Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

Toàn cảnh siêu bão Trump đang quần xéo Trung Quốc



Trong top 10 hải cảng lớn nhất thế giới, có tới 7 hải càng của Trung Cộng đang đi xuống thậm tệ bởi đòn trừng phạt từ Mỹ. Đã từ lâu Mỹ và EU đã không phải là nơi sản xuất chính của thế giới. Dựa vào nhân công giá rẻ và hy sinh môi trường, Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất số 1. Mặc dầu có may mắn như vậy, nhưng khi có tiền, Trung Quốc thực hiện mộng bá chủ thế giới của mình. Điều này đã khiến Mỹ quyết định ra tay chống lại.
Mười hải càng lớn nhất thế giới, (đơn vị triệu container).

7 hải cảng lớn của Trung Cộng đang chờ chết:
Thượng Hải
Thanh Đảo (Qing dao)
Thiên Tân
Hồng Kông
Quảng Châu
Thẩm Quyến (Senzhen)
Ninh Ba (Ningbo)

Bị ngấm đòn thương mại, các hải cảng Trung Cộng đang có nguy cơ đóng cửa và phá sản trong thời gian tới.
Từ Trung Quốc, chuyên gia Xu Yumiao cho rằng Trung Quốc nên học theo châu Âu, Nhật Bản để đối thoại trực tiếp với Tổng thống Mỹ Donald Trump và chấp nhận từ bỏ niềm kiêu hãnh để chiến tranh thương mại kết thúc trong êm đẹp. Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), nội bộ Trung Quốc đang có những mâu thuẫn trong bối cảnh Bắc Kinh bị cuốn vào vòng xoáy chiến tranh thương mại với Washington.
Dường như chiến thuật cứng rắn đã không đem lại tác dụng, và đó là lý do Bắc Kinh cần phải thay đổi, theo chuyên gia Trung Quốc Xu Yimiao.
Đối đầu thương mại trực tiếp với Mỹ không phải là con đường để Trung Quốc giành chiến thắng, ông Xu nhận định. Đó là bởi Mỹ những năm qua bị thâm hụt thương mại Mỹ-Trung đến mức kỷ lục, nên Washington hoàn toàn có thể áp thuế với 500 tỷ USD hàng hóa nhập vào Mỹ. Ngược lại số hàng hóa Mỹ để Trung Quốc có thể áp thuế nhỏ hơn nhiều.

Chiến lược liên minh với châu Âu hay các quốc gia khác để cô lập Mỹ cũng không có tác dụng, ông Xu nói. Cuối tháng trước, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker có chuyến thăm đến Washington.
Mỹ và EU sau đó đạt được thỏa thuận thương mại về việc EU mua thêm hàng hóa Mỹ và Mỹ ngừng kế hoạch tăng thuế nhằm vào châu Âu. Như vậy, châu Âu hoàn toàn không có lý do để ngả về Trung Quốc, đối đầu thương mại với Mỹ, ông Xu nhận định.
Các nhà quan sát Trung Quốc ngay lập tức cảm thấy lo ngại bởi hiện tại chỉ còn duy nhất Trung Quốc đối đầu với Mỹ trong cuộc chiến thương mại. Tháng trước, EU và Nhật Bản đánh dấu bước tiến với chính quyền Trump.

Mexico cũng tự tin sẽ sớm hoàn tất thỏa thuận với Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump còn nhắc đến khả năng gặp người đồng cấp Iran Hassan Rouhani. Như vậy, Trung Quốc là quốc gia duy nhất không đạt được bước tiến nào với Mỹ.
Trên khắp châu Âu, từ Berlin cho đến London đều đang siết chặt đầu tư từ Trung Quốc với lý do an ninh quốc gia. Đây được coi là động thái nối tiếp luật quốc phòng NDAA mới được quốc hội Mỹ thông qua hồi đầu tháng này.
Chính điều này đã khiến nội bộ Trung Quốc tranh cãi nảy lửa về việc tiếp tục đối đầu hay hòa hoãn với Mỹ. Những người chủ trương hòa hoãn cho rằng, Trung Quốc thành công như ngày nay chính là bởi chính sách kinh tế toàn cầu mà Mỹ và các đồng minh lập nên...
Theo ông Xu, việc Bắc Kinh leo thang căng thẳng với Washington trong thời gian qua là vì Trung Quốc đã đánh giá quá thấp Mỹ. Cho đến bây giờ, giới tinh hoa ở Bắc Kinh dường như đã hiểu rõ tình hình trở nên nghiêm trọng ra sao, và bắt đầu có những đề xuất thay đổi

 Toàn cảnh siêu bão Trump đang quần xéo Trung Quốc
Lúc này, Trung Quốc đang chao đao trước cơn bão mang tên Donald Trump.

*Cội nguồn cơn bão:
Donald Trump độc, lạ, nhưng cũng học kế sách của Ronald Reagan, trước đó. Reagan đắc cử TT (1/1981), với khẩu hiệu: “Làm cho nước Mỹ mạnh trở lại”. Mới đây, Donald Trump đắc cử (1/2017), cũng với khẩu hiệu: “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”.
Để đạt mục đích, cả hai cùng mưu lược: một tay nâng nước Mỹ, một tay dìm đối thủ (gây nguy hại nhất cho nước Mỹ). Đối thủ của Mỹ thời Reagan là Liên Xô, còn đối thủ của Mỹ thời Trump là Trung quốc (TQ).

Khởi sự cuộc chiến của Reagan, là khi ông đứng tại bức tường Berlin (12/6/1987) kêu gọi: “Tổng Bí thư Gorbachev, nếu ông muốn mưu cầu hoà bình, thịnh vượng, cho Liên Xô và Đông Âu…hãy đến cổng thành này, hãy mở cánh cổng này. Gorbachev, hãy phá đổ bức tường này!”. Và sau đó, bằng những diệu kế, 2 năm sau (1989) là các nước Đông Âu và 3 năm sau (1991) là Liên Xô sụp đổ, tan rã…
Lúc bấy giờ, trong nước Mỹ, lạm phát từ thời Jimmy Cater bình quân 12,5%, đã giảm xuống còn 4,4%, thất nghiệp dao động 7,5%…nước Mỹ đã mạnh trở lại, Reagan vững vàng 2 nhiệm kỳ TT.
Còn hiện tại, để huỷ diệt đối thủ, ngày 25/9/2018, đứng trước Đại hội đồng liên hợp quốc (kỳ họp 73), Donald Trump lên án CNXH, thực chất là cáo trạng TQ, rằng: “Gần như nơi nào mà CNXH hay CNCS được thử nghiệm, chúng cũng gây ra đau khổ, tham nhũng và mục nát”. Và kêu gọi: “Tất cả các quốc gia trên thế giới, cần chống lại CNXH”. Donald Trump lấy cớ ý thức hệ để tuyên chiến với TQ.

Trước đó, Trump đã “thập diện mai phục” (như tên một bộ phim của TQ, công chiếu năm ngoái), với những khởi động, mà nhiều người ngắn nhìn, cạn nghĩ, cho là rồ dại… Đến giữa năm nay, khi cổ máy quốc nội đã tạm êm bánh xích, Trump bắt đầu trút bão, vùi dập đối thủ.

*Cơn bão “thập diện”:
Về kinh tế: Trump kết tội TQ là:”Nền kinh tế phi thị trường”, “Làm biến dạng thị trường”. Không thể tương tác với nền KT Hoa Kỳ và hoà hợp với KT thế giới…
Trump mở màn tấn công, bằng việc đánh thuế 25% lên 50 tỉ, rồi 10% lên 200 tỉ đô la (13/9) và bây giờ là 567 tỉ, hàng hoá vào Mỹ. Đồng thời, khoá chặt cửa vào bắc Mỹ của TQ, với việc huỷ bỏ hiệp định NAFTA (1994) đã ký với Canda và Mexico, thay bằng hiệp định mới USMCA (1/10) với nội dung tiên quyết: cấm các nước giao thương với “nền KT phi thị trường” TQ.
Cùng lúc, Mỹ xúc tiến thành lập liên minh chống TQ, bao gồm các nước có nền KT mạnh như EU, Nhật, Úc, Canada, Ấn Độ…Và tiến tới có thể cấm vận TQ, như đã cấm vận Triều Tiên…
Xoáy lốc hơn, Mỹ chặn mạch máu dầu của TQ. Hàng năm, TQ nhập khẩu 70% xăng dầu, cho nền KT. Hiện tại, Mỹ đã ngưng cung cấp 1/5 trong số đó. Và đang bao vây, cấm vận Venezuela, Iran, hai dòng dầu chính chảy về TQ. Trump cũng lộ ý đồ tháo dỡ tổ chức OPEC, để ngăn chặn từ nguồn.
Một cơn lốc gió độc nữa, sớm muộn sẽ quần đảo TQ: Trump đang mưu tính đẩy TQ ra khỏi WTO- gạt bỏ ra khỏi cuộc làm ăn toàn cầu, cách ly với thế giới văn minh…

Về chính trị: Trump chỉ trích CNXH (thực chất là chỉa vào TQ): tàn bạo, tham nhũng, mục nát, đem lại bần cùng, khổ nạn cho người dân. Mục đích của Trump là cô lập TQ trước cộng đồng quốc tế, đẩy khỏi sân chơi toàn cầu.
Mặt khác, Trump vỗ mặt TQ với việc doạ đuổi như bầy gà, hơn một triệu người TQ, ra khỏi nước Mỹ (bao gồm 7.000 quan chức chui lũi tại Mỹ, 1,180 triệu người liên quan và 330.000 SV), kể cả đóng băng tài sản, tài khoản.
Độc hiểm hơn, Trump đang tính cuộc cờ: xoá sổ Liên hợp quốc, để tạo lập một LHQ mới, lấy cớ đẩy TQ ra khỏi HĐBA (gồm có Mỹ, Anh, Pháp, Nga, TQ), để không có cơ hội cản trở Mỹ, trong các cuộc bỏ phiếu.
Thâm sâu hơn nữa, Mỹ đang tạo tiến trình cho Đài Loan tuyên bố độc lập, để các khu tự trị Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng ùa theo…

Về quân sự: Mỹ đã trừng phạt TQ việc mua vũ khí Nga (tiêm kích và tên lửa), với lý do vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ, nhằm hạn chế tiềm lực của TQ.
Tiếp đến (30/9), Mỹ điều tàu khu trục USS Decatur, tuần tra khu vực đảo Ga Ven, Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa… Cùng lúc, thoả thuận bán cho Đài Loan 1,3 tỉ đô la vũ khí và tuyên bố tháng 11, sẽ tập trận “cấp toàn cầu” ở eo biển Đài Loan và biển Đông, giỡn mặt TQ.
Giật cấp hơn nữa, Thượng viện Mỹ thông qua Đạo luật NDAA (Đạo luật uỷ quyền Quốc phòng), trị giá 716 tỉ đô la, dùng để:
– Ngăn chặn hoạt động xâm chiếm đất đai, biển đảo của TQ trong vùng biển Đông Nam Á (cắt đứt đường lưỡi bò).
– Các hoạt động gián điệp của TQ chống Hoa Kỳ và thế giới.
– Các kế hoạch của TQ làm suy yếu Hoa Kỳ…
* Bão mười phương, tám hướng, đang quần xéo TQ, ngày càng giật cấp, khó lường. Hậu quả, bước đầu, đã rõ: tỉ giá đồng nhân dân tệ sụt 8%, chỉ số chứng khoán giảm 21% so với năm ngoái và liên tục đỏ sàn, tuột dốc từng ngày…
Giới não trí TQ, đã bừng tỉnh, ngộ ra: không phải Trump đánh thuế, gây chiến thương trường, mà Trump đang quần xéo TQ từ mọi phía, với ý đồ huỷ diệt… Binh pháp Tôn Tử và ngài “Hoàng đế trọn đời” họ Tập, chắc cũng khó giúp TQ, vượt thoát qua cơn bão độc Donald Trump!

Thế trận căng như dây đàn, Bố già Trump phái “Clemenza” Pompeo tới Bắc Kinh “nói chuyện phải quấy” trước khi nổ súng

 Một lần nữa tôi lại mượn “The Godfather” để bình luận về chuyến ngoại giao của ông Pompeo đến Bắc Kinh vào ngày hôm qua mùng 8 tháng 10. Vụ này phải dùng “The Godfather” thì mới nói hết tinh thần của câu chuyện.

 Trong The Godfather, mỗi khi cần giải quyết một vấn đề khúc mắc, bao giờ ông trùm Corleone cũng cho người đến “nói chuyện phải quấy” với đối thủ trước đã. Nếu dàn hòa không xong thì ông trùm mới phát động chiến tranh. Bởi vì mặc dầu sử dụng sức mạnh súng đạn nhưng ông trùm bao giờ cũng ưu tiên cho các giải pháp hòa bình trước, vì ông trùm biết cái giá kinh hoàng của máu xương. Phải bất đắc dĩ lắm mới đổ máu. Tuy nhiên sau cuộc “nói chuyện phải quấy” mà đối thủ vẫn khăng khăng không chịu hòa giải thì ông trùm sẽ không ngần ngại đổ máu. Ông trùm sẽ cho trải thảm để bắt đầu một cuộc huyết chiến thảm khốc kinh hoàng.

Đó là chuyện trong tiểu thuyết của The Godfather..
Nhưng trong đời thật, thật thú vị khi Bố Già Trump hành xử có nét hao hao trùm Corleone trong nhiều chuyện mà vụ phái ông Pompeo đến Bắc Kinh ngày hôm qua là một thí dụ.

Trước đó Bố Già Trump đã cho “consigliere” của mình là phó tổng thống Pence hạch tội đối thủ bằng những lời lẽ đanh thép. Tuy nhiên cũng như Corleone, bản hạch tội dù đanh thép nhưng những dòng cuối vẫn là tinh thần không muốn đổ máu khi chưa cần: “Hôm nay, nước Mỹ đang vươn tay ra với Trung Quốc; chúng tôi hy vọng Bắc Kinh sẽ sớm vươn tay lại – bằng hành động chứ không phải lời nói, và với sự tôn trọng mới đối với nước Mỹ”.

Thế trận căng như dây đàn, Bố già Trump phái “Clemenza” Pompeo tới Bắc Kinh “nói chuyện phải quấy” trước khi nổ súng
Đó là lý do mà Pompeo đến Bắc Kinh gặp ngoại trưởng Trung quốc.
Vấn đề là, liệu có thể tránh một cuộc đổ máu hay không. Bởi vì khi Corleone đã đưa ra điều kiện, thì phải là người biết mình biết ta lắm mới có thể có cuộc hòa giải... Vì điều kiện đưa ra của Corleone thường là rất ngặt nghèo. Hôm qua tôi có đọc một bài viết của một tiến sĩ tài chính ngân hàng phát biểu trong một cuộc hội thảo về chiến tranh Trung – Mỹ mới tổ chức gần đây, cho rằng vấn đề hòa giải là các mức thuế suất này kia. Không, không phải là chuyện đó. Chuyện đó thì quá đơn giản và nếu như thế thì không cần đến Bố Già Trump ra tay. Vấn đề Bố Già Trump muốn phải là vấn đề “đụng nóc” mà toàn bộ giới lãnh đạo Trung quốc phải vật vã để quyết định.
Cho nên tôi nghĩ chuyến đi của Pompeo lần này chắc khó thành. Cũng có nghĩa là sau chuyến đi này của “Clemenza” Pompeo, Bố Già Trump có thể phải chuẩn bị “trải thảm” cho cuộc chiến toàn diện, toàn lực đầy khốc liệt.
(Trần Đình Thu tổng hợp)

Không có nhận xét nào: