Tỉ lệ tốt nghiệp THPT năm 2012 cao ngất ngưởng, toàn 98 %– 99%. Số địa phương có tỉ lệ tốt nghiệp 100% cũng nhiều như… lá rụng mùa thu. Những con số cao đến khó có thể tin nổi. Nhưng có thể đó hoàn toàn là những tín hiệu mừng đến… nao lòng!
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Tại
tỉnh Thanh Hóa, có tới 110 trường THPT đạt tỉ lệ 100%. Bình quân khối
THPT đạt 99,79%, khối Bổ túc THPT cũng đạt 98,22%. Trường có tỷ lệ thấp
nhất là THPT Lê Lai, huyện Ngọc Lặc đạt 99,08%. Trường thấp nhất khối Bổ
túc là Trung GDTX huyện Quảng Xương cũng đạt 92,59%.
Tại
Đà Nẵng, tỷ lệ tốt nghiệp là 99,53%. Các thành phố như Hà Nội, Hải
Phòng đều có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao hơn năm trước. Trong đó, Hà Nội đạt
98,24% và Hải Phòng đạt gần 100%. Tỉnh Thừa Thiên và TP Huế, tỉ lệ tốt
nghiệp cũng cao nhất từ trước đến nay (99.7%).
Đến
Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi), ngôi trường
từng “đạt” danh hiệu 0% đỗ năm 2007 thì năm nay cũng đạt 100%.
Thoạt
nhìn những con số trên, bất cứ ai cũng… nức lòng. Học sinh Việt Nam ta
giỏi thật. Và ai dám bảo rằng chất lượng giáo dục của ta đang thấp đến
trầm trọng? Ngành giáo dục của ta đang cần một cuộc “cách mạng” toàn
diện và triệt để?
Thế
nhưng chao ôi, cái nguy cơ, cái “hỏng” trầm trọng lại ở chính các con
số này. Ai dám khẳng định đó là con số thực chất hay nó chỉ nói lên cái
không trung thực, là con số của bệnh thành tích hay nói trắng ra, đó là
sự giả dối, những con số giả dối và hậu quả là nhiều, rất nhiều những
tấm bằng giả dối.
Điều
trớ trêu hơn, ngay một ”chợ thi cử” là Trường THPT Dân lập Đồi Ngô (Bắc
Giang), tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cũng chỉ đạt có 78,39% thì không hiểu các
trường trình độ tương đương, có tỉ lệ đỗ tới gần 100%, việc thi cử chắc
phải là… siêu chợ.
Không
riêng gì các trường trung học, theo kết luận mới đây của Thanh tra
Chính phủ, ngay tại Đại học Quốc gia Hà Nội cũng có sự dễ dãi từ khâu
tuyển sinh, đánh giá kết quả học tập và cấp bằng thấp chất lượng đào
tạo, không phải thi đầu vào, thậm chí không làm và bảo vệ luận văn. Tuy
nhiên, GS.TSKH Vũ Minh Giang – Phó giám đốc ĐH QG Hà Nội cho rằng: “Kết
luận của Thanh tra Chính phủ về liên doanh, liên kết đào tạo của ĐH QGHN
như vậy là quy chụp, có nhiều điểm khuất tất”? Sự việc đúng sai chắc
chắn sẽ được làm rõ nhưng dù sao, nó cũng là lời cảnh tỉnh trong bối
cảnh hiện nay.
Trở
lại với những con số “tuyệt vời” trong kỳ thi THPT vừa qua, điều đáng
mừng là Chính phủ vừa phê duyệt Dự án phát triển giáo dục THPT giai đoạn
II trị giá 105 triệu USD. Mừng đấy nhưng kèm với nó, còn có cả một sự
lo ngại.
Mừng
vì trong tình hình rất khó khăn hiện nay, Chính phủ vẫn quyết định vay
một số tiền lớn dành đầu tư cho giáo dục. Còn lo thì nhiều hơn mà lo
nhất là số tiền trên sẽ được sử dụng như thế nào? Những con số chín
chín, một trăm kia có bao nhiêu phần trăm là con số thực? Bao giờ giáo
dục Việt Nam mới cắt con bệnh thành tích?
Và
một câu hỏi đã được chúng tôi đặt ra cách đây ít lâu: Liệu có cần một
kỳ thi tốn của, tốn công của cả một hệ thống giáo dục để kết quả chỉ là
những phần trăm mà dư luận đang đặt câu hỏi về sự trung thực cần có,
phải không các bạn?
Bùi Hoàng Tám
Theo dantri
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét