo Tây. Năm 43, anh Trí được thả ra khỏi tù của Pháp ở Sơn La, cùng với các anh Nhất Linh, Hoàng Đạo thì năm ấy tôi còn đoạt được giải hội họa Đông Dương. Các anh lớn đều đi theo VN Quốc Dân Đảng và cứ hồi hộp sợ bị Việt Minh thủ tiêu. Thế nên tôi chẳng vào đảng nào cả, và vì gốc Huế nên lúc bấy giờ anh Hải với tôi còn tôn trọng Bảo Hoàng. Đến 45 thì tụi Việt Minh nó càng ngày càng giết người Quốc Dân Đảng quá thể. Anh Trí rủ tôi đi trốn sang Tàu, chẳng hiểu gì tôi cũng đi theo! Thế là hai anh em trèo đèo lội suối lên tận Lạng Sơn, kiếm đường sang Tàu, chủ đích là đi sang Hương Cảng.
Do được nghe Bố tôi, Nguyễn Doãn Vượng ( 1913-2000), đã từng làm chủ nhiệm của nhiều tờ báo thời tiền chiến trong đó có tờ báo Trung Bắc Chủ Nhật, sáng lập bởi văn hào Nguyễn Văn Vĩnh, kể lại về giai đoạn này nên tôi đã biên trong một bài đăng trên mạng http://longnguyen48.blogspot.com/2011/07/mot-vien-xay-dung-au-tien-cho-viet-nam.html, như sau về trường hợp của luật sư Trần văn Tuyên - một lãnh tụ Việt Nam Quốc dân đảng. Năm 1975, lúc CS miền Bắc chiếm miền Nam, trước khi ra đi, luật sư Tuyên đã tuyên bố với đài BBC là: Tôi ra đi là muốn để lịch sử xử tôi, tức là ông không chấp nhận để CS xử vì ông với CSVN không thể đội trời chung. Lý do là vào năm 1945, CSVN kêu gọi các đảng phái liên minh đoàn kết để chống Pháp, mục đích thực là để làm cho đảng viên các đảng khác xuất đầu lộ diện, hầu dễ bề thanh toán họ một cách dễ dàng trong một cuộc hành quyết dã man có thể ví với cái gọi là ' la nuit des longs couteaux' trong đó hai thành phần trong chính thể 'Nazi' Đức quốc xã của Hitler, áo nâu và áo đen, thanh toán lẫn nhau. Ai đã từng sống vào thời đó ở Hà Nội, trong đó có bố mẹ tôi, đều được chứng kiến cảnh đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng bị CS giết xác nằm đầy đường. Vì sự lừa đảo này mà người ta có câu truyền tụng là 'nói dối như Vẹm'. Chữ Vẹm là viết tắt của chữ Việt minh là một chữ 'bidon' tức là rỗng vì không có thứ đảng viên nào khác trong đó ngoài đảng viên CS.
Ông Phạm Tuyên nay đã tám mươi tuổi và băn khoăn lớn nhất của ông hiện nay là giải oan cho Bố, ông viết: Là quỹ thời gian không còn nhiều. Mà tôi lại còn rất nhiều việc chưa làm xong. Gần đây, một nửa thời gian của tôi là tìm tư liệu cho các nhà xuất bản trước tác của cha tôi. Tôi vẫn hằng mong mỏi: sống đến ngày được chứng kiến thân phụ mình được giải toả, dù đã hơn 65 năm rồi, nhưng tôi vẫn tin vào sự công minh của lịch sử… May mắn là, kể từ năm 2000 tới nay, lần lượt các nhà xuất bản uy tín trong nước đã phát hành hàng ngàn trang sách của ông như cuốn: Mười ngày ở Huế (NXB Văn Học — 2001), Mục lục Nam Phong (NXB Thuận Hoá — 2002), Luận giải văn học và triết học (NXB Thông Tin — 2003), Pháp du hành trình nhật ký (NXB Hội Nhà Văn — 2004), Thượng Chi văn tập (NXB Văn Học — 2007), Du ký Việt Nam (NXB Trẻ — 2007)… Tôi không ngạc nhiên khi thấy trong những tác phẩm đó, cha tôi đã đặt những vấn đề lớn lao về số phận dân tộc. Bản chất cha tôi là vậy, luôn đấu tranh cho độc lập dân tộc, ông cũng là người đã đấu tranh cho bằng được việc đưa tiếng Việt vào dạy ở bậc tiểu học khi ông làm thượng thư bộ Học… Không đi theo con đường ký giả như cha mình, nhưng ngòi bút trong tay ông được đánh giá là rất tài hoa trong cả nét nhạc lẫn ca từ… Phải nói là tôi rất cảm ơn tủ sách của cha tôi. Sở dĩ, ca khúc của tôi ngoài phần nhạc, còn có phần lời, là do những kiến thức mà tôi thu nạp được từ những cuốn sách.
Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã viết như sau:
Phạm Tuyên đã có đóng góp rất quan trọng cho nền âm nhạc cách mạng và có ảnh hưởng lớn đến công chúng. Đó là một người yêu nước, suốt đời chỉ có một con đường phục vụ nhân dân, con đường đó rất rõ ràng, nhờ thế đã tạo được những cột mốc trong sự nghiệp âm nhạc cá nhân của ông và của cả nền âm nhạc, và nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng đã viết như sau:
Phạm Tuyên là một đại thụ có rất nhiều cành, nhiều nhánh, mà nhánh nào cũng vạm vỡ và sum suê. Một trong những nhánh tươi non ấy, ông dành hiến dâng cho con trẻ. Và chỉ riêng mảng ca khúc viết cho thiếu nhi cũng đủ để ông là một nhạc sĩ lớn không phải ai cũng có được… Với những đóng góp như vậy, thiết nghĩ, tội gì cũng phải được xóa, nhưng cha con ông Phạm Tuyên Không có tội.
Lúc kết án Cụ Phạm là Việt gian và cho xử tử, Cụ Hồ đã nói với con Cụ Phạm là: “Cụ Phạm là người của lịch sử, sẽ được lịch sử đánh giá lại sau này". Bây giờ đã đến lúc trả lại cho Cụ Hồ câu này với tiết lộ Wikileaks đăng bởi BBC http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/08/110829_general_giap_wikileaks.shtml với tựa đề: Tướng Giáp nói gì với Hoa Kỳ, Cập nhật: 12:02 GMT - thứ hai, 29 tháng 8, 2011, nói có điện tín của Hoa Kỳ viết như sau: "Ông Giáp bày tỏ hy vọng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục trợ giúp Việt Nam để phát triển nguồn nhân lực và trợ giúp về khoa học về công nghệ. "Sự cải thiện quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam là yếu tố quan trọng để đảm bảo hòa bình và ổn định tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nhất là ở Đông Nam Á, và Tướng Giáp cảm ơn Đại sứ đã cố gắng trong lĩnh vực này trong ba năm qua. "...Tướng Giáp nói chính cháu gái ông đã theo học trường ở Virginia, và, trở lại vấn đề người Mỹ gốc Việt, nói đa số họ đều muốn về "quê hương", và chính sách của Việt Nam là ngày càng "cởi mở", cả về chính trị và kinh tế. Tướng Giáp nói trong cuộc gặp rằng Chính phủ Việt Nam chú trọng tới cải thiện giáo dục và khoa học và "nhân tố con người" là quan trọng nhất. Ông nói một trường đại học của Hoa Kỳ nên có cơ sở ở Việt Nam, có thể là theo hình thức đại học liên doanh Việt - Mỹ. Đại sứ Michalak nói với Tướng Giáp chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng muốn một trường của Hoa Kỳ có chi nhánh ở Việt Nam và Hoa Kỳ muốn tăng gấp đôi số sinh viên Việt Nam du học ở Hoa Kỳ. Điện tín kết thúc với câu: "Với bằng tiến sỹ kinh tế và cựu giáo viên trung học, người có con gái và các cháu học ở các trường đại học của Hoa Kỳ, vị Tướng nói rõ rằng ông coi các định chế giáo dục của Hoa Kỳ là quan trọng đối với tương lai của Việt Nam". Vị Đại tướng cũng nhắc với Đại sứ Burghardt rằng mọi người đều biết Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam trích lời lẽ từ Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ.
