Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

Chuyện ở sân sau: Về ông nội và người cha của Chủ tịch Hồ Chí Minh

      Năm 1993, trong tập Trong cõi [1] xuất bản tại Hoa Kì, Giáo sư Trần Quốc Vượng (1934-2005), một trong những sử gia nổi tiếng nhất tại Việt Nam, đã công bố ghi chép của mình từ “Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia!”, trong đó phần liên quan đến dòng dõi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gây nhiều dư luận. Theo đó, tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh có thêm một phần không được nhắc đến trong sử sách chính thống: Thân sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh vốn là con đẻ nhưng không được thừa nhận của ông cử Hồ Sĩ Tạo, thuộc dòng họ Hồ ở Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Nghệ An. Hồ Chủ tịch, nổi tiếng với tên gọi Nguyễn Ái Quốc trong thời kì hoạt động tại nước ngoài, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung [2] , tự là Nguyễn Tất Thành, song từ năm 1945 cho đến khi qua đời năm 1969 lại được người Việt Nam và toàn thế giới biết đến với tên là Hồ Chí Minh.

Mới đây, một nhà thơ xứ Nghệ đã nhiệt tình dẫn một cộng tác viên talawas từ Vinh về vùng sơn cước, đến xóm Nghĩa Thái, xã Nam Nghĩa, huyện Nam Đàn để tìm gặp ông Hồ Sĩ Sênh (bút hiệu Trường Lam, hội viên Hội Văn nghệ Nghệ An), một người cháu mà theo gia phả họ Hồ, gọi cụ Hồ bằng bác. Khi nghe khách bày tỏ nguyện vọng, ông đến tủ sách, lục đưa cho khách xem bản phô-tô bài bút ký viết tay của ông, nhan đề “Chuyện ở sân sau”, kể về sự thật cuộc đời của ông Hồ Sĩ Tạo, ông Nguyễn Sinh Sắc và hậu duệ. Bài ký này được viết ở Trại viết văn của Hội Văn nghệ Nghệ An đầu năm 2007. Ông Trường Lam cho biết, trong buổi tổng kết trại viết, người ta đã đánh giá rất tốt bài ký này, đã đọc bài ký cho các trại viên nghe. Nhưng là chuyện “huý kỵ”, nên không có báo nào trong nước dám in. Ông Trường Lam đã đồng ý cho chúng tôi công bố nguyên văn bài ký trên talawas. Chúng tôi chân thành cảm ơn ông Trường Lam và hân hạnh giới thiệu cùng độc giả.

talawas

————

Mọi điều tưởng như đã vĩnh viễn chìm vào bóng đêm của quá khứ mông lung, huyền ảo, có hồn ma bóng quỷ, có những hình nhân vật vờ, thấp thoáng, bỗng rơi vào quên lãng, lặng im…

Người ta thở dài, tiếc những sự thật, hoặc giả là những lời đồn đại không thể xác minh, sẽ mãi mãi chôn vùi… Đột nhiên, một ngọn đèn le lói thắp lên, xua đi bao điều huyễn hoặc, mơ hồ.

Đầu tháng Bảy nhuận (Bính Tuất), quê tôi trời bỗng ào ạt tuôn mưa. Những tưởng mùa thu này rồi vẫn vời vợi cao xanh, nắng đẹp cứ dịu dàng trôi, ai ngờ lại có tuần mưa gió sụt sùi! Giữa ngày mưa như vậy, tôi nhận được tin: Có một vị sư đạo cao đức trọng từ miền Nam ra, đã tìm đến và thắp hương viếng mộ cụ Cố chúng tôi, một Giải nguyên xứ Nghệ. Cụ là người đầu tiên giành được thứ hạng này ở tổng Võ Liệt (Thanh Chương). Thật là may, ngôi mộ mới được xây lại cách đây chưa lâu. Ông bác của chúng tôi, nguyên Giám đốc Học viện An ninh Khu vực II, sau khi nghỉ hưu đã tìm về lo lắng, sửa sang. (Bác là Hồ Nhã Chương, khi làng quê không tồn tại [3] đã đổi tên là Hồ Thanh Chương, cháu nội cụ Hồ Sĩ Tạo, bắt đầu từ bà thứ tư ở Quảng Trạch, Quảng Bình, hiện trú tại 257A, đường Nguyễn Trãi, phường Cư Trinh, TP Hồ Chí Minh).

