Thứ Ba, 25 tháng 4, 2023

PHẠM DUY CÒN ĐÓ MUÔN ĐỜI

 


TRẦN MẠNH HẢO
Thơ hay có thể bị vua bắt
Trăng nhé nghìn đêm bạc tiếng gà
( Trích bài thơ “LÝ BẠCH” của Trần Mạnh Hảo)
Chúng tôi (TMH) xin mượn tên cuốn sách : “Phạm Duy còn đó nỗi buồn” của họa sĩ, nhà văn Tạ Tỵ làm tiêu đề cho bài viết về nhạc sĩ Phạm Duy của mình.
Phạm Duy – (từng là ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng nhất của nền tân nhạc Việt Nam, từng là giáo sư dạy trường Quốc gia âm nhạc Sài Gòn, một nhà nghiên cứu âm nhạc xuất sắc, một nhà văn, nhà báo có phong cách riêng khi viết báo, viết hồi ký )- kể từ bài hát đầu tiên phổ thơ Nguyễn Bính, bài “ Cô hái mơ” viết năm 1942 đến nay, đã có hàng mấy trăm bài hát (có người còn cho ông đã viết đến con số trên dưới 1000 bài ?) làm xúc động lòng người Việt Nam suốt hơn 70 năm nay. Phạm Duy không chỉ là một hiện tượng âm nhạc vắt qua hai thế kỷ; hơn nữa, ông còn là một hiện tượng xã hội, một hiện tượng văn hóa, một hiện tượng lịch sử, cần phải có nhiều nhà Phạm Duy học mai sau nghiên cứu về ông.
Thuở nhỏ, thời kháng chiến chống Pháp, kẻ viết bài này từng nghe bà mẹ mình – một người hát thánh ca trong ban Ca vịnh nhà thờ- từng dùng nhạc Phạm Duy ru con. Những lời ca, giai điệu Phạm Duy đã thấm vào hồn tôi từ thơ bé qua tiếng hát ru của mẹ như bài “Nương chiều” :
“ Chiều ơi, lúc chiều về rợp bóng nương khoai, trâu bò về giục mõ xa xôi, ơi chiều…Chiều ơi, áo chàm về quảy lúa trên vai, in hình vào sườn núi chơi với, ới chiều…”

Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2023

GIẾNG SỮA KỲ LẠ Ở ĐƯỜNG LÂM CỔ ẤP

 


Nguyễn Xuân Diện
Ở cố ấp Đường Lâm, quê nhà chúng tôi có một cái giếng gọi là Giếng Sữa hay Giếng Sữa Chuông Sa. Giếng này nằm ở dưới chân ngọn đồi phía sau Lăng Đức Vua Ngô Quyền. Từ lúc còn bé, tôi đã bị ám ảnh bởi cái giếng đó.
Đó là một giếng nước rất nhỏ, xung quanh được xây bằng đá ong - một "đặc sản" của xứ Đoài "đất đá ong khô nhiều ngấn lệ". Khẩu giếng nhỏ bé ấy không bao giờ cạn nước, nước luôn trong vắt và có vị ngọt mát lành. Lòng giếng có những sợi rễ cây đâm ngang rũ xuống trắng phau như những sợi vải. Giếng nằm bên cạnh một sườn đồi và bên cạnh một tòa cổ miếu. Không biết từ bao đời nay rồi, mà đến tận hôm nay, đây vẫn cứ là nơi đến của các thiếu phụ đang nuôi con bú.

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2023

NGUYỄN LÂN THẮNG: THƯ GỬI BÉ ĐẬU

 


Con thương yêu của bố!
Khi sinh con ra trên đời này thì bố mẹ đã đến tuổi có thể sắp có cháu, đó là một thiệt thòi rất lớn với con. Mẹ hay đùa là bố mẹ chỉ còn khoảng ba chục năm nữa ở bên con, biết làm sao được với số phận con nhỉ. Nhưng bố vẫn ngàn lần cảm ơn số phận đã mang con đến cho bố mẹ, bố chấp nhận những khó khăn không thể tránh khỏi khi mai này con lớn lên trong cảnh cha già con cọc. Chính vì thế bố muốn viết thư này cho con để mai sau, khi nhỡ ra con còn chưa hiểu việc đời mà bố đã đi xa thì đây là những dòng tâm tư để con hiểu được lòng bố.
Con được sinh ra trong hoàn cảnh xã hội rất rối ren, lòng người ly tán, đất nước bị xâm lăng. Gia đình mình vốn thuộc loại công thần trong xã hội miền Bắc, được nhiều người quyền cao chức trọng cũng như người dân nể trọng. Nếu xã hội vẫn bình bình như trước đây thì đó là một lợi thế mà chắc chắn con sinh ra sẽ được đủ đầy hơn mọi người. Nhưng than ôi, cái chế độ mà gia đình ta cũng như nhiều gia đình khác đổ cả máu và mồ hôi để phụng sự nó hàng chục năm về trước đã không còn vì đất nước, vì nhân dân nữa. Người ta đã phản bội tất cả những gì đã hứa với dân để vun vén cho quần thần, cho gia tộc của họ. Tham nhũng tràn lan, đạo đức băng hoại, tài nguyên kiệt quệ, công nhân làm đĩ, nông dân ăn mày, trí thức hạ mình, tổ quốc lâm nguy, nợ nước ngoài đến đời con chắc chắn chưa trả được.

Thứ Tư, 12 tháng 4, 2023

VUI BUỒN NGHỀ MUA BÁN (Bài 13) : DỊ ĐOAN


 

Người Tây phương nói chung, không thích con số 13. Người Mỹ thì không thích Thứ Sáu Mười Ba (Friday the thirteenth). Họ không thích thôi, chớ không có tin dị đoan tới cái mức kiêng cữ như người Tàu hay người Việt kỵ những ngày “mùng năm, mười bốn, hăm ba”.
Loạt bài “Vui Buồn Nghề Mua Bán” tôi tạm ngưng khá lâu, để viết những đề tài khác. Một phần cũng do một số bạn bè yêu cầu, một phần tôi cũng muốn thay đổi không khí. Chuyện mua bán 25 năm, có biết bao nhiêu thứ để viết. Nó nằm sẵn trong đầu, viết lúc nào chả được.
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, là bài thứ 13 này, tự nhiên tôi nhớ đến chuyện dị đoan của rất nhiều người khách Việt. Thôi thì viết chơi. Nó chẳng dính dáng đến kỹ năng mua bán, nhưng nó cũng là những kỷ niệm khó quên của một thời “làm dâu trăm họ”.
Sau khi đóng một deal, ghi hoá đơn xong, thì người bán lúc nào cũng hỏi khách xem ngày giờ nào thuận tiện để giao hàng. Rất nhiều lần tôi nghe câu trả lời:
- Để về dở lịch Tam Tông Miếu coi ngày nào tốt, giờ nào tốt, thì tui gọi lại cho ông.
Gặp mấy cụ già gần đất xa trời, thường thì tui im ru. Nhưng gặp những người có vẻ cởi mở, dễ tính, thường là lứa tuổi sồn sồn, tuổi nửa chừng xuân, không già, cũng không trẻ, dân miền Tây gọi là “dừa cứng cạy”, thì tui cười cười, nửa đùa nửa thiệt, đối đáp lại liền:
- Trời! Trời! Thời đại này, nhất là ở Mỹ mà cũng còn tin mấy vụ ngày giờ nữa sao trời!?
- Không tin lắm, nhưng ông bà mình hay nói: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành!” Thà tin có, còn hơn không, anh ơi! Vậy anh hỏng tin chút nào hả?

Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2023

CHA TIÊN TRẬT NHÀ CHỊ

 


(Ảnh minh họa: Ở tuổi 85, cụ Mai Trọng Điệp (Phúc Trạch, Hương Khê, Hà Tĩnh) hạnh phúc bên người bạn đời mới)


Tác giả: Loan Ngẫn.
Hôm nay Cụ tôi lấy vợ đấy, tin nóng như than và vui như trúng xổ xố nhỉ. Mà sổ xố viết thế nào mới đúng, say mẹ gòi nên quên cụ cả chính tả.