Để đóng góp vào sự giải oan cho gia đình Nhạc sĩ Phạm Tuyên, tôi cũng xin có ý kiến sau: Đấu tranh giành độc lập có nhiều dạng, nhiều hình thức, vấn đề với ông Hồ là ông tiêu diệt hết những khuynh hướng khác để chiếm độc quyền làm cách mang. Kiểu làm cách mạng của hai ông Phạm Quỳnh và Bùi Quang Chiêu là cách làm của người Trí Thức học cao hiểu rộng, cho nên có thể nhìn xa, biết dùng chính luật pháp của chính quyền bảo hộ và luật pháp quốc tế để tranh đấu, hữu hiệu hơn nhiều mà không cần dùng đến thủ đoạn vô luân, trong khi loại cách mạng của ông HCM làm là một loại "archaic" (cổ lỗ sĩ) của thời thiếu văn minh đưa đất nước bị chìm đắm trong đêm đen "darkness". Câu hỏi phải được đặt ra khi đọc những tiết lộ trên là ông Giáp (và Cụ Hồ) trả lời làm sao với nhân dân về cuộc chiến đánh đuổi Mỹ mà các ông đã chủ trương khi trước, hy sinh bao nhiêu sinh mạng đồng bào VN đây? Bây giờ chính các ông không những xin Mỹ trở lại, mà còn gửi con cháu đi Mỹ học, như vậy có phải là đã không nhìn được xa như hai ông Quỳnh và Chiêu không? Khi xưa mà các ông nhận thức được như vậy thì phước 70 đời cho VN. Người miền Bắc thường hay dẫn chứng những lời trong Tuyên Ngôn Dộc lập của Việt Nam như những lời tâm huyết của HCM để lại, thực tế như ông Giáp tiết lộ trong Wikileaks, ông Hồ chỉ là một anh kép nhái tuồng bản Tuyên ngôn Dộc Lập của Hoa Kỳ. Với những sự kiện nêu trên, thử hỏi ai là lũ thiển cận và gian hùng, không hiểu chữ Dân chủ nghĩa là gì và ai là thành phần văn minh tiến bộ đi trước thời đại?
NDT- Việt kiều Canada
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả NDT. NSGV không chịu trách nhiệm về nội dung bài viết.
Ta có thể phán xét lịch sử, các cá nhân của lịch sử nhưng (sự thật) lịch sử của một dân tộc cũng giống như "số phận" một con người là không thể đảo ngược (có thể nói - nó đã được "lập trình" từ trước).
Việt Minh
Nghĩ gì khi đọc Phạm Tuyên con nhà Văn Học Phạm Quỳnh trong bài "Giá trị sống, Nhạc sĩ Phạm Tuyên, Cây cúc đắng trổ hoa vàng" ?
