NSGV: Cổ nhân nói: "Phàm làm việc gì, trước phải xét kỹ đến hậu quả của nó".
Khôn dại - dại khôn cứ hư hư thực thực chẳng biết đâu mà lần. Nếu chúng ta đã sinh là con người bình thường thì tất nhiên sẽ có lúc khôn lẫn dại. Tôi cũng chỉ mong mình biết khôn đúng nơi và dại đúng chỗ là được . Bậc tiền bối dạy chí phải:
Ở đời có dại mới nên khôn
Chớ dại ngu si, chớ quá khôn
Khôn được ích mình đừng để dại
Dại thì giữ phận, chớ tranh khôn
Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại ấy hiền lành, ấy dại khôn
Chớ cậy mình khôn cười kẻ dại
Gặp thời dại cũng hoá nên khôn .
* *
*
BỜM: DẠI VÀ KHÔN
Cuộc giao dịch của Bờm lương thiện mà cũng rất sòng
phẳng, làm đúng khả năng, hưởng đúng nhu cầu. Nếu nó khởi lòng tham thái quá,
nó sẽ rơi vào thế lực của những kẻ bóc lột. Thằng Bờm có hơi thiếu lòng tham bẩm
sinh của con người, nhưng nó làm chủ được mình trước những lời mật ngọt, dụ dẫn
vào vòng xoáy tham lam. Bờm dốt hay Phú ông dốt?
Bờm dốt hay Phú ông dốt?
Có một nhân vật của dòng văn học dân gian mà gần như
ai cũng nhớ tên, đó là "Thằng Bờm". Không biết tự bao giờ, nhân vật ấy
lại được người ta dùng để châm chọc cho tính cách khờ khạo của một ai đó. Và thằng
Bờm "khờ" như đến thế này là cùng:
Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi ba bè gỗ lim
Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi đôi chim đồi mồi
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi Bờm cười.
Cái dại, cái khờ khạo của thằng Bờm là đã không chịu
đáp ứng sự đổi chác quá chênh lệch của lão Phú ông. Phú ông đổi những cái có
giá trị, thì Bờm cứ... "chẳng lấy". Đến khi Phú ông đổi nắm xôi,
thì... Bờm cười. Cười thôi, chẳng biết rõ là đồng ý hay không. Bờm khờ khạo hay
lão phú ông khờ khạo?