Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2021

ĐẶNG VĂN VIỆT: MỘT HUYỀN THOẠI & MỘT BI KỊCH



“Có loại người chết thực, mặc dù không có tang lễ linh đình, nhưng tiếng thơm để lại muôn đời. Những người chết ấy, vẫn sống mãi trong lòng Nhân dân nước họ, có khi cho cả nhân loại, vì những cống hiến, những công tích của họ với đất nước, với nhân loại. Họ là những con người bất tử” - Đặng Văn Việt

***

Nhìn tờ cáo phó cụ Đặng Văn Việt - huyền thoại cuối cùng của QĐND Việt Nam - mới thấy, Tổng Cục Chính trị Việt Nam đã không còn ai biết làm chính trị (trừ khi họ không biết gì về lịch sử QĐND Việt Nam). Họ đã lạnh lùng, đối xử với cụ Đặng Văn Việt một cách hành chánh theo cấp bậc Trung tá thay vì đối xử với vị "Trung đoàn trưởng đầu tiên của QĐND Việt Nam".

Nếu trong Quân đội còn có những người biết làm chính trị và hiểu biết lịch sử Quân đội, chắc chắn Tang lễ của cụ Đặng Văn Việt sẽ được tổ chức như một sự kiện trang trọng hơn phần lớn các tang lễ sau Lễ tang Tướng Giáp.

Thay vì phó thác cho Gia đình, Hội Đồng hương Nghệ An tại Hà Nội đã rất đúng khi đứng ra tổ chức Lễ tang cho Cụ Đặng Văn Việt [1920-2021, sinh tại làng Nho Lâm, xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An].

Lễ viếng vào lúc 7:30, ngày 27-9-2021 tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Lễ truy điệu và đưa tang vào lúc 8:45 cùng ngày. Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu, Phó Chủ tịch Hội Đồng hương Nghệ An tại Hà Nội làm Trưởng ban Lễ tang.

Truong Huy San

 

***


HÙM XÁM ĐƯỜNG SỐ 4

Cách đây mấy năm, tôi đã mong muốn rằng có một nhà báo nào đó yêu lịch sử sẽ làm một cuộc phỏng vấn ông Đặng Văn Việt. Cuộc phỏng vấn sẽ ở khía cạnh thu thập những thông tin lịch sử một cách chân thực. Và ngay cả khi những thông tin của cuộc phỏng vấn sẽ được tạm chưa công bố vì “thời điểm chưa thích hợp”, thì một cuộc phỏng vấn như vậy vẫn nên làm. Vì ông Đặng Văn Việt thuộc loại duy nhất của thế hệ cũ còn lại cho tới ngày hôm nay. Ông Đặng Văn Việt hẳn là biết rất nhiều chuyện, và ông ấy dường như còn minh mẫn cho tới cuối đời. Tiếc thay, điều đó không thực hiện được. Trung đoàn trưởng Cao Bắc Lạng đã ra đi ở tuổi 102 vào lúc 0h55’ sáng ngày 25 tháng 9 năm 2021 tại bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội.

Nay xin đăng lại bài viết này của 5 năm trước. Ngay cả trước đây và sắp tới sẽ có rất nhiều bài viết về Con Hùm Xám Đường Số 4. Nhưng coi như qua mỗi bài viết của nhiều người, độc giả sẽ thu thập được một vài thông tin khác nhau, để hiểu và biết rõ hơn về nhân vật lịch sử này.

=== *** ===

Ngày 16 tháng 9 năm 1950, mở màn trận Đông Khê để đánh chiếm thị xã Cao Bằng. Sử sách có thể coi đây là trận đánh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trận chiến này kết thúc ngày 7 tháng 10 năm 1950, tiêu diệt hai binh đoàn Pháp đi lạc đường trong khu vực Cốc Xá. Trong trận này, tướng Giáp đã dẫn một đội lính 10.000 quân để đánh nhau với 260 lính Pháp. Kết quả phía Việt Nam bị thương vong tới 500 lính mới chiếm được Đông Khê.

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

BÁC CẢ HÀ ĐÔNG

 


Phố Nhà Rượu là nơi gia đình tôi ở lâu nhất. Từ nhà 27 Bis chúng tôi dọn tới nhà 65 cùng phố. Nhà 65 là ngôi nhà thứ ba trong cuộc sống không yên chỗ. Nó lớn hơn ngôi nhà thứ hai, có nhiều phòng hơn. Gia đình đã lớn thêm với ba em tôi lần lượt ra đời.

Thay vào chị Nhài Hiên là chị Tường ở quê lên. Chị xấp xỉ tuổi cha mẹ tôi, gọi cha mẹ tôi bằng cậu mợ xưng em, còn chúng tôi gọi chị bằng chị. Cách xưng hô này được giữ mãi. Vì sao lại như thế thì khi tôi về quê được bà chị cả của cha tôi là cô Gái dẫn tích tôi mới hiểu. Duyên do chị Tường là một đứa bé mới đẻ bị mẹ vứt ở bụi tre đầu ngõ, ông nội tôi dậy sớm nghe tiếng trẻ khóc, mới lần ra xem rồi thương tình ông bồng về cho bà nội nuôi.

Chị lớn lên, trở thành người nhà. Cô Gái không giải thích vì sao chị không được coi là con nuôi. Chắc vì gia đình đã đông con cái nên không coi chị là đứa con thêm. Thấp, đậm người, cục mịch, mặt mũi xấu xí, lúc nào cũng cau có, chúng tôi không yêu chị Tường. Không giống chị Nhài Hiên dịu dàng, chị Tường luôn quát nạt, bắt chúng tôi vào khuôn vào phép.

Tôi biết bác Cả Hà Đông năm tôi lên mười.
Một hôm cha tôi trở về, mặt đăm chiêu. Ông nói nhỏ với mẹ tôi:
- Anh Sao Đỏ đã vượt ngục!
- Anh ấy hiện ở đâu? - mẹ tôi lo lắng.
- Đang đợi xem sao. Tụi nó lùng dữ lắm. Treo giải thưởng một vạn đồng Đông Dương cho cái đầu Sao Đỏ.
- Đã có chỗ trốn cho anh ấy chưa?
- Mình phải lo cho anh ấy thôi!
Mẹ tôi nói không nên để Sao Đỏ ở nơi nào khác, mọi chỗ đều không an toàn, đều nguy hiểm, tốt nhất là đưa về nhà mình. Đó mới là chỗ mật thám ít ngờ nhất - Nguyễn Lương Bằng không thể mạo hiểm trốn ở nhà bạn tù vừa được tha.

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2021

NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN HỮU ĐANG


 

- Cựu đại tá An ninh Thái Kế Toại kể -
Khi ông Đang ra tù năm 1973 ông vẫn còn bị quản chế 5 năm. Theo tiền lệ thời gian đó Bộ Công an phải nuôi ông mỗi tháng 15 đồng, cũng tạm đủ ăn. Sau đời sống khó khăn số tiền đó không đủ nuôi ông, công an Thái Bình xin thêm, Bộ giải quyết cho 50 đồng nhưng hàng tháng phải cho người trực tiếp lên đơn vị tôi lĩnh về. Bắt đầu đổi mới, tôi được giao nhiệm vụ tham mưu cho cấp trên xem xét xử lý vụ Nhân Văn – Giai Phẩm.
Đầu tiên là phải đọc lại toàn bộ hồ sơ vụ án. Đó là một công việc nan giải vì hồ sơ của vụ án này nhiều hàng mét khối. Giấy tờ đã lưu trữ hàng ba chục năm, bản viết tay nhiều, bản đánh máy thì lèm nhèm. Tôi vừa làm công tác lãnh đạo đơn vị vừa tranh thủ đọc các tập hồ sơ cơ bản. Một cán bộ là anh Dương Thanh Hưởng giúp cho tôi. Khi đọc hồ sơ tôi hiểu được bản chất vụ án, phát hiện ra một số tình tiết mà một số bài báo, bản tổng kết sau này đã viết khác đi.

Thứ Tư, 15 tháng 9, 2021

TÌM NHAU ...


