Thứ Ba, 28 tháng 12, 2021

PHIẾM BÀN VỀ THI SĨ VÀ NỮ THI SĨ



Đọc lại mấy câu của cố thi sĩ Trần Dần: "Một triệu con gái may mới được dăm cô là thực biết yêu thơ, yêu cả thi sĩ..."
Trộm nghĩ, vậy là dăm cô ấy bất hạnh rồi! Yêu thơ, rồi cứ tưởng nhà thơ cũng đẹp như thơ, rồi mơ mộng đến là nhiều, ước được cùng nhà thơ trọn đời mãn kiếp, những tưởng chỉ cần "Một túp lều tranh, hai trái tim vàng" là đủ. Nếu cô gái ấy may mắn (hay là không may?) thỏa nguyện, vậy là cô ấy sẽ trọn đời trở thành cái bóng của nhà thơ, phải gánh hầu hết những lo toan tầm thường của cuộc sống, cho nhà thơ chồng bay bổng cùng những Nàng Thơ và mây gió, trăng hoa...
Dẫu đốt trăm thiên thạch
Soi mặt các nhà thơ
Ai kẻ giàu, hiếm thấy
Tự ngàn xưa đến giờ?
(Thơ Triệu Nguyễn - Quảng Ninh)
Bởi nhà thơ và vợ nhà thơ- người cũng chẳng kém nhà thơ bao nhiêu về tính mơ mộng và lãng mạn- thật khó mà hạ mình làm những việc (có vẻ) tầm thường để kiếm tiền. Chỉ cần xem cuộc đời và sự nghiệp của các nhà thơ thì biết. Nhưng, có thể, họ lại kiêu hãnh về cái nghèo, cái thanh cao của mình và cho đó là hạnh phúc. Cũng không sai. Hạnh phúc hay không là do cảm nhận của chính mình, không phải do cách nhìn của người khác.

Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2021

HANG ĐÁ

 


Tôi có đứa cháu có đạo (đây là cách nói lâu nay để chỉ những người theo đạo Thiên chúa), nó nhắn hỏi cậu ơi, sao cái bài cậu viết về lễ Giáng sinh, cháu muốn đọc lại mà tìm không ra.
Tôi chiều cháu, chả có lý gì không đáp ứng một người ngoan đạo như thế, nên đưa lại bài này, viết cách nay đã mấy năm, từ thời còn địa chỉ phây búc cũ (bị thế lực thù địch chặn mất tiêu rồi). Ai thích thì đọc giải khuây sau khi xem bóng đá, dù chúng ta thua trong thế thắng, thất bại nhưng vẫn hiên ngang ngửng cao đầu, hì hì.

Hang đá
Cứ theo lịch sử Thiên Chúa giáo (còn gọi là đạo Gia Tô) thì Đức Chúa Jesus (Giê Su) sinh ngày 25.12, cách nay 2021 năm (chi tiết này đã chỉnh sửa so với bài cũ). Ngày sinh của ngài đã được cả nhân loại thừa nhận là khởi thủy, mở đầu cho công lịch, dù rằng thế giới cũng tồn tại song song Phật lịch (Phật đản) hoặc lịch Hồi giáo (ngày của thánh Muhammad)…

Dẫu mỗi người chúng ta theo hay không theo đạo Gia Tô, không thờ Đức chúa Jesus thì đạo của ngài vẫn gắn bó với mỗi người, ít nhất là ngày tháng năm sinh được ghi trong giấy khai sinh, chứng minh thư, thẻ căn cước, hộ chiếu, lý lịch, v.v.. đều căn theo lịch tính ngày tháng năm liên quan tới ngày sinh của ngài.

Hôm nay 23.12, tức còn 2 ngày nữa mở lễ trọng Giáng sinh. Sinh có nghĩa là sinh đẻ, sinh ra; giáng nghĩa là từ trên rớt xuống, bay xuống. Tiên giáng trần là tiên từ trên trời hạ xuống trần gian, xuống cõi trần tục của người đời. Vua (bệ hạ) giáng lâm để nói về con người có uy như thần thánh xuống chốn nhân gian vậy. “Giáng thế” nghĩa là thánh thần tiên phật bụt xuất hiện trên thế gian cứu giúp chúng sinh. Chúa Jesus sinh ra ở trên đời bởi Đức Chúa Trời cử ngài xuống che chở cho con người, nên cuộc sinh nở này được gọi là Giáng sinh.

Thứ Ba, 21 tháng 12, 2021

TẬP ĐOÀN TỘI ÁC

 


1. Năm 2020.
- Ngày 23.1, VN có ca nhiễm virus t.àu đầu tiên. Tại thời điểm này, tên gọi còn mỗi nơi một kiểu, nCoV, corona, virus vuhan, covid-19…
Ngay lập tức, Bộ KH & CN giao HVQY & Cty Việt Á phối hợp nghiên cứu sản xuất kit test covid.
- Ngày 3.2.
Thế giới có hơn 17.000 người nhiễm nCoV (con số này chỉ cao hơn số người mắc covid tại VN trong ngày 21.12.2021).
Mới có 362 người chết, trong đó TQ 361 và 1 Philippines. Cả thế giới đã hoảng loạn.
(VN thời điểm này, hình như đâu mới có 8,10 ca nhiễm).
- Ngày 1.4, TTCP ra chỉ thị 16 về cách ly toàn xã hội 15 ngày trên phạm vi toàn quốc chống dịch covid-19. Đây là lần đầu tiên TT ban bố lệnh cách ly toàn quốc.
- Rất khẩn trương, ngày 3.3, bộ KH & CN thông qua kết quả nghiên cứu, sản xuất kit test của HVQY & CTy VA.
- Theo đề nghị của Bộ KH & CN, ngày 4.3 BYT đồng ý cấp phép cho kit test này.
Nhắc lại mốc thời gian vậy thôi.
2. Câu hỏi đặt ra.
- Liên doanh HVQY & VA nghiên cứu lúc nào, dựa trên cơ sở thực tế gì, thử nghiệm ở đâu mà lại ra được cái kết quả kit test một cách thần tốc thế?
- Tại sao Bộ KH & CN lại ngay lập tức xác nhận kết quả nghiên cứu?
- Các cơ quan quản lý NN có kiểm tra cơ sở nghiên cứu, nhà máy sản xuất kit test của Cty VA không?

Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2021

CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT: NHỮNG CƠN ÁC MỘNG CỦA CỤ ĐỊNH

 


Mạc Văn Trang
Nhân nói những người kết tội Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương… rồi sẽ bị ám ảnh tội lỗi cả đời, nếu họ còn là con người, còn lương tri, nhớ lại chuyện một ông già bảo, làm sao giúp ông thoát khỏi những cơn ác mộng, vì ông từng làm đội viên Đội Cải cách ruộng đất (CCRĐ). Vậy là có mấy bạn bảo tôi kể lại rõ hơn câu chuyện.
Vâng! Xin Cụ Định tha lỗi, để tôi kể lại vắn tắt câu chuyện mà Cụ vẫn muốn giữ kín. Và thực lòng, tôi cũng không muốn nhắc lại những chuyện nhục nhã, rất xấu hổ của một dân tộc tự xưng là có nền văn hiến đã lâu. Nhưng bản chất của những vụ án hồi CCRĐ hay Nhân Văn - Giai phẩm vẫn hiện nguyên hình trong những vụ đấu tố, vu khống, quy chụp những người bất đồng chính kiến và nhất là kết án những Dân oan, những Tù nhân lương tâm hiện nay.
=========
Vào đầu những năm 2000, tôi chơi cầu lông ở Công viên Thủ Lệ. Tôi thường thấy một ông già dáng người nhỏ, gầy guộc, đi lòng khòng, bước đi lặng lẽ, một mình trong công viên. Ông đi lòng vòng một lúc rồi ngồi trên ghế đá, cách xa chừng chục mét, xem chúng tôi đánh cầu. Ngày nào cũng thế, ông cụ ngồi một mình như vậy rất lâu.
Tính tôi hay tò mò bắt chuyện, nên một hôm, lúc thay phiên, tôi ra ngồi bên ông cụ chuyện trò. Cụ bảo tên là Định, 82 tuổi, bà cụ mất lâu rồi, giờ ở với gia đình con trai, con dâu và 2 đứa cháu. Cụ bảo chúng nó đi suốt ngày, chả bao giờ tâm sự với cụ điều gì. Buồn lắm…
Ông cụ mặc đồ cũ, đi đôi giày da bạc thếch, tất cả những thứ đó dường như lại rất phù hợp với mái tóc bạc bơ phờ và khuôn mặt khổ hạnh, nhăn nhúm của ông cụ. Duy có đôi mắt đầy u buồn, nhưng lại thẳm sâu vẻ trí tuệ…
Cụ hỏi tôi làm gì? Tôi bảo làm nhà giáo, rồi nghiên cứu Tâm lý học…
Cụ bảo, ngày xưa có đọc sách dịch của Pháp về đốc tờ tâm lý phơrớt (chắc là S. Freud) mà Vũ Trọng Phụng có nói đến trong truyện bà Phó Đoan…
Như vậy là cụ có học đàng hoàng đây. Tôi nghĩ vậy nên càng muốn trò chuyện với cụ.
Mấy lần gặp cụ sau khi đánh cầu lông; cụ vẫn ngồi đợi trên cái ghế đá đó.
Cụ hỏi nghiên cứu tâm lý thì nghiên cứu những gì? Tôi nói, chủ yếu nghiên cứu tâm lý học sinh để giảng dạy, giáo dục cho phù hợp. Nhưng nay tệ nạn xã hội nhiều quá, nên nghiên cứu cả vấn đề tâm lý trẻ hư, gái mại dâm, người nghiện ma tuý, tội phạm…

ĐOAN TRANG: MẸ ƠI CON YÊU MẸ

 


Tho Nguyen 


Má tôi ra đi đã năm ngày. Tôi không thể bày tỏ được tổn thất này. Tôi thường về ăn tết với Má, tôi coi bà là sợi dây nối tôi với quê hương. Má đi rồi, tôi vẫn mất ngủ như khi bà còn đó, vẫn nghe tiếng bà đêm đêm kêu đau, muốn trở mình hay muốn uống nước.
Lo xong đám tang cho Má, tôi ốm gục mấy hôm nay. Tất cả những căng thẳng, stress mấy tháng qua đã khiến tôi suy nhược thần kinh. Tôi nằm đó, luôn nghe tiếng Má rên khi khó thở. Nằm mà không ngủ được. Rồi tôi an ủi để cố ngủ: Dù sao Má đã được chúng con chăm sóc trong những ngày cuối cùng. Má đã mãn nguyện, vì ở tuổi 97, Má vẫn bắt con phải đi thẳng lưng, để khỏi bị gù, Má vẫn gọi điện ra Hà Nội nhắc anh Lộc chịu khó ăn, vẫn giục em Nhung uống thuốc.
Mấy đêm nay, mối tình mẫu tử của Phạm Đoan Trang và mẹ cô, bà Bùi Thị Thiện Căn khiến tôi thêm trăn trở. Bà Căn không được may mắn như Má. Bà không được phép chăm lo cho cô con gái bệnh tật nằm trong xà lim lạnh lẽo. Ngày xử con gái, bà không được đến gần con. Từ chỗ chỉ là một cô giáo về hưu, không quan tâm đến chính trị, bà đã trở thành một người hiên ngang đối mặt với công quyền, quyết bảo vệ và tiếp sức cho đứa con yêu quý của bà.
Hình (ảnh) Trang cố ngoái cổ lại nói với mẹ: „Mẹ ơi con yêu mẹ! Con không sợ gì đâu. Mẹ giữ sức khỏe nhé“ khiến tôi dù còn ốm, vẫn phải gượng dậy viết những dòng này.

Thứ Tư, 15 tháng 12, 2021

GIÁ NHƯ....


 

Câu chuyện hay của đại sứ Vũ Quang Minh kể về lần ông Nguyễn Đức Chung sang Anh Quốc làm việc. Câu chuyện nhỏ, nhưng có nhiều điều đáng nói, đáng nghĩ, trong cách ứng xử của một quan chức cao cấp, là sĩ quan c.a của VN mang quân hàm tướng. Đại sứ Vũ Quang Minh là đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Campuchia, ông vừa kết thúc nhiệm kỳ đại sứ vào đầu tháng 7 năm nay, và về lại BNG nhận trọng trách mới.
----------------

Chiều13/12/2021, TAND TP Hà Nội tuyên phạt cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung mức án 8 năm tù vì tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. 

Như vậy, cộng với bản án cũ, ông Nguyễn Đức Chung phải thi hành mức án 13 năm tù. 

Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung khi tự bào chữa đã nói, nếu muốn làm ăn, chỉ cần gửi gắm một câu tгong lĩnh vực của mình hoặc chỉ đạo cấp dưới cũng có tiền, thậm chí nhiều tiền

Lời nói của ông Chung rất đúng trong thực tế hiện nay. Là người chuyên điều tra, phá nhiều vụ án nên ông hiểu rất rõ hành vi "gửi gắm" hoặc chỉ đạo của cán bộ có chức có quyền để trục lợi. Lời tự bào chữa này cũng hé lộ hay nói cách khác là công khai ra cách làm tiền dễ dàng của những người có quyền hành nếu họ không vì dân, vì nước.  

Tôi muốn kể cho các bạn nghe một câu chuyện 10 năm trước của Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Đức Chung và một câu chuyện đúng 90 năm trước tại Hongkong.
Khoảng 2011-2012 tôi đang là Đại sứ tại Anh Quốc thì anh Nguyễn Đức Chung với tư cách Giám đốc Công An Hà Nội dẫn đầu đoàn Công an Hà Nội sang thăm làm việc tại London. Các cuộc làm việc với đối tác trong đó có Cảnh sát Đô thành London (Met Police, hay còn có tên nổi tiếng là New Scotland Yard) đã diễn ra rất thành công. Hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Anh Quốc nói chung rất hiệu quả. Phía Anh Quốc rất ấn tượng với anh Chung và Đoàn ta và chúng tôi cũng vui vì có một lãnh đạo Công an Thủ đô thông minh và giỏi chuyên môn làm việc với sở tại.

Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2021

ĐI VÀO ĐẤT NƯỚC CỦA BÚP BÊ MATRIOSHKA


 

Đi vào đất nước của Búp bê Matrioshka

Trong một bài viết cho tạp chí cộng sản. Bạn Hoa Kim phụ trách chuyên mục này yêu cầu lão cung cấp con số chi tiêu quân sự của Nga và Trung Quốc để bài viết thêm thuyết phục. Lão nhắn tin cho em :”Trung Quốc 2021 Khoảng 209 tỷ đô la Mỹ. Chi tiêu quân sự của Nga vào năm 2020 là 61,7 tỷ đô la Mỹ. Năm nay giảm 5%”. Em Hoa nhắn lại có vẻ không tin :”Trung Quốc hơn Nga ạ?”. Lão nói :”Hơn em ạ”. Nhưng, chắc em vẫn không tin, cũng không tìm nguồn chứng minh và bỏ, không đưa nội dung này vào, chắc sợ lão cho dữ liệu khống … kkk

Nhiều người thực sự không biết nhiều về Nga, trong thâm tâm họ vẫn nghĩ rằng Nga là một quốc gia rất phát triển, ít nhất là một quốc gia phát triển hơn Trung Quốc. Nhiều người tôn sùng Nga là một quốc gia hùng mạnh, thực tế từ lâu Nga đã là một quốc gia bị tụt hậu trong sự cạnh tranh khốc liệt của thế giới.

Lão PP đến Liên Xô trước khi tan rã, sau đó đến Nga nhiều lần để viết bài theo đơn đặt hàng. Ở New York, lão chơi thân với hội Nga tư bản sống ở ven biển khu Oceanfront, Brooklyn. Một phần nữa, lão là một thằng viết báo, có con mắt cú vọ, lại đứng ở trên nhìn xuống nên thấy rõ mọi vấn đề hơn những bạn không có chuyên môn dù đã từng sinh sống ở Nga. Nên để đánh giá về Nga, lão có thể ứng cử số 2 và không có cu cậu nào dám tranh số 1…kkk

Để hỏi ấn tượng đầu tiên về nền kinh tế Nga là gì, nói cho nhanh, có thể nên mô tả là sự trì trệ và thất bại. Cả nước Nga có thể coi là một bảo tàng khổng lồ của Liên Xô cũ, chỉ trừ một vài thành phố như thủ đô Moscow và Vladivostok gần với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vì có nhiều vốn đầu tư nước ngoài đổ vào, thì diện mạo trông còn được, còn hầu hết các nơi khác của Nga về cơ bản vẫn y nguyên ở trạng thái vào khoảng năm 1980. Về cơ bản, trong 40 năm qua, hầu như rất ít tòa nhà mới nào được xây thêm ở các thành phố của Nga và hầu hết các tòa nhà đều là công trình công nghiệp hóa được xây dựng từ những năm 1950 và 1970, rất thô thiển, thiếu tính thẩm mỹ. Do không được bảo trì, những tòa nhà này đã rất cũ nát. Ngoại trừ một số tòa nhà thương mại và cơ quan công cộng, thang máy trong nhiều tòa nhà vẫn là thang máy rất nhỏ của thời Xô Viết. Xe điện ở nhiều thành phố vận hành cũng đã cũ rích lỗi thời, được đưa vào sử dụng từ thời Liên Xô và chưa được thay thế trong vòng 40 đến 50 năm qua. Đường nội thị cũng thiếu bảo dưỡng, gặp những ngày mưa thường lầy lội, mặt đường bằng phẳng êm du rất ít, nhiều đô thị vừa và nhỏ vẫn là đường đất, đường đá cát ở các khu dân cư ngoài trung tâm.

Thứ Năm, 9 tháng 12, 2021

LỜI CUỐI VĨNH BIỆT BẠN PHÚ QUANG

 


Phú Quang là nhạc sĩ duy nhất không có bài hát "cúng cụ" (viết tuyên truyền cho chế độ). Phú Quang nhạc sĩ nổi tiếng nhất thời đại không được trao "giải thưởng nhà nước", giống y trường hợp Nguyễn Huy Thiệp trong văn học.
LỜI CUỐI VĨNH BIỆT BẠN PHÚ QUANG
Trần Mạnh Hảo
Từ 8 h 45 phút ngày 8-12-2021 Hà Nội chợt trống vắng vô cùng vì sự ra đi đột ngột của nhạc sĩ Phú Quang. Lạ lùng thay, Quang ơi, cậu mất rồi mới thấy những bài hát của cậu viết về Hà Nội là tuyệt tác, là không ai thay thế cậu để viết về Hà Nội hay như thế.

Bà Huyện Thanh Quan chỉ một bài thơ “Thăng Long thành hoài cổ” ( và bài “Qua Đèo Ngang” ) mà lưu danh thiên cổ :
"Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thắm thoắt mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đó người đây luống đoạn trường!".

Nguyễn Huy Lượng chỉ với bài “Tụng Tây Hồ phú” cũng lưu danh thiên cổ; huống hồ Phú Quang có hàng chục kiệt tác âm nhạc viết về Hà Nội thì Quang ơi, cậu mãi lưu danh thiên cổ là lẽ dĩ nhiên. Quang mãi là người phát ngôn tinh thần của Hà Nội, là tâm hồn của Hà Nội cuối thế kỷ thứ 20, đầu thế kỷ 21 này.

ÔNG SÁU

 


ô n g s á u 💕
Nhân ngày 10.10, lược lại bài bạn viết trên Vietnamnet.
Những ghi chép này, biết đâu sẽ là một phần cuốn hồi ký - nếu được viết ra - sẽ gắn với lịch sử nền chính trị VN trong một khoảng thời gian dài từ một người trong cuộc…
…30 năm trước, bạn bảo, tôi sẽ làm được những việc mà ông già tôi chưa làm được.
Rất khó để định lượng thế nào là làm được và chưa làm được.
Cứ ngẩng cao đầu, cười tươi, vui vẻ trở về và tự hào với những gì mình đã làm, chỉ cần thế thôi, là Hạnh phúc...!
———————
“Một thượng úy quân đội ngồi bên cạnh một nhà lãnh đạo số 2 của Đảng - vừa nằm võng vừa tỉ tê hỏi chuyện, từng chi tiết một, xem nó hiểu đến đâu, làm được việc gì…?
Không biết có anh cán bộ trẻ nào khác được may mắn như tôi không?”
1. Trung úy đi chiến trường.
Năm 1983, sau khi tốt nghiệp sĩ quan, tôi được học dự khóa để chuẩn bị đi Liên Xô bồi dưỡng về chuyên ngành quân sự.
Vài tháng dự khoá.
Tôi hiểu mình là người duy nhất không học ở LX không biết tiếng Nga, nhưng được ưu tiên đi LX để “đổi đời”. Và dù có đi thì khi về vẫn sẽ là con số 0 về kiến thức.
Với những gì tôi được học, được rèn sau 3 năm ở trường sĩ quan, chỉ có một điểm đến đúng đắn nhất là chiến trường. Mà khi đó thì toàn quân như thế. Các sĩ quan mới ra trường hầu hết đều ra mặt trận, nếu không lên phía Bắc thì cũng sang Campuchia.
Tôi đến gặp chú Văn Tiến Dũng.
Ông Dũng ngần ngại.
Tôi phải trình bày rất lâu ông mới nói.
- Việc này chú phải trao đổi với bác Lê Đức Thọ.

Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2021

NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU

 


Huy Đức
Trong lịch sử, có những nhân vật mà chúng ta thường chỉ nhắc đến tên, phẩm hàm, tước hiệu… rồi xếp lại; với Nam Phương Hoàng Hậu nhiều người thường bàn thêm về nhan sắc và rồi cũng để bà mờ nhạt theo vị “Hoàng đế cuối cùng”. Nhưng, tác giả Lê Lan Khanh sẽ làm người đọc thay đổi thói quen nhàn rỗi đó.
Trong cuốn biên khảo với nhiều tư liệu giá trị này, chị đã giúp ta tiếp cận nhiều “góc khuất” của bà, của Đức Bảo Đại, làm sáng tỏ thêm một phần lịch sử.
Cuốn sách đủ hấp dẫn cho những ai vốn tò mò về đời tư, muốn đọc những bức thư tình diễm lệ. Cuốn sách cung cấp những tư liệu đầy đủ nhất về gia thế của cô Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Thị Lan, nhũ danh của Nam Phương Hoàng Hậu. Cuốn sách còn đặc tả khá chi tiết đời sống hậu cung và cách ứng xử của một bậc “mẫu nghi…” khi Hoàng đế Bảo Đại chưa thoái vị.
Đặc biệt, cuốn sách cho biết hai tháng sống giữa hai làn đạn - theo đúng nghĩa đen - trong “Toàn quốc Kháng chiến” của “Bà Cố vấn Vĩnh Thụy”, của cựu hoàng thái tử Bảo Long...; cho biết cuộc tháo chạy khỏi cung An Định của năm mẹ con sang lánh nạn trong tu viện dòng Chúa Cứu Thế, nơi bà muốn giữ vai trò trung lập khi vẫn chưa biết số phận chính trị của ông Vĩnh Thụy.
Cuốn sách cũng cho biết trong tình huống thật sự bơ vơ và khi sinh mạng của gia đình bị đe dọa bởi chính hòn tên mũi đạn, bà đã để cho cuộc “giải cứu” đến từ người Pháp.
Nam Phương Hoàng Hậu chính là người đầu tiên hưởng ứng “tuần lễ vàng” ở Huế và vào ngày 18-11-1945, bà đã gửi đi một “Thông điệp kêu gọi phụ nữ thế giới ủng hộ nền độc lập non trẻ của Việt Nam”. “Thông điệp” cho thấy bà không chỉ là một người yêu nước, có khát vọng độc lập mà còn tầm vóc.

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

THẾ GIỚI KHÔNG PHẢI CHỈ CÓ TRUNG QUỐC

 


Giáo sư Trần Văn Thọ
Trung Quốc là một nước rất lớn và do các điều kiện về địa lý, lịch sử, văn hóa, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nhiều từ lân bang phương Bắc này. Có cả ảnh hưởng tốt và ảnh hưởng xấu. Nếu Việt Nam chủ động, không chỉ biết có Trung Quốc mà nhìn thế giới rộng hơn để so sánh, chọn lựa đường lối cải cách và nguồn lực phát triển thì tránh được những ảnh hưởng xấu từ nước này. Vua quan triều Nguyễn thế kỷ 19 thấy thế giới chỉ có Trung Quốc nên không thoát Á như Nhật để hiện đại hóa đất nước.
Chỉ xem 60 năm trở lại đây ta thấy Việt Nam toàn chịu ảnh hưởng xấu từ Trung Quốc, trong đó có thảm họa như cải cách ruộng đất. Gần đây hơn, từ thập niên 1990, quan hệ kinh tế theo phương châm “hợp tác toàn diện” làm cho Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc một cách rất bất lợi, bất ổn định. Lẽ ra trong thời đại toàn cầu hóa và hơn nữa Việt Nam từ lâu cũng đã có chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế, ta chỉ nên xem Trung Quốc là một trong những đối tác và nỗ lực so sánh họ với các đối tác khác trong từng giao dịch để đưa lại lợi ích lớn nhất cho đất nước.
Ôn cố tri tân. Bài này (viết cho số đặc biệt kỷ niệm 30 năm báo mạng Diễn Đàn) ôn lại hai sự kiện trong lịch sử 60 năm qua để thấy nếu Việt Nam xem thế giới không phải chỉ có Trung Quốc thì đã tránh được một thảm họa và đã bảo vệ được lợi ích quốc gia. Bài học này càng quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ và đang có ý đồ xác lập trật tự mới trên thế giới.
* CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT Ở TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2021

NGƯỜI MÀ KHÔNG CÓ LỄ KHÁC CHI LOÀI CẦM THÚ?

 


-"Hán ngữ đại từ điển" giảng nghĩa thứ 2 của "lễ" là: "những chuẩn tắc về hành vi hình thành từ phong tục tập quán, sinh hoạt xã hội, quy phạm đạo đức và các loại nghi lễ" (社會生活中由於風俗習慣而形成的行為准則、道德規範和各種禮節)
-"Hán điển" giảng nghĩa thứ 2 của "lễ" là: "phép tắc quy phạm về hành vi của nhân loại" (人類的行為規範).
-Thế nên "Kinh Lễ" có đoạn: "Chim anh vũ có thể biết nói nhưng vẫn thuộc loài chim. Con tinh tinh có thể biết nói nhưng vẫn thuộc loài cầm thú.
Làm người mà không có lễ thì tuy biết nói đấy nhưng có khác gì loài cầm thú?
Chỉ có loài cầm thú là không có lễ, cho nên cha con ở lẫn lộn với nhau. Vì vậy việc làm của Bậc Thánh Nhân là lấy lễ dạy người khiến người ta ai cũng biết lễ để tự phân biệt mình với cầm thú." (Nguyễn Hiến Lê dịch).

GS. Trần Ngọc Thêm đòi bỏ "lễ" khỏi nhà trường khác nào biến nhà trường thành nơi dạy vẹt, dạy khỉ?

Đọc bài viết sau đây của Nhà báo Manh Kim càng thấy rõ, lễ không phải là "biết giữ mình trong khuôn phép, biết phục tùng người trên" như GS. Trần Ngọc Thêm lầm tưởng, mà là "những giá trị phổ quát của loài người trong gần như mọi nền văn hóa"...
VỀ VẤN ĐỀ "TIÊN HỌC LỄ HẬU HỌC VĂN"(*)
“Tiên học lễ, Hậu học văn” là cụm từ Hán Việt, có từ xưa, nên dễ liên tưởng những khái niệm lạc hậu và cần được thay đổi. Diễn giải chữ “lễ” như là một phân tích từ nguyên học càng có thể dễ dẫn đến sự lệch lạc của khái niệm “Tiên học lễ” trong giáo dục, khiến không khỏi không có cảm giác rằng chỉ các quốc gia châu Á, đặc biệt những nước ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa, mới có việc tôn sùng chữ “lễ”.

VỀ VĂN HÓA

 


Tôi đã định không nói gì về vụ Hội Nghị Văn Hóa, nhưng đêm qua mơ thấy GS Võ Viết Đạn, một vị GS khả kính của Đại học Bách Khoa Hanoi. Năm 1979 khi tôi mới vào giảng dạy ở Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, ông cũng đến đó thỉnh giảng.
Trong một buổi chiều muộn đang đi dạo trên bãi biển Nam Ô, cát trắng mênh mông, sóng biển xanh rì, xa xa là dãy Sơn Trà đang vàng rực lên dưới ráng chiều, ông bỗng nói “Bây giờ thầy không ra thầy, trò không ra trò, làm nghề thầy khó lắm anh ạ”. Thấy tôi ngỡ ngàng, ông bảo “Nó hỗn loạn hơn cả các phân tử khí trong các phương trình trường điện từ mà anh đang say sưa giảng giải đấy”.
Hơn 40 năm sau, càng ngày tôi càng thấy lời của vị GS ấy đúng. Bây giờ thầy có thể hiếp dâm trò, trò có thể tát thầy ngay trên bục giảng. Không những thế, không chỉ trong nhà trường, mà khắp mọi nơi chúng ta đều chứng kiến sự hỗn loạn, thậm chí có vị Bộ trưởng viết sách chống suy thoái đạo đức mà vẫn phải vào tù vì tham nhũng.

Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2021

Những ngộ nhận về nhà Tây Sơn và anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ

 


Những ngộ nhận về nhà Tây Sơn và anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ
Một số sử gia VN tả Tây Sơn "huyền thoại" nông dân áo vải cờ đào, dựng nên cơ nghiệp kiểu "phất cờ khởi nghĩa, lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo" là điều không thực.
- Thiệt ra người sáng lập Tây Sơn Nguyễn Nhạc không phải nông dân và anh em nhà này chưa có ra đồng cày ruộng một ngày.
Ông bà Hồ Phi Phúc và Nguyễn Thị Đồng là một trung nông ở vùng núi An Khê Bình Định, nhà không nức vách đổ tường nhưng có của nả để mướn thầy giáo về dạy chữ dạy võ nghệ cho ba con của mình tại nhà.
Nguyễn Nhạc là anh lớn sanh năm nào không rõ, năm 1771 ông là người khởi xướng và lãnh đạo cuộc "khởi nghĩa" Tây Sơn.
Nguyễn Nhạc là tên thiệt, còn có hai tên gọi khác là ông Hai Trầu vì có một thời ông làm nghề lái trầu và rất giàu có. Có của ông lo lót làm chức Biện Lại thâu thuế cho chúa Nguyễn nên bà con kêu ông là Biện Nhạc.
Năm 1765 Võ Vương Nguyễn Phước Khoát qua đời để lại một cục nợ tổ chảng do quá trình làm mới hình ảnh Đàng Trong, quyền thần Trương Thúc Loan lại tham lam, nắm chúa Nguyễn Phước Thuần làm đủ trò bậy.
Chúng ta nhớ rằng thời điểm đó Qui Nhơn là trạm trung chuyển của quân đội chúa Nguyễn trong quá trình hoạch định, mở mang, khai phá đất Nam Kỳ nên dân Qui Nhơn ná thở vì là nơi gom lương thực và binh lính.
Nắm được yếu tố lòng dân xáo động đó, mùa xuân năm 1771, Nguyễn Nhạc trước đó đã ôm một số bạc thậm thụt được do thâu thuế từ ấp Tây Sơn nổi lên với khẩu hiệu lấy của nhà giàu chia cho dân và thành công vang dội.
Tây Sơn đánh chiếm phủ thành Qui Nhơn diễn ra vào tháng 6 năm Quý Tỵ 1773, Nguyễn Nhạc sau đó chiếm cả một vùng rộng lớn từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận. Đến cuối năm 1775, Tây Sơn làm chủ từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
Trước đó quân Trịnh của Đàng Ngoài chiếm đô thành Phú Xuân của vương quốc Đàng Trong vào đầu năm Ất Mùi 1775, Trịnh cai trị tàn bạo.
Năm 1786 thì ông em Nguyễn Huệ đã giải phóng Phú Xuân khỏi tay quân Lê-Trịnh. Tây Sơn vô Phú Xuân ra tay hạ quân Trịnh gần hết, gọi là “hạ” nó nhẹ, nặng là “tàn sát”.
Chỉ còn vài trăm người Đàng Ngoài chạy thoát ra ngoài thành giả ăn mày câm điếc để không nói giọng thiệt nhưng bị dân xứ Huế vốn căm thù đón đường "hạ" hết.
Chỉ chừa một người lính duy nhứt sống sót được chạy về phía Bắc báo tin thất trận ở Phú Xuân. Đây là chi tiết sử liệu vô cùng thú vị về nhà Tây Sơn mà sử VN ngày nay "né" nhắc.
Suy cho cùng Tây Sơn họ vẫn là người Đàng Trong, tâm tánh Đàng Trong
-Tây Sơn không phải là "ân nhân" của nông dân

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2021

NẾU NGƯỜI HỨA SẼ BÌNH AN

 


Thơ hay vì lòng đau, tác giả vừa gõ phím vừa nhoà lệ, mình tin thế... Mời mọi người đến với bài thơ hay của Hương Hoàng (ảnh) với lời bình Hoàng Mai.

NẾU NGƯỜI HỨA SẼ BÌNH AN
Lối quành - nước lã - người dưng
Đớn đau nào cũng đã dừng đớn đau
Tôi ở đâu. Ai ở đâu
Chút tin thoang thoảng chỉ màu nắng phai
Đường yêu ngắn, đường sầu dài
Lối nào tránh khỏi cỏ gai hỡi người
Vui muốn khóc - buồn muốn cười
Tôi thương tôi ít - thương người nhiều hơn
Tháng ba đâu phải hoa hờn
Mà cay khoé mắt đỏ đường mộc miên
Gió đồn Người chẳng bình yên
Lòng tôi mưa đổ một miền luênh loang
Nếu người hứa sẽ bình an
Tôi thề quên đến không màng ngày xưa...
Hương Hoàng

Lời bình:
NẾU NGƯỜI HỨA SẼ BÌNH AN
TÔI THỀ QUÊN ĐẾN KHÔNG MÀNG NGÀY XƯA...
Bài thơ cũng là tiếng lòng khắc khoải nghĩa tình của Hương Hoàng về sự chấp nhận những đắng cay trong đời, một sự chia ly được an bài như là số phận đã định đoạt vậy. Chỉ đọc tên bài thơ lên ta đã cảm nhận được tấm lòng của người viết rồi, bởi sao phải hứa và hứa để làm chi khi người với ta rõ đã khởi đầu cho xa lạ?

Thứ Hai, 8 tháng 11, 2021

“GIAI CẤP MỚI” TẠI VIỆT NAM


 

Milovan Djilas là nhà nghiên cứu lý thuyết CS và từng là ủy viên Bộ Chính Trị đảng CS Nam Tư, Phó Chủ Tịch Nhà Nước CS Nam Tư, Chủ Tịch Quốc Hội CS Nam Tư. Sau khi phản tỉnh ông viết trong tác phẩm Giai Cấp Mới: Một Phân Tích Về Hệ Thống Cộng Sản xuất bản năm 1957 như sau:
“Trong một thời gian dài, đảng CS cố tình che giấu bản chất của mình. Quá trình hình thành của giai cấp mới không chỉ được che đậy bằng những thuật ngữ xã hội chủ nghĩa mà quan trọng hơn bằng hình thức sở hữu mới, sở hữu tập thể. …Bản chất giai cấp của hình thức sở hữu này được che đậy bằng bình phong quyền lợi của toàn dân tộc. “ (Theo Tủ sách Talawas, Phạm Minh Ngọc dịch theo bản tiếng Nga, 2005)
Cũng trong tác phẩm Giai Cấp Mới, Milovan Djilas viết: “Năm 1936, nhân dịp công bố Hiến pháp mới, Stalin tuyên bố rằng ở Liên Xô đã không còn giai cấp bóc lột, nhưng trên thực tế người ta không chỉ thực hiện xong quá trình thủ tiêu các nhà tư sản và các giai cấp khác của chế độ cũ mà còn thiết lập một giai cấp hoàn toàn mới, chưa từng có trong lịch sử.”
Nhưng câu này của Milovan Djilas mới là chí lý: “ Các lãnh đạo Cộng sản xử lý tài sản quốc gia như của riêng họ, nhưng đồng thời họ cũng lãng phí nó như thể nó là của người khác.” (Theo quote.org)
Thời gian dài trôi qua từ khi tác phẩm ra đời nhưng bản chất của chế độ CS tại năm nước CS còn lại, trong đó có Việt Nam, vẫn đúng như Milovan Djilas nhận xét.