Ông Panetta trên tàu tiếp vận USNS Richard E. Byrd ngoài vịnh Cam Ranh. |
Matxcơva kiềm chế không bình luận về thông tin xuất hiện tàu chiến Mỹ ở Cam Ranh; Là đầu đề bài viết của TNNN, trong đó nói theo Kommersant, khả năng ra vào của tàu chiến Mỹ ở cảng Cam Ranh đã được dự trù trong thỏa thuận ký kết hồi năm ngoái về hợp tác quân sự giữa Hà Nội và Washington.
Bài viết BTQP Mỹ thăm căn cứ quân sự cũ của Nga ở VN nói rằng:
Mỹ đã từ lâu cố gắng thuyết phục VN cho thuê cảng Cam Ranh. VN dường như sẽ xa rời chính sách truyền thống “3 không” của họ trong quan hệ quân sự quốc tế: Không cho phép đóng căn cứ quân sự trên lãnh thổ, không liên minh quân sự và không sử sụng lãnh thổ VN để tấn công nước khác.
Bài: VN đang đến dưới sự kiểm soát của Mỹ viết:
Sợ hãi TQ, Hà Nội sẽ theo đuổi chính sách thân Mỹ một cách cần mẫn như thời CQ Sài Gòn.
Cuộc thăm viếng đến đất nước vẫn còn hình thức là XHCN Việt Nam về ý nghĩa có thể so sánh với cuộc thăm viếng của Nixon đến Trung Quốc Mao-ít tháng 2 năm 1972. Kể từ đó, nửa sau của thập kỷ 70, người Mỹ đã có thể chơi thành công con bài Trung Hoa, và nhanh chóng Trung Quốc trở thành mắt xích quan trọng trong chính sách chống Liên Xô của Mỹ về lâu về dài.
Trong 40 năm qua đã có nhiều thay đổi, nhưng mâu thuẫn Việt-Trung, cái đã làm bùng phát chiến tranh Việt-Trung vào thời kỳ đó, đã không hề biến mất.
Sợ lớn mạnh quân sự của Trung Quốc làm nước VN hiện nay lo sợ. Nếu như trước kia, trong thập kỷ 70, sức mạnh vượt trội của quân đội TQ bị bù lại bởi quân đội VN trang bị hiện đại hơn do những vũ khí mới nhất thời kỳ đó Liên Xô cung cấp, bây giờ, những vũ khí mà quân đội VN trang bị, vẫn ở múc độ cuối thập kỷ 80 trong khi vũ khí TQ đã trải qua thời kỳ dài có những tiến bộ vượt bậc.
Đó là lý do tại sao Hà Nội lại đề nghị Washington dỡ bỏ cấm vận vũ khí Mỹ đối với VN.
Để đổi lấy sự giúp đỡ quân sự của Mỹ, VN đang sẵn sàng quên sự hung bạo của người Mỹ thực hiện chống lại đất nước họ bằng vũ khí hóa học chất độc da cam làm rụng lá cây rừng trong thời kỳ chiến tranh mà họ vừa trải qua chưa lâu. Tuy nhiên, người Mỹ được miễn nợ không chỉ bởi người Đức buộc phải quên thảm sát Dresden, người Nhật buộc phải bỏ qua Hiroshima và Nagasaki.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét