chân dung bà Nguyễn Thị Hiền
|
Vợ tớ đấy.
Nguyễn Thị Hiền, thành viên Ban nghiên cứu của ông Khải. Hình như chàng hoạ sĩ
nổi tiếng yêu vợ muốn khoe vợ với gã bèn vọng lên gác thượng : Vợ ơi!
Vài đẫn sau một
người đàn bà ăn mặc tuềnh toàng, dáng vẻ nhà quê xuất hiện. Gã để ý, nụ cười
chân chất, ánh mắt tinh anh.
Chị đang trồng
rau ạ? Gã hỏi thay lời chào.
Ngắm rau
thôi.
Thế rồi chuyện.
Gã hỏi câu
duy nhất, vì sao ông Dũng vừa lên thủ tướng đã giải thể Ban nghiên cứu gồm các
chuyên gia kinh tế, xã hội hàng đầu đất nước mà ông Khải bao năm tin dùng?
Bà tiến sĩ
kinh tế Nguyễn Thị Hiền thong thả kể:
Mỗi lần ông
Khải tới gặp Ban nghiên cứu câu đầu tiên là: Chào hai nữ tướng! Hai nữ tướng mà
ông Khải hay đùa gọi là chị Phạm Chi Lan và tôi. Ông Khải đâu ngờ rằng chỉ ngay
sau khi ông từ chức thì hai nữ tướng ấy cùng các tên tuổi như Trần Việt Phương,
Trần Xuân Giá, Trần Đức Nguyên...bị ông Dũng xua đuổi như thế nào đến nỗi nhiều
người trong đó có tôi không kịp thu xếp hồ sơ, tài liệu nghiên cứu của mình.
Vì sao? Vì
sao ư?
Câu trả lời rất
đơn giản. Không phải do hai ông vốn không ưa nhau mà cái chính Ban nghiên cứu của
chúng tôi là lực cản ngăn chặn rất nhiều thông tư, nghị định của các bộ và của
văn phòng phó thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng vì thấy bất lợi với đổi mới
kinh tế.
Luật Doanh
nghiệp đã vô cùng khó khăn mới được ra đời. Lúc đầu trong Luật có nhiều điều
khoản chỉ có lợi cho cơ quan quản lý mà bất lợi cho doanh nghiệp. Chúng tôi được
sự ủng hộ của ông Khải đã quyết liệt đấu tranh. Các ông Trần Việt Phương, Trần
Xuân Giá, Trần Đức Nguyên, Lê Đăng Doanh ... và chị Phạm Chi Lan đã kiên trì đến
từng bộ để thuyết phục hoặc kiên quyết đấu tranh với họ làm sao có những điều
khoản thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.
Nói thẳng ra
là chúng tôi bị nhiều ban ngành không ưa vì cho là cản mũi kì đà.
Gã hỏi một
câu phụ.
Thế khi thấy
quyết định của thủ tướng Dũng giải tán Ban nghiên cứu này, phó thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc có thái độ ra sao?
Tiến sĩ Nguyễn
Thị Hiền kể:
Ông Trần Xuân
Giá và các ông khác có gặp ông Phúc để kiến nghị không nên giải tán Ban nghiên
cứu vì tính phản biện cần thiết của nó trong điều hành của chính phủ, ông Phúc
đã lắc đầu và nói, không thể thay đổi được gì đâu. Ông Phúc nói vậy vì hiểu ông
Dũng đã quyết tâm giải thể cái Ban này rồi.
Tiến sĩ Hiền
trước khi lên gác thượng tiếp tục việc ... ngắm rau của mình để trả lại cho gã
và ông chồng của bà câu chuyện sắc màu hội hoạ đã kết một câu:
Vấn đề không
phải lập ra ban tư vấn gồm những ai, mà vấn đề là ông thủ tướng có chịu lắng
nghe lời phản biện, lời tư vấn vì lợi ích của quốc gia hay không.
Lưu Trọng Văn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét