Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2024

SAU NỖI ĐAU LÀ HẠNH PHÚC.

 


TG: Lê Huyền
Chị lẳng lặng như một cái bóng trong chính ngôi nhà của mình nhìn hai kẻ đang ngồi ôm ấp nhau trên cái ghế sofa ở ngoài phòng khách. Một trong hai kẻ đó là chồng chị. Người đàn ông đầu ấp tay kề với chị 8 năm qua. Hắn thản nhiên đưa tay vuốt má con đàn bà ngồi chễm chệ trên ghế, cái bụng của nó hơi nhô ra một chút. Nó có vẻ khoái chí lắm nên cười "khe khé" làm chị thấy chua chát. Những giọt nước mắt lăn dài trên má chị đầy tủi hổ. Chị vẫn khóc, khóc từ cái ngày đi khám bác sĩ nói rằng chị khó có thể có con.

 Người đàn ông ấy vội vã hất chị ra khỏi cuộc đời của hắn, không một chút đắn đo hay xót xa. Hắn mặc nhiên rằng chị chẳng bao giờ có thể sinh con và lấy đó làm cái cớ để qua lại với những người đàn bà khác. Nhưng cũng đến mấy người đàn bà thì cuối cùng mới có một kẻ mang bầu đứa con của hắn. Chao ôi, tàn nhẫn, đau đớn quá! Nếu như chị có thể chết được thì chị sẽ chết. Nhưng chị lại không thể làm điều đó. Bởi vì chị cần phải lo lắng cho bố mẹ chị. Nhưng bây giờ chị biết đi đâu? Làm sao có thể trở về nhà như thế này. Thế thì bố chị sẽ chết mất. Chị lẳng lặng thu dọn quần áo và cầm lá đơn li dị đặt lên bàn của hai kẻ kệch cỡm. Gã đàn ông cười khành khạch, to hơn lúc trước nhìn chị bước ra khỏi nhà hắn như một chiến tích vừa đạt được.

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2024

MỘT CUỘC DI TẢN GIÁO DỤC LỚN KHỎI VIỆT NAM...!


 

Cách đây mấy hôm, tôi có đến thăm một chị bạn, gặp cả chị và con trai chị. Chả là vài năm trước đây tôi có dạy cả hai mẹ con học một ít tiếng Pháp. Tôi hỏi thăm cháu năm nay lên lớp mấy rồi, chị bảo giờ đang nghỉ hè, vào năm học mới cháu sẽ lên lớp tám. Ngừng một chút, rồi chị nói tiếp: “Em cũng đang chuẩn bị ráo riết để cho cháu ‘lên thuyền’ thầy ạ.”
Tôi ngạc nhiên: “Lên thuyền?”. Thấy tôi ngơ ngác, chị cười bảo: “Hai chữ này bây giờ người ta nói phổ biến rồi mà thầy. ‘Lên thuyền’ tức là ra nước ngoài học, đi du học ấy mà. Em chuẩn bị cho cháu lên cấp ba thì sang học ở Mỹ. Bây giờ cũng đang có một phong trào ‘thuyền nhân’ chạy khỏi đất nước như hồi mấy mươi năm trước, ngày càng đông đảo. Hồi những năm 70, 80 là thuyền nhân chính trị, di tản chính trị. Bây giờ là thuyền nhân giáo dục, di tản giáo dục. Chạy trốn nền giáo dục này”.

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2024

GÁI HƯ XÓM TRỌ

 


Mộng là cô gái lớn tuổi nhất ở căn nhà trọ này. Hầu như không ai trong nhà trọ nói chuyện với cô. Họ xem cô như thứ gì đó dơ bẩn cần tránh càng xa càng tốt. Họ sợ đến gần cô sẽ lây cái xấu xa từ cô.

Căn nhà trọ nằm trong một con hẻm ngoằn ngoèo của quận 5. Tầng trệt là nơi sống của bà chủ nhà và hai người con trai. Một phần của phòng khách tầng trệt là chỗ để xe cho cả chủ nhà và người ở trọ. Lầu một là gác suốt bằng gỗ. Cả cái gác suốt bằng gỗ nhà bà chủ nhà được chia thành 5 phòng nhỏ. Toilet dùng chung dưới tầng trệt. Các phòng được ngăn cách bởi bức vách bằng ván ép, cửa phòng cũng bằng ván ép, khung gỗ. Mỗi phòng có bề ngang 2 mét, dài 3 mét. Riêng cái phòng ở ngoài cùng, sát ban công là rộng rãi nhất, ngang 4m dài 4m và không có cửa phòng. Phòng lớn nhất này là nơi ở của 3 bạn nam sinh viên. Tất cả các phòng khác muốn ra hóng gió ban công đều đi qua không gian sinh hoạt của 3 bạn nam Linh, Thuận, Phong.

Ngay sát phòng ngoài cùng của ba bạn nam là phòng của 3 bạn nữa tên Hà, Nhã và Phúc. Phía trong kế bên phòng 3 bạn nữ là phòng của hai bạn nam sinh viên trường đại học Kinh tế. Kế đến là phòng vợ chồng con gái bà chủ. Cuối cùng là phòng của Mộng. Cả căn gác trọ đi chung một cầu thang gỗ khá dốc. Vừa bước lên hết cầu thang là cửa phòng của Mộng. Hầu như phòng nào lúc nào cũng đóng kín cửa. Riêng 2 phòng phía ngoài cùng là còn mở cửa giao lưu, trò chuyện với nhau.
Phòng ngoài cùng rộng rãi nhất, vừa có cửa chính vừa có hai cửa sổ ở hai hướng nên rất thoáng mát. Giữa phòng có kê một cái bàn tròn, là chỗ ngồi ăn, ngồi học của Linh, Thuận, Phong. Thỉnh thoảng 3 đứa con gái phòng trong cũng ra ngồi học cùng cho thoáng.

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2024

Quốc khánh 2/9 và mối lương duyên Việt - Mỹ

 


Khoảng tháng 10/1944, có một Trung uý phi công Mỹ tên là William Shaw trong khi làm nhiệm vụ lái máy bay trên vùng trời biên giới Việt Nam - Trung Quốc đã bị quân Nhật bắn rơi xuống xã Đề Thám (huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) - Đó là vùng chiến khu của Mặt trận Việt Minh - một tổ chức do Hồ Chí Minh sáng lập, không những tập hợp mọi lực lượng trong nước, mà còn liên kết với các tổ chức ngoài nước, với đại diện của các nước phe Đồng Minh trong mặt trận chống phát xuýt. Hồ Chí Minh đã chỉ thị phải bảo vệ, chăm sóc Trung uý Shaw cẩn trọng và tìm cách đưa về Pác Bó: "Khi ở trên trời là người của họ, xuống đây là khách của ta, phải đón tiếp chu đáo". Vậy là, sau khoảng 3 tuần leo đèo, lội suối, băng rừng ròng rã, vượt qua sự lùng sục bao vây của quân Nhật, viên phi công Mỹ nêu trên đã được đưa về Pác Bó.
Sau này, Thượng tướng Phùng Thế Tài - người đầu tiên bảo vệ Hồ Chí Minh từ khi trở về nước - đã kể lại tâm trạng của người phi công Mỹ ngày đó trong một hồi ký của mình: "Sau gần một tháng trời miệng như câm, có tai như điếc, được gặp Bác, được nghe tiếng nói của quê hương xứ sở, viên phi công Mỹ bàng hoàng sung sướng đến phát khóc. Anh ta hoàn toàn bất ngờ không hiểu tại sao giữa núi rừng của nước Việt Nam xa xôi này có cụ già trông rất quê mùa lại nói tiếng Anh giỏi đến thế. Ngạc nhiên hơn, anh còn biết cụ già này đã từng đặt chân đến nước Mỹ ngay từ khi anh ta còn chưa sinh ra trên đời. Tấm lòng nhân hậu của Bác có tác dụng cảm hóa Trung uý Shaw mạnh mẽ. Bác còn tặng người phi công Mỹ này bản "Chương trình Việt Minh" đã được Người trực tiếp dịch ra tiếng Anh. Sau đó, Trung uý Shaw đã trở thành "cầu nối" để Lãnh tụ Hồ Chí Minh gặp Tướng Claire Chennault (1893 - 1958), Tư lệnh Không đoàn 14, có biệt danh là đơn vị "Hổ Bay" của Mỹ, đại diện cho lực lượng Đồng Minh tại vùng Hoa Nam (Trung Quốc).

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2024

THƠ CHẾT LÀ PHẢI


 

Phạm Lưu Vũ
Có một bạn đọc nữ, nik Thảo Dân gì đó, viết 1 bài về cụ Tú Xương, chê thơ cụ là nhảm, là sản phẩm của một nho sinh bất tài, bất đắc chí vì thi trượt...
Lý do vì bạn ấy ghét cay ghét đắng cái anh Tú vô tích sự, phải để vợ nuôi, chỉ suốt ngày lông bông thơ phú... bạn này có lẽ ghét chồng lắm, đến nỗi ghét lây cả anh Tú? Hay là?...
Chao ôi, Tú Xương, người sống trên cuộc đời chưa đầy 40 niên, bên cạnh những Nho gia lừng lững, khiến cụ Tam Nguyên Yên Đổ phải thốt lên:
"Ông nghè ông cống đi đâu cả
Còn lại văn chương một tú tài"

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2024

GÓC KHUẤT TRONG THỜI NHÂN VĂN GIAI PHẨM

  

Từ trái qua phải – Hàng 1: Nguyễn Hữu Đang, Trương Tửu, Trần Đức Thảo, Phan Khôi – Hàng 2: Trần Duy, Trần Dần, Lê Đạt, Tử Phác – Hàng 3: Đặng Đình Hưng, Hoàng Cầm, Văn Cao, Phùng Quán

LÂM BÍCH THỦY
Từ nhiều ngày qua, trên mang tin ông này bị tù, ông kia bị bắt v.v…, khiến tôi nhớ và xót xa cho văn nghệ sĩ thời cha tôi. Thời mà người nào càng tài giỏi càng bị vùi dập, oan trái, như nhạc sĩ Văn Cao, Cụ Phan Khôi, nhà thơ Quang Dũng v.v… Tôi thương họ vì đã sinh bất phùng thời, họ đa tài nên bị gọi là bọn phản động, là “Nhân văn giai phẩm”:
Hôm nay là ngày sinh của cha. Tôi nhớ Ông thì những hình ảnh thời của ông lại hiện về nguyên vẹn:
Vấn đề “Nhân văn giai phẩm” giờ đây người ta có nhắc đến thì cũng chỉ như nói về sự ấu trĩ của một thời. Bây giờ hồ dễ quay trở lại; vì được nhìn nhận với lý lẽ: “…trước đây, do thiếu kinh nghiệm và năng lực, vô tình người lãnh đạo đã kìm hãm và tước đi chân giá trị đích thực của nghệ thuật, tư tưởng và sáng tạo trong giới văn hóa văn nghệ, đã khiến không ít nghệ sĩ bị oan trái…”.
Dạo qua trang web của nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, đọc Lại Nguyên Ân tôi mới vỡ ra và biết thêm nhiều điều. Một trong những điều đó là cái vô lý của thời Nhân văn giai phẩm:
Anh Tạo kể – “Người thợ may đồ cho cụ Phan Khôi, cụ được chọn cùng với nhà thơ Tế Hanh sang Trung Quốc dự lễ kỹ niệm 100 ngày sinh của nhà văn Lỗ Tấn thì bị đi tù.”
Ôi! cái thời gì mà nghiệt ngã và vô lý đến thế? Không biết đó là chuyện có thật hay chỉ là tin đồn nhảm?! Mà chú Tế Hanh kể lại là cụ được chính phủ cử đi cùng thì làm sao mà là tin đồn nhảm được nhỉ?! Vì chú là người trong cuộc mà!…
Điều này làm tôi nhớ lại và hú hồn cho ba tôi, trong cái rủi cũng có cái may! May ở đây, là ông thợ may- vì may đồ cho người mà họ cho là “cầm đầu “bọn nhân văn giai phẩm” thì bị đi tù gần mười năm mới được thả, thì việc – một mình cha tôi dám vượt qua hàng trăm văn nghệ sĩ trên đất Bắc ngay thời khốc liệt nhất, để đưa linh cữu cụ Phan Khôi –người cầm đầu bọn phản động đến nơi an nghĩ cuối cùng vào cuối tháng 11 năm 1959, mà chỉ bị phiền hà ít nhiều trong cuộc sống, thì quả là đại hạnh cho cha tôi quá chừng!!!
Có lẽ điều này như nhà báo PK – thư ký Báo VNCA, khi an ủi tôi bằng sự so sánh, rằng “nói về sự thiệt thòi của ba chị thời NVGP thì ba chị chỉ là con tép”

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2024

Chuyện nhân lũ lụt sau bão IAGi: CHIẾC CHẬU THAU ĐỒNG

 


Nhiều địa phương đang gánh chịu tổn thất nặng nề về người và tài sản do lũ lụt. Tôi xin đăng lại chuyện "Chiếc chậu thau đồng" đã in trong tập "Ngõ nhà lão Hâm".