Khi triều Nguyễn vời ông chủ bút Nam Phong tạp chí - Phạm Quỳnh vào Huế nhậm chức ngự tiền văn phòng, cậu con trai thứ chín là Phạm Tuyên lúc đó mới năm tuổi, theo cha vào cung. Tại đây, tác phẩm âm nhạc đầu tiên của cậu bé đã ra đời, mang tên Sóng sông Hương… Kể từ con sóng đầu tiên đó, Phạm Tuyên đến nay đã có trong tay khoảng 700 ca khúc, góp phần tạo nên diện mạo nền âm nhạc cách mạng Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua.. Nhà thơ Phạm Tiến Duật sinh thời từng viết một câu thơ rất hay về nhạc sĩ Phạm Tuyên,một cậu ấm con quan, được kết nạp Đảng từ năm 20 tuổi, như sau : “Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng/ Trổ hoa vàng dọc suối để ong bay…” đăng trên mạng http://sgtt.vn/Loi-song/152061/Cay-cuc-dang-tro-hoa-vang.html
Ông Tuyên đã thuật lại diễn biến sau khi cha bị tổ chức Việt Minh của HCM giết, như sau : Khi cha bị xử tử do làm việc cho Pháp, tôi mới 15 tuổi. Chị em tôi được bí mật đưa lên tàu hoả ra Hà Nội gặp Cụ Hồ. Cuộc gặp đó vô cùng quan trọng, có thể nói nó đã quyết định niềm tin của gia đình và sự nghiệp của bản thân tôi. Tại cuộc gặp này, Cụ Hồ cho biết đã gặp cha tôi trước đây ở Pháp, chia sẻ nỗi đau mất cha của chúng tôi, và nói: “Cụ Phạm là người của lịch sử, sẽ được lịch sử đánh giá lại sau này". Các cháu cứ vững tâm đi theo cách mang: C'est du Machiavélisme tạm diễn dịch là, một thuyết chủ trương hành động không cần lý tới luân lý. Thực vậy, Cụ Hồ quả là thâm độc, biết là xử tử ông Phạm Quỳnh sẽ gây bất mãn tạo ảnh hưởng không tốt, nên ông đã mở đường sống cho anh em ông Tuyên bằng cách để cho gia nhập vào phong trào cách mạng của ông, không phải là vì nhân đạo mà vì ông cần lập lại chính nghĩa. Sự kiện ông Tuyên gia nhập tổ chức VM của ông gián tiếp công nhận là cha mình có tội và ông Hồ có lý khi xử tử cha. Đây là một hình thức đấu tố bố mẹ, được dùng trong các cuộc cải cách ruộng đất trước đây, mà ông vẫn đổ cho là do lũ dưới làm bậy chứ không phải ý cụ, nhưng đây là một áp dụng ở trình độ tinh vi do chính cụ Hồ thực hiên. Vì sợ ông Tuyên có thể bị quẩn trí, sinh ra tự vẫn, có thể làm hỏng kế hoạch của mình, nên Cụ đã vẽ cho ông một hy vọng hão là, một ngày kia có thể rửa oan cho Bố, để ông tiếp tục sống, nhưng với công lý kiểu CS thì sợ là còn lâu lắm. Về phần ông Tuyên thì là người rất thông minh nên đã nhận ra được là đường sống cho anh em còn lại của ông là phải ngậm đắng để gia nhập đảng CSVN, thành ra có thể nói là do "bản năng sinh tồn" (instinct de survie) của ông đã thúc đẩy ông làm vây. Ngay từ đầu Cụ Hồ đã biết rất rõ là ông Phạm Quỳnh không có tội và đã bị Cụ xử tử vì cụ muốn độc quyền làm cách mạng. Cụ không thể chấp nhận có một ngôi sao khác có thể sáng hơn cụ. Cụ cũng thừa biết là về mặt học thức cũng như tài hoa thì cụ không sánh bằng ông Phạm Quỳnh.
Một nhân vật khác,tài ba không kém ông Phạm Quỳnh và cũng đã từng gập Cụ Hồ khi trước ở Pháp, cũng đã bị Cụ cho tàn sát cả gia đinh vì cùng những lý do nêu trên: Blog của ông Bùi Tín, một cựu Đại Tá CSBV
http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/Tin-vui-cng-ng-gc-Vit--Phap--n-tri-thc-105-tui-con-minh-mn-127956173.html có đăng tin về ông này như sau: Là kỹ sư - nhà báo - nhà hoạt động chính trị Bùi Quang Chiêu, một thời nổi tiếng khắp Việt Nam. Ông là người gốc Huế, quê ở Mỏ Cày (Bến Tre), có quốc tịch Pháp (vì hồi ấy Nam bộ là thuộc địa Pháp). Ông sinh năm 1872, mất năm 1945, thọ 63 tuổi.Tốt nghiệp kỹ sư canh nông ở Pháp, về nước ông Bùi Quang Chiêu xuất bản báo «la Tribune Indochinoise», rồi báo « l’Echo Annamite» và báo tiếng Việt «Đuốc Nhà Nam». Năm 1919 ông lập ra đảng Lập Hiến công khai hoạt động, đòi tự do chính trị, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do đi lại, xuất ngoại… không những cho người dân Nam bộ mà cả cho dân Bắc và Trung kỳ. Mật thám Pháp coi ông là phần tử chính trị nguy hiểm, cần giám sát và kiềm chế. Dưới chính phủ Bình dân ở Pháp, đảng Lập Hiến của ông chiếm đến 10 ghế đại biểu người bản xứ trong Hội đồng Quản hạt Nam kỳ. Ông có lòng yêu nước và tinh thần quốc gia rất sâu sắc. Ông rất quý trọng cụ Phan Bội Châu và từng hợp tác với cụ Phan Chu Trinh. Ông được vua Hàm Nghi bị Pháp đày sang Algeria nhận là con đỡ đầu. Ông từng gặp anh thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau là Hồ Chí Minh) trên chuyến tàu biển sang Pháp, nhưng không tán đồng với đường lối của ông Hồ khi ông Hồ gia nhập đảng Cộng sản Pháp, còn ông gia nhập đảng Cấp tiến (Parti Radical). Ông bị Việt Minh bắt cùng con trai và con gái tại quê Mỏ Cày rồi bị giết một cách rất tàn bạo vào ngày 29-9-1945. Ông Nguyễn Văn Trấn, cán bộ cộng sản hồi ấy, kể lại rằng theo cách nhìn của lãnh đạo đảng CS Đông Dương tất cả các tổ chức yêu nước đều bị coi là phản động, là «Việt gian», là «tay sai thực dân Pháp», như họ đã giết nhà văn hóa Phạm Quỳnh, nhà hoạt động trotskít Phan Văn Hùm. Ông Nguyễn Văn Trấn còn kể là khi một cụ già ở Mỏ Cày yêu cầu cán bộ Việt Minh là chớ có giết những người con ông Bùi Quang Chiêu, nhất là cô con gái út Madeleine lúc ấy 15 tuổi, thì họ trả lời: «Không được, con Việt gian lớn lên cũng thành Việt gian».
Ông Tuyên nhờ đã thực hiện được nhiều chiến công cho chế độ nên đã được để cho sống tiếp, chứ với CS thì loại như ông Tuyên thì chỉ có thể được cho sống qua giai đoạn cần dùng, sau đó sẽ phải bị thủ tiêu để trừ hậu hoạn, ông Tuyên kể lại như sau: Đỗ tú tài, tôi lại muốn học tiếp. Lúc đó bậc đại học chỉ có hai trường pháp lý và y khoa, tự thấy mình không hợp với nghề y, tôi đã theo học luật. Cùng học với tôi có mấy người sau nay đều nổi tiếng như nhà thơ Lê Đạt, nhạc sĩ Đặng Đình Hưng… Một lý do khác, rất sâu kín trong lòng: tôi chọn học luật còn vì muốn có kiến thức để một ngày nào đó tìm lại công lý cho người cha đã mất. Tham gia kháng chiến, Khi Pháp đánh lên Thái Nguyên, trường luật phải giải tán. Tôi bấy giờ 17 — 18 tuổi, tinh thần hăng hái lắm, xung phong vào bộ đội, đi học sĩ quan, trở thành đại đội trưởng trường Thiếu sinh quân Việt Nam, rồi bị thương trong một trận máy bay địch bắn phá… Sau trận đó, hiệu trưởng Lê Chiêu (sau là thiếu tướng quân đội) đề nghị kết nạp tôi vào Đảng, dù vẫn có ý kiến xem lại lý lịch con quan lại. Sau gặp lại ông Chiêu, tôi có hỏi chuyện đó, ông ấy nói ông cũng bị phiền trách, nhưng không ân hận vì “Tuyên là người tốt”!
Cụ Hồ có "pathologie" của một tên "sát nhân bệnh hoạn" (malade mental), những nhà cách mạng nào với tư tưởng tiến bộ, mà vô phúc gập phải hắn trên con Tầu định mạng sang Pháp thì sẽ bị hắn tìm đến để tàn sát cả gia đình. Với ý tưởng độc đoán, Cụ Hồ đã cho giết hại rất nhiều đảng viên của các đảng khác. Để kể lại giai đoạn bi thảm này, trong bài "Cái gì Việt Nam bố cũng rinh về…" đăng trong trang mạng http://tintuchangngay4.wordpress.com/2011/08/28/cai-gi-vi%E1%BB%87t-nam-b%E1%BB%91-cung-rinh-v%E1%BB%81%E2%80%A6/#more-11350 , ông Võ Lăng, cùng với ông Nguyễn Gia Trí là hai Họa Sĩ của thời Tiền chiến lừng danh ở VN, ông cũng là em trai của cụ Võ Văn Hải (xưa là Chánh văn phòng của TT Ngô Đình Diệm), sinh trưởng ở Huế, sau ra Hà Nội học trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, thuật lại như sau:
“Mình chỉ thích vẽ thôi, dạo mới ra Hà Nội thì mình còn trẻ con quá, chẳng biết gì. Nhưng ở Hà Nội lúc bấy giờ, các đàn anh đi trước cùng trường, nào là Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Tường Lân, Nguyễn Gia Trí, Trần Bình Lộc… ai cũng có máu ‘làm cách mạng’ cả… Thời buổi ấy là như vậy. Dù họ lớn tuổi hơn tôi nhiều và đã hoạt động vào tù ra khám vì chống Tây, khi tôi hãy còn đi học. Tôi đi theo họ vì phục họ lắm. Tôi gần nhất lúc bấy giờ là với anh Trí và anh Lộc. Khi anh Lộc bị Việt Minh giết năm 41, tội lắm mới 27 tuổi đầu, tôi ấm ức lắm vì biết anh Lộc là người yêu nước nhưng bị Việt Minh gán tội theo Tây. Năm 43, anh Trí được thả ra khỏi tù của Pháp ở Sơn La, cùng với các anh Nhất Linh, Hoàng Đạo thì năm ấy tôi còn đoạt được giải hội họa Đông Dương. Các anh lớn đều đi theo VN Quốc Dân Đảng và cứ hồi hộp sợ bị Việt Minh thủ tiêu. Thế nên tôi chẳng vào đảng nào cả, và vì gốc Huế nên lúc bấy giờ anh Hải với tôi còn tôn trọng Bảo Hoàng. Đến 45 thì tụi Việt Minh nó càng ngày càng giết người Quốc Dân Đảng quá thể. Anh Trí rủ tôi đi trốn sang Tàu, chẳng hiểu gì tôi cũng đi theo! Thế là hai anh em trèo đèo lội suối lên tận Lạng Sơn, kiếm đường sang Tàu, chủ đích là đi sang Hương Cảng.
Do được nghe Bố tôi, Nguyễn Doãn Vượng ( 1913-2000), đã từng làm chủ nhiệm của nhiều tờ báo thời tiền chiến trong đó có tờ báo Trung Bắc Chủ Nhật, sáng lập bởi văn hào Nguyễn Văn Vĩnh, kể lại về giai đoạn này nên tôi đã biên trong một bài đăng trên mạng http://longnguyen48.blogspot.com/2011/07/mot-vien-xay-dung-au-tien-cho-viet-nam.html, như sau về trường hợp của luật sư Trần văn Tuyên - một lãnh tụ Việt Nam Quốc dân đảng. Năm 1975, lúc CS miền Bắc chiếm miền Nam, trước khi ra đi, luật sư Tuyên đã tuyên bố với đài BBC là: Tôi ra đi là muốn để lịch sử xử tôi, tức là ông không chấp nhận để CS xử vì ông với CSVN không thể đội trời chung. Lý do là vào năm 1945, CSVN kêu gọi các đảng phái liên minh đoàn kết để chống Pháp, mục đích thực là để làm cho đảng viên các đảng khác xuất đầu lộ diện, hầu dễ bề thanh toán họ một cách dễ dàng trong một cuộc hành quyết dã man có thể ví với cái gọi là ' la nuit des longs couteaux' trong đó hai thành phần trong chính thể 'Nazi' Đức quốc xã của Hitler, áo nâu và áo đen, thanh toán lẫn nhau. Ai đã từng sống vào thời đó ở Hà Nội, trong đó có bố mẹ tôi, đều được chứng kiến cảnh đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng bị CS giết xác nằm đầy đường. Vì sự lừa đảo này mà người ta có câu truyền tụng là 'nói dối như Vẹm'. Chữ Vẹm là viết tắt của chữ Việt minh là một chữ 'bidon' tức là rỗng vì không có thứ đảng viên nào khác trong đó ngoài đảng viên CS.
Ông Phạm Tuyên nay đã tám mươi tuổi và băn khoăn lớn nhất của ông hiện nay là giải oan cho Bố, ông viết: Là quỹ thời gian không còn nhiều. Mà tôi lại còn rất nhiều việc chưa làm xong. Gần đây, một nửa thời gian của tôi là tìm tư liệu cho các nhà xuất bản trước tác của cha tôi. Tôi vẫn hằng mong mỏi: sống đến ngày được chứng kiến thân phụ mình được giải toả, dù đã hơn 65 năm rồi, nhưng tôi vẫn tin vào sự công minh của lịch sử… May mắn là, kể từ năm 2000 tới nay, lần lượt các nhà xuất bản uy tín trong nước đã phát hành hàng ngàn trang sách của ông như cuốn: Mười ngày ở Huế (NXB Văn Học — 2001), Mục lục Nam Phong (NXB Thuận Hoá — 2002), Luận giải văn học và triết học (NXB Thông Tin — 2003), Pháp du hành trình nhật ký (NXB Hội Nhà Văn — 2004), Thượng Chi văn tập (NXB Văn Học — 2007), Du ký Việt Nam (NXB Trẻ — 2007)… Tôi không ngạc nhiên khi thấy trong những tác phẩm đó, cha tôi đã đặt những vấn đề lớn lao về số phận dân tộc. Bản chất cha tôi là vậy, luôn đấu tranh cho độc lập dân tộc, ông cũng là người đã đấu tranh cho bằng được việc đưa tiếng Việt vào dạy ở bậc tiểu học khi ông làm thượng thư bộ Học… Không đi theo con đường ký giả như cha mình, nhưng ngòi bút trong tay ông được đánh giá là rất tài hoa trong cả nét nhạc lẫn ca từ… Phải nói là tôi rất cảm ơn tủ sách của cha tôi. Sở dĩ, ca khúc của tôi ngoài phần nhạc, còn có phần lời, là do những kiến thức mà tôi thu nạp được từ những cuốn sách.
Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã viết như sau:
Phạm Tuyên đã có đóng góp rất quan trọng cho nền âm nhạc cách mạng và có ảnh hưởng lớn đến công chúng. Đó là một người yêu nước, suốt đời chỉ có một con đường phục vụ nhân dân, con đường đó rất rõ ràng, nhờ thế đã tạo được những cột mốc trong sự nghiệp âm nhạc cá nhân của ông và của cả nền âm nhạc, và nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng đã viết như sau:
Phạm Tuyên là một đại thụ có rất nhiều cành, nhiều nhánh, mà nhánh nào cũng vạm vỡ và sum suê. Một trong những nhánh tươi non ấy, ông dành hiến dâng cho con trẻ. Và chỉ riêng mảng ca khúc viết cho thiếu nhi cũng đủ để ông là một nhạc sĩ lớn không phải ai cũng có được… Với những đóng góp như vậy, thiết nghĩ, tội gì cũng phải được xóa, nhưng cha con ông Phạm Tuyên Không có tội.
Lúc kết án Cụ Phạm là Việt gian và cho xử tử, Cụ Hồ đã nói với con Cụ Phạm là: “Cụ Phạm là người của lịch sử, sẽ được lịch sử đánh giá lại sau này". Bây giờ đã đến lúc trả lại cho Cụ Hồ câu này với tiết lộ Wikileaks đăng bởi BBC http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/08/110829_general_giap_wikileaks.shtml với tựa đề: Tướng Giáp nói gì với Hoa Kỳ, Cập nhật: 12:02 GMT - thứ hai, 29 tháng 8, 2011, nói có điện tín của Hoa Kỳ viết như sau: "Ông Giáp bày tỏ hy vọng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục trợ giúp Việt Nam để phát triển nguồn nhân lực và trợ giúp về khoa học về công nghệ. "Sự cải thiện quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam là yếu tố quan trọng để đảm bảo hòa bình và ổn định tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nhất là ở Đông Nam Á, và Tướng Giáp cảm ơn Đại sứ đã cố gắng trong lĩnh vực này trong ba năm qua. "...Tướng Giáp nói chính cháu gái ông đã theo học trường ở Virginia, và, trở lại vấn đề người Mỹ gốc Việt, nói đa số họ đều muốn về "quê hương", và chính sách của Việt Nam là ngày càng "cởi mở", cả về chính trị và kinh tế. Tướng Giáp nói trong cuộc gặp rằng Chính phủ Việt Nam chú trọng tới cải thiện giáo dục và khoa học và "nhân tố con người" là quan trọng nhất. Ông nói một trường đại học của Hoa Kỳ nên có cơ sở ở Việt Nam, có thể là theo hình thức đại học liên doanh Việt - Mỹ. Đại sứ Michalak nói với Tướng Giáp chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng muốn một trường của Hoa Kỳ có chi nhánh ở Việt Nam và Hoa Kỳ muốn tăng gấp đôi số sinh viên Việt Nam du học ở Hoa Kỳ. Điện tín kết thúc với câu: "Với bằng tiến sỹ kinh tế và cựu giáo viên trung học, người có con gái và các cháu học ở các trường đại học của Hoa Kỳ, vị Tướng nói rõ rằng ông coi các định chế giáo dục của Hoa Kỳ là quan trọng đối với tương lai của Việt Nam". Vị Đại tướng cũng nhắc với Đại sứ Burghardt rằng mọi người đều biết Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam trích lời lẽ từ Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ.
Để đóng góp vào sự giải oan cho gia đình Nhạc sĩ Phạm Tuyên, tôi cũng xin có ý kiến sau: Đấu tranh giành độc lập có nhiều dạng, nhiều hình thức, vấn đề với ông Hồ là ông tiêu diệt hết những khuynh hướng khác để chiếm độc quyền làm cách mang. Kiểu làm cách mạng của hai ông Phạm Quỳnh và Bùi Quang Chiêu là cách làm của người Trí Thức học cao hiểu rộng, cho nên có thể nhìn xa, biết dùng chính luật pháp của chính quyền bảo hộ và luật pháp quốc tế để tranh đấu, hữu hiệu hơn nhiều mà không cần dùng đến thủ đoạn vô luân, trong khi loại cách mạng của ông HCM làm là một loại "archaic" (cổ lỗ sĩ) của thời thiếu văn minh đưa đất nước bị chìm đắm trong đêm đen "darkness". Câu hỏi phải được đặt ra khi đọc những tiết lộ trên là ông Giáp (và Cụ Hồ) trả lời làm sao với nhân dân về cuộc chiến đánh đuổi Mỹ mà các ông đã chủ trương khi trước, hy sinh bao nhiêu sinh mạng đồng bào VN đây? Bây giờ chính các ông không những xin Mỹ trở lại, mà còn gửi con cháu đi Mỹ học, như vậy có phải là đã không nhìn được xa như hai ông Quỳnh và Chiêu không? Khi xưa mà các ông nhận thức được như vậy thì phước 70 đời cho VN. Người miền Bắc thường hay dẫn chứng những lời trong Tuyên Ngôn Dộc lập của Việt Nam như những lời tâm huyết của HCM để lại, thực tế như ông Giáp tiết lộ trong Wikileaks, ông Hồ chỉ là một anh kép nhái tuồng bản Tuyên ngôn Dộc Lập của Hoa Kỳ. Với những sự kiện nêu trên, thử hỏi ai là lũ thiển cận và gian hùng, không hiểu chữ Dân chủ nghĩa là gì và ai là thành phần văn minh tiến bộ đi trước thời đại?
NDT- Việt kiều Canada
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả NDT. NSGV không chịu trách nhiệm về nội dung bài viết.
Nội dung liên quan:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét