Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Những câu hỏi về sự khôn ngoan của việc cho phép Trung Quốc tham gia RIMPAC.

"Tôi chắc chắn có những lý do tốt để chào đón sự tham gia của PLAN trong RIMPAC, như xây dựng lòng tin, nhưng đối với tôi, tất cả giống như xây dựng lòng tin của con cáo bằng cách mời nó đến một cuộc hội thảo về bảo vệ chuồng gà". John Tkacik, một cựu quan chức tình báo Bộ Ngoại giao và chuyên gia các vấn đề Trung Quốc cho biết.


*****
Các Nghị sĩ thuộc Hạ viện Mỹ, các chuyên gia về quân sự Trung Quốc phản đối việc Trung Quốc tham gia tập trận chung Thái Bình Dương (Rim of the Rim of the Pacific Exercise - RIMPAC) năm nay. 

Đây là cuộc tập trận hải quân lớn nhất của quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương,ai từng xem phim " Chiến Hạm " chắc cũng biết cuộc tập trận này. Dự tính cuộc tập trận sẽ bắt đầu vào tuần này với sự tham gia lần đầu tiên của Trung Quốc nhưng họ đem theo tới 4 tàu chiến - nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác ngoài Mỹ, 

Tổng cộng có 49 tàu nổi, sáu tàu ngầm, hơn 200 máy bay và 25.000 nhân viên quân sự sẽ tham gia. Trong đó có 21 tàu chiến của Hải quân các nước, bao gồm tàu sân bay USS Ronald Reagan và một loạt các tàu khu trục tên lửa,hộ tống và tàu tuần dương. 

Việt Nam cần cải thiện Nhân quyền để được Mỹ xem là bạn‏

Trong bài Năm nhận định về quan hệ Việt-Trung (1) đăng trên mạng Pro&Contra và BVN, tác giả Từ Linh có đặt câu hỏi: Mỹ có đối đầu Tàu vì Việt Nam không? và trả lời là: Không! Người hùng giờ thấm mệt, thích chăm việc nhà và việc gần hơn là lo việc thiên hạ quá xa.
Không hẳn là như vậy đâu vì bất ổn ở Biển Đông không phải là vấn đề riêng của Việt Nam mà là của cả thế giới vì thế Mỹ sẽ không ngồi yên để TC tự do hoàn hành. Sự kiện này được chứng minh trong bài đăng trên báo Foreign Affairs số July/August 2014 với tựa đề "Keep Hope Alive - How to Prevent U.S. -Chinese Relations From Blowing Up" tạm dịch là "Hãy nuôi hy vọng-Làm cách nào để tránh quan hệ Mỹ & Trung không bị đổ bể (nổ tung)" của hai tác giả James Steinberg là trưởng khoa  (về quyền) Công dân & Công vụ tại trường Maxwell , đồng thời cũng là giáo sư về Xã Hội Học, Vấn đề Quốc tế và Luật tại Đại học Syracuse , và Michael O' Hanlon là thành viên thâm niên của trung tâm nghiên cứu về vấn đề An ninh & Tình báo ở Thế kỷ 21, đồng thời cũng là giám đốc chương trình nghiên cứu về Chính sách Ngoại giao tại Viện Brookings,  cho rằng muốn chặn những đe dọa (từ Bắc Kinh) Mỹ phải biểu lộ quyết tâm cũng như khả năng bằng cách: Washington cần cho Bắc Kinh hiểu là họ sẽ không chỉ bảo vệ lãnh thổ cùng nhân dân của chính mình mà còn cả của những đồng minh chính thức của Mỹ, và đôi khi của cả những (nước được xem là) bạn (nhưng) chưa là đồng minh (trích : …it involves demonstrating both the will and the capacity to make good on threats. That means Washington needs to make Beijing understand that it will defend not just its own territory and people but also those of its formal allies and sometimes even its nonallied friends).

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

THỦ TƯỚNG CÓ THỰC SỰ KHÔNG MÀNG “HỮU NGHỊ VIỂN VÔNG”?

Hạ Mai
  
Ngày 2-5-2014, Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (HYSY981) vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tình hình biển Đông nóng lên từng giờ, ý chí bảo vệ chủ quyền biển đảo của người dân Việt Nam dâng ngùn ngụt. Nhân dân khắp nơi sôi sục, mong đợi giới lãnh đạo cấp cao tỏ rõ thái độ, có những bước đi cương quyết, kịp thời, song mặt nước vẫn lặng như tờ. Sự im lặng khó hiểu từ phía những người có trách nhiệm không chỉ làm tích tụ thêm những bức xúc của người dân, mà còn khiến những bực bội bấy lâu kìm nén có nguy cơ bùng phát.
1- Dàn dựng
Ngày 8-5-2014, Hội nghị Trung ương lần thứ 9 khai mạc, TBT Nguyễn Phú Trọng – với chức trách của mình, đọc lời mở màn Hội nghị. Cả nước nín thở trông chờ, hy vọng sẽ được nghe những tuyên bố xứng tầm, hoặc chí ít thì cũng có những động thái nào đó về vấn đề biển Đông. Tuy nhiên, giọng nói có phần rề rà, vẻ bình chân như vại của Tổng Bí thư và chủ đề “lãng nhách” bàn về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” trở nên phản cảm trên nền vấn đề Biển Đông đang nóng rẫy (cho dù chắc chắn, Nguyễn Phú Trọng không động chạm đến biển Đông vì Vua tập thể” (BCT) đã quyết định như vậy!). Những hy vọng, trông đợi nhanh chóng chuyển thành ê chề, chán chường và tức giận, kết quả là Nguyễn Phú Trọng hứng đủ mọi rủa xả, thóa mạ.

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

Xin "trả lại tên cho em" !


"Từ lâu tôi không còn tự hào về ngày 21-6 nữa. Đó là ngày báo chí CÁCH MẠNG, là ngày mà nhà báo được vinh danh như những CÔNG CỤ của chính quyền chứ không phải những nhà báo chân chính. Tôi cho rằng ngày 21-6 là môt sự xúc phạm đến tư cách nghề nghiệp của các nhà báo, đánh tráo khái niệm, cưỡng bức danh tính của hàng triệu người cầm bút vì chân lý, sự thật và khách quan."

 Định không u ơ gì về ngày 21-6, lờ tịt đi, vì thấy mình không liên quan, nhưng từ hôm qua nhận được nhiều lời chúc mừng quá nên thấy cần phải đáp lễ và nhân tiện thanh minh.

Tôi gắn bó với báo chí từ bé. Ba tôi mở cửa hàng bán sách báo từ khi tôi còn nhỏ. Bài viết đầu tiên của tôi đăng trên báo năm 15 tuổi, cơ quan đầu tiên trả lương hàng tháng cho tôi là một tòa soạn báo, những bạn bè thân yêu nhất, những kỷ niệm trong sáng nhất, những ngày làm việc căng thẳng và hồ hởi nhất trong thời gian ở Việt Nam đều gắn bó với nghề báo. Như mọi người cầm bút ở đây, không ai dạy nhưng tôi tự biết cái gì được viết và cái gì không bao giờ được viết. Khi trở thành Thư ký tòa soạn thì tự động biết cái gì được duyệt và cái gì không bao giờ được duyệt. Cái sự biết ấy tự nhiên như thể sinh ra là đã có, như một bản năng, không cần ai dạy dỗ.

Thế trận tự hình thành và ngày càng nóng trên Biển Đông

 Hải quân Mỹ trong căn cứ trên Vịnh Subic của Philippines 

(Quan hệ quốc tế) - Trung Quốc ngày càng hung hăng, dồn ép Việt Nam, trong khi Mỹ và đồng minh đang hình thành những liên minh kép sẵn sàng dùng vũ lực

Việt Nam trước quyết định sống còn

Tháng 6/2014, cả thế giới đang chú ý đến World Cup ở tận miền Nam Mỹ thì một cái giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc đem vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa máu thịt đã khiến dư luận cả nước sôi sục. Giờ còn thêm chiếc giàn khoan Nam Hải 09 đã lò dò xuống biển Đông.

Hải Dương 981 có khả năng khoan thăm dò và khai thác ở vùng nước sâu, vì thế nó có thể di chuyển chỗ này chỗ khác. Còn cái  giàn khoanNam Hải 09, nó lạc hậu, cũ kỹ, nó chỉ biết có khai thác và khai thác. Một khi nó đã di chuyển thì chắc chắn, nó phải mang sứ mệnh đem dầu về cho Bắc Kinh chứ không phải đám chuyên viên dầu khí đi du lịch Biển Đông.

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Hãy lạc quan lên một chút !

Nhiều người cho rằng tranh chấp với Trung Quốc về giàn khoan 981 hiện nay là « bế tắc », là « nan giải ».

Đúng vậy, thật là nan giải khi ta đọc lời « giáo huấn » của Dương Khiết Trì (thông qua Tân Hoa Xã), dạy dỗ VN trong cuộc gặp gỡ với Phạm Bình Minh hôm qua :

" Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì chỉ rõ, đối với vấn đề trên biển hiện nay, hai bên cần phải xuất phát từ đại cục gìn giữ quan hệ giữa hai Đảng và hai nước, tránh mở rộng, làm phức tạp và quốc tế hoá vấn đề liên quan.

"Điều bức xúc nhất hiện nay là Việt Nam cần phải đình chỉ quấy nhiễu đối với sự tác nghiệp của Trung Quốc, đình chỉ thổi phồng bất đồng, gây ra tranh chấp mới, xử lý và khắc phục tốt hậu quả vụ bạo lực đánh đập, cướp bóc và thiêu đốt xảy ra tại Việt Nam cách đây không lâu, đồng thời bảo đảm an toàn cho các cơ quan, doanh nghiệp và nhân viên Trung Quốc tại Việt Nam."

Trong khi Phạm Bình Minh cho biết thái độ của VN :

"Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, Việt Nam sẵn sàng tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai nước về xử lý thoả đáng các vấn đề nhạy cảm trong quan hệ hai nước, tránh để cho các vấn đề này quấy nhiễu toàn cục của quan hệ hai Đảng và hai nước."

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã “xin lỗi Quốc hội được phát biểu về Biển Đông”.

Quốc Hội không thảo luận về tình hình biển Đông, Đại Biểu Trương Trọng Nghĩa "cướp diễn đàn".
Sáng nay (19-6), tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự án Luật Căn cước công dân, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã “xin lỗi Quốc hội được phát biểu về Biển Đông”.
“Nếu Quốc hội lần này không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì về Biển Đông thì tôi tin rằng nhân dân ta sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang. Đại biểu Quốc hội chắc chắc sẽ nghẹn lời trước những ý kiến chất vấn của cử tri” - ông Nghĩa kiến nghị.

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

THẬP DIỆN MAI PHỤC - "TỨ BỀ THỌ ĐỊCH" TRÊN BẢN ĐỒ GIẢI PHÓNG QUÂN TRUNG QUỐC

Vậy là đã có thể giải mã được, vì sao Trung Quốc sống chết khống chế cho được Trường Sa !?

VN, từ lãnh đạo đến dân vẫn rất mơ hồ, không biết lý do vì sao TQ cho giàn khoan vào vùng biển của ta. Trong khi đó TQ đã có những chiến lược trên quy mô toàn cầu, và từ rất lâu rồi. Quả thực VN mình ngồi trong miệng cọp mà không hay biết gì. Không có chiến lược gì phòng xa, đó mới chính là điều đáng lo nhất.


(Người dịch: Trung Thuần)
Mới đây, trên mạng xuất hiện một phân cảnh “Loạt tin về Lớp nghiên cứu thảo luận Cán bộ cao cấp toàn quân” trên Đài truyền hình Trung ương, trên tường đằng sau mấy vị tướng có treo 2 tấm bản đồ. Bên trái là “Bản đồ thế giới”, bên phải là “Bản đồ hình thế quốc tế của Trung Quốc”, thực ra cũng là một tấm bản đồ thế giới, điều kì lạ nằm ở tấm bản đồ sau.
 Mấy chữ “Bản đồ hình thế quốc tế của Trung Quốc” vừa không rõ lại chỉ là phần nhỏ ở phía dưới, sau khi phân tích có thể giải mã được. Trên bản đồ đầy những mũi tên, chữ chi chít tuy nhìn không rõ, nhưng các mũi tên hiển thị, Phương Tây đâu chỉ có bao vây Trung Quốc theo hình chữ C? Quả thực là Thập diện mai phục, vây chặn 8 mặt, đánh 6 mặt, “tứ bề thọ địch”.
Bốn mũi tên hướng về phía bắc Hoa Đông lớn nhất    
Hình thế tuy hiểm ác, nhưng theo những gì đã đánh dấu, cho thấy Giải phóng quân đã có sự chuẩn bị từ trước, cho đại binh tới sẽ chặn lại được thế này. 
Con đường thứ nhất (1) đến từ hướng đông bắc, các mũi tên ở con đường này đặc biệt lớn, cho thấy đây là chủ lực. Từ Mĩ, Canađa qua Bắc Thái Bình Dương đến Nhật Bản, Hàn Quốc có Hạm đội 7 đóng, trực chỉ Bắc Kinh khu vực trung tâm của Trung Quốc. Phạm vi đánh bao gồm các vùng Hoa Bắc, Đông Bắc.

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Bình luận World Cup: Khai mạc trận cầu Việt – Trung


Việc Trung Quốc mang giàn khoan dầu đến cắm ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế, gây nên một làn sóng căm phẫn khắp nơi. Có cảm giác như Việt Nam bị Trung Quốc ép chơi bóng đá theo luật rừng, thời gian một hiệp không rõ, số hiệp chơi bất tận, trọng tài cũng không có nốt.

Đội Việt có vẻ yếm thế, chơi trên sân nhà, đá người nhà què cẳng, nhưng lại im lặng trước sự hung hăng của đối phương, fairplay một cách đáng ngờ, khiến fan nhà tức giận nghi có cá độ.

Đội hình Trung Quốc

Trong thế chiến 2, các tù binh Liên Xô trong trại tập trung của Đức quốc xã đá với đội bóng của quân đội Đức. Là những cầu thủ của đội Dinamo Kiev, họ đã đá hết mình, bất chấp các chiêu bẩn, tính mạng bị đe dọa, họ đã thắng 4-3 và tất cả đều bị thủ tiêu.

Lần này, Trung Quốc đang cưỡng bức đội Việt Nam chơi theo luật rừng của phương Bắc với những chiêu bẩn không kém thời Đức Quốc xã, nhưng che đậy bằng chữ vàng, bốn tốt, giả dối và thâm hiểm.

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

CHÁU NGOẠI CỦA "BẦU" KIÊN VÀ TÔI XIN VIẾT NỐT CÁI CHUYỆN ANH KIÊN

Sau bài “Tôi và “bầu” Kiên” viết theo “com-măng” của “một ông anh”, thì chính anh ấy viết lại một câu chuyện li kỳ, hấp dẫn đầy tính tâm linh, liên quan đến một mối quan hệ có thể nói là vừa kỳ lạ, vừa (có thể là) kỳ diệu – giữa anh “bầu” Kiên và một người phụ nữ ở tận Châu Phi xa lắc xa lơ. Điều thú vị là chị phụ nữ này nhận ra anh Kiên ở tiền kiếp chính là ông ngoại của chị ấy, và câu chuyện này khi “ông anh” post lên Facebook thì khá là hút khách…
*****
Một – chuyện cô cháu gái ngoại của “bầu” Kiên.
Thật ra mình không định viết về chuyện này, lý do tại sao thì chắc đến cuối phần “Một” này người đọc sẽ rõ, nhưng do “ông anh” cứ đề nghị viết, nên thôi cũng xin viết mấy dòng. Bài viết của “ông anh” về chuyện cô cháu ngoại anh “bầu” Kiên, thì mình đã post trước ở đây để mọi người cùng theo dõi. Theo những thông tin trong bài thì chị ấy đã ăn chay trường được hơn 30 năm, theo Phật, tu thiền… việc chị ấy một ngày chợt nhận ra anh Nguyễn Đức Kiên đang vướng vòng lao lý là ông ngoại của mình trong tiền kiếp – chắc hẳn có người tin như là một sự kiện kỳ diệu, nhưng cũng có người chẳng tin tí nào – tất cả đều là hết sức bình thường. Để nhìn thấu được vô lượng kiếp của một người nào đó thì người có thần thông có thể làm được, như “thiên nhãn thông” hoặc “thần túc thông” (xin lên mạng hỏi giáo sư Gu-gờ với từ khóa “lục thông”).

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

BỐI CẢNH VÌ SAO VIỆT NAM THẦN PHỤC TRUNG QUỐC.

Sau khi “tổ quốc Liên Xô” của ông Lê Duẩn tan rã năm 1989, thì từ thời Nguyễn Văn Linh cho đến thời Lê Khả Phiêu, các tổng bí thư vẫn coi việc quy phục Trung Quốc là cách duy nhất để cứu vãn cơ đồ thống trị của đảng trên nước Việt Nam.
image
Nhưng lấy lý do nào để biện minh cho việc quay về thần phục Trung Quốc, sau khi đã bị quân đội Trung Cộng tấn công ở biên giới năm 1979 và ở Trường Sa năm 1988? Các ông tổng bí thư này phải nêu lý do cao siêu hơn quyền lợi. Họ giải thích hai nước “đồng chí anh em” là những thành trì cuối cùng bảo vệ thứ gọi là “chủ nghĩa xã hội!”.
Từ đó, Việt Cộng bắt đầu theo con đường lệ thuộc Trung Cộng. Cho nên, trong ngôn ngữ ngoại giao của Cộng Sản Việt Nam, khi nào còn đề cao chủ nghĩa xã hội là còn chủ trương mối bang giao với Trung Cộng là trọng tâm chiến lược.

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

BÌNH MINH


Trên xe từ Hà Đông về Hà Nội Kiên cố gắng nhìn cảnh vật bên ngoài, vì chắc sau đợt tòa sơ thẩm này thì còn lâu hắn mới được ngắm lại con đường này, dù đã quá quen thuộc rồi. Đoàn xe áp tải phạm nhân xuất phát sớm, thậm chí còn sớm hơn mấy bữa trước, khi mặt trời vừa mới ló rạng. K chợt nghĩ, cũng khổ mấy “thằng bé” công an này, cũng thức khuya dậy sớm chứ bộ, mà có “gặt hái” được gì đâu, hay là chưa đến lúc? (thói quen tính toán kinh tế của K lại trỗi dậy, thấy bảo xin chân bên CA trại giam còn tốn hơn sang bên giao thông, chứng tỏ mấy chú này cũng hy vọng kiếm được đấy chứ, chắc còn nhiều cửa, chứ cứ bị phân vào “đại án” mà lại gặp vụ việc như mình thì “móm”). 
Radio đang dự báo thời tiết hôm nay buổi sáng khá nóng đây, thế mà trời lại lắc rắc mấy hạt mưa trên kính xe, thấy người ta hay bảo thế là “điềm hên”, mà hên gì nữa đây, án chắc to tổ chảng, lại đi mình một xe, chẳng có “đồng phạm” nào mà tán với nhau vài câu đỡ buồn. K bây giờ mới tiếc việc “được đối xử đặc biệt” - chỉ vì không chấp nhận mặc áo trại mà phải bị cùm chân, phản đối rồi mà vẫn không được giải quyết, lại mình một xe, tuy vậy trong thâm tâm hắn cũng tự nhủ “NĐK phải thế chứ, cái gì chả phải hơn người, cái gì chả phải number one”, rồi hắn tự cười, number one mà khổ sở hơn người, người thân 22 tháng chưa được thăm nuôi (trong khi anh em khác thì thăm thân thoải mái) - thậm chí nhiều tháng trời vợ con còn chả được biết hắn đang bị giam ở đâu! Như đọc được tâm tư của hắn, tay công an trẻ ngồi bên hỏi:

DIỄN VĂN NHẬM CHỨC CỦA TÂN TỔNG THỐNG UKRAINA - MỘT THÔNG ĐIỆP QUÝ GIÁ CHO VIỆT NAM.

NSGV: Nga có thể chiếm giữ Krưm của Ukraina lâu dài, nhưng Nga sẽ mãi mãi mất Ukraina như đang mất nhiều láng giềng khác. Điều này đã được Tổng thống Petro Poroshenko gián tiếp khẳng định trong lễ tuyên thệ nhậm chức mới đây.

Trung Quốc hiện cũng đang chiếm giữ Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa của Việt Nam nhưng VN đã không làm được như Ukraina. Ukraina đang thoát Nga để trở về Châu Âu một cách ngoạn mục, còn VN thì chưa.  Vì sao?

Vì người dân VN cùng những người lãnh đạo chưa có ý chí thoát Trung như người dân Ukraina mãnh liệt mong muốn thoát Nga. 

Ngày 7-6 vừa qua, trong lễ tuyên thệ và nhậm chức Tổng thống Ukraine, ông Petro Poroshenko đã có một bài phát biểu hết sức quan trọng, được đánh giá là tràn đầy tinh thần dân tộc, ái quốc và mở ra hướng đi mới, triển vọng mới trong tương lai cho đất nước Ukraine: hướng tới tinh thần Châu Âu và thế giới. 

NSGV trân trọng giới thiệu đến độc giả toàn văn bài phát biểu này, với bản dịch của Hồ Hoàng My & Hoàng Thị Vinh từ nguyên bản tiếng Ukraine.
 Xem người mà ngẫm đến ta!
* 
Tổng thống Ukraine, ông Petro Poroshenko:“Chúng ta, một dân tộc từng bị chia cắt từ quê hương Châu Âu, nay đang trên đường trở về nhà. Một lần và mãi mãi” - Ảnh: Zurab Dzhavakhadze (ITAR-TASS) 

Thưa toàn thể đồng bào từ Lviv đến Donetsk, từ Chernigov đến Sevastopol yêu quý!

Chúng ta, người dân Ukraine chính là “tia lửa đang cháy sáng trong gia đình các quốc gia Châu Âu và các thành viên tích cực của nền văn minh Châu Âu”. Ivan Franco đã nói như vậy. 

BÔNG HOA ĐẦU TIÊN!


"Đồng 5 xu, tới giờ, mình vẫn không nghĩ nó là tiền, nó là bông hoa, là Phong, gầy gò và chững chạc như người lớn, là nỗi ám ảnh về cái chết của người bạn còn quá nhỏ, là trí tưởng tượng hoảng sợ trẻ thơ với hình ảnh xác trôi trên biển, là giọt nước mắt còn đọng từ thưở ấu thơ..."


