Lời tựa:
Trong bài “Một viên đá xây dựng đầu tiên cho Việt Nam” tác giả NDT đã từng đặt vấn đề hòa giải dân tộc: để đặt viên đá đầu tiên cho việc xây dựng lại đất nước, đảng CSVN có thể làm bằng một lời xin lỗi với toàn dân bao gồm cả 'Ngụy' nghĩa là bao gồm cả những người dân miền Nam, những người Bắc khi xưa đi di cư tìm tự do và những Việt kiều đi di tản tìm tự do và hiện đang sống tại hải ngoại.
Khi đọc lời đề nghị này tôi thật sự không tin là điều này có thể thực hiện được. Bởi chuyện này là chưa có tiền lệ ở Việt Nam, nhất là từ khi ĐCSVN lãnh đạo đất nước. Vào google tìm “chính phủ việt nam xin lỗi” hoặc “chính quyền việt nam xin lỗi” đều không có kết quả mong muốn.
Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta mắc sai lầm và phải xin lỗi người khác để được tha thứ. Đó vốn dĩ là một chuyện bình thường, việc đương nhiên phải làm, nhưng thực tế, với một số người, nhất là lãnh đạo các tổ chức, chính quyền, đoàn thể, lời xin lỗi đơn giản ấy lại thật hiếm hoi. Người ta còn không thèm trả lời đơn thư của công dân, dù đó là trách nhiệm của họ.
Ví dụ về chuyện này ở VN có rất nhiều, nhiều người đã biết, có lẽ không cần kể ra đây nữa.
Tuy nhiên nhìn ra nước ngoài, gần ta đây, như Nhật Bản, ta thấy rất nhiều.
Gần đây nhất, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đã lên tiếng xin lỗi nhân dân nước này vì xử lý chậm việc rò rỉ phóng xạ khi xảy ra trận động đất, sóng thần vừa qua.
Ông Naoto Kan không phải là nhà lãnh đạo duy nhất ở Nhật từng thốt lên lời xin lỗi công chúng. Năm ngoái, cựu Thủ tướng Yukio Hatoyama cũng đã xin lỗi người dân đảo Okinawa vì không giữ cam kết đưa căn cứ quân sự Mỹ ra khỏi hòn đảo này, như ông đã từng hứa khi tranh cử.
Trước đó, năm 2009, cựu Thủ tướng Nhật Taro Aso đã xin lỗi vì việc Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này đã gà gật như say rượu trong cuộc họp báo ở hội nghị G7. "Tôi thực sự lấy làm tiếc phải thay bộ trưởng tài chính giữa lúc quốc hội đang thảo luận về dự thảo ngân sách", ông Aso nói hôm 19/2/2009.
Vài câu chuyện trên đây vốn dĩ không hề liên quan tới nhau và cũng ở hoàn cảnh rất khác nhau, nhưng lại có chung một điểm, đó là lối ứng xử khi phạm lỗi. Ở Nhật Bản, cũng như nhiều quốc gia dân chủ khác, xin lỗi là một việc bình thường khi ai đó phạm lỗi dù lớn hay nhỏ. Còn ở Việt Nam, xin lỗi nhiều khi là điều "cực chẳng đã", thậm chí bị "ép" mới chịu thốt ra.
Có mất đâu một lời xin lỗi khi ta phạm phải sai lầm? Khi nhận lỗi và xin lỗi, có nghĩa là mình trưởng thành hơn. Người Nhật vẫn chào người khác bằng cách cúi gập người không có nghĩa họ hạ mình, mà tỏ ý tôn trọng người khác. Tôn trọng người cũng là tôn trọng mình.
Xin lỗi là dấu chỉ của tự trọng cá nhân, của văn minh xã hội. Vì thế, Tướng De Gaulle của nước Pháp, trong hồi ký của mình, có lần đã “thống kê”: “Số lượng những kẻ ân hận bao giờ cũng lớn hơn nhiều lần số lượng những người dám thú nhận”. Câu nói này rõ một hàm ý: thú nhận bao giờ cũng khó khăn hơn ăn năn, nó đòi hỏi cả lòng dũng cảm… Ân hận là cuộc đối thoại với lương tâm cá nhân, còn thú nhận phải đối diện với lương tâm xã hội. Một lời xin lỗi chân thành thể hiện tinh thần gánh vác trách nhiệm của người có trách nhiệm.
Dĩ nhiên xin lỗi phải đi kèm với một nỗ lực tối đa để sửa chữa sai lầm, để khắc phục hậu quả. Còn xin lỗi chỉ để mà… xin lỗi lại là một dạng “đầu môi chót lưỡi” khác - không hơn không kém!
Non song gấm vóc xin giới thiệu bài viết sau đây, dù đăng đã lâu, và có thể bạn chưa được đọc, nhưng bài học của nó luôn vẫn là đề tài thời sự.
Việt Minh
Trong bài “Một viên đá xây dựng đầu tiên cho Việt Nam” tác giả NDT đã từng đặt vấn đề hòa giải dân tộc: để đặt viên đá đầu tiên cho việc xây dựng lại đất nước, đảng CSVN có thể làm bằng một lời xin lỗi với toàn dân bao gồm cả 'Ngụy' nghĩa là bao gồm cả những người dân miền Nam, những người Bắc khi xưa đi di cư tìm tự do và những Việt kiều đi di tản tìm tự do và hiện đang sống tại hải ngoại.
Khi đọc lời đề nghị này tôi thật sự không tin là điều này có thể thực hiện được. Bởi chuyện này là chưa có tiền lệ ở Việt Nam, nhất là từ khi ĐCSVN lãnh đạo đất nước. Vào google tìm “chính phủ việt nam xin lỗi” hoặc “chính quyền việt nam xin lỗi” đều không có kết quả mong muốn.
Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta mắc sai lầm và phải xin lỗi người khác để được tha thứ. Đó vốn dĩ là một chuyện bình thường, việc đương nhiên phải làm, nhưng thực tế, với một số người, nhất là lãnh đạo các tổ chức, chính quyền, đoàn thể, lời xin lỗi đơn giản ấy lại thật hiếm hoi. Người ta còn không thèm trả lời đơn thư của công dân, dù đó là trách nhiệm của họ.
Ví dụ về chuyện này ở VN có rất nhiều, nhiều người đã biết, có lẽ không cần kể ra đây nữa.
Tuy nhiên nhìn ra nước ngoài, gần ta đây, như Nhật Bản, ta thấy rất nhiều.
Gần đây nhất, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đã lên tiếng xin lỗi nhân dân nước này vì xử lý chậm việc rò rỉ phóng xạ khi xảy ra trận động đất, sóng thần vừa qua.
Ông Naoto Kan không phải là nhà lãnh đạo duy nhất ở Nhật từng thốt lên lời xin lỗi công chúng. Năm ngoái, cựu Thủ tướng Yukio Hatoyama cũng đã xin lỗi người dân đảo Okinawa vì không giữ cam kết đưa căn cứ quân sự Mỹ ra khỏi hòn đảo này, như ông đã từng hứa khi tranh cử.
Trước đó, năm 2009, cựu Thủ tướng Nhật Taro Aso đã xin lỗi vì việc Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này đã gà gật như say rượu trong cuộc họp báo ở hội nghị G7. "Tôi thực sự lấy làm tiếc phải thay bộ trưởng tài chính giữa lúc quốc hội đang thảo luận về dự thảo ngân sách", ông Aso nói hôm 19/2/2009.
Vài câu chuyện trên đây vốn dĩ không hề liên quan tới nhau và cũng ở hoàn cảnh rất khác nhau, nhưng lại có chung một điểm, đó là lối ứng xử khi phạm lỗi. Ở Nhật Bản, cũng như nhiều quốc gia dân chủ khác, xin lỗi là một việc bình thường khi ai đó phạm lỗi dù lớn hay nhỏ. Còn ở Việt Nam, xin lỗi nhiều khi là điều "cực chẳng đã", thậm chí bị "ép" mới chịu thốt ra.
Có mất đâu một lời xin lỗi khi ta phạm phải sai lầm? Khi nhận lỗi và xin lỗi, có nghĩa là mình trưởng thành hơn. Người Nhật vẫn chào người khác bằng cách cúi gập người không có nghĩa họ hạ mình, mà tỏ ý tôn trọng người khác. Tôn trọng người cũng là tôn trọng mình.
Xin lỗi là dấu chỉ của tự trọng cá nhân, của văn minh xã hội. Vì thế, Tướng De Gaulle của nước Pháp, trong hồi ký của mình, có lần đã “thống kê”: “Số lượng những kẻ ân hận bao giờ cũng lớn hơn nhiều lần số lượng những người dám thú nhận”. Câu nói này rõ một hàm ý: thú nhận bao giờ cũng khó khăn hơn ăn năn, nó đòi hỏi cả lòng dũng cảm… Ân hận là cuộc đối thoại với lương tâm cá nhân, còn thú nhận phải đối diện với lương tâm xã hội. Một lời xin lỗi chân thành thể hiện tinh thần gánh vác trách nhiệm của người có trách nhiệm.
Dĩ nhiên xin lỗi phải đi kèm với một nỗ lực tối đa để sửa chữa sai lầm, để khắc phục hậu quả. Còn xin lỗi chỉ để mà… xin lỗi lại là một dạng “đầu môi chót lưỡi” khác - không hơn không kém!
Non song gấm vóc xin giới thiệu bài viết sau đây, dù đăng đã lâu, và có thể bạn chưa được đọc, nhưng bài học của nó luôn vẫn là đề tài thời sự.
Việt Minh
Ta hãy mường tượng một ngày xa xưa khi ta còn bé, đang sống êm ấm dưới mái tranh nghèo nhưng đầy tình thương đằm thắm cuả mẹ cha - thì một đêm đen, một số người mang xe thùng tới bắt ta ra đi biệt tích. Họ làm công việc này công khai trước mắt mẹ cha ta. Mẹ ta khóc hết nước mắt vì nhớ thương ta, và từ đó cho tới ngày nhắm mắt , bà không một lần được nhìn lại đứa con yêu dấu.
Còn về phần ta, dù dưới danh nghĩa ‘ bảo vệ’ hay mỹ từ nào khác mà người ta đã mang ta đi - thì từ khi rời bỏ mái ấm gia đình, ta không được còn là ta nữa: ta phải từ bỏ ngôn ngữ, tập quán, sống thui thủi bên những người xa lạ. Nếu ta có màu da đen ( như thổ dân Úc) thì cái nhìn cuả những người da trắng xung quanh làm ta xót xa: ta hoàn toàn không giống họ, ta không thuộc về đám người này. Ta muốn trở về với mái ấm gia đình, với xóm nghèo xa xưa, như con hổ muốn trở về rừng, như con chim muốn bay về tổ... nhưng gia đình, quê hương vẫn mịt mờ biền biệt.