 

Truyện ngắn thật hay, nghe điệu văn đồ chừng tác giả là đệ tử ruột trong trường phái văn cụ Nguyễn Tuân


TÌM NHAU....
Tác giả: Quế Hương.

Tôi gặp lão lần đầu trong quán thịt chó của bà Tư béo, nơi tôi đến bỏ rượu gạo hàng chiều sau giờ đi làm. Lão xuất hiện với bộ dạng một người lỡ đường, tay bị, tay mũ cối, gương mặt rỗ hoa lấm tấm bụi đường và mồ hôi. Tưởng lão là người ăn xin, bà Tư đuổi như đuổi tà:
_ Ði ra! Ðể người ta bán, đừng có hãm tài.
_ Thưa bà, tôi không xin. Tôi tận Hà Bắc vào đây tìm người quen. Bà cho tôi hỏi... bà có biết người này.

Lão chìa ra mảnh giấy bọc ép nylon như thẻ căn cước, ghi dòng chữ: Hai Xuân, người Bắc Ninh, có chồng tên Tuất. Sau 1975 có người gặp sinh sống ở Ðà Nẵng.
_ Mơ hồ thế có trời biết! Không đường, không số nhà... Già rồi lẩm cẩm. Con cháu sáng suốt không sai đi tìm.
Thôi đi chỗ khác. Ðây cũng là dân ngụ cư thôi! Không biết!
Bà chủ quay ngoắt, dềnh ngang bộ mông núng nính đi vào bếp. Lão lẩm bẩm:
_ Cả tuần nay... hỏi ai cũng trả lời chừng đó!
Thương hại lão, tôi gợi chuyện:
_ Thế bà Xuân người như thế nào?
_ Cô ấy người dong dỏng. Trắng tươi. Hát hay. Xinh đẹp.
Bàn thịt chó bên cạnh lập tức nhao lên:
_ Ồ! Cháu lão hả? Bao nhiêu tuổi? Ðể tụi này tìm giúp coi có “xơ múi” chi không?
_ Cô ấy thua tui một tuổi.
Cái quán ven đường bỗng òa vỡ tiếng cười. Tiếng đập bàn, la ó, huýt gió, hô hố… náo loạn.
_ Thế thì “cố” chứ “cô” gì! Làm tụi này tưởng bở bố ạ! Cỡ ấy ra nghĩa địa tìm dễ hơn.
_ Mà cố Xuân là gì của lão? _ Gã để râu xồm xoàm vừa nhai vừa hỏi.
_ Xưa cô ấy là bạn hát quan họ của tôi.
_ Lão vượt đường dài ở tuổi này để tìm một bạn hát xưa già khú đế à?
_ Vâng.
_ Trời ơi... là trời... ở mô rớt xuống ông ngố đa tình như ri hở trời! _ Gã giọng Huế cùng bàn cúi gập người rên giữa một tràng cười. Còn lão điềm tĩnh, kiên định hỏi tiếp:
Rồi để thưởng câu nói mà gã tự cho là ý vị ấy, gã để râu ngửa mặt lên trời, ném điệu nghệ một miếng dồi chó vào miệng, nhai nghiến ngấu, tợp một ngụm rượu, khà một tiếng khoái trá.

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2021

Hương lụa - Lụa của Hương.

 


Hương lụa - Lụa của Hương.
Lụa cùng với sơn mài là những chất liệu tạo hình đặc trưng của phương đông. Nhưng ở Việt Nam, cả lụa và sơn mài, chỉ xuất hiện từ 1925. Từ đó đến nay, mới có gần một thế kỷ phát triển.
Ngược lại với tính chất "nặng nhọc" của sơn mài, lụa là một chất liệu "nhẹ nhàng" từ vật liệu đến cách vẽ. Nhưng dù nặng hay nhẹ, cả hai chất liệu đều đòi hỏi công phu và tinh tế.

Trước đây, tôi không quen biết cô họa sĩ trẻ này, nhưng khi lần đầu nhìn thấy tác phẩm, tôi đã ngạc nhiên và cảm thấy thích thú.
Thích thú vì kỹ thuật vẽ truyền thống chẳng những được xử lý tốt mà còn thể hiện một cách nhìn riêng, một yếu tố quan trọng để họa sĩ tìm được chỗ đứng riêng

Thường thường, trong các tác phẩm lụa, người ta nhìn thấy mảng, miếng và nét với chủ đề gần gũi, thật thà, nhưng lụa của Hương cho thấy một con đường khác : chất liệu ấy hoàn toàn có thể thể hiện những phong cách hiện đại như lập thể, trừu tượng, nó có thể tạo ra những "motif" lặp đi lặp lại theo điệu thức trang trí mà vẫn biến hóa, ngẫu hứng tạo ra tác phẩm lôi cuốn.

Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2021

ĐIỂN CỐ BÀI THƠ "RƯỢU CỦA NGUYỄN CAO KỲ”


Cuối mùa đông năm 2006, tôi tổ chức lễ thành hôn cho con gái út, tiệc rượu mời khách ở khách sạn Bảo Sơn. Một bạn rượu của tôi “tài trợ” 4 thùng Vodka, với “cơ số tửu” này thì quan khách và bạn bè đến dự tiệc uống thả phanh…
Cuộc hội ngộ bạn bè, dịp vui được cùng ngồi bên nhau tâm sự, giãi bầy, nên hôm ấy, những ông bạn Vàng của tôi uống rất “vào” mà dường như vẫn chưa “đã”! Để tiếp nối cuộc vui, vị tướng quen thân với gia đình chúng tôi - một quý khách khả kính đã nhiệt tình “rỉ tai” mời số bạn thân về nhà ông uống tiếp. Tất cả chúng tôi không một ai tìm ra câu từ chối, nên cánh VNS liêu xiêu “nhảy” cả lên ô tô cùng về nhà riêng của ông tướng - Một biệt thự xinh xắn nằm bên bờ hồ thơ mộng.
Không thể bỏ lỡ dịp vui, tôi vội “bán cái” mọi việc sau lễ cưới cho bà xã, rồi cùng nhạc sỹ Văn Dung vù bằng xe gắn máy để có mặt đúng hẹn …
Rỉ tai nhau thế mà tụ tập khá đông: NSND.Trần Tiến, nhạc sỹ Văn Dung, NSND.Trọng Khôi, nhạc sỹ Hồng Đăng, nhà thơ Bằng Việt, nhà thơ Nguyễn Duy, nhà văn Đoàn Tử Huyến, nhà văn Trung Trung Đỉnh và …
Chúng tôi tự chọn chỗ ngồi tại phòng khách, cảm giác phấn khích đầu tiên là chúng tôi cùng trố mắt nhìn cái tủ ly bằng gỗ lim bóng loáng, to hết cả bức tường. Nhà ông tướng quá trời là rượu, rượu “ngâm”, rượu ngoại đủ loại. Nhưng ông lại thong thả lên gác cầm xuống một chai rượu có hộp, thắt nơ hẳn hoi. Ông nói: “Ông Nguyễn Cao Kỳ trở về quê hương ăn Tết, đến thăm và tặng tôi chai rượu này. Rượu chắc là ngon, tôi dành để thết các vị!”. Chúng tôi hồ hởi tán thưởng. Mọi người đều muốn được thưởng thức ly rượu của 2 ông tướng, đã từng ở 2 chiến tuyến, nay đến thăm nhau, còn tặng cả rượu nữa thì cũng là điều “xưa nay hiếm”.

Thứ Tư, 8 tháng 9, 2021

HỌC TẬP TƯ DUY SỬ HỌC QUA CÂU CHUYỆN CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM

 

Chỉ trong bốn tháng làm việc với chủ quyền và độc lập rất hạn chế, Chính phủ Trần Trọng Kim đã tạo biểu tượng, đặt nền tảng về pháp lý và giáo dục cho Việt Nam nhiều năm sau.