Tất niên năm đó, cả lớp mẫu giáo được dắt đi Sở Thú, ngoài thú lạ, lần đầu tiên mình nhìn thấy nhiều đồ ăn vặt được treo lủng lẳng, bắt mắt ở những quầy nhỏ dọc lối đi. 
Sau bữa trưa, tất cả các bạn đều có tiền để mua bánh kẹo, kem, xá xị…, riêng mình không có xu nào, do mẹ không nghĩ có lúc mình cần mua những món này hay mẹ nghĩ trẻ con 4 tuổi không biết xài tiền chẳng rõ. Mình đứng nhìn thèm chết luôn nhưng không dám nói.
Vậy mà Phong– lớp trưởng– con trai cô giáo đã nhìn thấy bèn chia cho mình nửa cái bánh mì, mình ăn ngon lành. Hết bánh, Phong bảo xòe tay ra, đồng 5 xu(*) này đã nằm giữa lòng bàn tay, đó là lần đầu tiên mình được nhìn thấy, được chạm vào… đồng tiền. Nhưng lúc đó mình không nghĩ đây là tiền, mà nghĩ là một bông hoa đẹp, mình thích thú ngắm nghía rồi vuốt nhẹ lên hình bông lúa được chạm nổi, mê mẩn những đường gân li ti chạm trên đó, nên cứ ngắm vuốt mãi.

Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

Nói “đường 9 đoạn” là không được.*

Tác giả: Ngô Qua (Tổng biên tập Tạp chí Quân sự Trung Quốc)
Người dịch: Mỗ gia (09/12/2012)

Quan điểm của tôi là, Philippines chiếm đóng đảo san hô ở Nam Sa[ii] của Trung Quốc đích thực là xâm phạm chủ quyền Trung Quốc, nhưng ở lần tàu chiến Philippines đi vào đường 9 đoạn này, cần suy ngẫm lại chính là Trung Quốc[iii].
Đây là một đề tài mạo hiểm, mạo hiểm đến mức ai cũng tránh nó, tôi cũng không biết được là có sẽ tự rước lấy họa vào thân hay không, song nó thực sự nguy hiểm là ở chỗ: Lợi ích quốc gia đã bị mất đi trong vô thức một cách rầm rộ.
Tranh chấp Nam Hải ra sao, vấn đề trước tiên là ở mình.
Ngày 1.7.2012, “Quảng Châu nhật báo” đăng bài “Tàu chiến Philippines đi vào vùng biển Nam Hải[iv] của nước ta nói là bảo vệ khí đốt tự nhiên”.
Lời nói này có sai không? Có!

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Các ông chỉ có một ĐƯỜNG BINH …

"- Làm cách nào?
- Ngay ngày mai ...
Đổi lại tên nước thành Việt Nam Cộng Hòa.
Lấy lại tên Sài Gòn và dời thủ đô về đó
Lấy CỜ VÀNG làm quốc kỳ
…  "
Have a good day
Sau hai vòng đàm phán không chính thức với mục đích nếu không đạt được Hiệp ước Liên minh Quân sự với Hoa Kỳ thì ít ra cũng được phép mua vũ khí từ Mỹ, Đại diện CSVN đành về nước tay không với gói quà 18 triệu đô viện trợ cho Cảnh sát Biển.
Hôm trước khi ra sân bay về nước, Đại diện CSVN có ngõ lời mời người đối tác phía Mỹ một buổi cơm tối thân mật tại một nhà hàng Tàu trong vùng Virginia. Nhà hàng này nổi tiếng với món Vịt Bắc Kinh và có rất nhiều Tổng thống Mỹ ghé qua ăn và chụp hình lưu niệm. Vừa bước vô cửa người đại điện Mỹ nói chào một cách dí dỏm:
- Ông cũng khéo chọn lựa chứ? Mỹ gặp Việt trong nhà hàng Trung Quốc?
Đại diện CSVN cười và giải thích:
- Nhà hàng này có chủ là người Đài Loan. Cứ xem như kẻ thù của kẻ thù là bạn.
Đại diện Mỹ buột miệng ra một câu tiếng Việt:
- Thế ra là nhà hàng của “Thế lực THÙ (của) ĐỊCH” à?
Đại diện CSVN phá lên cười:
- Gớm. Ông cũng rành tiếng Việt đấy chứ?

Nguyên tắc đường ống hai lòng


"Đừng trông cậy vào từ tâm kiểu Trung Quốc, đừng có quên rằng mưu chước thứ 10 của binh pháp Trung Quốc là “Tiếu lý tàng đao” (Cười nụ giấu dao)"

Đó là lời kết của bài bình luận trên báo Gazeta.ru (Nga) được đăng ngay sau khi hợp đồng khí đốt Nga - Trung vừa được ký. Tôi (Trần Đăng Tuấn) đã dịch bài này vì nghĩ rằng nó hữu ích cho những ai quan tâm các khía cạnh của vấn đề quan hệ Nga - Trung trong bối cảnh hiện nay.

Nguyên tắc đường ống hai lòng

Tác giả:  Marat Davletbaev-  Nhà Trung Hoa học, thành viên ban điều phối liên bang của Đảng “ Ngày 5 tháng 12”


Marat Davletbaev nói về chuyện Nga nên học gì từ Trung Quốc

Báo chí và dân blogers vội vàng đưa ra các đánh giá trái ngược nhau về hợp đồng khí đốt nhiều tỷ : Người thì gọi đó là thắng lợi huy hoàng của Putin, và rằng người Châu Âu khốn khổ sẽ đốt đóm mà sưởi đông. Kẻ khác lại bàng hoàng lo sợ là nước Nga đã sập bẫy Trung Quốc và từ nay sẽ phải nhảy theo nhịp xiêng phách Tàu. Trong những điều trên có phần là huyễn hoặc, có phần là thực tế. Hãy thử phân tách hai thứ đó ra.

Ta đều biết, trở ngại chủ yếu trong việc bán khí đốt thiên nhiên cho Trung Quốc là thiếu hạ tầng vận chuyển khí giữa Nga và Trung Quốc, nói đơn giản là thiếu đường ống dẫn.
Cho đến tháng ba năm ngoái Gazprom vẫn giữ phương án Lộ trình Tây, tức là cung ứng khí cho các tỉnh Tây Bắc ít dân của Trung Quốc qua Mạng lưới cung ứng khí đốt thống nhất của Gazprom, với giá ngang bằng giá bán cho Châu Âu. Phương án này không kinh tế cả với Trung Quốc, vì nó có nghĩa là phải xây dựng 5 ngàn km đường ống dẫn dầu trên đất Trung Quốc từ phía Tây Bắc xuống miền Đông, đến với các trung tâm tiêu thụ khí đốt lớn nhất.
Trong thời gian trước, nguyên do là vì Gazprom không sở hữu giấy phép khai thác mỏ khí Kovykta, là nguồn cơ sở cho mạng Lộ trình Đông.
Nhưng đến tháng 3.2011,khi Gazprom đã mua được Russia Petroleum là công ty nắm giấy phép đáng giá trên, thì giải thích trên không hợp lý nữa.

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Báo Nga: Việt Nam sẽ không bao giờ chấp nhận

Tác giả: Vladimir Korjagin
«Газета.Ru» miêu tả một trong những xung đột lãnh thổ lâu đời nhất ở Châu Á

  Sự đối đầu ở Biển Đông giữa các quốc gia bao gồm một số xung đột lãnh thổ mà một phía là Trung Quốc. Các sự kiện gần đây cho thấy các xung đột tưởng chừng đã ngủ yên có thể lại bùng phát dữ dội. Газета.Ru dẫn giải, tại sao Hoàng Sa là của Việt Nam
400 năm vắng bóng Trung Quốc
   Vào thế kỷ 20 Biển Đông trở thành một trong những điểm nóng tiềm năng, nơi xung đột có thể dẫn đến Thế chiến thứ ba. Tuy nhiên tranh chấp về một số vùng lãnh thổ ở đây lại có lịch sử ít ra vài thế kỷ.
   Để chứng minh quyền làm chủ của mình đối với những hòn đảo trên biển, các bên sử dụng bằng chứng chủ yếu là các bản đồ và chỉ dẫn hàng hải cổ có ghi nhận những vùng lãnh thổ trên.
    Quần đảo Parasel lần đầu tiên được ghi nhận vào thế kỷ 17 trong tập bản đồ của Việt Nam “ Toàn tập Thiên Nam Tứ chí lộ đồ thư” và cùng với các đảo ở Spratly được gọi là “Bãi Cát vàng”. Các cứ liệu lịch sử cho thấy, năm 1721 đã thành lập Hải Đội Hoàng Sa (tên Việt Nam của Parasel) để khai thác tập trung các nguồn lợi của các đảo và để tiếp tế cho các thuyền đi về các đảo.

Đánh giá bài phát biểu của tướng Thanh.