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

Tâm sự của người chuyên viết điếu văn

     "Chớ ca ngợi kẻ ác đang sống để nối giáo cho giặc. Chẳng cần gợi lại nhiều tội ác của kẻ đã chết. Đó cũng là lòng đại lượng, đức vị tha để mọi giới tâm linh đều hướng về cái thiện. Đó là điều cốt lõi ở cái chân cái mỹ…"

Ông Hoàng, ở trong ban hòa giải của khối phố tôi, nổi tiếng là người viết điếu văn thượng hạng. Chỉ cần đọc qua vài dòng tiểu sử hay lướt qua bản sơ yếu lý lịch của người quá cố mươi phút, nửa giờ sau, ông đã có ngay một bài điếu văn đủ lâm ly, thống thiết.

   
Tiếng lành đồn xa, có đám tang, cách 20 cây số cũng cử người tìm ông, nhờ viết giúp bài điếu văn cho thật giống một bản tuyên dương công trạng và nhân cách người đã mất. Ngay cả những kẻ khi còn sống, dân lương thiện đều kiềng, nhưng lúc sắp xuống mồ cũng muốn được tôn vinh công đức.

Ông chủ khách sạn Hoàng Kim, chuyên làm nghề chứa gái mại dâm, lại là chủ đường dây buôn bán chất ma túy, cầm đầu một lũ chân tay, rặt những tên đầu trâu mặt ngựa. Ông ta còn nổi tiếng tàn bạo và keo bẩn… lúc trăng trối với vợ con, cũng đòi mời bằng được ông Hoàng vào ban tang lễ để xin bài điếu văn sám hối. 
Lạ thay, đến tên chủ băng cướp Rồng Xanh, trước ngày nhận án tử hình cũng di chúc cho bọn đàn em: “Cố ép lão già, cho tao cái điếu văn kêu kêu một tý. Không đọc được lúc tao bị hành quyết thì xướng cho tao sau lúc chúng đem tao hạ huyệt, cho sướng cái lỗ tai. Lão đòi giá bao nhiêu, chúng mày đừng bủn xỉn”.

Ông Hoàng viết điếu văn để giúp người lương thiện ra đi cho thanh thản, giúp cho gia quyến họ tuy có mất mát, đau thương, song cũng có điều an ủi, tự hào về người đã khuất, âu cũng là điều thiện. Hoặc hẳn như ông không biết thật kỹ về con người mà ông xướng điếu văn nên đã xưng tụng họ quá lời, cũng có thể cho qua. Nhưng có đám tang, ông biết rất rõ, kẻ xuống mồ kia chính là kẻ ác, mà lời lẽ trong điếu văn vẫn cứ thống thiết, lâm ly, tỏ ra nhớ thương, luyến tiếc… Hỏi ông có phải là kẻ tòng phạm với cái ác hay không? Nhiều lời bình phẩm và chuyện đó cũng đến tai ông, nhưng ông chỉ mỉm cười ý nhị, không muốn luận bàn … 

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

Chuyện càfe -càfáo hay nghe tây nói xấu ta

   Chiều nay phải bỏ bia hơi để cà phê cà pháo với hai thằng tây mới đau. Mấy ông bạn cạ bia bọt cú lắm. Nhưng bù lại, câu chuyện đem đến vài thông tin đáng suy ngẫm và đáng dành thời gian ngồi gõ vào máy tính.


Nói chung, bọn tây trẻ khu vực Bắc Mĩ ít uốn éo trong giao tiếp. Chúng chả ngại bất cứ chuyện “nhạy cảm” nào từ chuyện chính sách đối ngoại của Tổng thống Ô bá mà bị dân chúng bang Arizona chửi bới thế nào cho đến chuyện thanh niên bang Michigan tranh luận về vấn đề thủ dâm nữ ra sao. Còn khi bị hỏi rất soi mói, bọn nó hiếm khi trả lời quanh co kể cả những vấn đề cần quanh co một chút. Dễ chịu.

Hôm nay chúng nó bị in tờ viu là chính.

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

Hoa Kỳ: Sôi nổi các hoạt động thiết thực mừng Ngày sinh nhật Bác Washington

Diên Vỹ, X-Cafe tổng hợp từ báo Washington D.C. Mới


    (Washington D.C.) - Ngày 18-02, tiểu bang Virginia đã tổ chức mít tinh kỷ niệm 279 năm Ngày sinh Tổng thống George Washington tại Trung tâm Văn hóa Lao động tiểu bang. Dự lễ có các đồng chí: Tim Kaine, Thường trực Ban Bí thư Đảng Dân chủ; Phó Tổng thống Joe Biden, Chủ tịch Quốc hội John Boehner, cùng đại diện các bộ, ban, ngành và lãnh đạo tiểu bang Virginia .

Chương trình nghệ thuật trong lễ kỷ niệm 279 năm Ngày sinh Tổng thống George Washington


    Tổng thống Barack Obama, Chủ tịch Thượng viện Harry Reid và Đại tướng Michael Mullen đã gửi lẵng hoa chúc mừng.

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

Những dê cụ điện Kremli (Phần 4)

                                SEMYON  MIKHAILOVICH  BUDYONNY


Budyonny (bên phải, có ria)


    Stalin mời tôi đến dự lễ tiếp tân năm mới ngày 31 tháng 12.
  Tôi đã được giới thiệu với Khrushev và Sholokhov - người đàn ông nổi tiếng với đôi chân cong. Yagoda đã đến cùng vợ, không được đẹp, để cô lại trong hội Khrushev, đến gặp tôi:
   - Vera Aleksandrovna, một ai đó trong số con của đĩ, một vài tuần trước đây đã làm bỏng Natasha, cô ta đang rất khổ sở. Verochka, khi nào chúng ta lại gặp nhau một lần nữa? Tôi thực sự muốn cô.
   - Sau khi lễ giới thiệu “Sadko”,- tôi đã hứa chỉ để làm cho hắn xéo đi chỗ khác.
   - Tôi sẽ cố kiên nhẫn ′.
  Tan lễ mọi người cùng ra với nhau. Tôi quyết định đi bộ loanh quanh, nhưng có một chiếc xe đã ngừng cạnh tôi và lái xe nhấn còi. Phía sau tấm kính ô tô thấy hàng ria của Budyonny: "- Verochka, ngồi vào đi. Chúng ta cùng đi?"

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011

30-4: Lòng dân không thống nhất

Trần Gia Phụng


(Trình bày ngày Thứ Bảy 30-4-2011 tại Montreal.)


   Ngày 30-4-1975, Bắc Việt Nam thành công trong việc đánh chiếm Nam Việt Nam và tự hào là đã thống nhất đất nước. Đúng là ngày 30-4-1975, chính thể Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, ranh giới sông Bến Hải bị xóa bỏ, đất nước quy về một mối dưới chế độ cộng sản, nhưng cho đến nay, 36 năm sau ngày 30-4-1975, thực tế cho thấy rõ ràng Cộng sản Việt Nam (CSVN) chỉ thống nhất lãnh thổ Việt Nam, chứ không thống nhất được tinh thần và tình cảm của dân chúng Việt Nam, nghĩa là không thống nhất lòng dân Việt Nam.

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

Những dê cụ điện Kremli (Phần 3)

                                                     PHẢN ỨNG CỦA STALIN
    Tôi nằm phơi trong ánh sáng mặt trời mùa xuân và nghỉ ngơi, tôi đã đọc cuốn tiểu thuyết của Maupassant .
   Joseph Vissarionovich gọi điện đến, không lời chào, và bắt đầu chỉ trích:
  - Chúng ta không thấy nhau đã một trăm năm rồi, Vera Aleksandrovna! Tôi, Joseph Vissarionovich, chắc chắn rằng cô đã quên tôi. Đồng chí Davydova, tại sao chúng ta hiếm khi thấy nhau thế?
  Tôi không muốn cuộc trò chuyện của chúng tôi diễn ra trong một giọng điệu tức giận. Câu trả lời cho câu hỏi như vậy nên thật ngoại giao:
   - Joseph Vissarionovich, đấy là ông lâu rồi không gọi cho tôi. Tôi đã rất buồn nhớ và thậm chí bắt đầu cảm thấy tức giận đấy.
   Stalin hân hoan thở phào và hỏi:
   - Khi nào chúng ta có thể gặp nhau?
   Tôi nhìn lịch các tiết mục và nói rằng sẽ được rãnh vào cuối tuần.
   - Tôi rất bận rộn nhưng tôi sẽ cố gắng tìm thời gian cho cuộc gặp của chúng ta, - Stalin nói.
   Chúng tôi chia tay thật nhẹ nhàng. Thời tiết mùa xuân và mặt trời tháng Năm đã không cho phép ngã theo những linh cảm u ám...
   Đến tối xe đến đón tôi. Ngoại ô Moscow thời gian nào trong năm cũng đẹp. Ô tô rời đường Dmitrovskoye, vượt qua công viên và dừng lại tại cổng. Bảo vệ chào và kiểm tra giấy tờ của tôi.
   Một ngôi nhà cũ, vườn cây và hoa mùa xuân trên các bãi cỏ - tất cả đã làm tôi hưng phấn. Biệt thự giống như ở Kuncevski, nhưng được trang bị khiêm tốn hơn, và sự say mê nó nhờ một số lớn các tấm thảm xinh đẹp được làm bằng tay.

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

Những dê cụ điện Kremli. (phần 2)

                                                   BINH SĨ TOLKIN

    Trong ngày này trời u ám, sau đó có mưa. Tôi chạy vội về nhà. Trong phòng khách, tôi thấy Stalin. Ông mặc bội trang phục mùa hè màu trắng như tuyết. Mặt xạm như đất, những vết thâm dưới mắt cho thấy sự mệt mỏi.
    - Verochka, cô trông tuyệt lắm! Kavkaz và Crime đã ban tặng cho cô sự tươi tắn và sắc đẹp.
   - Cảm ơn ông đã khen, Joseph Vissarionovich.... Nhưng tại sao ông gửi cho tôi nhiều tiền thế? Tiền chưa phải là tất cả...
   - Sao lại gặp nhau bằng những câu hỏi ngu ngốc thế?! Ông ngắt lời tôi. - Tôi sẽ nghỉ ngơi một lúc, và sau buổi ăn trưa ta sẽ đi ra biển.
   Trong vườn tôi nhận thấy một số người mặc thường phục. Stalin triệu tập trưởng đội bảo vệ -Palker - một người đàn ông to lớn - và nói: " Nhắc đi nhắc lại bao nhiêu lần rồi, công việc của các anh đòi hỏi phải nhịp nhàng, bí mật. Hãy nhớ tuổi trẻ cách mạng và khắc nghiệt của chúng ta".
  Vào cuối ngày biển trở nên yên tĩnh. Tôi mặc áo tắm và nằm trên cát nóng của bãi biển. Sự tĩnh lặng và lấp lánh của biển cứ loang mãi ra.
  Joseph Vissarionovich đi đến gần nước, rụt rè ngâm người, rồi lên lau mình, thay quần áo rồi ông đến nằm cạnh trên chiếc ghế bành dài: "Vera Aleksandrovna, đối với cán bộ công nhân viên cô là em con dì phía cha tôi. Tôi chắc chắn rằng sẽ không có ai hỏi về bất cứ điều gì, nhưng tốt hơn không để cho ai biết bí mật của chúng ta. Theo thời gian chúng ta sẽ phải liên tục thay đổi nhà nghỉ. Sau các buổi hòa nhạc đừng ở lại khách sạn và cũng đừng đi bộ, xe với tài xế lúc nào cũng sẵn sàng phục vụ cô”.
    Stalin rít tẩu thuốc lá, và sau một vài lần rít, ông tiếp tục: "Nortsov đã đi lưu diễn tại Siberia và Viễn Đông. Thanh niên đôi khi sẽ hữu ích khi được đi hóng mát." Ông cười mỉa và trở lại chính mình.

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011

Những dê cụ điện Kremli.

           ( Tự chuyện của người tình Stalin )
      «Исповедь любовницы Сталина»
             "Кремлёвские козлы"
Xuất bản lần đầu tại Kiev . Năm 1993. Bởi Hiệp hội các luật sư và nhà báo "GRAAL".                           
Tác giả: Leonard Gendlin
  
 Lời tựa:
     Không có điệp viên, nhà sử học, nhà chính trị, triết học gia nào có thể thâm nhập vào các khía cạnh cá nhân sâu sắc và đa dạng như “nhân viên” thân tình.
   Theo ViKipedia: “ Tự truyện của người tình Stalin” hay (những dê cụ điện Kremli) là cuốn sách nổi tiếng nhất của nhà văn Leonard Gendlin, được viết dưới dạng hồi ký của nữ ca sỹ opera Vera Davydova. Đây là tác phẩm văn học hư cấu và không có tính đích thực lịch sử.”
    Tâm điểm của tiểu thuyết là mối liên hệ tình cảm giữa Vera Davydova và J. V. Stalin trong 19 năm. Hình thức các hồi ức cho phép tác giả đưa ra các sự kiện được mô tả và được nói ra của các nhân vật lịch sử một cách xác thực. Như vậy, thực chất của cuốn tiểu thuyết là mô tả cuộc sống của các nhân vật của điện Kremli những năm 30 và 40: Stalin, Yagoda, Berya, Malenkov,Yezhov,Kirov,Zdanov,Kaganovich,Budyonny,Vorosilov, Meklik, Mikoyan, Kalinin…, và cuộc đấu tranh trong nội bộ đảng trong BCH TW Đảng CS Liên Xô. Câu chuyện chỉ kết thúc khi Stalin chết.
   Mặc dầu giữa “sự thật” và “sự thật văn học” có những khác biệt, nhưng “ không có lửa sao có khói”.
   Cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, cả sách đọc và nghe. Và có thể, đây là bản dịch Việt ngữ đầu tiên được công bố trên mạng, ngõ hầu cung cấp thông tin nhiều chiều về điều bạn đọc  ngày nay quan tâm. Chắc chắn bản dịch không tránh khỏi còn thiếu sót, mong bạn đọc lượng thứ .
    Việt Minh

Nguyễn Hồng Long dịch từ tiếng Nga.


        Vera Aleksandrovna Davydova (1906–1993) - nghệ sĩ nhân dân của Nga (1951) và của Gruzia (1981), ba lần được giải thưởng Nhà nước Liên Xô (1946,1950,1951). Bà là nữ diễn viên tài năng, và người có giọng hát tuyệt vời. Bà có một cuộc sống lâu dài và hạnh phúc trên sân khấu, sau đó trở thành giảng viên của nhạc viện quốc gia Tbilisi, rồi là giáo sư.
     Tuy nhiên, trong tiểu sử của bà có một “tình tiết” hệ trọng: trong suốt thời gian gần mười chín năm (của những năm 30 và 40 của thế kỷ 20) bà là người được sủng ái của Stalin, về điều này có nhiều người biết. Và họ đều là những người chủ yếu từ đám thân cận bên cạnh “bạo chúa Kremli”.      
     Vera Aleksandrovna đã tự mình kể về sự quen biết ban đầu của mình, sự gần gũi, rồi chuyển sang một mối quan hệ yêu đương lâu dài với một tổng bí thư có quyền hành vô hạn, một lãnh tụ, nhà độc tài; về lối sống Kremli và về những cảm nhận của chính mình khi được thấy và nghe .
    Tuy nhiên, việc xuất bản ấn phẩm văn học viết về hồi ức của bà chỉ trở thành có thể trong thời đại hiện nay.
Một trang trong tiểu thuyết "những dê cụ điện Kremli
              TÔI - VERA ALEKSANDROVNA DAVYDOVA

     Tôi sinh ra tại Nizhny Novgorod, cha làm nhân viên đạc điền, mẹ là giáo viên. Chẳng bao lâu sau chúng tôi chuyển sang Viễn Đông, ở Nikolaevsk-na-Amure. Tôi yêu rừng taiga, thích câu cá, những đêm lửa trại và những bài hát vùng Amur. Năm 1920, khi quân Nhật đang cố để chiếm thị xã của chúng tôi, chúng tôi chạy đến Blagoveshchensk.
     Ở trường tôi đã học hát hợp xướng trong vài năm. Năm 1924, tôi đã gặp may: tôi đã qua được kỳ thi tuyển sinh vào nhạc viện Leningrad. Một trong các giám khảo là Alexander Constantinovich Glazunov – người rất được sinh viên yêu thích. Nhạc sĩ đáng kính này đã đánh giá cao giọng hát của tôi.
    Sau khi thực hiện bè Carmen trong một vở hợp xướng tôi đã được mời đến nhà hát Mariinsky ở Leningrad (sau này là nhà hát Opera và Ballet mang tên tên S.M Kirov). Tôi được rửa tội, thực hiện loạt vai thị đồng Urbana trong vở Opera "Nazarene"của Meyerbeer .
    Tôi thật hạnh phúc! Tôi - 23 tuổi. Ở nhà hát mọi người tin tưởng giao cho tôi những bè nghiêm túc trong "Aida", "Carmen", "Khovanshine" và cuối cùng tôi đã trở thành như là nghệ sĩ solo dự bị
    Sophia Preobrazhenskaya là nghệ sỹ hàng đầu của Opera Leningrad. Grigory Zinoviev, người đứng đầu Leningrad khi đó phải lòng cô.
    Vào mùa xuân năm 1932 nhà hát đã đi lưu diễn theo chương trình tại Moscow. Các buổi biểu diễn đã được diễn ra tại nhà hát Bolshoi. Dường như chúng tôi được các quan chức cảnh báo về một chuyến thăm sắp xảy ra của Tổng bí thư BCH Trung ương - Josef Vissarionovich Stalin. Tất cả chúng tôi đã vô cùng lo lắng. Các buổi tập dượt đã diễn ra liên tục từ sáng đến tối.Tất nhiên tôi mơ ước được hát trên sân khấu nhà hát nổi tiếng này. Và, thường xuyên như vậy trong cuộc đời của tôi, cơ hội đã đến với tôi - Sophia Preobrazhenskaya bị ốm! Vở "Aida" ngay lập tức bị gỡ bỏ, thay vào đó là "Carmen". Tôi biểu diễn bộ tiêu đề.
    Tôi bắt đầu tự hóa trang ba giờ trước khi vở kịch diễn ra. Đầu gối tôi bắt đầu run, tôi bị sốt và trên mặt đã xuất hiện vết đỏ bệnh tật. Hồi chuông đầu tiên mà tôi đã phải chờ đợi và lo sợ đã vang lên. Sau đó hồi thứ hai và cuối cùng, hồi thứ ba. Nhạc trưởng hướng về phía dàn nhạc. Diễn viên đã được yêu cầu lên sân khấu...
   Ánh mắt của tất cả các khán giả và các nghệ sĩ đều được hướng về lô giành cho chính phủ, nơi đã có Stalin, Molotov, Kalinin, Vorosilov, Zinoviev, Kirov, Rykov, Bukharin, Ordzhonikidze, Yagoda, Mikoyan, Kamenev, Tukhachevsky.
   Lần đầu tiên tôi thấy Stalin gần như vậy. Ông cười, đứng vỗ tay mừng các nghệ sĩ.
   Đèn tại khán phòng từ từ tắt. Dàn nhạc bắt đầu dạo khúc mở đầu.
   Điều khiển dàn nhạc là Alexander Melik - Pashayev, người đã giúp tôi rất nhiều trong thời gian diễn...
   Và thế là suất diễn đầu tiên của tôi trên sân khấu nhà hát Bolshoi đã kết thúc. Trong tiếng vỗ tay như sấm, bức màn sân khấu đã được hạ xuống lần cuối. Các nữ nghệ sỹ của Moscow là Evdokia Turchaninova, Aleksandra Yablochkina, Olga Knipper-Chekhova, Alla Tarasova mang vào các giỏ hoa và một bó lớn hoa hồng màu đỏ thắm. Tất cả đã ôm tôi và Tarasova thì thầm với tôi:
  - Verochka, cô hát tuyệt lắm! Đã từ lâu Moscow không được nghe và cũng không được xem vở Carmen tuyệt vời như vậy. Những bông hoa tuyệt đẹp này là của Joseph Vissarionovich Stalin gửi cho cô đấy.
Tôi bật khóc vì hạnh phúc. Tôi đã được mời ngồi vào lô dành cho chính phủ, nơi được dành riêng cho Stalin và các cộng sự của ông.
  - Chúc mừng thành công, đồng chí Davydova,- Stalin trìu mến nói.   - Hãy chú ý để vinh quang không làm cô bị chóng mặt.
  Voroshilov đã tặng tôi một hộp sôcôla. Ordzhonikidze thì tặng một cái tráp đẹp. Stalin lại một lần nữa hướng về phía tôi:
  - Đồng chí Davydova, không biết cô có muốn sống ở Moscow và làm việc trong nhà hát Bolshoi không ?
  Tôi trả lời rằng tôi phải suy nghĩ.
  - Cô nói phải, suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định quan trọng sẽ rất hữu ích. Và tuy nhiên chúng tôi sẽ yêu cầu các đồng chí lãnh đạo nhà hát, chuẩn bị cho chuyến di chuyển của cô đến Moscow. Leningrad sẽ không giận - đồng chí Preobrazhenskaya đang làm rất tốt công việc của mình.
   Tôi đã cảm ơn lời mời đầy thiện chí này.
   Stalin đã liếc nhìn tôi. Điều này kéo dài chỉ một khoảnh khắc nhưng tôi đã nhớ cái nhìn đánh giá này trong suốt cuộc đời mình.
    Sau một tháng tôi được quyết định chuyển đến nhà hát Bolshoi.
    Khi còn ở Leningrad, tôi đã kết hôn với ca sĩ opera Dmitry Semionovich Mchedlidze. Ngay từ đầu, chúng tôi nhận ra rằng cuộc hôn nhân của chúng tôi là rất tồi tệ. Sau các cuộc tranh luận dài, chúng tôi đã quyết định sống một cách riêng biệt và độc lập, nhưng không ly dị.

    JOSEPH VISSARIONOVICH DZHUGASHVILI LÀ STALIN

     Ban Giám đốc nhà hát Bolshoi đã tiếp đón tôi một cách trọng thể. Tôi nghĩ rằng đó là cống phẩm bình thường cho những tài năng thanh nhạc.
     Cuối cùng ước mơ yêu mến nhất của tôi trở thành sự thật: tôi đã trở thành một nghệ sĩ solo Opera, sẽ hát trên sân khấu, nơi các nghệ sĩ lớn - Shalyapin, Sobinov, Nezhdanova... đã hát.
    Vào buổi sáng ngày 7 tháng 11 có tổ chức cuộc diễu hành kỷ niệm lần thứ 15 cách mạng tháng mười. Buổi tối tôi đã hát trong vở opera của Rimsky-Korsakov. Trong lô dành cho chính phủ Stalin đã nói chuyện sôi nổi với những người chung quanh.
   Ngày mùng tám đã được ấn định là có buổi hòa nhạc trong điện Kremli với sự tham gia của tôi, nhưng lúc sáu giờ tối tôi đã được thông báo buổi biểu diễn bị hủy bỏ. Sau đó chúng tôi biết: ngày hôm ấy Hadedzda Allilueva, vợ của Stalin bị chết bất ngờ.
    Một vài ngày sau, Stalin đã tham dự lễ ra mắt "Bala-masquerade" của Verdi, và vào cuối tháng mười hai - tại buổi trình diễn "Demona".
   Đêm giao thừa tôi hát trong điện Kremli. Sau khi buổi biểu diễn các nghệ sĩ được mời dự bữa ăn tối. Tôi được ngồi cùng bàn giữa Stalin và Voroshilov. Joseph Vissarionovich ăn ít, hầu như không uống, không ngừng để mắt đến tôi. Buổi tiếp kết thúc khá muộn. Trong túi áo Manto tôi tìm thấy mẩu giấy được viết bởi một nét chữ không quen: "Ô tô chờ cô cạnh Manhez. Lái xe sẽ đưa đi. Xin vui lòng giữ giấy này". Không thấy chữ ký. Tôi rất sợ hãi, nhưng đã quá muộn để tham vấn bất cứ ai.