Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

Thích Quảng Độ 1928-2020 . NHỮNG NGÀY THÁNG BIẾN ĐỘNG

Thích Quảng Độ 1928-2020


Tại sao Hòa thượng Thích Quảng Độ bị ngược đãi và nằm trong tầm ngắm chính quyền suốt từ 1975 cho đến ngày ông mất? Đó là vì ông bất tuân hợp tác và kiên định không cúi đầu. Thái độ cứng rắn dứt khoát không khoan nhượng của ông là sự phản hồi trước sự đàn áp dữ dội của chính quyền đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (GHPGVNTN) sau 1975…

Ngay sau 30-4-1975, GHPGVNTN lập tức trở thành một trong những mục tiêu số một được nhắm đến. Chùa chiền bị chiếm. Sư sãi bị “đi cải tạo”. Các cơ sở tôn giáo bị tịch thu. Một trong những sự kiện chấn động đầu tiên như một phản ứng trước các chiến dịch đàn áp Phật giáo là vụ tự thiêu của 12 tu sĩ chùa Dược Sư ở Cần Thơ ngày 22-11-1975. Trong bản tuyên bố để lại, Đại đức Thích Tuệ Hiền viết: “Chúng tôi sắp sửa thể hiện sự thiêu thân để bảo toàn Chánh Pháp, để bảo vệ danh nghĩa của giới tu sĩ tại địa phương cũng như toàn quốc… Hành động của chúng tôi ngày hôm nay là cốt đem tấm nhục thân này làm bó đuốc soi sáng cho những người mê muội vô ý thức, những người với lòng lang dạ thú… Chúng tôi, Tăng Ni chùa Dược Sư, tha thiết kêu gọi quý vị hãy tôn trọng tự do tín ngưỡng của tất cả mọi tôn giáo…”.

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

TÌNH YÊU SAY ĐẮM CÓ TỒN TẠI MÃI TRONG HÔN NHÂN KHÔNG?

(ảnh minh họa)

Khi kết hôn ai chẳng mong nuôi dưỡng tình yêu sống mãi trong đời sống vợ chồng. Nhưng chúng ta lại thường quên mất một điều quan trọng là tình yêu say đắm trước hôn nhân và tình yêu vợ chồng là hai dạng tình cảm khác nhau. Chúng là hai chị em nhưng cũng như hai chị em, chúng vừa giống nhau lại vừa khác nhau. Một đằng là tình yêu trai gái lãng mạn, bồng bột vô tư, chẳng mấy trách nhiệm và một đằng là tình yêu vợ chồng đầy trách nhiệm và nghĩa vụ bền bỉ nhiều năm tháng. Hai thứ tình yêu ấy hoàn toàn không phải là một. Sự đam mê cháy bỏng buổi ban đầu giữa hai con người như muốn hòa vào nhau làm một trải qua năm tháng chung sống bên nhau sẽ dần dần lắng dịu xuống một cách rõ rệt. Bởi vì cơ thể con người không thể sống thường xuyên liên tục trong trạng thái ngất ngây và căng thẳng tột độ của tình yêu say đắm suốt một thời gián dài.

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2020

TƯỚNG PHẠM CHUYÊN NHẬN ĐỊNH VÌ SAO BÁO CHÍ VN ĐƯỢC BẬT ĐÈN XANH CHO ĐƯA ĐẬM CHUYỆN TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC VIỆT NAM?

ảnh: Thiếu tướng Phạm Chuyên tại một quán bia hơi  với bạn bè văn chương .

Cách đây vài hôm (dịp này năm trước), tôi có vinh hạnh được ngồi cạnh Tướng Phạm Chuyên, nguyên Giám đốc Công an Hà Nội khi anh em cùng dự bữa cơm đầu Xuân do báo Nông thôn Ngày nay mời.

Tướng Phạm Chuyên biết và nhớ rõ báo Thanh niên cách đây vài năm từng bị kỷ luật một loạt lãnh đạo chỉ do đăng bài về ngày Trung Quốc xâm lược các tỉnh biên giới phía Bắc 17/2/79 do không tuân thủ sự chỉ đạo của trên: yêu cầu tuyệt đối không đăng gì về sự kiện nói trên.

Tướng Chuyên hỏi tôi :
Cậu nghĩ thế nào quanh chuyện nhân 40 năm TQ  mang quân đánh sang nước mình mà các báo chính thống bỗng được bật đèn xanh, đồng loạt đăng, thậm chí là còn đăng rất đậm chuyện TQ xâm lược VN ?

Tôi biết Tướng Phạm Chuyên vốn là người rất thông minh và tinh tế, cái tinh tế không phải của một ông tướng chỉ biết phá án rất giỏi mà ông còn là vị tướng tinh tế, rất giỏi thơ văn và quá am hiểu sự đời. Vì thế, tôi nói luôn :
Em đoán chắc bác sẽ đưa ra những cảm nghĩ rất lạ mà có thể em chưa nghĩ ra. Nhưng bác hỏi thì em cứ nghĩ thế nào xin nói vậy.

Tôi nói : Hàng chục năm nay, tụi em lúc nào cũng bị nhắc hoặc chỉ đưa tin, không viết bài sâu hoặc ngăn tuyệt đối không được đưa nhân mỗi dịp 17/2 này.  Thực tế, phía truyền thông Trung Quốc họ vẫn không buông mà nói ta về sự kiện 17/2/79 này nọ không đúng sự thật chút nào. Khi ta nhắc họ, họ đổ cho các báo tự tiện mà cấp Trung ương của họ không biết, không chỉ đạo.
Nghĩ mà tức .

Chúng ta thì im như hến, còn họ thì cứ tha hồ nói rất trái tai, phi sự thật. Họ nói và viết đến mức người Trung Quốc cũng bị họ “lừa ngọt ngào”, không hề biết đâu là sự thật.  Không lẽ cứ vậy mãi sao ? Vài chục năm rồi mà cứ vậy thì đến bao giờ được lên tiếng ? Có thể các vị lãnh đạo nhà mình cũng thấy phi lý mà cứ nuốt nhịn nên mới cho báo chí ”thử nhiệt độ” của họ lần này với cái cớ cuộc chiến ấy đã 4 chục năm tròn ?

VỊ ĐẠI TÁ VỀ HƯU ... “DẠI GÁI” ...

(ảnh minh họa)

Sáng sáng người ta lại thấy một ông già mái tóc bạc, đi thể dục trên đường Nguyễn Chí Thanh, một con đường đẹp nhất Hà Nội. Giữa hai dòng xe hối hả ngược xuôi, giữa những toà cao ốc mới mọc lên đồ sộ, ông như một người lạc lõng giữa dòng đời, thong thả đếm từng bước chậm rãi bên những bồn hoa trên giải phân cách giữa lòng đường. Nhìn con người gày gò, dáng vẻ mỏi mệt ấy, mấy ai ngờ đó là một cựu chiến binh từng xông pha nhiều trận mạc trên những nẻo đường ác liệt của Trường Sơn.
Cách đây hơn nửa thế kỷ, người sinh viên Bách Khoa mới ra trường từng viết đơn bằng máu, xung phong vào chiến trường miền Nam giữa lúc đang vô cùng ác liệt.
 Những năm tháng lăn lộn trong mưa bom bão đạn của quân thù và những trận sốt rét khiến anh kiệt sức. Đến năm 1971, khi đồng đội đào bới, lôi được anh ra sau một đợt bom vùi và khiêng tới một đội phẫu tiền phương, ai cũng tưởng chắc lần này anh khó qua khỏi.
Năm ấy anh Kha, người kỹ sư công binh 35 tuổi, một “tuổi thọ” hiếm có ở chiến trường.
 Nữ bác sĩ phụ trách đội phẫu là thiếu uý Loan, mới 25 tuổi, nhận được chỉ thị của cấp trên là phải cứu sống Kha bằng mọi giá. Bởi vì một kỹ sư giao thông thuộc lòng từng cung đường Trường Sơn như Kha là tài sản vô giá của quân đội. Loan quyết định tiếp máu cho Kha nhưng máu dự trữ không còn. Trừ thương binh ra, chỉ còn bốn người có thể cho máu. Nhưng sau khi thử máu, chỉ mình Loan có nhóm máu trùng với nhóm máu của Kha. Không do dự, bác sĩ Loan tự nguyện lấy máu của mình tiếp cho Kha hai lần, nhờ thế mà Kha thoát chết.

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2020

KẺ “ĐÀO MỒ CUỐC MẢ”




Học chung với hắn từ lớp 5, trường học sinh miền Nam (HSMN) số 26, Chương Mỹ, Hà Đông. Chẳng nhớ, hắn về với gia đình năm học lớp 6 hay lớp 7? Thời gian này để giảm áp lực cho ban quản lý HSMN, những học sinh nào có gia đình ở miền Bắc phải “thoát ly” trường HSMN. Hắn về với gia đình, tôi ở lại trường, tiếp tục sự nghiệp “học, học nữa, học mãi”.

Chia tay, chẳng ai vui cũng không ai buồn. Lúc đó chưa có khái niệm “bịn rịn”, càng không hề có “lưu bút” để thể hiện tâm tình.

Rồi cả hai cùng tốt nghiệp phổ thông, cùng được đi du học.

Vào dự bị đại học ở Bacu, Liên Xô (1967), gặp lại nhau, mừng vui chút chút vì bạn học cũ lâu ngày gặp lại. Tình thân mật tiến thêm một tầng.

Hết dự bị đại học, chuyện đời “bèo hợp lại tan”, chẳng ai vui, và không ai buồn. Hắn đến trường tổng hợp Voronhesh, học Khảo cổ, tôi ở lại Bacu, học Tán – bỏ o.

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2020

Đảng thành… dân tộc!



BTV Tiếng Dân
4-2-2020
Nhân dịp đảng kỷ niệm 90 năm ngày thành lập, Tiến sĩ Nhị Lê, tức Phạm Đình Bảng, cựu Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, có một bài viết gây bão trên mạng. Bài viết đăng trên trang Đầu Tư, Cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có tựa đề: Đảng tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc.
Nhiều người đọc cái tựa nhưng không hiểu ý tác giả muốn nói gì. Nhà văn Nguyễn Quang Lập ngạc nhiên: “Cái tựa không phải của Quang Lùn mà của PGS- TS Nhị Lê, Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng Sản. Nhị Lê ơi hỡi Nhị Lê/ Mời ngài lên núi nuôi dê cho lành!
Ảnh chụp bài báo giấy. Nguồn: Nguyễn Quang Lập
Facebooker Vũ Hoàng Hưng viết: “Nhiều khả năng thế hệ mình đã lạc hậu. Hôm qua đọc trên báo mạng còn nghĩ họ đánh máy nhầm. Hôm nay thấy báo giấy đăng lên mới thấy ngôn ngữ, ngữ pháp Việt Nam bây giờ không giống những gì mình đã được học dưới mái trường… xã hội chủ nghĩa thời chủ nghĩa xã hội bao cấp“.
Facebook này bình luận thêm: “Đảng là 1 thành tố chính trị. Dân tộc là đại diện cho một chủng tộc xã hội. Người ta có thể nói dân tộc Việt Nam, dân tộc Thái Lan, dân tộc Pháp… hay trong nước ta thì có dân tộc Kinh, dân tộc Mường… chứ ko ai gọi là dân tộc Cộng sản, dân tộc Dân chủ, dân tộc Cộng hoà cả“.

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2020

MỘT THÁNG TÔI LÀM CÔNG TÁC ĐẢNG


(ảnh của tác giả)

(Trích từ tự truyện: DƯỚI BÀN TAY VÔ HÌNH, chưa xuất bản)

… Lần ấy P. Thắng, nhân viên chính trị của tiểu đoàn, nhận lệnh đi công tác một tháng. Theo thông lệ, cậu ta bàn giao lại việc cho tôi, nhân viên quân lực. Tuy không phải đảng viên nhưng tôi thông thuộc hết mọi thủ tục để hoàn thiện bộ hồ sơ cho một đảng viên mới, chính là nhờ một tháng làm thay ấy.

Vốn là người chu đáo, trước khi đi, Thắng bỏ ra một buổi chiều dặn kỹ tôi phải làm gì. Bấy giờ tôi mới biết: Trọn vẹn một bộ hồ sơ để kết nạp ai đó vào đảng, từ đơn xin gia nhập đảng, lời của hai đảng viên giới thiệu, đến tất cả những trích biên bản cuộc họp, (họp quần chúng, họp chi đoàn, liên chi đoàn, chi bộ, chi ủy…) đều do nhân viên chính trị làm.
Tức là bịa ra hoàn toàn.

Càng bịa giỏi càng được coi là có năng lực. Tôi đọc qua vài cái trích biên bản mẫu và hỏi lại Thắng có phải đều do cậu ta bịa ra, thì cậu ta gật đầu: “Bịa tất! Làm quái gì có cuộc họp nào”- Thắng nhấn mạnh để tôi cứ yên trí mà làm.