Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018

Có thể bỏ yêu cầu đặt máy chủ tại VN

· 
Các chuyên gia bàn về việc có cần phải đặt máy chủ tại VN không
Trong buổi tọa đàm về an ninh mạng chiều nay, Mr. Nguyễn Sĩ Dũng- nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội báo tin: Yêu cầu bắt buộc đặt máy chủ ỏ Việt Nam trong dự luật AN mạng có thể sẽ bỏ vì BTV QH đã lắng nghe ý kiến phản hồi. Vả lại, Hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia cũng không bắt buộc phải đặt máy chủ ở nước sở tại. Luật AN mạng phải cân đối giữa mục tiêu AN và các mục tiêu khác nên cần tham vấn các ngành nghề khác liên quan đến không gian số. Học kinh nghiệm từ các nước đã có Luật an ninh mạng, đã phải trả giá rồi và đã có được sự thịnh vượng, tốt hơn là chúng ta tự trả giá.
Theo ông Dũng, việc lạm dụng không gian mạng để gửi tin rác, bới móc đời tư … là vấn đề lớn. Cách Việt Nam xử lý hiện nay là áp đặt cho các nhà mạng trong nước, nhưng với FB, Google thì không thể. Tuy nhiên, nếu những yêu cầu của VN nằm trong chuẩn mực chung sẽ được chấp nhận. Không gian mạng không có biên giới quốc gia nên không nhất thiết phải có máy chủ ở Việt Nam. Áp đặt công nghệ cho DN sẽ khiến chi phí của họ phát sinh thì họ sẽ bỏ đi, hoặc hạn chế. Trung Quốc có thể không cần nhưng Việt Nam thì lại rất cần để phát triển kinh tế.
Mr. Dũng cũng cho rằng, nếu do trình độ quản lý không theo kịp mà có tư tưởng “không quản được thì cấm”, tức là đã loại bỏ cơ hội phát triển rất lớn của xã hội. Tại Việt Nam hiện nay, sự riêng tư của mỗi cá nhân chưa được quan tâm, nên sự vi phạm càng trở nên rõ rệt. Ví dụ nóng hôi hổi là vụ tung các tin nhắn giả mạo của anh Hưng và em Trang ở Thanh Hóa.

Ông Thomas Dougherty -chuyên gia về các vấn đề tội phạm mạng của Mỹ cho biết kinh nghiệm xây dựng AN mạng ở Mỹ: Điều đầu tiên là phải bảo vệ được quyền riêng tư của mọi người mà vẫn đảm bảomôi trường intrernet để các DN tự do phát triển. Dĩ nhiên phải có khung về hình sự để xử lý nghiêm các vi phạm mạng. 
"Chính phủ Mỹ luôn muốn giảm thiểu gánh nặng lên các DN Mỹ. Không có luật bắt buộc DN phải lưu giữ bằng chứng, trừ những vụ hình sự thì yêu cầu phải bảo vệ bằng chứng số. 
Mr. Thomas Dougherty gợi ý VN nên tham gia Công ước Budapes về tội phạm mạng để học cách xây dựng khung pháp lý, phòng chống tội phạm mạng.
“Ở VN nên có cách tiếp cận cởi mở, chứ không phải tạo ra nhiều rào cản. Kinh nghiệm ở Mỹ là mở ra và yêu cầu ngăn ngừa chỉ ở mức tối thiểu. Chính phủ chỉ hành động ngăn ngừa khi có sự cố xảy ra." -Thomas cho biết.
Vụ Apple không mở khóa chiếc Iphone chứa thông tin về khủng bố được trao đổi để làm rõ hơn về mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia và lợi ích DN.
Mr. Thomas cho biết những thông tin thú vị: Thực ra lâu nay Apple vẫn hợp tác vơi chính phủ Mỹ. Chỉ vài năm gần đây, Apple mới thay đổi, khi có những thay đổi với khách hàng.

Ở tòa sơ thẩm Chính phủ Mỹ thua Apple nên phải đưa lên tòa cấp cao hơn nhưng trong khi chưa có quyết định của tòa, Chính phủ đã tự Unclock được cái Iphone đó nên đã rút lại đơn, vì không cần Apple hỗ trợ. Dự đoán, nếu theo đuổi vụ kiện thì sẽ lên tòa tối cao.

Điều ngạc nhiên là thay vì tức giận do bị Apple "khó dễ" thì ông Thomas Dougherty lại nói rằng: Chúng tôi phải cám ơn Apple vì nhờ họ thách thức mà chúng tôi đã nghiên cứu, phát triển để có công nghệ mới và xử lý được chiếc Iphone đó. 

Ông Thomas cho biết, càng ngày các thẩm phán ở Mỹ càng khó khăn với Chính phủ, như không thể dễ dàng mà lấy được một email trong các tài khoản nào đó.
Hằng Thanh 

Không có nhận xét nào: