Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

Phát biểu của GS Tương Lai tại Hội nghị Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam

     Bài phát biểu sau đây của giáo sư Tương Lai được đọc trong một hội nghị của Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam cách đây hơn hai năm nhưng vẫn còn nguyên giá trị thời sự. Vì thế chúng tôi trân trọng đăng lại để chúng ta cùng ngẫm nghĩ về hiện tình đất nước.
   Bauxite Việt Nam



       Cũng như mọi năm, tại Hội nghị Ủy ban trung ương MTTQVN lần này, tôi xin được phát biểu ý kiến, và lần này tôi xin nêu ý kiến về hai vấn đề.
 
       Vấn đề thứ nhất: Diễn đàn của Mặt trận là một diễn đàn rộng rãi nhất, cởi mở nhất của nước ta hiện nay. Tại đây, làm sao qui tụ được trí tuệ, ý chí, nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân, thiết tha với vận mệnh dân tộc, không phân biệt quá khứ, tôn giáo tín ngưỡng, ý thức hệ, là đòi hỏi của đất nước trong giai đoạn lịch sử mới. Những ý kiến đó có thể trái tai với những cá nhân nào đó, cho dù đang ở cương vị nào, nhưng miễn là ý kiến ấy xuất phát từ một động cơ trong sáng vì nước, vì dân thì rất cần khuyến khích phát biểu. Có như vậy thì Mặt trận mới thực hiện chức năng cao cả của nó là một tổ chức chính trị rộng lớn nhất, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước, chứ không chỉ là một tổ chức hoạt động từ thiện, xóa đói giảm nghèo, mặc dầu hoạt động này trong thời gian qua đã có đóng góp rất lớn và thiết thực, cần được tiếp tục phát huy.

Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

Những bộ mặt khác nhau của một nhà độc tài

     Đại tá Muammar Gaddafi, sinh ngày 13/09/1942 tại Syrt, Libya, người đứng đầu nhà nước chuyên chế Libya như là lãnh tụ của “Cách mạng Mồng 1 Tháng Chín” từ năm 1969 (sau cuộc đảo chính quân sự truất phế Vua Idris I). clip_image001

     Gaddafi là con trai của Bedouin, một người du mục chăn lạc đà. Đây chính là cảm hứng cội nguồn để cắt nghĩa vì sao Gaddafi thường thích sống trong lều của mình trong những chuyến công du nước ngoài.
     Tất cả 36 bức hình trong bài này như một sưu tập về bức chân dung của nhà độc tài Libya, con người đứng trên đỉnh cao nhất của danh vọng suốt 42 năm qua với quyền lực bao trùm, cùng với sự kiêu căng, tự tin đến mức rối loạn nhân cách và bệnh hoạn vào sức mạnh chinh phục của mình bằng quyền lực vô song và bằng cái điều mà rất nhiều nước cần đến ông ta: dầu, khí đốt và nhập khẩu vũ khí. Ngay cả khi gặp những chính trị gia hàng đầu thế giới, Muammar Gaddafi cũng biểu lộ thái độ ngông nghênh, trâng tráo.

Phát biểu của Tổng thống Obama về Libya

26/02/2011
Tạ Dzu chuyển ngữ từ Whitehouse.gov


Phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống nói rằng bạo lực ở Libya là "thái quá", "không thể chấp nhận được", và rằng nội các của ông đang xem xét "nhiều chọn lựa để chúng ta có thể ứng phó với cuộc khủng hoảng này". Dưới đây là phần phát biểu đầy đủ của ông:


Tổng thống: Thân chào tất cả các bạn. Ngoại trưởng Clinton và tôi vừa kết thúc cuộc họp tập trung vào tình hình đang diễn ra tại Libya. Trong vài ngày qua, toán an ninh quốc gia đã làm việc liên tục để theo dõi tình hình ở đó và phối hợp với các đối tác quốc tế về một phương án khả thi.


Trước hết, chúng ta đang làm tất cả mọi việc để có thể bảo vệ công dân Mỹ. Đó là ưu tiên hàng đầu của tôi. Tại Libya, chúng ta khẩn thiết kêu gọi công dân rời khỏi nơi đây và Bộ Ngoại giao đang hỗ trợ những người cần sự giúp đỡ. Trong khi đó, tôi nghĩ rằng tất cả người Mỹ nên biết ơn việc làm anh hùng được thực hiện bởi các nhân viên phục vụ kiều bào và những nhân viên nam nữ đang phụng sự tại các Tòa đại sứ và Lãnh sự quán của chúng ta khắp nơi trên toàn thế giới. Họ đại diện cho những gì là tốt đẹp nhất của đất nước và các giá trị của nó.

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

Truyền thông Trung Quốc: Tốt "khoe", xấu đừng "che"

Tác giả: Guo Ke (Trung Quốc)*

Bài đã được xuất bản.: 22/02/2011 05:00 GMT+7

Khi đang tìm tư liệu để viết cuốn sách "Contemporary External Dissemination" (Tạm dịch: Truyền thông đối ngoại (Trung Quốc) hiện nay) vào năm 2003, tôi có ghé thăm một số lãnh đạo các hãng truyền thông tiếng Anh lớn nhất Trung Quốc để thảo luận vấn đề xây dựng hình ảnh quốc gia qua truyền thông của Trung Quốc.
Cuộc thảo luận này đã đi đến một kết luận rằng Trung Quốc cần một hình ảnh truyền thông về quốc gia chân thực, một hình ảnh phản ánh cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, một hình ảnh phù hợp với lợi ích quốc gia và chiến lược phát triển lâu dài của Trung Quốc.
Tôi cho rằng kết luận đó đến nay vẫn còn giá trị.
Phản ánh cả mặt tích cực lẫn tiêu cực


Với sự phát triển của Trung Quốc, trật tự của thế giới chắc chắn sẽ thay đổi. Kết quả là, các quốc gia hưởng lợi từ trật tự thế giới hiện thời sẽ vấp phải những bất ổn. Tuy nhiên, những quốc gia đó cũng sẽ nắm giữ tiếng nói và sự chi phối trong giới truyền thông quốc tế.