Bạn Nguyễn Lương Hải Khôi ở ĐH Oregon (Hoa Kỳ), vừa gửi mail cho tôi bài này và đồng ý cho tôi đăng lên để mọi người đọc và chia sẻ.
Đây là một bài viết rất hay và hữu ích đối với những người nghiên cứu lịch sử, nhất là những ai theo đuổi việc nghiên cứu một cách khoa học, khách quan, tôn trọng học thuật liêm chính.
HỌC TẬP TƯ DUY SỬ HỌC QUA CÂU CHUYỆN CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM
Bài của NGUYỄN LƯƠNG HẢI KHÔI
Trên VOA Tiếng Việt, ngày 24/8/2021, nhà nghiên cứu Cù Huy Hà Vũ (CHHV) đăng bài “Độc lập giả hiệu của Đế quốc Việt Nam”, phản biện một công trình của nhà nghiên cứu Phạm Cao Dương, một sử gia tại Đại học Sư phạm Sài Gòn trước 1975 và UC at Berkeley và một số đại học khác ở Mỹ sau 1975 (cuốn sách “Bảo Đại - Trần Trọng Kim và Đế quốc Việt Nam”, Truyền thống Việt, 2017).
Trong công trình nghiên cứu nói trên, sử gia Phạm Cao Dương cho rằng chính phủ Đế Quốc Việt Nam do Trần Trọng Kim làm thủ tướng, ra đời vào tháng 4/1945 và kết thúc vào tháng 8 năm đó, là một chính phủ độc lập của một nước Việt Nam độc lập. Tác giả CHHV phản biện kết luận của sử gia Phạm Cao Dương (chú thích số 6 trong bài), cho rằng nền độc lập của Việt Nam mà chính phủ Đế Quốc Việt Nam đại diện chỉ là “giả hiệu”, bản thân chính phủ Đế Quốc Việt Nam chỉ là “bù nhìn”.
Trong bài viết này, chúng tôi không nhắm đến mục đích đưa ra kết luận về Chính phủ Trần Trọng Kim (“bù nhìn” hay “độc lập”), mà chỉ phân tích các lập luận của tác giả CHHV trên cơ sở phương pháp khoa học lịch sử, và nhường kết luận về Chính phủ Trần Trọng Kim cho người đọc. Kết luận của phân tích này là: Bài viết của tác giả CHHV sai về mặt logic tư duy, cả trong mạch lập luận chung của cả bài lẫn trong những chi tiết cụ thể. Đặt bài viết của tác giả CHHV trong mạch giáo dục lịch sử ở Việt Nam 7 thập niên qua, chúng tôi sẽ nêu một vài vấn đề về giáo dục lịch sử ở Việt Nam hiện nay.

Thứ Tư, 1 tháng 9, 2021

CON RIÊNG


 

Nhìn cái hình đại diện tối đen trên fb, tôi vội vàng điện thoại cho anh, giọng anh nghèn nghẹn:
_ Mẹ anh mất rồi em ạ, mẹ đi lúc 5h30

Không biết nói gì ngoài mấy câu hỏi thăm động viên anh rồi vội vàng thu xếp công việc để bắt xe lên nhà anh cho sớm.

Hình ảnh người phụ nữ gần tám mươi tuổi hiền lành phúc hậu với câu chuyện mà bao năm cứ in mãi trong tôi.
Tôi biết mẹ con anh trong lần phục vụ bố ốm ở bệnh viện Hà Nội, mẹ anh và bố tôi nằm điều trị cùng phòng. Mẹ anh bị đau xương khớp với bệnh tiểu đường biến chứng nên đi lại rất khó khăn, ba chị gái lấy chồng xa, điều kiện không có nên ít về thăm mẹ, thành thử ra chỉ có mình anh thăm nom chăm sóc.

Anh là một doanh nhân hơn tôi mười tuổi, cao to trầm ngâm ít nói, bố tôi cũng giống như mẹ anh, bệnh người già, nên chúng tôi thường hay chạy qua lại giúp đỡ nhau trông bố, mẹ những lúc vội đi mua đồ ăn thức uống và quen thân từ đó.

Tôi không thể nào quên được cái đêm mẹ anh lên cơn đau tim tưởng không qua khỏi phải cấp cứu cả phòng nháo nhào, ai cũng ra khuyên anh đứng lên vào nghỉ một chút nhưng anh không nghe cứ quỳ gối ngoài phòng cấp cứu xin bác sĩ hãy cứu lấy mẹ mình.