Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Vắng phản biện, cạnh tranh dễ độc đoán, chuyên quyền

“Nhân dân phải được giám sát quyền lực thông qua các hình thức phổ biến nhất như bầu người đại diện, bãi miễn người đại diện trong các cơ quan quyền lực. Người dân cũng phải có quyền phản biện với Hiến pháp, pháp luật cũng như các chủ trương lớn của nhà nước và phải được quyền bày tỏ chính kiến về những vấn đề quốc kế dân sinh”.

Không lực lượng nào phản biện đủ mạnh

Một trong những vấn đề được xem là “cốt tử” được bàn tại hội thảo là câu chuyện đổi mới, nâng cao phương thức lãnh đạo của Đảng.

Nói như PGS.TS Lê Quốc Lý, Phó giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, hiện Đảng cũng đang gặp khó khăn, thách thức không nhỏ ảnh hưởng đến uy tín chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn tại của chế độ. Đó là tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên dễ lộng quyền, lạm quyền, coi thường pháp luật. Đảng cũng đã coi trọng và tích cực khắc phục để loại trừ tình trạng này bằng nhiều biện pháp kiểm tra, giám sát.

PGS.TS Trần Khắc Việt: Càng xuống dưới cơ sở thì tình trạng cấp ủy bao biện, làm thay việc của chính quyền càng thể hiện rõ


PGS.TS Mạch Quang Thắng cũng từ Học viện bổ sung thêm, do đặc trưng “duy nhất” đó nên dẫn đến một nguy cơ: không có lực lượng nào phản biện với tư cách một tổ chức chính trị đủ mạnh.

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Teo dần quyền con người trong "dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992"




Trong thời gian qua, nhiều người mong muốn sửa đổi Hiến pháp 1992, để bỏ hoặc thay đổi một số quy định, ví dụ như quy định về quyền lãnh đạo (được hiểu là đương nhiên) của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đối với Nhà nước và xã hội (Điều 4), và quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý (Điều 17–18). Tôi không chia sẻ kỳ vọng đó, bởi không tin rằng giới lãnh đạo hiện nay có thể sớm chấp nhận thay đổi những điều mà họ khẳng định là bất di, bất dịch. Ngược lại, tôi thuộc số những người lo rằng việc sửa đổi Hiến pháp có thể bị lợi dụng để hạn chế hơn nữa quyền con người. Và bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã cho thấy nỗi lo đó không phải là vô cớ. Thậm chí, không ngờ họ lại có thể đi xa như vậy…

Trong Hiến pháp 1992, thuật ngữ "quyền con người" chỉ được nhắc một lần, tại
"Điều 50: Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật."
Tức là "quyền con người" được đồng nghĩa với "quyền công dân". Vậy thì những người đang tạm thời bị tước "quyền công dân" sẽ không còn được hưởng "quyền con người". Hơn nữa, sau khi định nghĩa "Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam" (Điều 49), thì "quyền con người" sẽ không còn được áp dụng cho những người đang tồn tại trên đất Việt Nam, nhưng không hoặc chưa "có quốc tịch Việt Nam". Điều này cho thấy cách hiểu về "quyền con người" trong Hiến pháp 1992 phiến diện như thế nào.

Một thay đổi dễ nhận thấy trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992"quyền con người" được tách ra, được nhắc tới 8 lần, luôn đi cạnh và được đặt trước "quyền công dân". Ở chế độ mà giới lãnh đạo vốn rất khó chịu khi nghe nhắc đến "nhân quyền" (tức là "quyền con người"), thì đây là một bước tiến, muộn mằn nhưng có vẫn hơn không.

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

HAI TỬ HUYỆT CỦA CHẾ ĐỘ

Hoàng Xuân Phú
1
Có lẽ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) quan niệm rằng
-       quy định về quyền lãnh đạo của ĐCSVN đối với Nhà nước và xã hội, và
-       quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý
tại Điều 4 và Điều 17–18 của Hiến pháp 1992 là hai tử huyệt của chế độ. Vì vậy, dư luận càng muốn hủy bỏ hoặc sửa đổi hai quy định đó, thì họ càng kiên quyết bảo lưu. Chúng nằm trong định hướng bất di, bất dịch của lãnh đạo đảng, và được tái thể hiện tại Điều 4 và Điều 57 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Tử huyệt độc quyền lãnh đạo
Trong thế giới văn minh, quyền lãnh đạo đất nước của một đảng chính trị chỉ có thể giành được thông qua tranh đấu và bầu cử dân chủ. Kể cả khi đang cầm quyền, đảng vẫn phải phấn đấu liên tục, để thuyết phục Nhân dân tin tưởng và tiếp tục trao cho quyền lãnh đạo.
Không thể lấy công lao trong một giai đoạn quá khứ để bù lại cho hiện tại yếu kém, với bao sai lầm, tội lỗi, và áp đặt cho cả tương lai vô định. Nếu cứ từng có công là được cầm quyền vĩnh viễn, thì ĐCSVN phải trả lại chính quyền cho triều đình nhà Nguyễn, và triều đình nhà Nguyễn lại phải trả lại chính quyền cho các triều đình trước đó. Thế là khởi động cho một quá trình truy hồi dằng dặc, mà không thể tìm được điểm kết thúc. Hơn nữa, thời gian qua đi, giờ đây nắm quyền lực bao trùm đất nước lại là những người vốn chỉ đi theo hoặc ăn theo cách mạng, hay từng được cách mạng o bế và cưu mang mà thôi. Nếu họ từng có công, thì chưa chắc bù nổi những lỗi lầm đã gây ra. Phần lớn những người có công đáng kể, những công thần của chế độ, đã qua đời, hoặc nếu còn sống thì đã về hưu, và có lẽ đang đau lòng vì phải chứng kiến sự nghiệp cách mạng của thế hệ mình bị phản  bội.

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM LÀ TỘI ÁC

(trích đăng)...... Lịch sử Việt Nam trải qua mấy ngàn năm chống  xâm lược, ông  cha ta  chỉ mặt đặt tên, vạch  rõ bản chất  quân xâm xâm lược. Trong Hịch tướng sỹ, Trần Hưng Đạo viết: “Trông thấy sứ giặc đi nghênh ngang ngoài đường uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó bắt nạt tể phụ, lại cậy thế Hốt Tất Liệt đòi ngọc lụa, ỷ thế Vân Nam vương để vét bạc vàng!...”.  
 
     Hưng Đạo Vương không ngại ngần trước thế lực nước lớn, không hề khiếp sợ, lảng tránh, không xu nịnh cầu an để hưởng vinh hoa phú quý, dù khi đó Người làm điều đó dễ như trở bàn tay.
     Trước Hưng Đạo Vương tổ tiên ta cũng đã hành xử như thế, và sau này,  ông cha ta cũng hành xử như thế. 
      Hơn 1.500 năm trước Công nguyên, giặc Ân (nhà Thương) sang xâm lược nước ta. Năm 218 -208 trước Công nguyên, sử sách ta ghí  bọn xâm lược nước ta là nhà Tần. Năm 179 trước công nguyên nhà Triệu. Tiếp sau đó, đục chữ vào bia đá cho con cháu đời sau ghi nhớ: Đông Ngô xâm lược nước ta năm 248. Nhà Lưu xâm lược nước ta năm 468. Nhà Lương xâm lược nước ta năm 545. Nhà Đường xâm lược nước ta lần thứ nhất năm 687, lần thứ hai năm 722, lần thứ ba năm 791. Nhà Hán xâm lược nước ta lần thứ nhất năm 40 sau CN, tiếp đến quân Nam Hán lần thứ hai vào năm 930, lần thứ ba 938.  Nhà Tống xâm lược lần thứ nhất năm 981, lần thứ hai năm 1077. Quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ nhất năm 1258, lần thứ hai năm 1285, lần thứ ba năm 1287. Quân Minh xâm lược nước ta lần thứ nhất năm 1406, lần thứ hai năm 1407, lần thứ ba năm 1418. Quân Thanh xâm lược nước ta năm 1788. Thưc dân Pháp xâm lược nước ta  lần thứ nhất năm 1858...

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Phẩm giá Việt Nam - vốn hiếu hòa nhưng thừa tinh thần bảo vệ đất nước.*


Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM , TS kinh tế Lê Vĩnh Trương (Quỹ Nghiên cứu biển Đông) cho rằng câu chuyện ngàn năm qua cho thấy: Bạn hay thù là do nước lớn TQ quyết định, nước nhỏ thì chỉ muốn yên ổn. Nói cách khác, TQ là một người hàng xóm có khuynh hướng giàu đổi bạn, có ký ức không bền về lịch sử TQ-Việt Nam và từ chối hiểu phẩm giá Việt Nam - vốn hiếu hòa nhưng thừa tinh thần bảo vệ đất nước. 

.Phóng viên: Nhiều người Việt Nam hiện nay có xu hướng bài xích Trung Quốc (TQ), thể hiện ở việc không dùng hàng TQ, chửi bới TQ, miệt thị người TQ... Ông đánh giá như thế nào về hiện tượng này?

+ TS Lê Vĩnh Trương (ảnh): Ở góc nhìn kinh tế, hàng hóa và dịch vụ Trung Quốc (TQ), như dịch vụ phòng khám chẳng hạn, có một số không nhỏ gây quan ngại về phẩm chất làm cho người tiêu dùng nghi ngờ về sự cẩu thả trong quản lý. Đây là phản ứng tự nhiên của thị trường một cách công bằng và lành mạnh. Nếu giới thương mại và sản xuất TQ muốn cải thiện hình ảnh hàng hóa và dịch vụ TQ vào Việt Nam thì họ phải điều chỉnh chất lượng cho thị trường Việt Nam. Tôi không thấy có sự bài xích nào ở đây cả.

Người Việt Nam nói chung có một sự căm phẫn trước hình ảnh TQ tung hoành biển Đông, xâm chiếm đảo của VN. Năm 2005, họ giết ngư dân Hậu Lộc (Thanh Hóa) và thi thể ngư dân phải ướp nước đá chở về. Từ đó đến nay, lính liên tục quấy phá, xâm hại, bắt bớ, đánh đập, sỉ nhục ngư dân Việt Nam đến mức phải vái lạy ngay trên tàu. Và oái oăm là chính họ lại đưa lên các phương tiện thông tin để thị uy.

Đặc biệt, vài năm gần đây, có thể đọc dễ dàng trên mạng các câu chuyện giới cầm quyền TQ lợi dụng cuộc chiến tranh ở Việt Nam để thủ lợi. Thế nên cảnh giác với giới chức TQ là một tình cảm bình thường ở người Việt Nam.

Đó là với giới chức, còn với người dân thường TQ thì sao?

+ Theo tôi, nhân dân TQ đã bị giới chức TQ tẩy não về Hoàng Sa và Trường Sa đến một mức độ gây nguy hiểm cho chính TQ và những người tỉnh táo ở TQ đang tìm cách hạ nhiệt thông qua vụ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” được giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng TQ vào tháng 7-2012.

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Việt - Trung: "Những điều không thể không nói"

Có thể khẳng định, quan hệ hai nước Việt Nam và Trung Quốc là một mối quan hệ đặc biệt. Nó đặc biệt ở sự gần gụi, tương đồng. Không chỉ tương đồng về chế độ chính trị, về phương thức tổ chức xã hội và phát triển kinh tế trong thời kỳ hiện đại mà trước hết ở sự gần gụi láng giềng, ở sự gần gụi văn hóa, lịch sử. Ít nhất mối quan hệ này đã tồn tại từ khi lịch sử thành văn được ghi lại, hơn hai ngàn năm trước.

Một ví dụ là ngay từ thời Tần Thủy Hoàng đã lưu truyền câu truyện về tướng Lý Ông Trọng, một người to lớn dị thường và có tài thao lược của đất Giao Chỉ, làm đến chức Tư lệ hiệu úy của nước Tần, giúp Hoàng đế dẹp loạn miền Tây Vực khiến quân Hung nô còn khiếp oai ngay cả khi ông đã nằm xuống.
Làm cho nhân dân hai nước hiểu được, hiểu đúng mối quan hệ lịch sử này là một việc làm cần thiết, thậm chí rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, khi mà những sự tranh chấp về lợi ích lãnh thổ có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát và phủ mây đen lên mối quan hệ ấy.

Trong tinh thần đó, chúng tôi hoan nghênh loạt bài viết dưới mái chung: "Những điều không thể không nói ra" mà Tạp chí "Tri thức thế giới" của Trung Quốc đăng tải vào dịp này năm ngoái. Đó là các bài: "Lịch sử và sự thật: Diễn biến quan hệ Trung - Việt trước năm 1949" (Tôn Hồng Niên, Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu lịch sử biên cương, Viện KHXH Trung Quốc) - "Quan hệ Trung - Việt từ 1949 đến nay" ( Vu Hướng Đông, Giám đốc Học viện Chủ nghĩa Mác, Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Trịnh Châu) - "Những biến thiên trăm năm qua trong chiến lược ngoại giao với các nước lớn của Việt Nam" (Tôn Hồng Niên, Vương Thâm, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Trịnh Châu) - "Viện trợ Trung Quốc cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ" (Lục Đức An, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Trịnh Châu) và "Vấn đề biên giới trên đất liền và trên biển giữa Việt Nam với các nước láng giềng Đông Nam Á" (Trương Minh Lượng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Tế Nam).

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

'Mùa xuân Ả rập' và Mùa xuân Myanmar


Cùng thuộc về một làn sóng dân chủ hóa trên thế giới, nhưng "Mùa xuân Ả rập" để lại những vết thương sâu sắc chưa hứa hẹn ngày lành, thì Mùa xuân Myanmar cũng chính là quá trình làm lành vết thương của thời kỳ độc tài.
Mùa xuân bão táp ở Ả rập
Một loạt chế độ tại Ả rập - từng ưỡn ngực với sự "đặc thù" của văn hóa Hồi giáo mà từ chối nền dân chủ - đã đồng loạt đi đến hồi kết. Tất cả được châm mồi với chỉ một đốm lửa ở Tunisia hai năm trước.
...Trong Mùa xuân Ả rập, cựu Tổng thống Yemen Ali Saleh đã ra đi theo một cách êm ả nhất có thể: ông từ chức sau 33 năm cầm quyền và sang Mỹ đổi lại quyền miễn tố, để lại một Yemen kiệt quệ và đối mặt với các cuộc nổi dậy và nội chiến.
Hầu hết trong số đó đều tiếp tục nhiệm kỳ của mình sau các cuộc "bầu cử" không có ứng cử viên đối lập và chiến thắng với tỷ lệ phiếu bầu cực cao. Nhưng sự "tín nhiệm cao" đó không che giấu được những vấn đề trầm trọng của dân chúng và khối tài sản kếch xù của những nhà cầm quyền.
Và những cuộc nổi dậy của "Mùa xuân Ả rập" đã lột tả bản chất của sự "tín nhiệm cao" chính là sự sợ hãi của dân chúng, chứ không phải vì đó là chính quyền của nhân dân như các nhà độc tài vẫn tự xưng.
Nhưng sự cai trị bằng nỗi sợ hãi của dân chúng cũng tạo ra sự căm phẫn âm ỉ, và nó sẽ bùng lên khi tích tụ đủ mạnh và có một mồi lửa ném vào.

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

Tại sao người Trung Quốc không có đồng minh?


Trong nền kinh tế thế giới, Trung Quốc đã trở thành nước lớn, là cường quốc, không có gì phải thắc mắc. Trong lĩnh vực ngoại giao, Trung Quốc luôn tồn tại trong tình thái bị bao vây cùm kẹp, thậm chí bị người khác ’hận’. Lý do tại sao?
Trung Quốc rốt cuộc đã làm những gì, khiến cho nhân loại toàn thế giới ức hiếp, thậm chí thù hận như vậy?

Chính sách ngoại giao thiếu mưu trí

Trung Quốc còn rất nhiều thứ phải lo hơn là đi tranh giành lãnh thổ các quốc gia khác?

Hãy nhìn vào nước Mỹ kia, qua vài năm nữa, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ bị Trung Quốc vượt qua. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự cũng như sức mạnh ngoại giao của Mỹ vẫn sẽ tiếp tục kiểm soát toàn bộ thế giới như tình hình hiện nay.