Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

Lê Kiên Thành!


Trang Thu Nguyễn : Có những cái tus hay như 1 bài báo và có nội dung thông tin thú vị hơn 1 bài báo - Đây là 1 cái tus như vậy nhé cô gái họ Tô kiếm tiền nuôi mèo nhưng luôn đc nghĩ là gái rượu của ông Tô Huy Rứa  

***

Tô Lan Hương:
Cứ mỗi khi mình viết một bài nào đó liên quan đến Lê Kiên Thành, thì ngoài những lời khen - ( rất nhiều lời khen), sẽ luôn có ai đó inbox mình, để chê bai ông ấy, hoặc đặt dấu hỏi về việc mình có nhận tiền để làm truyền thông cho gia đình Lê Duẩn không? Hôm qua cũng thế! 
Mình cười! 


Trước đây, bây giờ và mãi mãi về sau, mình luôn khẳng định một điều: Lê Kiên Thành là người đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của mình về nghề nghiệp, về việc mình sẽ làm báo theo cách nào, là người đã truyền cảm hứng cho mình trong việc phấn đấu làm báo tử tế.

6 năm trước, khi cả nước sôi nổi bàn tán về Nghị quyết Trung ương 4, mình gọi điện cho Lê Kiên Thành qua lời giới thiệu của chị Lương Bích Ngọc
Trước buổi gặp Lê Kiên Thành, mình là một phóng viên chuyên viết báo thị trường (thứ mà các bạn vẫn hay gọi là báo lá cải) để kiếm tiền và sự thực là mình kiếm được rất nhiều tiền, cũng rất say mê với nó. 

Lê Kiên Thành là nhân vật đầu tiên mà mình xin gặp để thực hiện một bài trò chuyện với nhân vật. Lý do là vì sếp mình làm một chuyên mục Đối thoại VIP ở một tờ báo mới, và bảo: “này Tô Lan Hương, có muốn thử không?”. Mình gật đầu. 

Rồi mình chọn Lê Kiên Thành và chọn chính đề tài nói về Nghị quyết Trung ương 4, về sự tha hoá của Đảng viên, về sự tồn vong của Đảng. 
Qua điện thoại, Lê Kiên Thành nhận lời. Nhưng khi mình đến nhà chú ở Phú Gia - Phú Mỹ Hưng, thì chú từ chối khi nghe mình nói tên tờ báo mình sẽ đăng bài - một tờ báo rất nhỏ và ko liên quan gì đến đề tài sẽ nói tới.

Nhưng mình đã xin ông ấy cho mình một cơ hội. Sau này ông ấy nói với mình: “hôm đó chú nhận lời vì nhìn cháu như sắp khóc. Chú không nỡ”. 
Sự thực thì mình suýt khóc thật, vì mình đã hứa với sếp mình là mình sẽ làm được bài trò chuyện đó, nên sếp mình đã tự tin đăng quảng cáo cho số báo sắp tới.


Dù nhận lời, nhưng khi ấy Lê Kiên Thành nói rằng: Chúng ta hãy cứ trò chuyện, để xem có ra được gì không, đăng hay không sẽ tuỳ vào chuyện đó, vì chú không thích những gì nhạt nhẽo. 
Buổi trò chuyện đã kéo dài 4 tiếng đồng hồ, từ 8g sáng đến hơn 12g trưa.


Mình về, đăng hai kì trên báo, ngay trước khi Hội nghị Trung ương 6 diễn ra vài ngày. Đến lúc cầm tờ báo trên tay mới dám tin bài báo ấy được đăng và người ta dám đăng nó. Kể cả Lê Kiên Thành cũng bất ngờ bởi điều đó. 


Bài báo ấy được Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương gọi xuống toà soạn lấy 100 tờ để mang lên Hội nghị. Được bác Lê Khả Phiêu, bác Đỗ Mười, và ông Phạm Quang Nghị khen, rất nhiều người khác cũng khen.
Chú Thành nói với ông Nghị: người thực hiện bài báo đó là một cô bé 24t.


Năm đó, mình nghĩ bài báo thành công vì mình đã thực sự bị cuốn vào câu chuyện đó, thực sự bị thuyết phục bởi những gì ông ấy nói. Chứ lúc đó mình non nớt. Mình ko có kinh nghiệm làm trò chuyện. Mình ko có hiểu biêys về chính trị. Chẳng hiểu lý do gì lại chọn đề tài đó! 

FB Tô Lan Hương (ảnh: Tô Lan Hương)


Đó là sự bắt đầu cho những thay đổi trong lựa chọn của mình: thay vì trở thành một nhà báo chỉ viết báo kiếm tiền, mình muốn tạo ra những bài báo nhiều cảm xúc, nhiều dấu ấn. (Dĩ nhiên giấc mơ là thế, chứ thực tế thì 6 năm qua, không phải lúc nào mình cũng làm được việc đó).

Nửa năm sau, mình xin nghỉ việc, từ bỏ công việc với thu nhập gần 100tr mỗi tháng và bắt đầu lại từ đầu, với vị trí phóng viên thử việc ở một toà soạn khác, với mức lương vài triệu đồng.


Nhiều người chửi mình điên và ngu.


Nhưng trong sâu thẳm, kể cả những lúc khó khăn nhất về tiền bạc, mình chưa bao giờ ân hận về quyết định đó, và chưa bao giờ có ý định quay đầu lại! 
Sau buổi trò chuyện đầu tiên đó, mình đã thực hiện khá nhiều cuộc phỏng vấn với Lê Kiên Thành. Dĩ nhiên, mình cũng trò chuyện với nhiều người khác. Nhưng mọi người thì quá để ý đến Lê Kiên Thành, nên gọi mình là phóng viên “chỉ phỏng vấn Lê Kiên Thành”.


Mình thì biết một điều rằng, mọi lần trò chuyện với Lê Kiên Thành, mình đều cảm thấy đó là những cuộc trò chuyện xứng đáng. Và mọi bài báo mà mình làm với ông ấy đều để lại một dấu ấn nào đó trong lòng người đọc. Nên bất kể những người khác có nói thế nào, mình vẫn tự hào về những bài viết đó.
Có một điều này mình chưa bao giờ kể, nhưng mình nghĩ rằng, ở vị trí một người làm báo đi phỏng vấn nhân vật, mình đã nhiều lần bị xúc động bởi sự tha thiết và những trăn trở mà mình cảm nhận được từ Lê Kiên Thành.


Có những buổi trò chuyện về Đảng, về đất nước, mình đã sững người lại khi thấy ông ấy rơm rớm nước mắt. Đó là những chuyện mình ko bao giờ quên. Và nó luôn cho mình một niềm tin mạnh mẽ về sự chân thành và tử tế của ông ấy.


Chú Lê Kiên Thành đối với mình mà nói không chỉ là một nhân vật bình thường mà còn như một người chú trong gia đình. Đó là người đàn ông ấm áp, tử tế, dịu dàng, rất đỗi hiền lành và vô cùng khiêm nhường, vô cùng hoà nhã với những người xung quanh. Người ta hay gọi Lê Kiên Thành là Thái tử Đảng. Ông ấy cũng là một doanh nhân thành đạt. Nhưng chưa bao giờ mình thấy ông ấy trịch thượng với bất cứ ai, trong đó có mình - một đứa pv trẻ măng, làm cho một tờ báo nhỏ, hoàn toàn chẳng có tên tuổi gì! Mình đã luôn được đối xử ân cần, tử tế và chia sẻ. 


Mấy năm qua, cuộc đời mình có rất nhiều biến cố. Có những khoảng thời gian mình mất kiểm soát, mất định hướng và không còn khả năng cư xử cho chuẩn mực. Mình cư xử thất lễ và thiếu chuyên nghiệp với rất nhiều người, trong đó có cả Lê Kiên Thành. Rất nhiều lần, chú ấy gọi điện và mình ko nghe máy, cũng ko trả lời tin nhắn. Rất nhiều công việc mà mình hứa sẽ làm, nhưng mình đã không làm. Nhưng chú ấy chưa bao giờ trách móc mình một câu nào. Lúc nào cũng động viên, lúc nào cũng bỏ qua và tha thứ.
Cách đây không lâu, chú Thành nhắn tin cho mình. Chú bảo: “Chú luôn nhớ hình ảnh của cháu ngày đầu tiên mà chú cháu mình gặp nhau, nhớ đôi mắt gần như sắp khóc của cháu. Không bao giờ chú trách cháu. Chỉ luôn cầu mong cháu sẽ vững vàng, sẽ vượt qua khó khăn và tìm lại được bản thân mình”.
Mình đã khóc khi đọc tin nhắn ấy!


Hôm rồi bay vào Sài Gòn phỏng vấn Lê Kiên Thành, sếp mình bảo cơ quan sẽ trả tiền công tác phí. Mình nói: “Không, em sẽ tự bỏ tiền cho chuyến đi này”. Vì với mình, đó ko hẳn là chuyến đi để thực hiện một cuộc pv. Đó là chuyến đi mà mình đi để gặp một người mình yêu quý và trân trọng. 


Hôm đó, mình lại ngồi với chú ấy ở bên hiên nhà. Cũng như 6 năm trước, chú pha cho mình một li trà, cười ấm áp, dịu dàng, nói đủ thứ chuyện trên trời dưới bể để giúp mình thoải mái, trước khi chính thức phỏng vấn. Và hai chú cháu lại say sưa nói chuyện. 
6 năm qua, mình đã thành một người phụ nữ ngoài 30, với quá nhiều biến cố trong đời. Nhưng những điều đẹp đẽ nhất mà mình cảm nhận về Lê Kiên Thành thì không bao giờ thay đổi.


Trước lúc ra về, chú ấy nói: giờ cháu đã hơn 30. Chẳng mấy chốc sẽ 40. Đời người ngắn lắm. Nhoằng cái thấy mình già. Cháu hãy tranh thủ những ngày tháng này, đừng để phí cuộc đời mình.
Mình biết, chỉ có những người yêu thương mình thực sự mới đối xử tử tế như thế với mình, mới khuyên mình những điều chân thành như thế.
Trong sâu thẳm, mình biết ơn vô cùng vì sự yêu thương ấy.


Chú Thành hôm qua có nói với mình: nếu chú cháu mình không cẩn thận, không khéo, người ta sẽ lại đồn đại cháu là người phát ngôn của gia đình Lê Duẩn.
Quả nhiên hôm nay đã có những lời ong tiếng ve như thế.
Nhưng mình không quan tâm. Mình rất tự hào về những bài báo mà mình đã làm với Lê Kiên Thành - đó là những bài báo mà mình đã viết với tất cả sự trong sáng của một người làm báo.


Mình cũng rất tự hào và cảm thấy rất may mắn vì trong quãng đời đi làm báo 10 năm qua của mình, mình đã quen chú ấy. Nhờ cơ hội đó, mình mới hiểu rằng mình muốn làm gì, muốn trở thành ai và thực sự có thể làm được những gì trong nghề nghiệp.
Trước đây, bây giờ và mãi mãi về sau này, Lê Kiên Thành luôn là nhân vật để lại cho mình nhiều cảm xúc nhất trong công việc, cũng là nhân vật mà mình yêu quý nhất, trân trọng nhất.


Nên mình sẽ rất tự hào nếu được tiếp tục làm việc cùng chú. Bất kể ai đó nói gì, bất kể ai đó xì xào. Bất kể ai đó khó chịu!

T.L.H

Tin liên quan: 

Con trai cố TBT Lê Duẩn: "Con cái, họ hàng chú Đỗ Mười không hề được đặc ân nào"

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Điều đau đớn và khốn nạn của dân tộc VN là những người cầm đầu đảng CS một thời chính họ chủ trương đấu tranh giai cấp,' trí thức là cục phân, phải đào tận góc diệt tận rể... diệt tư sản, đánh tư bản...như Hồ Chí Minh,Lê Duẩn Trường Chinh.... đến Đổ Mười... chủ trương này giết hại, hy sinh hàng triệu nguoi ở hai miền VN và sau 75 đã biến một miền Nam trù phú thành đất chết. Ngay nay chính con cháu, thái tử, công nương của những người nay đều là đại giai cấp, đại tư sản, đại doanh nhân tư bản....
Không biết dân VN bị trù ểm thế nào mà lắm trầm luân đau khổ bởi chính dân mình.