Các ông các bà nhà tôi hoắng cả lên. Cụ tôi kệ. Cụ Tuyên bố thẳng căng. Sang tháng Tám đẹp ngày bố quyết định làm mười lăm mâm, chỉ có con cháu trong nhà, cỗ bàn bát đĩa thực phẩm giao tất cho thằng cả. Phần hậu trường phông màn cho thằng Q nhà con Hai. Tiền tao có đủ, chúng mày không lo gì sất, chỉ cần chúng mày đến ăn ủng hộ thầy, đứa nào không đến ăn cũng kệ cha chúng mày. Tao quyết là tao lấy, đứa nào chê không đến ăn cỗ là dại, hờn cơm với chó cho nhịn, đời chúng mày sẽ không được ăn cỗ cưới của bố chúng mày lần nữa đâu, lần sau nhà có cỗ chắc chỉ là cỗ đám ma tao thôi.
Cụ tôi nói là làm, cụ lấy một cụ bà kém cụ 17 tuổi ở làng bên. Cụ ông Tám sọi, cụ bà sáu ba mùa su hào.
Cụ tôi góa vợ năm ấy cụ còn trẻ, nhưng cụ đông con, nặng gánh nên cụ không đi bước nữa mà ở vậy. Tôi hỏi sao cụ không cố cho xong đời
...
Cụ cười, chửi cha tổ nhà cô. Cố là cố thế nào, cụ là cụ quí mày nhất. Mày ngẫn nhất nhà này nhưng được cái tư tưởng mới, thế mà còn hỏi cụ câu như cứt ấy hả con.
Tao nói ngắn gọn cho mày hay thế này, nói nhanh cho vuông là ba mươi năm trước cụ độc thân nhưng chửa đến duyên, giờ đến duyên là cụ chiển, cụ nói dư thanh niên.

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2023

Lưu Á Châu: Người dân không còn cần một lãnh tụ vĩ đại!

 


Thượng tướng Lưu Á Châu, một đảng viên cao cấp của ĐCSTQ đã bị bắt cách đây hai năm, có thể bị kết án tử hình nhưng được kéo dài thời hạn thi hành án vì tội tham nhũng nghiêm trọng. Hiện tại Trung Nam Hải đang có nhiều cơn sóng ngầm, ông Tập cho thực hiện hai biện pháp lớn là bổ nhiệm Thái Kỳ làm “Đại nội tổng quản” phòng ngừa đảo chính, đồng thời thúc đẩy xu hướng “điều tra nghiên cứu” tìm ra đối thủ chính trị có mưu mô quỷ quái. Trong lúc này, Trung Nam Hải đưa ra vụ án cũ Lưu Á Châu, dường như có ý định giết gà dọa khỉ.
Vậy Lưu Á Châu là “yêu quái” phương nào? Trong Wikipedia đã có sẵn: Lưu Á Châu (tiếng Trung: 刘亚洲; sinh 1952) là Thượng tướng Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF), nguyên Phó Chính ủy Không quân Trung Quốc; nguyên Chính ủy Đại học Quốc phòng Trung Quốc, từng là giáo sư thỉnh giảng của Đại học Stanford Mỹ. Ông đồng thời là một nhà văn có tiếng, chủ nhân một số giải thưởng văn học. Các bài viết của ông ngôn từ mạnh dạn, quan điểm mới mẻ (nhất là quan điểm đối với Mỹ), lập luận sắc bén của ông được dư luận rất quan tâm. Tướng Lưu là con rể cố Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Tiên Niệm.

Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2023

QUÂN ĐỘI NƯỚC NGOÀI TẠI MIỀN BẮC TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM

 


Nhiều nguồn tin tình báo Mỹ trong thời kỳ chiến tranh đã biết không lực Bắc Hàn có thể đã tham chiến tại Bắc Việt. Nhưng mãi cho tới năm 1996, những tin đồn này mới được xác nhận qua sự kiện đại úy phi công Yi Chol-su thuộc không lực Bắc Hàn lái chiếc Mig-19 đào thoát sang Nam Hàn. Trong thời gian ở Nam Hàn, phi công Yi tiết lộ ít nhất 70 phi công Bắc Hàn đã tham chiến tại Việt Nam.
Năm 2000 những tin đồn cũng được CSVN xác nhận. Đầu tháng 4, 2000, trong dịp viếng thăm CSVN, Bộ trưởng Quốc Phòng Bắc Hàn Paek Nam-sun cũng đã đến thăm một nghĩa trang nhỏ ở Bắc Giang, nơi an táng 14 phi công Bắc Hàn chết trong chiến tranh Việt Nam.
Báo Tuổi Trẻ trong bài “14 chiến binh Triều Tiên trên bầu trời Việt Nam” phát hành ngày 18 tháng 8, 2008 nhắc lại “Những trận không chiến oanh liệt để bảo vệ bình yên bầu trời miền Bắc VN trong kháng chiến chống Mỹ lùi vào quá khứ gần nửa thế kỷ. Nhưng 14 tấm bia mộ liệt sĩ Triều Tiên ở khu đồi rừng Hoàng (xã Tân Dĩnh, Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) ngày ngày vẫn nhắc nhớ về những người bạn nước ngoài đã đổ máu cho độc lập của VN.”