Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

TẤT CẢ HÃY LÊN TIẾNG VÌ CÔNG LÝ!


TẤT CẢ HÃY LÊN TIẾNG VÌ CÔNG LÝ!
PHẢN ĐỐI QUYẾT ĐỊNH PHẢN CÔNG LÝ CỦA ĐOÀN LUẬT SƯ PHÚ YÊN!
Nếu LS. Võ An Đôn (ảnh trên) phản động chống Nhà nước hãy bắt anh ta bỏ tù theo Luật Hình sự.
Nếu LS. Võ An Đôn tuyên truyền bôi nhọ Đảng và Nhà nước hay giới luật sư hãy phạt anh ta theo Luật Truyền thông.
Nếu LS. Võ An Đôn vi phạm nghề luật sư thì phạt hoặc tước thẻ hoặc cấm hành nghề luật sư theo Luật Luật sư.
Còn nếu một nhóm người có quyền chỉ vì thù vặt mà tước thẻ, cấm hành nghề luật sư của LS. Võ An Đôn là việc làm hèn hạ, phản công lý, bôi nhọ vào Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

VÌ SAO THIÊN HẠ CHỬI ÔNG BÙI HIỀN?


Chu Mộng Long: Tôi không ghét ông Bùi Hiền, nhưng xin nói thẳng: thiên hạ chửi ông có lý của thiên hạ. Ông đáng bị chửi. Và đáng bị chửi hơn là những kẻ bảo kê và ủng hộ cho “dự án cải cách tiếng Việt” gọi là “đầy tâm huyết” của ông ta!
Riêng tôi ghét nhất là những nhà khoa học đạo mạo, dù không ủng hộ “dự án” của ông Bùi Hiền, nhưng lại tỏ ra đạo đức, chửi lại những người chửi Bùi Hiền là “vô học”, “vô văn hóa”, “bầy đàn”…
Kẻ thóa mạ sự thóa mạ chỉ có thể là quân đạo đức giả, mắt nhìn dưới đáy quần nhưng cái đầu tỏ ra đứng cao hơn thiên hạ!
Không ít người còn đòi thiên hạ “phải tôn trọng sáng kiến” của ông Bùi Hiền, vì “tâm huyết”, vì “khoa học”, cứ coi như là “một thí nghiệm”, cho dù thí nghiệm ấy có thể thành công hay thất bại!!!

Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2017

MẠNG XÃ HỘI

Mạng xã hội: Cùng kết nối, sẻ chia

Trương Huy San (nhà báo)
Dữ liệu rất quan trọng cho công tác nghiên cứu và hoạch định chính sách. Nhưng sử dụng các số liệu từ Đức, Hàn Quốc... thậm chí từ Trung Quốc để so sánh với Việt Nam cũng giống như so sánh hai số hạng không cùng đại lượng (mét so với kg).
Người Đức, người Mỹ... sử dụng MXH đôi khi chỉ để đáp ứng những nhu cầu bạn bè trong từng group nhỏ. Người Việt Nam sử dụng MXH ngoài những nhu cầu thông thường, còn là để thực hiện các quyền Hiến định - quyền tự do ngôn luận, bày tỏ chính kiến; quyền làm công tác từ thiện, giúp đỡ người yếu thế. Những quyền mà báo chí nhà nước và không gian chính trị của Việt Nam không có khả năng cung cấp.

BỊ CHẶN FACEBOOK VÌ BÁN RƯỢU GÂY QUỸ CHO NHỊP CẦU HOÀNG SA


Trương Huy San (nhà báo)

Facebook đã chặn một số chức năng (gửi tin nhắn, post cmts, edit...) trên account của tôi trong vòng 24 giờ và mãi tới chiều hôm qua, họ mới gửi cho mấy post bán rượu gây quỹ cho NCHS trên tường nhà tôi, nói là nó vi phạm các nguyên tắc của FB. Xin lỗi anh Mark và các bạn nhưng chúng tôi cũng muốn có lại đôi lời, rằng:

Thỉnh thoảng những người ủng hộ chương trình NCHS - thường là bạn đọc của tôi, nhà thơ Nguyễn Duy, Đỗ Trung Quân, nhà văn Nguyễn Quang Lập, nhà báo Quốc Vĩnh... - lại gửi tặng chút quà, phần lớn là rượu. Chúng tôi thống nhất với nhau là với những chai có giá hàng triệu trở lên thì chỉ được bán gây quỹ.

Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2017

CHUYỆN BUỘC TÔI PHẢI LÊN TIẾNG: VỀ NGÔI NHÀ 34 HOÀNG DIỆU (tiếp theo)


Nhà báo Quốc Phong lên tiếng trước ý kiến cho rằng gia đình cụ Trịnh Văn Bô đã nhận tiền nhà 34 Hoàng Diệu.
Thiết nghĩ, người đã tung tin không đúng ngay trước khi tang lễ cụ Hoàng Thị Minh Hồ được tổ chức, phải lên tiếng xin lỗi gia đình cụ và mọi người:
"CHUYỆN BUỘC TÔI PHẢI LÊN TIẾNG:
VIỆC CỤ BÀ TRỊNH VĂN BÔ VỪA QUA ĐỜI, NAY CẦN PHẢI NÓI CHO RÕ MỘT SỐ THÔNG TIN NHIỄU TRÊN MẠNG
Sau khi báo Thanh niên đăng bài" Nỗi buồn nhân đôi của gia đình ông Trịnh Văn Bô" mới đây của tôi, bên cạnh sự chia sẻ và cảm thương cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ vừa qua đời, cũng có ý nói trái chiều cho rằng điều tôi viết không có cơ sở. Nay buộc tôi phải nói kỹ hơn để bạn đọc hiểu cho đúng vì nếu không nói, e rằng lại nghĩ tôi không biết.
Những người làm báo chúng tôi luôn phải thận trọng và hiểu rằng nếu mình có biết đến mười thì cũng chỉ nên viết vài ba phần là cùng , phòng khi thật cần mới viết thêm hoặc báo cáo cơ quan có trách nhiệm khi họ hỏi đến.

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

TÂM TƯ...


“Tâm tư” là thuật ngữ độc đáo do Đại tướng Phùng Quang Thanh sáng tạo ra, để lại cho ngành Tâm lý học Việt Nam, cần đưa vào Từ điển. Có thể hiểu “Tâm” là tình cảm, nỗi niềm, tâm trạng... “Tư” là suy nghĩ, suy tư... Phùng Đại tướng nói trước QH là, nếu đến hẹn mà chưa được thăng tướng, thì nhiều đc “tâm tư lắm”, tức là các tướng suy tư với nhiều tâm trạng, nỗi niềm...
Mình chả hy vọng thăng tướng hay chức tước gì mà cũng tâm tư! Chả là hôm nay nhận được mấy tin nhắn góp ý, khuyên bảo. Một bạn trẻ cũng họ Mạc, bảo: “Bác là trí thức mà suy nghĩ khộng toàn diện, nếu không có Đảng thì họ ta sao được như ngày nay”?; Bạn An Duy Tô (chắc gốc Mạc) cũng bảo: “Không có Cách mạng Tháng 8 thì họ Mạc ta có tìm lại nhau được như ngay nay không”?... Ý kiến của các bạn làm mình rất tâm tư...

Thứ Năm, 9 tháng 11, 2017

VỀ NGÔI NHÀ 34 HOÀNG DIỆU

Xin phép nhà báo Dương Đức Quảng được chia sẻ bài của anh viết, rất sâu và khách quan bởi anh từng là Vụ trưởng Vụ báo chí Văn phòng Chính phủ nên nhiều chi tiết sẽ rất chuẩn xác xung quanh chuyện xin lại ngôi nhà cụ bà Trịnh Văn Bô . Mời mọi người ghé đọc !
Qua stt này , chúng ta hiểu thêm về cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt chuyện ông trăn trở ra sao trong vụ này khi đã thống nhất với TBT Đỗ Mười quyét định trả nhà cho gia đình cụ Bô.

Bà Hoàng Thị Minh Hồ.

( Dương Đức Quảng )
Mấy hôm nay, sau khi cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ mất, thọ 104 tuổi, nhiều nhà báo và các bạn viết fb đã có bài về cụ trên báo và trên trang cá nhân bày tỏ sự ngưỡng mộ, tiếc thương và cả sự thông cảm với gia đình cụ xung quanh câu chuyện về ngôi nhà 34 Hoàng Diệu, nơi cụ đã ra đi. Nhà báo Quốc Phong đã có một bài khá hay trên báo Thanh Niên kể nhiều chuyện về hai cụ Trịnh Văn Bô – Hoàng Thị Minh Hồ, trong đó có chuyện về ngôi nhà 34 Hoàng Diệu, Quận Ba Đình, Hà Nội này. Một số nhà báo và bạn viết khác, trong đó có người tôi biết khá rõ cũng viết về ngôi nhà này nhưng có những chi tiết chưa thật đúng, thậm chí cho đây là câu chuyện “thâm cung bí sử” ít người biết, "khi nào đó tôi sẽ viết ra"!.
Là một nhà báo có hơn mười năm làm việc tại Văn phòng Chính phủ có điều kiện tiếp cận với các thông tin liên quan đến ngôi nhà 34 Hoàng Diệu, hôm nay tôi đưa lên fb của tôi một đoạn trong cuốn Hồi ký tôi đang viết dở về cuộc đời làm báo của mình để cung cấp thêm thông tin với bạn đọc về ngôi nhà 34 Hoàng Diệu này:

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

LUẬT AN NINH MẠNG THÁCH THỨC UY TÍN CHÍNH TRỊ CỦA THỦ TƯỚNG & CHỦ TỊCH QUỐC HỘI


nhà báo Trương Huy San

Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể sẽ đi vào lịch sử nếu như Nghị quyết 112 có hiệu lực trên thực tế. Cũng như việc bãi bỏ hàng nghìn điều kiện kinh doanh, Nghị quyết này là một trong những hành động thiết thực dân cần chứ không phải là những tuyên bố cải cách to tát nói rồi để đấy. Tuy nhiên, Dự luật An Ninh Mạng có thể sẽ nhận chìm uy tín chính trị của ông (và cả Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân), đặc biệt, là uy tín trước cộng đồng quốc tế.
CHỦ QUYỀN QUỐC GIA & TỰ DO CỦA NGƯỜI DÂN:
Không có gì quá ngạc nhiên khi một số nhà báo, trí thức... ngạc nhiên khi Google, Facebook... chưa phản ứng Dự luật đòi Google, Facebook... phải đặt máy chủ ở VN mà người trong nước đã nêu ý kiến. Các bạn trí thức này đã tư duy trên nền tảng chủ quyền quốc gia truyền thống, họ ý kiến trên tâm thế "Nhà nước"(cho dù tôi biết nhiều người không phải là người nhà nước) chứ không trên tâm thế của những người dân được hưởng lợi từ Google, Facebook...

Chủ Nhật, 5 tháng 11, 2017

Tuy 'chúng nó' hàng ngày vẫn ăn và ỉa thật, nhưng chúng không ăn của mình


Nghe ông bộ trưởng tính chuyện bán tôm, rằng thế giới có 7 tỉ người, nếu mỗi người ăn 1kg tôm là 7 triệu tấn thì VN tha hồ mà xuất khẩu, mình tự nhiên cười phì, nhớ lại chuyện của anh bạn mình.

Anh này cuối những năm 90s bán hàng trên chợ sân vận động Mười Năm ở Wasava, Ba Lan. Phải đận khủng hoảng kinh tế (hình như quãng 1998), buôn bán có phần kém, nên anh quyết định đi mở quán. 

Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2017

LUẬT... CHỐNG LẠI LOÀI NGƯỜI


Trương Huy San
Nếu ai bỏ phiếu thông qua một đạo luật khiến cho người dân Việt Nam không thể tiếp cận được với mạng xã hội, với Facebook, Google... thì lịch sử sẽ không coi bọn họ là bảo thủ hay dốt nát mà là như những tên tội phạm chống lại loài người, chống lại cơ hội tiếp cận với thế giới văn minh của 90 triệu người dân Việt Nam.
Định kỳ, Google, Facebook... đều có các báo cáo về sự can thiệp (gỡ link, gỡ bài) của các quốc gia. Chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi tên tuổi của Bộ Thông tin VN dưới thời Trương Minh Tuấn sẽ được nhiều lần nhắc đến trong những báo cáo như thế. Và, chỉ không lâu nữa, khi các vụ án tham nhũng lớn được phanh phui, chúng ta sẽ giải thích được vì sao nhiều quan chức lại coi minh bạch là kẻ thù của họ.

Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

CÓ MỘT BÀ MẸ BA LAN NHƯ THẾ


Gần 50 năm trước, tôi quen thân 1 anh bạn Ba lan cùng trường, học Vật lý dưới tôi một năm, Leszek Przybylski. Đó là 1 anh chàng cao dễ đến 1m95, khác biệt hẳn với dân sinh viên Ba lan khi không rượu chè, chơi bời gái gú mà suốt ngày chỉ học và… chơi với dân Việt nam. Nghỉ đông 1973 anh ta mời tôi về thăm nhà ở Olsztyn, cách trường 200 km. Cả gia đình tiếp đón tôi vô cùng thân mật. Bà mẹ, một phụ nữ trên 40 tuổi hiền dịu cứ hỏi đi hỏi lại mãi về cuộc sống của dân Vn dưới bom đạn Mỹ thế nào. Nghe tôi kể từ lúc bé 8, 9 tuổi đã phải đi mót khoai, đến khi chiến tranh phải sống xa nhà ở vùng rừng núi Thạch thành, bà chăm chú lắng nghe mà hai dòng nước mắt lặng lẽ chảy dài trên khuôn mặt. Bà ôm lấy tôi, lẩm bẩm: “Ôi, mój syn” (ôi, con trai tôi!).