Thứ Hai, 26 tháng 9, 2022

NHỮNG THẰNG TÂY ĐI TÌM HUYỀN THOẠI

 


Tác giả: Đào Hiếu
*
Tụi Tây chúng làm việc rất bài bản. Trước khi khởi sự, chúng lên chương trình rất khoa học. Chẳng hạn như muốn sang Việt Nam làm một bộ phim tài liệu, chúng phải lên danh sách gặp những ai, phỏng vấn người này nội dung gì, người kia bao nhiêu phút, người nọ ghi hình ở trong phòng hay tại hiện trường…

Khi đoàn làm phim The Viẹtnam war của Hoa Kỳ đến VN thì trong những người họ chọn phỏng vấn dứt khoát phải có nhà văn, nhà báo từng cầm súng. Thế là họ chọn Nguyên Ngọc, Bảo Ninh và Huy Đức.

Những người đó có đủ các tiêu chuẩn họ cần. Bố ai thay thế được! Nhưng họ quên một điều là: Chiến tranh Việt Nam chủ yếu xảy ra ở miền Nam, trong khi ba vị ấy thì hai người là cán bộ miền Bắc (Nguyên Ngọc, Bảo Ninh) còn vị thứ ba thì trong chiến tranh chống Hoa Kỳ chỉ là đứa con nít “miệng còn hôi sữa”; chính vì thế mà họ phát biểu trật lấc cả.

Bảo Ninh thì lặp lại câu thơ của Nguyễn Duy: “Bên nào thắng thì nhân dân đều bại” mà không biết rằng nếu bên Việt Nam cộng hòa thắng thì nhân dân đã không bị cướp đất, cướp nhà, bị tù tội, bị tuyên án tử hình vì bảo vệ tài sản của mình. Có người còn phải tự thiêu để phản đối cướp đất. Chưa kể ngư dân Việt Nam thì bị Trung cộng truy sát trên biển Đông, bắn nát tàu đánh cá, bắn chết và bị thương không biết bao nhiêu người.

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2022

NGÔN TỪ, CÂU THƠ, BÀI THƠ TRẦN MẠNH HẢO NHẤT KHÔNG CÓ TRONG TUYỂN TẬP THƠ TRẦN MẠNH HẢO

 


PHẠM ĐÌNH TRỌNG
Đọc văn xuôi, truyện, kí sự, ngay cả đọc lí luận Mikhail Bakhtin, Milan Kundera tôi có thể đọc một mạch cả tập sách dày. Nhưng mở tập thơ trước mắt, mỗi lần tôi chỉ đọc được hai, ba bài mới có thể nhận ra cảm hứng, ý tứ bài thơ, mới được sung sướng đến run lên khi nhận ra một từ quen thuộc, bình thường bỗng được tài năng nhà thơ mang lại một giá trị mới mẻ bất ngờ. Nhưng đọc liền một lúc đến bài thơ thứ tư, thứ năm, dù có đọc đến vài lần cũng chẳng hiểu đọc gì.
Tuyển Tập Thơ Trần Mạnh Hảo, 480 trang khổ 16 X 24 cm, nặng tới 1, 2 kg, 563 bài thơ, có bài là cả một chương trường ca, 120 câu thơ, tôi đã nhấm nháp từ tuần này sang tuần khác trong tiết thu dịu dàng và bâng khuâng. Mỗi bài thơ đều dẫn tôi vào một ngóc ngách thế giới tâm hồn, đều có một phát hiện mới mẻ, bất ngờ về thế giới sâu kín, âm thầm và lung linh, đã mang lại cho tôi sự háo hức. Nhưng đọc gần hết Tuyển Tập Thơ Trần Mạnh Hảo tôi bỗng thừ người ra như bỗng nhận ra vừa bị mất vật gì quí giá và không muốn đọc tiếp nữa.
Các nhà thơ đích thực đều rất tài hoa.
Như tài hoa Xuân Diệu ở thế hệ trước:

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2022

"PHỐ PHÁI"

 


Đỗ Phấn (Do Ballantines )
1/
Lũ học trò Trường Cao đẳng Mĩ thuật Hà Nội (nay là Trường Đại học Mĩ thuật Việt Nam) thế hệ chúng tôi (1975 - 1980), có được một may mắn mà nhiều thế hệ sau không thể có, đó là còn được trực tiếp thụ giáo những hoạ sĩ bậc thầy như Trần Văn Cẩn, Trần Đình Thọ, Nguyễn Đức Nùng, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Văn Bình, Tạ Thúc Bình, Nguyễn Trọng Hợp, Bùi Xuân Phái, ...

Hoạ sĩ Bùi Xuân Phái là một người thầy đặc biệt. Các thế hệ học trò đã được thầy dạy theo một cách rất riêng, đó là học trong các cuộc chuyện trò hoặc lúc đi vẽ ngoài trời. Lối học ấy, thật ngạc nhiên, đã giúp chúng tôi rất nhiều kĩ năng trực tiếp vô cùng bổ ích, những kĩ năng mà nhà trường chẳng bao giờ đề cập đến.

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2022

NHỮNG GÌ CẦN BIẾT NHẤT KHI CUỘC CHIẾN UKRAINE BƯỚC VÀO GIAI ĐOẠN MỚI ?

 


Cuộc chiến này là cuộc chiến căn cước. Putin xâm lăng vì phủ nhận chủ quyền của Ukraine trong khi người Ukraine chiến đấu để bảo vệ căn cước dân tộc của mình như họ đã từng chiến đấu trong suốt dòng lịch sử. Đây là cuộc chiến đấu giữa một đạo quân và một dân tộc. Điều khác là lần này họ được thế giới ủng hộ và cũng được sự chuyên chở của cả một làn sóng dân chủ. Họ chỉ có thể thắng.
________________
Cuộc chiến tranh Ukraine đã bước vào một giai đoạn mới. Với mặt trận Kherson Ukraine đã chuyển từ thế thủ sang thế công trong khi quân Nga đã lùi từ thế công về thế thủ. Quân Ukraine liên tục mạnh lên trong khi quân Nga ngày càng bối rối. Đây là lúc để nhận định những gì nên được chú ý nhất trong cuộc chiến này.
Thắng bại đã rõ ràng
Điểm đầu tiên cần được nhận định là mặt trận Kherson sẽ quyết định số phận cuộc chiến.
Từ gần hai tháng qua, sau khi chiếm được Severodonetsk và Lysychansk, hai thành phố kế cận nhau tại tỉnh Luhansk, quân Nga hầu như không còn tiến công nữa.
Luhansk và Donetsk là hai tỉnh thuộc vùng Donbass phía Đông Ukraine giáp ranh với nước Nga, nơi có nhiều người gốc Nga và tiếng Nga thông dụng hơn tiếng Ukraine. Năm 2014 các lực lượng thân Nga với sự hỗ trợ của quân đội Nga nổi dậy chiếm cứ bán đảo Crimea và khoảng một nửa vùng Donbass. Quân đội Ukraine vào lúc đó gần như không có sức mạnh nào để có thể phản kháng. Bán đảo Crimea lập tức được sáp nhập vào Nga sau một cuộc trưng cầu dân ý dàn dựng, hai khu ly khai tại Donbass tiếp tục tấn công để chiếm trọn vùng này. Như vậy tại đây Nga đã có sẵn lực lượng và cũng có hậu thuẫn địa phương. Mặt khác quân đội Ukraine dần dần được tổ chức và mạnh lên nhờ cuộc nội chiến này. Một cách âm thầm từ năm 2014 Mỹ và Châu Âu cũng đã giúp Ukraine tăng cường lực lượng để tự vệ. Thực lực và tinh thần chiến đấu của quân đội Ukraine sau 8 năm thử thách đã là một bất ngờ rất lớn cho Putin khi ông ta phát động cuộc xâm lược, bắt đầu từ ngày 24 tháng 2.

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2022

NHỮNG MỐI LIÊN LẠC GIỮA CỰU HOÀNG BẢO ĐẠI VÀ ÔNG HỒ CHÍ MINH


 

Ngày 8/3/1949, sau hai năm đàm phán với Pháp thể theo lời thỉnh cầu của quốc dân trong nhiều tỉnh thành và lời kêu gọi của các tổ chức, đoàn thể, đảng phái phi cộng sản ở trong nước, Cựu hoàng Bảo Đại đã chính thức trao đổi văn thư với Tổng thống Pháp Auriol tại điện Elysée. Từ đây Pháp công nhận nền độc lập của Việt Nam, đồng ý từ bỏ quy chế nhượng địa cùng với các ưu đãi đặc biệt cho Pháp tại ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, cũng như sáp nhập Nam Kỳ trở lại lãnh thổ Việt Nam, trong sự phản đối của Cao Miên, bằng các thủ tục hợp hiến với hiến pháp của Pháp. Hoàng Sa và Côn Đảo cũng trở về với Việt Nam sau đó.
Đất nước lại tái thống nhất, cựu hoàng Bảo Đại đã trả được một phần món nợ mà tổ tiên ngài để lại, dù còn phải đàm phán thêm 5 năm nữa đến ngày 4/6/1954 thì ông mới lấy lại được độc lập, bình đẳng hoàn toàn từ tay người Pháp.
Ở phía bên kia, mặc dù từng ký kết Hiệp định Sơ Bộ ngày 6/3/1946 đồng ý cho Pháp đem quân ra miền Bắc với chủ trương "lợi dụng thời gian hòa hoãn với Pháp mà diệt bọn phản động" (trong khi nhân dân và các đảng phái ở Nam Bộ đang kháng Pháp), cũng như đã từng gửi thư nghị hòa chỉ bốn tháng sau khi cuộc chiến với Pháp bùng nổ ở miền Bắc cuối năm 1946, và theo đuổi khẩu hiệu "Đòi độc lập và thống nhất trong khối Liên hiệp Pháp" một thời gian dài trong suốt cuộc kháng chiến, Việt Minh nói nền độc lập và thống nhất của Hiệp định Elysée là "giả dối", và gọi ông Bảo Đại là "bán nước", "trơ tráo", "phản động", và thề "đánh mãi" để tiêu diệt quân cướp nước và bọn bán nước buôn dân.

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2022

PHÁT HIỆN CHẤN ĐỘNG VỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM

 


Thụy Khuê tên thật là Vũ Thị Tuệ sinh năm 1944 tại làng Doanh Châu, xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, là một nhà báo, một nhà biên khảo và một nhà phê bình văn học. Sau đây là bài viết:
Một ngày mùa xuân năm 2014, tôi lên khu La Tinh, vào hàng sách quen, xuống hầm tìm sách cũ, tình cờ thấy một bộ sách quý, nhưng có lẽ không ai để ý, và cũng không có người mua, nên họ bán son. Như kẻ bắt được vàng, tôi mua ngay. Đó là bộ sách đồ sộ: Histoire de la Mission de Cochinchine 1658-1823 (Lịch sử truyền giáo ở Nam Hà 1658-1823) gồm 4 cuốn, do linh mục Andrien Launay sưu tập những thư từ của các giáo sĩ đến truyền đạo ở nước ta (và một phần nhỏ về Miên, Lào), gửi về cho các vị lãnh đạo của họ trụ trì tại tu viện Macao, là chi nhánh của Hội Thừa Sai Roma, trong hai thế kỷ.
Tôi nghĩ trong bộ sách này, tất phải có thư của Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine). Quả đúng như vậy, thư của Bá Đa Lộc giữ một phần quan trọng. Dĩ nhiên có những thư ông viết bằng tiếng La tinh, tôi không đọc được, nhưng phần lớn còn lại là tiếng Pháp.

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2022

ĐÔI DÒNG VỀ CUỘC CM THÁNG 8 VÀ NGÀY 2/9

 


Bài của Hoàng Bùi
31.8.2015
Trước kia trong sách lịch sử, kể cả sách giáo khoa, ngày 19/8 được gọi là ngày "cướp chính quyền", sau này sửa lại thành ngày "giành chính quyền", về sau nữa thì sửa lại thành "giành chính quyền về tay nhân dân", và trong sách giáo khoa lịch sử, ý nghĩa cơ bản cuộc cách mạng tháng 8 được ghi nhận:
- Lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp gần 100 năm.
- Xóa bỏ chế độ phong kiến hàng nghìn năm.
- Đập tan ách phát-xít Nhật
- Giành chính quyền về tay nhân dân, nhân dân trở thành chủ nhân đất nước.
Để hiểu rõ cái sự giành này, hãy thử nhìn lại lịch sử trước và trong những ngày tháng tám.
Sau khi quân Nhật triệt hạ quân Pháp tại Việt Nam và muốn Việt Nam trở thành đồng minh sau chiến tranh, Nhật đã tuyên bố trả độc lập cho Việt Nam, và Việt Nam đã thành lập chính phủ quân chủ lập hiến do ông Trần Trọng Kim làm thủ tướng. Thể chế quân chủ lập hiến này tương tự thể chế của Nhật hiện tại. Ngày 11-3, vua Bảo Đại ra “Tuyên cáo Việt Nam độc lập”, hủy bỏ Hòa ước Patenôtre 1884 ký với Pháp, khôi phục chủ quyền đất nước.