Được chia sẻ công khai  -  Hôm qua 23:11
 
Tạm xong về vấn đề hình thức, bây giờ chuyển qua nội dung bài phát biểu của tướng Thanh. Trước hết đánh giá về "văn" với tôi bài này có chất lượng trung bình kém. Chưa kể quá nhiều từ ngữ và style kiểu "tuyên giáo" tôi đã phàn nàn trong entry trước, ý tưởng toàn bài không mạch lạc, nhiều ý bị lặp đi lặp lại, các điểm nhấn không nổi bật (có thể tác giả cố tình). Đúng như Carl Thayer nhận xét lãnh đạo VN thường chỉ nói chung chung chứ không đưa ra điều gì cụ thể.

Sở dĩ tôi không xếp hẳn bài này vào diện kém vì 2 bài còn lại trong session này (chuyên đề về Managing Strategic Tensions) cũng nhạt nhẽo không kém, có chăng bộ trưởng QP Úc và Indonesia viết trôi chảy hơn một tẹo. Một lý do nữa (hơi AQ một tý) là không rõ có phải vì bài phát biểu "dĩ hoà vi quí" như vậy nên tướng Thanh không bị quay trong phần Q&A hay không, chứ không chẳng biết ông sẽ xoay sở thế nào :-)

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

VIỆT NAM - TRUNG QUỐC 1 LỊCH SỬ ĐAU THƯƠNG

NSGV: "Nếu chế độ chính trị của Việt Nam vẫn tiếp tục như hiện nay, tương lai tất yếu của chúng ta sẽ là Tân Cương hay Tây Tạng. Lối thoát duy nhất, là những cải cách cần thiết để Việt Nam thoát Khựa thành công, là sự gắn kết về kinh tế, chính trị, văn hoá với Nhật, Mỹ và Phương Tây.
Nếu có điều gì người Việt cần phải làm trong thời khắc sống còn này, chính là làm mọi điều có thể để biến cái mong muốn đó thành hiện thực."

Lịch sử bang giao giữa Việt Nam với Trung Quốc là một trường hợp độc nhất vô nhị trong lịch sử nhân loại. Nó được phủ bóng với một độ dày đặc của các cuộc chiến xâm lược (từ Trung Quốc) và chống xâm lược (từ Việt Nam), với một tần suất mà không có bất kỳ trường hợp nào khác có thể so sánh.
Tính từ thế kỷ thứ 10 đến nay, không dưới 10 lần người Việt phải chịu đựng các cuộc tiến công xâm lăng từ phương Bắc. Năm 938 Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Người Việt được hưởng hoà bình ít năm, cho đến năm 981, Lê Hoàn phá tan quân Tống. Sang thế kỷ thứ 11, Lý Thường Kiệt mang quân đại phá Ung Châu và lui về đắp lũy trên sông Như Nguyệt. Chiến thắng này của nhà Lý mang lại hoà bình cho Việt Nam đến thế kỷ thứ 13. Từ năm 1258 đến 1288, trong ngắn ngủi có 30 năm, người Việt Nam phải hứng chịu ba cuộc xâm lược tàn bạo đến từ Trung Quốc. Đạo quân xâm lược từ phương Bắc quay lại vào năm 1404. Lần này phải mất 23 năm, đến năm 1427 người Việt mới giành lại được độc lập dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Đây cũng là lần xâm lược để lại hậu quả đau thương nhất cho văn minh người Việt, khi Trung Quốc thực hiện việc đốt phá kinh sách, đập phá văn bia trong suốt những năm chiếm đóng nhằm hủy diệt văn hoá và đồng hoá Việt Nam. Sang thế kỷ thứ 18, Trung Quốc một lần nữa xua quân chiếm kinh đô Thăng Long. Lần này chúng gặp một đối thủ cứng cựa là vua Quang Trung, nên bị đánh tan tác và phải tháo chạy về nước sau ít tháng. Cuộc đô hộ 80 năm của Pháp ở Việt Nam khiến các đạo quân xâm lăng phương Bắc bị gián đoạn trong một khoảng thời gian. Đến năm 1974, chúng quay lại chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa. Năm năm sau đó, 30 vạn quân Trung Quốc tràn xuống phía Bắc. Bị chặn lại và phải tháo lui, tuy nhiên tình trạng chiến tranh còn bị duy trì đến tận những năm 1990. Năm 1988, Trung Quốc xua hải quân chiếm đóng một phần Trường Sa. Đến năm 2014, Trung Quốc xua hạm đội và giàn khoan cắm sâu vào lãnh hải Việt Nam, trong một mưu đồ xâm lăng không hề che dấu.