Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2023

MỘT THOÁNG VĂN CAO

 


Phùng Quán
Hồi còn đánh Mỹ, tôi làm việc ở Vụ Văn hóa quần chúng. Chị Băng, vợ anh Văn Cao làm ở Ban B, cùng trong ngôi nhà 51- Ngô Quyền, Bộ Văn hóa. Hồi ấy giá gạo ngoài ở Thái Bình lên đến 3 đồng một ký. Người Thái Bình đói kéo nhau về Hà Nội ăn xin. Một buổi trưa tôi ngồi uống nước chè chén 5 xu (ghi sổ nợ) ở cái quán xế bên cửa Bộ. Chợt nhìn thấy Văn Cao cùng với Đoàn Văn Chúc – Giảng viên Trường Đại học Văn hóa vịn vai nhau, chếnh choáng, xiêu vẹo đi ngang qua. Tôi ơi ới gọi hai anh vào uống nước, hút thuốc. Lâu không gặp Văn Cao, tôi sửng sốt thấy gương mặt anh bạc trắng như tờ giấy, hai má hóp sâu, chòm râu lơ thơ làm cho khuôn mặt anh càng thêm nhọn hoắt. Trong quán lúc này có bốn năm người khách. Họ đều nhìn anh. Và tôi biết chắc là họ không biết anh là ai.
– Anh hút thuốc lào đi. Tôi đưa điếu cày cho anh, nói với chị chủ quán: – Chị cho tôi gói thuốc lào!
Văn Cao chậm rãi thông điếu, hỏi chị chủ quán:
– Thuốc lào của chị là thuốc lào Tây hay thuốc lào ta?

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2023

Án văn nghệ Vũ Hoàng Chương (kỳ 2)


 

Vũ Hoàng Chương người gốc Bắc, làm thơ, nổi tiếng từ trước cách mạng tháng 8.1945 và trong giai đoạn 9 năm sau đó (1945-1954), hạng cây đa cây đề, nhưng từ khi đất nước phân chia 2 miền nam bắc thì bị “phân biệt đối xử” hoàn toàn trái ngược. Suốt thời gian 1954 tới 1975 ông sống trong Nam, con người và sự nghiệp của ông như thế nào, tôi không dám nhận xét bởi chỉ được nghe lại, nhưng có lẽ đây là thời vàng son, bởi thi sĩ từng rất được yêu mến kính trọng, từng làm Chủ tịch Trung tâm Văn bút Việt Nam (chính quyền miền Nam), được giải văn chương toàn quốc (miền Nam), được dân chúng và giới văn nghệ xưng tụng là “thi bá”. Nếu không có tài, không có uy tín, dễ gì được vậy.

NHÀ VĂN KIM LÂN NÓI VỀ TRUYỆN NGẮN “VỢ NHẶT”

 


(Nguyễn Quyến ghi)
Dịch đói năm 1944-1945 thật khủng khiếp. Nhiều gia đình vừa có người chết đói, vừa có người bỏ đi, dần dần mất hẳn. Tôi tận mắt chứng kiến người chết đói nằm rải rác khắp nơi. Khi con người bị đẩy đến bờ vực cuối cùng của sự sống thì toàn bộ số phận và tính cách của con người họ sẽ biểu lộ ra. Chết đói là một thực tế khốc liệt. Đó là chết từ từ, hao mòn dần, quằn quại dần. Tôi được biết nhiều chuyện qua những năm tháng đó. Cái đói hành hạ tất cả mọi người nhưng không át được sức sống đơn sơ của tâm hồn họ. Nó vừa đắng cay, vừa đau đớn, đồng thời một mặt nào đó lại lóe lên những tia sáng về đạo đức, danh dự.

Truyện “Vợ nhặt” khai thác khía cạnh sau cùng của cái bi kịch ấy.
Ban đầu tôi viết một truyện dài có tên là “Xóm ngụ cư”. Tôi viết đến chương V thì dừng lại. Sau khi hòa bình lập lại, tôi và Nguyên Hồng làm tờ báo Văn. Trong bản thảo “Xóm ngụ cư” có một đoạn luôn ám ảnh tôi là đoạn viết về những người đói, về những buổi sáng ở vùng quê người ta phải ra chợ nhặt xác người đi chôn. Tôi viết lại chương đó thành truyện ngắn “Vợ nhặt” mà không đọc lại bản thảo cũ.

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2023

Án văn nghệ Vũ Hoàng Chương


 

 (kỳ 1)

Mấy hôm nay, vài tờ báo nhắc đến tên tuổi thi sĩ Vũ Hoàng Chương sau khi Viện Hàn lâm Thụy Điển, nơi có trách nhiệm xét và trao giải Nobel văn chương “giải mật” công bố danh sách những người được đề xuất nhận giải danh giá này năm 1972. Suốt năm 50, một đề xuất bị cất giấu trong bí mật theo quy định của giải. Còn người được nhà văn Thanh Lãng đề nghị, thi sĩ Vũ Hoàng Chương, cũng bị thể chế “cách mạng” chôn vùi sự nghiệp lừng danh, cả khi ông sống lẫn đã chết.

Nói chính xác, Vũ Hoàng Chương là một tên tuổi, danh tiếng lẫy lừng trong đời sống văn chương văn nghệ nước nam ta. Chỉ có điều, sự tỏa sáng bị đứt đoạn theo thời cuộc, nhất là theo thể chế chính trị cầm quyền.

Nhắc tới Vũ Hoàng Chương trước năm 1945, tức là trước cách mạng tháng 8, nếu bỏ khuyết Vũ Hoàng Chương thì đó là sai lầm không thể chấp nhận. Không có thơ Vũ, nền thơ bấy giờ sẽ bị lỗ hổng rõ to, chống chếnh, thiếu thứ gì đó rất cơ bản, mặc dù khi ấy đã có những Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử, Thế Lữ, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Trần Huyền Trân, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Nhược Pháp… sáng rực rỡ. Mỗi người một vẻ nên không ai trên bầu trời thi ca ấy có thể thay thế được bản sắc riêng của Vũ Hoàng Chương.

Anh em ông Hoài Thanh - Hoài Chân năm 1942 đã viết về Vũ Hoàng Chương sau khi đọc tập thơ đầu tiên của Vũ, tập “Thơ say”: “Kể, cái say sưa của Vũ Hoàng Chương là một thứ say sưa có chừng mực, say sưa mà chưa hẳn là trụy lạc”. Thời đó, khi chưa bị chính trị chi phối, dắt mũi thô bạo, người ta nghĩ về nhau một cách công tâm vậy.

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2023

BÀI HÀNH VỀ THI CA

 


Sau 1975 cứ đến rằm tháng Giêng là xảy ra “ngày thơ Việt Nam” tụ tập trình diễn thơ trên khắp nước. Thực ra thi ca vốn “hữu xạ tự nhiên hương” Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương, Tú Xương ngày xưa đâu cần “rằm tháng Giêng” nào mà thơ vẫn truyền khẩu cho đến ngày nay. Thậm chí Cao Bá Quát quá chán ngán đành phải làm hai câu thơ trả lời thư mời gia nhập Mặc Vân Thi Xã của các thân vương nhà Nguyễn, ông buộc phải ví von thơ của “hội đoàn quốc doanh” thời đó “thúi” như thuyền mắm Nghệ An bốc mùi không ngửi nổi: “Ngán cho cái mũi vô duyên – Câu thơ Thi Xã, con thuyền Nghệ An”…
BÙI CHÍ VINH
BÀI HÀNH VỀ THI CA
Thi ca cũng hệt như bóng đá
Hạng A thưa mà hạng B dày
Làm thơ cả nước gần trăm triệu
Trở thành thi sĩ đếm đầu tay
Trở thành thi sĩ đều thê thảm
Đứa bán ve chai, đứa chợ trời
Đứa nào cũng mánh đồ quốc cấm
Chỉ trừ thơ chẳng quốc doanh thôi