(Военно-морские силы Вьетнама на современном этапе)
Một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất trong những năm gần đây
là Đông Nam Á. Có thể tự tin khi nói về sự xuất hiện của một điểm địa
chính trị mới trên hành tinh. Điều này được xác định bởi sự tập trung
trong khu vực các tuyến luồng hàng hải huyết mạch, các nguồn tài nguyên
dồi dào, với số dân hơn 600 triệu người và cũng là nơi tiềm ẩn nguy cơ
xung đột cao. Nguy cơ các cuộc xung đột được xác định, một mặt, là sự
hiện diện số lượng lớn các mối hiểm họa phi-chính phủ (chủ nghĩa khủng
bố quốc tế, cướp biển, buôn bán ma túy) và các hiểm họa trong nội bộ
quốc gia (bất ổn chính trị, xung đột sắc tộc và phe phái chưa được giải
quyết), mặt khác, như là 1 cuộc đối đầu giữa giữa một số nước trong khu
vực và ngoài khu vực.
Một yếu tố quan trọng trong chính trị khu vực ở Đông Nam Á là một sự gia tăng đáng kể vai trò của các đại dương. Eo biển Malacca và biển Nam Trung Hoa bảo đảm một mức độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực, nhưng chính nó cũng gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia và quốc tế. Chính các tuyến luồng hàng hải huyết mạch đã xác định vai trò quan trọng của các quốc gia ngoài khu vực là - Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các nước trong khu vực "hướng về phía biển", và chú ý nhiều hơn đến chính sách biển.
Một trong những nước chủ chốt trong khu vực bị tác động nhiều bởi chính sách biển là Việt Nam. Sự thịnh vượng kinh tế và nền an ninh quốc gia của quốc gia với 90 triệu dân, phát triển tiềm năng biển nói chung và Hải quân nói riêng là một trong những vấn đề lớn trong tương lai gần. Hơn nữa, sự phát triển sức mạnh trên biển của Việt Nam đã trở thành một nhân tố quan trọng trong "trò chơi lớn" của 3 quốc gia khổng lồ - Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ.
Một yếu tố quan trọng trong chính trị khu vực ở Đông Nam Á là một sự gia tăng đáng kể vai trò của các đại dương. Eo biển Malacca và biển Nam Trung Hoa bảo đảm một mức độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực, nhưng chính nó cũng gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia và quốc tế. Chính các tuyến luồng hàng hải huyết mạch đã xác định vai trò quan trọng của các quốc gia ngoài khu vực là - Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các nước trong khu vực "hướng về phía biển", và chú ý nhiều hơn đến chính sách biển.
Một trong những nước chủ chốt trong khu vực bị tác động nhiều bởi chính sách biển là Việt Nam. Sự thịnh vượng kinh tế và nền an ninh quốc gia của quốc gia với 90 triệu dân, phát triển tiềm năng biển nói chung và Hải quân nói riêng là một trong những vấn đề lớn trong tương lai gần. Hơn nữa, sự phát triển sức mạnh trên biển của Việt Nam đã trở thành một nhân tố quan trọng trong "trò chơi lớn" của 3 quốc gia khổng lồ - Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ.
Chính sách biển
Thông thường, Việt Nam luôn được xem là nước có sức mạnh hải quân yếu, và không ít lần điểm yếu này ảnh hưởng bất lợi đến an ninh quốc gia của Việt Nam. Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, với vị thế bá chủ không thể tranh cãi trên biển cho phép Mỹ di chuyển quân và tấn công dọc bờ biển miền Bắc Việt Nam. Vào năm 1974, trong một cuộc giao tranh nhỏ giữa các tàu chiến của miền Nam Việt Nam và Trung Quốc, Trung Quốc đã thiết lập được sự kiểm soát trên quần đảo Hoàng Sa.
Trong cuộc chiến tranh Trung-Việt năm 1979 Việt Nam đã chứng minh sự mạnh mẽ của lực lượng vũ trang trên bộ cùng sự yếu ớt của mình trên biển, điều đã được bù đắp lại bởi sự hiện diện của hạm đội lớn của Hải quân Liên Xô. Các tàu chiến Liên Xô đã bảo vệ bờ biển Việt Nam, cung ứng vận tải cho Việt Nam, cũng như chống lại sức ép của hải quân Trung Quốc. Một vai trò thiết yếu của tàu chiến Liên Xô cũng đảm bảo sự không can thiệp vào cuộc chiến của Mỹ, trong ba tháng hỗ trợ đã kềm lại sự hiện diện của hạm đội hàng không mẫu hạm do tàu sân bay Constellation chỉ huy ngoài khơi bờ biển của Việt Nam.
Một kết quả từ cuộc chiến tranh Trung-Việt là việc ký kết giữa Hà Nội và Moscow Hiệp định thành lập điểm hậu cần của Hải quân Liên Xô ở Vịnh Cam Ranh, nơi đã trở thành căn cứ hải quân lớn nhất ở Liên Xô ở nước ngoài. Tuy nhiên, năm 1988 các lực lượng hải quân Liên Xô đã không thể để cung cấp sự hỗ trợ cho Việt Nam trong các cuộc chạm súng thường xuyên của tàu hải quân Việt Nam và tàu hải quân Trung Quốc ở phía Nam bãi đá ngầm Gạc Ma, khi đó Việt Nam đã một lần nữa bị thất trận, cho phép Trung Quốc thiết lập sự kiểm soát của mình trên một phần của quần đảo Trường Sa.
Sau sự sụp đổ của Liên Xô, Việt Nam đã có cái nhìn mới về sự cần thiết phát triển chính sách biển. Một ví dụ minh họa cho Việt Nam là Singapore, đã phát triển từ một mảnh đất nhỏ bé ở cực nam của Malacca, thành một trong những quốc gia hàng đầu thế giới trong GDP bình quân đầu người nhờ sự phát triển của cơ sở hạ tầng cảng và thương mại hàng hải.
Không giống như Singapore, Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia, Việt Nam có một cơ sở hạ tầng cảng biển rất kém phát triển. Ba cảng lớn của Việt Nam - Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng - đều thua kém về doanh thu và chất lượng dịch vụ so với Hồng Kông, Tanjung Pelepasu và Port Klang của Malaysia, Laem Chabang của Thái Lan. Tụt hậu này có một tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, và cản trở sự phát triển trong lĩnh vực khai thác dầu khí và các nguồn tài nguyên khác.
Trong năm 1999, Chính phủ Việt Nam đã công bố một chương trình mười năm để phát triển cơ sở hạ tầng cảng, nhưng thực tế chỉ triển khai thực hiện được một phần. Mặc dù vậy, Việt Nam đã có thể tìm thấy một đồng minh chiến lược trong đối tác truyền thống của mình - Ấn Độ, quốc gia phát triển tích cực trong những năm 90-x dưới học thuyết "tầm nhìn về phương Đông" và tìm cách đạt được một chỗ đứng trong khu vực Đông Nam Á. Vào mùa thu 2011, tập đoàn dầu khí Ấn Độ Videsh và Tập đoàn Dầu khí Petro Việt Nam đã ký kết một thỏa thuận hợp tác ba năm trong lĩnh vực thăm dò mỏ dầu khí trong vùng Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).
Việc tăng cường mối quan hệ giữa Hà Nội và New Delhi đã dẫn đến tình hình căng thẳng hơn trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Tờ báo Tin tức Năng lượng Trung Quốc đã xuất bản một bài viết kêu gọi Ấn Độ và Việt Nam hủy bỏ các hợp đồng dầu khí và đe dọa không cho phép thực hiện chúng.
Mặc dù thực tế là cả hai nước đều theo hệ tư tưởng cộng sản, Trung Quốc vẫn là một mối đe dọa lớn tới an ninh quốc gia của Việt Nam. Sau hơn 30 năm xung đột, căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hà Nội trong vùng biển Nam Trung Hoa (được Việt nam gọi là Biển Đông) lại đang tăng lên. Những tham vọng của Trung Quốc trên phần lớn Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa gây ra sự bất bình ngày càng nhiều hơn tại Việt Nam.
Ấn Độ cảm thấy tự tin hơn trong khu vực Đông Nam Á và sẵn sàng hợp tác với Việt Nam khi chấp nhận mối quan hệ xấu đi với Trung Quốc. Một đối tác khác của Việt Nam đối lập với tham vọng của Trung Quốc trong khu vực là Hoa Kỳ. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, Hà Nội và Washington đã bắt tay vào khắc phục sự thù địch còn sót lại từ chiến tranh Việt Nam. Năm 2000, lần đầu tiên sau chiến tranh, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ viếng thăm Việt Nam. Trong năm 2010 và 2011, Mỹ và Việt Nam đã tiến hành tập trận hải quân, ngay lập tức được giới lãnh đạo quân sự của Trung Quốc gọi là "không thích hợp."
(còn tiếp)
Thông thường, Việt Nam luôn được xem là nước có sức mạnh hải quân yếu, và không ít lần điểm yếu này ảnh hưởng bất lợi đến an ninh quốc gia của Việt Nam. Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, với vị thế bá chủ không thể tranh cãi trên biển cho phép Mỹ di chuyển quân và tấn công dọc bờ biển miền Bắc Việt Nam. Vào năm 1974, trong một cuộc giao tranh nhỏ giữa các tàu chiến của miền Nam Việt Nam và Trung Quốc, Trung Quốc đã thiết lập được sự kiểm soát trên quần đảo Hoàng Sa.
Trong cuộc chiến tranh Trung-Việt năm 1979 Việt Nam đã chứng minh sự mạnh mẽ của lực lượng vũ trang trên bộ cùng sự yếu ớt của mình trên biển, điều đã được bù đắp lại bởi sự hiện diện của hạm đội lớn của Hải quân Liên Xô. Các tàu chiến Liên Xô đã bảo vệ bờ biển Việt Nam, cung ứng vận tải cho Việt Nam, cũng như chống lại sức ép của hải quân Trung Quốc. Một vai trò thiết yếu của tàu chiến Liên Xô cũng đảm bảo sự không can thiệp vào cuộc chiến của Mỹ, trong ba tháng hỗ trợ đã kềm lại sự hiện diện của hạm đội hàng không mẫu hạm do tàu sân bay Constellation chỉ huy ngoài khơi bờ biển của Việt Nam.
Một kết quả từ cuộc chiến tranh Trung-Việt là việc ký kết giữa Hà Nội và Moscow Hiệp định thành lập điểm hậu cần của Hải quân Liên Xô ở Vịnh Cam Ranh, nơi đã trở thành căn cứ hải quân lớn nhất ở Liên Xô ở nước ngoài. Tuy nhiên, năm 1988 các lực lượng hải quân Liên Xô đã không thể để cung cấp sự hỗ trợ cho Việt Nam trong các cuộc chạm súng thường xuyên của tàu hải quân Việt Nam và tàu hải quân Trung Quốc ở phía Nam bãi đá ngầm Gạc Ma, khi đó Việt Nam đã một lần nữa bị thất trận, cho phép Trung Quốc thiết lập sự kiểm soát của mình trên một phần của quần đảo Trường Sa.
Sau sự sụp đổ của Liên Xô, Việt Nam đã có cái nhìn mới về sự cần thiết phát triển chính sách biển. Một ví dụ minh họa cho Việt Nam là Singapore, đã phát triển từ một mảnh đất nhỏ bé ở cực nam của Malacca, thành một trong những quốc gia hàng đầu thế giới trong GDP bình quân đầu người nhờ sự phát triển của cơ sở hạ tầng cảng và thương mại hàng hải.
Không giống như Singapore, Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia, Việt Nam có một cơ sở hạ tầng cảng biển rất kém phát triển. Ba cảng lớn của Việt Nam - Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng - đều thua kém về doanh thu và chất lượng dịch vụ so với Hồng Kông, Tanjung Pelepasu và Port Klang của Malaysia, Laem Chabang của Thái Lan. Tụt hậu này có một tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, và cản trở sự phát triển trong lĩnh vực khai thác dầu khí và các nguồn tài nguyên khác.
Trong năm 1999, Chính phủ Việt Nam đã công bố một chương trình mười năm để phát triển cơ sở hạ tầng cảng, nhưng thực tế chỉ triển khai thực hiện được một phần. Mặc dù vậy, Việt Nam đã có thể tìm thấy một đồng minh chiến lược trong đối tác truyền thống của mình - Ấn Độ, quốc gia phát triển tích cực trong những năm 90-x dưới học thuyết "tầm nhìn về phương Đông" và tìm cách đạt được một chỗ đứng trong khu vực Đông Nam Á. Vào mùa thu 2011, tập đoàn dầu khí Ấn Độ Videsh và Tập đoàn Dầu khí Petro Việt Nam đã ký kết một thỏa thuận hợp tác ba năm trong lĩnh vực thăm dò mỏ dầu khí trong vùng Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).
Việc tăng cường mối quan hệ giữa Hà Nội và New Delhi đã dẫn đến tình hình căng thẳng hơn trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Tờ báo Tin tức Năng lượng Trung Quốc đã xuất bản một bài viết kêu gọi Ấn Độ và Việt Nam hủy bỏ các hợp đồng dầu khí và đe dọa không cho phép thực hiện chúng.
Mặc dù thực tế là cả hai nước đều theo hệ tư tưởng cộng sản, Trung Quốc vẫn là một mối đe dọa lớn tới an ninh quốc gia của Việt Nam. Sau hơn 30 năm xung đột, căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hà Nội trong vùng biển Nam Trung Hoa (được Việt nam gọi là Biển Đông) lại đang tăng lên. Những tham vọng của Trung Quốc trên phần lớn Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa gây ra sự bất bình ngày càng nhiều hơn tại Việt Nam.
Ấn Độ cảm thấy tự tin hơn trong khu vực Đông Nam Á và sẵn sàng hợp tác với Việt Nam khi chấp nhận mối quan hệ xấu đi với Trung Quốc. Một đối tác khác của Việt Nam đối lập với tham vọng của Trung Quốc trong khu vực là Hoa Kỳ. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, Hà Nội và Washington đã bắt tay vào khắc phục sự thù địch còn sót lại từ chiến tranh Việt Nam. Năm 2000, lần đầu tiên sau chiến tranh, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ viếng thăm Việt Nam. Trong năm 2010 và 2011, Mỹ và Việt Nam đã tiến hành tập trận hải quân, ngay lập tức được giới lãnh đạo quân sự của Trung Quốc gọi là "không thích hợp."
(còn tiếp)
Tác giả: Прохор Юрьевич Тебин - аспирант ИМЭМО РАН.
Dịch: Kóc Khơ Me
Theo báo Nga
(Военно-морские силы Вьетнама на современном этапе)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét