Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

ÔNG CHÁU

(Truyện tình thời bao cấp)
Tác giả: Đào Phong Lưu

Ông Tổng giám đốc ra sân bay đón được cô cháu ngoại là sinh viên Đại học Michigan, Hoa Kỳ về thực tập là đưa thẳng đến nhà máy sản xuất gang thép tại Khu công nghiệp Bắc Ninh thăm quan, rồi lại đưa ngay về công trường xây dựng khu nhà ở cao tầng giữa trung tâm Thành phố.

Ông chỉ tay về mấy gian nhà cấp 4 mà chiếc máy xúc phá dỡ gần xong, chỉ còn lại hai gian phía đầu hồi ngoài mặt phố, bảo cô cháu gái:
 
- Cháu chụp ảnh mấy gian nhà này đi!
 
Cô gái ngoan ngoãn làm theo. Ông lại nói:
 
- Đáng lẽ hôm nay má cháu cũng ra để đón cháu và chứng kiến cảnh phá dỡ ngôi nhà này, đã mua vé máy bay rồi, nhưng đêm qua cụ ngoại bệnh phải cấp cứu đưa đi viện nên không ra được.
 
Cô gái hỏi lại:
 
- Phá dỡ mấy dãy nhà cũ này thì có gì mà phải chứng kiến hả ngoại?
 
Ông Tổng giám đốc trả lời đầy vẻ xúc động:
 
- Có đấy, vì những dãy nhà cấp bốn cũ nát, xiêu vẹo kia đã lưu giữ bao kỷ niệm đẹp đẽ, khổ đau của nhiều người, trong đó có ngoại và má cháu.
 

Nghe vậy, cô sinh viên chẳng hiểu tại sao, nhưng không dám hỏi nữa mà theo ông về khu văn phòng chính của Tổng công ty gần đó.
 

Sau khi đưa cô cháu đi giới thiệu với tất cả các phòng, ban trong Tổng công ty, rồi đưa cô về phòng làm việc của mình, lúc đó ông mới kể cho cô cháu ngoại nghe về lai lịch mấy gian nhà đang phá dỡ mà cô vừa chụp ảnh.
 

*   *

  *
Hồi đó vào cuối thập niên sáu mươi của thế kỷ trước, giặc Mỹ dùng không quân đánh phá thủ đô rất ác liệt. Khu nhà tập thể vừa xây xong phân cho các gia đình thì họ đã phải đi sơ tán về nông thôn để tránh bom, chỉ còn ban lãnh đạo Công ty ở lại bám trụ cơ quan chiến đấu và làm việc. 

Một hôm con trai ông giám đốc là sinh viên Đại học Ngoại ngữ sơ tán ở tỉnh ngoài đột ngột về nhà “xin viện trợ”. Thật không may và cũng lại là may mắn cho anh ta, bố đi công tác vắng, không vào được nhà, nên được bà phó giám đốc cho ngồi chờ tạm bên gian nhà bà sát vách với gian nhà anh. Bà phó giám đốc nói bố anh chiều nay ra ngoại thành làm việc với các phòng, ban của công ty đang đóng ở mấy làng bên đó. Chắc lúc gần tối máy bay đánh hỏng cầu phao qua sông Hồng, thanh niên xung phong và công binh chưa nối lại kịp, nên chưa về được. Giữa lúc ấy bên ngoài có tiếng chào giọng miền Nam “Chào má, con đã dzề!”. Qua ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn dầu trong phòng hắt ra, anh nhìn thấy một cô gái “ hắc mô ni” tức vận toàn đồ đen, hai bím tóc tết đuôi sam… anh vội đứng dậy “ chào em!”. Thay cho lời đáp lễ, cô lại hỏi “Ai dzậy má?”. Bà phó giám đốc đang châm bếp dầu chuẩn bị nấu bữa tối, ngẩng lên bảo “Sao về trễ thế con? Đây là anh… con trai bác giám đốc đó. Còn đây là con gái cô, em học trường Miền Nam ở Đông Triều, vừa tốt nghiệp lớp 10, đang về tập trung học chính trị ở Đại học Bách Khoa, chờ đi học nước ngoài”. Cô gái không nói gì, từ ngoài sân vào phòng, bước qua chỗ anh ngồi, đến giữa phòng kéo “rẹt” chiếc ri-đô, ngăn gian phòng 20 mét vuông làm đôi, lẩn vào trong tấm ri-đô. Mấy phút sau, cô bước ra, vẫn cái quần phíp đen ban nãy, nhưng chiếc áo bà ba đã được thay bằng chiếc áo chui đầu phin nõn cộc tay, cổ trễ hình trái tim, để lộ ra đến một phần ba bộ ngực căng phồng. Má cô bảo “Con ra vòi nước công cộng xem đã đến lượt chưa, má xếp hàng cái thùng to từ lúc tan tầm rồi đấy”. Nghe vậy, cô ra sân rồi biến mất vào bóng tối. Một lát sau, cô quay lại, bảo “Đầy rồi má à, nhưng cái thùng to thấy mồ con hổng có bê nổi đâu”. Chàng sinh viên nhanh nhảu đứng dậy “Ra chỉ cái thùng nào, để anh xách cho”. “Ừ cháu ra giúp cô đi” - Bà phó giám đốc nói. Thùng nước to thật, anh và cô gái phải mỗi người một tay mới khênh được về. Thấy bà phó giám đốc tất tả dắt xe đạp ra, đằng sau xe còn đèo cái can nhựa, cô gái hỏi “ Má đi mô dzậy?”. “Đang đun nồi nước để luộc mì, chưa sôi thì hết dầu, má chạy quàng lên cô Hạnh xem cô còn thì vay tạm mấy lít, tháng này nhà mình hết ô phiếu mua dầu rồi”. Vừa nói bà vừa phóng xe đi, mất hút trong màn đêm.
 

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Thượng Nghị sĩ John McCain: Người Nga đáng có được một tổng thống tốt hơn Putin

Thượng Nghị sĩ John McCain
Đây là bài "bút chiến" của Thượng Nghị sĩ Mỹ, John McCain, đăng trên báo Pravda của Nga. Gần một tuần trước, ông John McCain nói đùa rằng ông muốn viết bài bình luận đăng trên báo Pravda, thì ông John Hudson, phóng viên tạp chí Foreign Policy đã làm môi giới, liên lạc với báo Pravda, hỏi báo này có dám đăng bài của ông John McCain hay không. Báo này đồng ý và đây là bài viết của John McCain trên báo Pravda. 

Khởi sự từ bài báo gây tranh cãi của TT Putin, đăng trên báo New York Times hôm 11/9, có tựa đề: "A Plea for Caution From Russia". Trong bài này, ông Putin đã phản đối Mỹ đưa quân đánh Syria, câu cuối cùng Putin đã mang Chúa ra để 'dạy' Mỹ: "Chúng ta khác nhau, nhưng khi chúng ta cầu Chúa ban phước lành, chúng ta đừng quên rằng Chúa sinh ra chúng ta đều bình đẳng như nhau". Nguyên văn: "We are all different, but when we ask for the Lord’s blessings, we must not forget that God created us equal." 

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Nghĩ về Nguyễn Phú Trọng

Chúng ta đã quá quen khi đọc những bài viết, những mẩu chuyện về thuở hàn vi, về những đức tính… của những nhà lãnh đạo cỡ “lãnh tụ”  trong các nước cộng sản, độc tài. Thường thì những “hồi ức” này đều nặng về ý ca ngợi những phẩm chất “đặc biệt”, “khác thường”, “thiên bẩm”… của họ.

Sự sùng bái thì đã có... còn cá nhân thì chưa ...

Đối với đương kiêm TBT Nguyễn Phú Trọng cũng không là ngoại lệ.

Thầy cô và bạn học cũ nghĩ gì về Nguyễn Phú Trọng?

Theo lời cô giáo Đặng Thị Phúc, Sau khi học xong sư phạm (1956), cô Phúc về xã Mai Lâm, Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội) dạy học. Gia đình thuộc thành phần tiểu tư sản nên cô phải thoát ly, sống và lao động cùng dân. Ngày ấy buồn và nhớ nhà lắm, ngoài giờ dạy, cô Phúc giúp dân phơi thóc, phơi rơm, băm bèo cho lợn. Có lúc tay ngứa lắm nhưng cô không dám kêu. Tối đến, cô lại dạy lớp bình dân cho cán bộ xã, có khi phải đi theo đội cải cách ruộng đất. Lớp 4 cô dạy có 48 học sinh với nhiều độ tuổi khác nhau cùng tụ tập về mái đình thôn Mai Hiên học tập. Học trò lớn nhất lớp tên Duy, là lớp trưởng và bằng tuổi cô giáo. Còn học trò nhỏ nhất, ở xã Đông Hội là Nguyễn Phú Trọng. Bé nhất lớp nên cô muốn đưa Trọng lên bàn đầu ngồi. Nhưng cậu không chịu rời bàn thứ tư, cạnh lớp trưởng Duy. Cô giáo đoán chắc Trọng đi học nhờ trường bạn, lại bé nhất lớp nên không dám rời lớp trưởng.

Giữa đám học trò lam lũ đủ mọi lứa tuổi, học trò Trọng có ấn tượng sâu sắc nhất với cô bởi nhỏ tuổi nhất nhưng lại học giỏi nhất lớp. "Trò Trọng ngày ấy tóc để mái chéo, không đen hẳn mà hơi hoe vàng, nước da trắng xanh. Trong lớp, cậu rất thông minh, giơ tay phát biểu rất hăng say, chữ viết tròn và đẹp."


Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Ai là tác giả thật của ca khúc "Nỗi lòng người đi" ?

Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu xuân tròn đắm say
Đôi tay ngọc ngà dương gian tình ái em đong thật đầy
Bạn lòng ơi! Thuở ấy tôi mang cây đàn
Quen sống ca vui bên nàng...

Những ca từ và giai điệu đẹp lãng mạn, bao người say, bao người hát và vẫn được biết đến là nhạc phẩm đầu tay của nhạc sĩ Anh Bằng, phổ thơ Nguyễn Bính. Nhưng với bài viết dưới đây của nhà thơ, nhạc sĩ  Nguyễn Thuỵ Kha, “Nỗi lòng người đi” lại có một cái tên khác, một nhạc sĩ khác...”
                                                           *    *
                                                             *
Một buổi sáng cuối thu Hà Nội, có một người nhỏ thó đến văn phòng tôi làm việc ở 59 Tràng Thi – Hà Nội. Ông tự giới thiệu là Khúc Ngọc Chân. Tôi nhìn mãi mới nhận ra ông đã từng là nghệ sĩ đàn cello ngồi ở Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam từ những năm mới thành lập. Các anh em của ông là Khúc Phác và Khúc Ka Hoàng cũng đều là dân nhạc nổi tiếng từ lâu. Ông Chân họ Khúc, đích thị là con cháu Khúc Thừa Dụ ở Ninh Giang – Hải Dương rồi. Ông nói rằng ông có bài thơ về tổ tiên được khắc trên bia đá tại đền thờ họ Khúc ở quê. Dần dà, ông bắt đầu kể cho tôi nghe về hoàn cảnh ra đời của ca khúc "Nỗi lòng người đi" mà chính ông là tác giả với cái tên đầu tiên là "Tôi xa Hà Nội'.

Nghệ sĩ Khúc Ngọc Chân
Khúc Ngọc Chân sinh năm 1936 tại phố Tô Tịch – Hà Nội. Ở Hà Nội, khi ông Chân vào thanh xuân cũng là khi cuộc chiến đấu chống Pháp của chúng ta sắp vào hồi kết. Bởi vậy, các thanh niên Hà Nội nơm nớp sợ bị bắt lính, tống ra các chiến trường. Để thoát khỏi cảnh cưỡng ép này, gia đình đã nhờ người thân xin cho ông vào làm nghề sửa chữa máy vô tuyến điện trong thành Hà Nội. Làm ở đây, vừa không bị bắt đi lính, lại chỉ phải làm có nửa ngày, nửa ngày tự do có thể làm gì tùy thích. Vốn yêu âm nhạc, ông Chân tìm đến học đàn với thầy Wiliam Chấn ở gần Hồ Tây. Lúc ấy, cả nhạc sĩ Đoàn Chuẩn và Tạ Tấn cũng đều đến học thầy Chấn nổi tiếng. Qua học thầy mà ông Chân quen với một thiếu nữ Hà Nội tên là Nguyễn Thu Hằng, kém ông hai tuổi. Rồi tình yêu nhen lửa. Họ đã có những ngày đầu yêu thương thật thơ mộng bên bờ Hồ Gươm. Không thể quên những chiều ngồi bên bờ hồ té nước đùa vui với nhau.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Trung Quốc và Nhật Bản trao đổi "quà" nhân một năm Senkaku-Điếu Ngư được quốc hữu hóa


Bắc Kinh và Tokyo không ngừng lên gân vào dịp tròn một năm Nhật Bản mua lại ba hòn đảo tranh chấp trong quần đảo Senkaku /Điếu Ngư/. Bắc Kinh cử đến biển Hoa Đông tám tàu hải giám. Đây là nhóm tàu lớn nhất của Trung Quốc có mặt tại khu vực. Một ngày trước đó, máy bay không người lái của Trung Quốc lần đầu tiên đã bay qua Senkaku. Phía Tokyo tuyên bố sẽ bố trí đại diện chính quyền thường xuyên trên các hòn đảo không người ở.

Việc trao đổi những "quà tặng" nhân ngày Nhật Bản quốc hữu hóa ba hòn đảo tranh chấp là hành động mang tính biểu tượng. Mối quan hệ Bắc Kinh-Tokyo đang đạt mức tột đỉnh của "Kỷ băng hà" với nguyên nhân chính là xung đột hải đảo. Tảng băng đã không tan nổi sau cuộc tiếp xúc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Thủ tướng Shinzo Abe ngày 5 tháng 9, diễn ra bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại St Petersburg. Cuộc trao đổi không được lên kế hoạch trước cũng chính do những căng thẳng trong quan hệ song phương. Vào phút chót cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo có quyết định bắt tay. Nhưng dường như, chỉ để xác nhận thêm sự cáo buộc lẫn nhau.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Phản biện Tác giả VŨ HỢP LÂN (báo Nhân Dân)




Hôm nay tờ báo 'NHĂN RĂNG' được lệnh quay nòng pháo chỉa sang anh chị em Bloggers #tuyenbo258. Với lời tuyên bố hùng hồn giống như lời của các quan tòa luật rừng, những kẻ man rợ, qua vụ án nhân giai phẩm, hoặc cải cách ruộng đất.

Tác giả VŨ HỢP LÂN "sủa":
”...với các thế lực thù địch, một số tổ chức và cá nhân thiếu thiện chí thì luật pháp của Việt Nam lại là “lực cản” đối với hoạt động của họ. Trong hệ thống luật pháp Việt Nam, họ tập trung phê phán, chống phá các điều luật quan hệ trực tiếp tới các hành vi phạm pháp (như các Ðiều 88, Ðiều 79, Ðiều 258 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam). Gần đây nổi lên hoạt động của một nhóm người tự nhận là “mạng lưới blogger Việt Nam”. Nhóm này không chỉ “sản xuất” cái gọi là “tuyên bố” để phát tán trên internet mà còn trao văn bản cho Ðại sứ quán Hoa Kỳ, Ðại sứ quán Thụy Ðiển, Ðại sứ quán CHLB Ðức tại Việt Nam, sang Bangkok – Thailand, để trao “tuyên bố” cho đại diện một số cơ quan quốc tế!”

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Một góc nhìn nguy hiểm


Hôm qua đọc tin “Ca sĩ Ngọc Sơn mua bảo hiểm trinh tiết 1 triệu đô”, có lẽ nhiều người chỉ biết cười buồn, rằng tính lá cải của một số tờ báo đã đạt thêm một mốc mới. Nhưng loại tin này vô hại vì ai cũng thấy nó nhảm nhí.

Ngược lại, bài viết “Một góc nhìn về cơm 2000 đồng” trên BBC Tiếng Việt mới thật sự nguy hiểm. Bây giờ tôi mới thấy thấm thía câu nói “A little learning is a dangerous thing”.

Nó nguy hiểm ở chỗ, sẽ có người do tin tức lan tỏa về các quán ăn từ thiện 2.000 đồng từng muốn làm một điều gì đó, chung một tay cho nỗ lực này nhưng vì nhiều lý do chưa làm gì được, nay đọc xong bài trên BBC Tiếng Việt bèn bật lên tiếng chà – thế à và đánh mất luôn ý hướng thiện vừa mới chớm nở. Có lẽ ít người bị tác động như thế nhưng dù chỉ một người cũng là gây tác hại bằng ngòi bút.

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

THƯ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG LƯƠNG THẾ VINH GỬI CÁC BẬC CHA MẸ HỌC SINH

(NSGV): Đây là bài hay nhất nói về giáo dục trong suốt mấy chục năm qua!
 
"
Đối với con cái, nếu “yêu cho roi cho vọt” là quan điểm sai lầm thì “yêu cho ngọt cho bùi” cũng sai lầm không kém" - 
VĂN NHƯ CƯƠNG

     Nhân dịp đầu năm học mới, tôi xin gửi lời chào mừng tới các bậc cha mẹ học sinh trường Lương Thế Vinh. Tôi chân thành chúc các vị cùng gia đình mọi sự tốt đẹp, hạnh phúc.
 

Một trong những nhân tố làm nên thương hiệu Lương Thế Vinh là sự ủng hộ của các bậc phụ huynh về đường lối giáo dục nhà trường. Nhân dịp năm học mới, với tư cách Hiệu trưởng nhà trường, tôi xin gửi tới các vị phụ huynh đôi dòng 
tâm sự về việc dạy dỗ con em chúng ta.

1) Xin các bậc làm cha làm mẹ hãy thận trọng và bình tĩnh khi nhận xét và đánh giá con cái của mình. Một số vị luôn luôn cho rằng con mình cái gì cũng nhất: xinh đẹp, thông minh, tài năng, trí tuệ…, họ tâng bốc con và làm cho đứa con cũng cảm thấy mình hơn người. Một số vị khác thì ngược lại, luôn luôn buồn bực vì con, chì chiết thậm chí mạt sát con, xem nó là thứ vất đi, khó dạy khó bảo, rồi chẳng làm nên cơm cháo gì…

Mỗi đưa trẻ đều có điểm mạnh và điểm yếu. Nghệ thuật làm cha làm mẹ là biết cách khuyến khích, khen ngợi, nhưng không đề cao quá đáng những điểm mạnh của con mình, mặt khác cần khắc phục mà không vùi dập những điểm yếu của nó.

NGÀY KHAI TRƯỜNG DÀNH CHO AI ?



Đúng ra không cần hỏi. Mỗi năm cứ vào tầm này cả nước lại tất bật chuẩn bị cho năm học mới. Mở đầu năm học bằng ngày khai trường (hoặc khai giảng), không dành cho thầy cô và học trò thì cho ai. Nhưng vậy mà không phải vậy.

Trong một xã hội học tập, đầu tư cho giáo dục (GD) được coi là quốc sách thì những sự kiện GD lớn như khai trường, thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh… luôn được nhà nước và toàn dân chăm lo đặc biệt. Ngày khai trường, khai giảng là sự mở đầu, có tác dụng tạo hứng khởi cho suốt một năm học, nhất là với thầy và trò. Sau mấy tháng nghỉ hè nhưng đồng thời cũng là mấy tháng tu sửa trường lớp, chuẩn bị bài giảng, ôn luyện kiến thức, bồi dưỡng sức khỏe…, thầy trò lại gặp gỡ, bắt đầu hành trình mới dưới mái trường. Mỗi lần khai trường là dấu mốc một chặng quan trọng trong đời người trên đường học vấn, nhất là với những em bé vừa “tốt nghiệp mầm non”, tạm biệt gấu bông, bỏ lại tuổi thơ non nớt để chững chạc bước vào lớp một. 

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Nghĩ về Sài Gòn: "Hãy trả lại tên cho em" *


Sáng nay ngồi nói chuyện với cô bạn bên cạnh, trong lúc nói chuyện bạn ấy có hỏi một câu: "Vì sao người dân trong đây cứ gọi thành phố là Sài Gòn vậy, mặc dù Sài Gòn đã được đổi tên cách đây gần 40 năm rồi ?" Ở đây có người nào có cùng thắc mắc như bạn ấy không ?

Thực tế là chỉ có những ai mới đến Sài Gòn mới gọi nơi đây là TP Hồ Chí Minh, những người sống ở đây từ khoảng 5 năm trở lên chẳng có ai gọi như thế cả. "Sài Gòn" - cái tên vừa giản dị lại vừa gần gũi thân quen, dù trải qua bao thăng trầm lịch sử với những ngày tháng huy hoàng và cả những năm tháng đau thương, cho dù thế nào thì cái tên Sài Gòn vẫn không bao giờ thay đổi trong suy nghĩ của người dân nơi đây. Từ những từ những đứa trẻ con mới bắt đầu tập viết cho đến các cụ già râu tóc bạc phơ, từ những người bán hàng rong cho đến những doanh nhân thành đạt, hai chữ Sài Gòn đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người.

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Nghĩ về các tổ chức đoàn thể (của đảng CSVN)*

Ngay từ những ngày đầu tiên bước vào ĐH, Thùy Linh đã tham gia vào đội sinh viên tình nguyện của trường. Cảm giác ban đầu rất vui và có phần tự hào nữa, mùa hè năm đó còn được đi mùa hè xanh ở tỉnh Bến Tre. Sau khoảng thời gian hai năm hoạt động rất nhiệt tình ở Đoàn trường, hiện giờ Thùy Linh đã xin rút lui. Nguyên nhân chính là vì các phong trào của Đoàn trường bị chi phối và kiểm soát quá chặt chẽ từ Bí thư Đoàn trường vốn là một Đảng viên. Ngay cả Phó bí thư Đoàn là một chị học khóa trên cũng đã xin rút lui vì lý do tương tự. Chị ấy vốn là một sinh viên thuộc dạng xuất sắc của trường, trong cả thành tích học tập lẫn thành tích hoạt động tập thể, được nhà trường cử đi học đối tượng Đảng và sẽ vào Đảng nếu như không tự xin rút lui.

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

Những chuyện khó tin nhưng có thật !

Những kiêng kỵ mê tín của các phi hành gia Nga



Phi hành gia. Đó là những con người can đảm và mạnh mẽ, những hiệp sĩ chinh phục vũ trụ, người mà nghề nghiệp đòi hỏi lòng dũng cảm, tính can trường và tinh thần kiên nghị. Nhưng ít ai biết rằng các phi hành gia lại cũng có thể là những người mê tín dị đoan bậc nhất trên Trái đất. Trong giới những con người đặc biệt này có rất nhiều kiêng kỵ và mê tín gắn với chuyến bay.

Có thể ai đó sẽ cho là kỳ quặc bởi người khởi đầu cho thói quen "mê tín dị đoan vũ trụ" ở Nga lại là chuyên gia thiết kế lỗi lạc Sergei Korolev, người đã chế tạo ra con tàu vũ trụ có người lái đầu tiên và tổ chức chuyến bay thứ nhất có người lái của thế giới vào không gian xa xôi. Korolev luôn luôn chú ý đến những dấu hiệu. Ví dụ, ông kiên quyết chuyển ngày khởi động tàu tránh ngày thứ Hai, vì xem đó là ngày đen đủi. Có nhiều huyền thoại về sự ghét bỏ kỳ dị của vị công trình sư đối với ngày đầu tuần này. Korolev khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình về ngày thứ Hai, ngay cả khi đứng trước cấp cao nhất, trong những cuộc họp ở Văn phòng Chính phủ, và suốt 3 năm đầu tiên, những chuyến bay dự định vào thứ Hai đều bị dời sang ngày khác. Sau đó, cho rằng chiều theo ý thích cá nhân của Korolev là chuyện vô lý, chính quyền xô-viết khẳng định mốc phóng tàu vào bất kể ngày nào trong tuần. Trong vòng một năm ở Liên Xô xảy ra 11 vụ tai nạn, và thế là từ năm 1965 trở đi, tất cả những ngày thứ Hai trở thành “ngày không xuất phát” trong ngành vũ trụ của Liên Xô và Nga.