***
CHIẾC CHẬU THAU ĐỒNG
Bà Hải có một chiếc chậu thau đồng nhỏ, cũ kỹ và móp méo. Thời sơ tán, đi đâu bà cũng tha chậu đi, nhưng chỉ để đựng gạo chứ không bao giờ dùng nó để giặt giũ. Sau này, mấy bận dọn nhà mới, bà vứt đi nhiều thứ tầm tầm, riêng cái chậu thau đồng bà vẫn cẩn thận mang theo, cất kỹ trong tủ.
một việc duy nhất bà dùng đến cái chậu thau bé nhỏ là hoá vàng vào những ngày rằm, mồng một và giỗ chạp. Hoá vàng xong, bà rửa chậu sạch sẽ, lau khô rồi lại cất vào tủ.
Con cháu bà dần quen với với việc bà đặc biệt quý cái chậu thau cổ lỗ sĩ, coi đó như một thói lẩn thẩn của người già.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2024

Ông Diệm và văn hóa giáo dục

 


Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook


▪︎Khuyến cáo: bài này rất dài, Kỳ Văn Cục tui copy về cốt yếu là để làm tài liệu chớ không phải để đếm like, cho nên quý bà con thư thả ĐỌC XONG RỒI MỚI LIKE.
Chân thành cảm ơn
❤️
Ông Diệm và văn hóa giáo dục
- Lm. Cao Văn Luận
Từ một quốc gia vừa thoát cảnh chiến tranh, các trường trung tiểu học còn thiếu thốn, ông Diệm đã nỗ lực giải quyết vấn đề giáo dục, và trong thời gian từ 1955 đến 1958 người ta thấy các trường trung tiểu học công tư mọc lên khắp nơi. Đại học Sài Gòn phát triển mạnh mẽ, và đặc biết ông Diệm đã hoàn toàn đồng ý và tích cực nhúng tay vào việc thành lập Đại học Huế.
Tại Sài Gòn, ngay từ đầu, nghĩa là từ 1959, khi đã ổn định tình hình chính trị, ông Diệm đã nghĩ đến việc đưa Đại học Sài Gòn lên khu Đại học Thủ Đức. Ông cũng nghĩ đến việc thành lập Đại học Huế, và trong những câu chuyện giữa ông Diệm và tôi nhiều lúc ông có nhắc đến dự cần thiết phải thành lập một Đại học Huế.
Vào ngày mồng 3 Tết năm 1957, hình như cuối tháng giêng năm 1957, theo thường lệ ông Diệm ra Huế dự lễ giỗ cụ Khả. Tôi đến chào ông tại nhà ông Cẩn, và ngay đầu câu chuyện ông Diệm nói:
– Này cha, tôi thấy cần phải thành lập tại Huế một viện Đại học lớn, vì hai lý do chính. Thứ nhất là Huế từ trước đã là một trung tâm văn hóa của nước ta. Ở Huế đã có những truyền thống văn hóa sâu đậm, có những cơ sở văn hóa lâu đời, như trường Quốc Tử Giám, các cuộc thi cử Hán học. Dân miền Trung lại hiếu học mà nghèo, có bao nhiêu thanh niên ưu tú muốn lên Đại học mà không thể vào Sài Gòn học tiếp. Thứ hai là hiện nay dân chúng xôn xao đồn đại rằng chính phủ một ngày nào đó có thể bỏ Huế, vì hiện nay Huế không quan trọng lắm về phương diện chính trị, kinh tế. Vậy lập Viện Đại học Huế là chứng minh cách cụ thể với dân chúng, với quốc tế cũng như với bên kia rằng chính phủ nhất định bảo vệ Huế. Huế chỉ cách vĩ tuyến 17 khoảng 100 cây số, lập ở đây một Đại học lớn chẳng khác nào thách đố với bọn cộng sản. Nếu bây giờ tôi quyết định lập Đại học Huế, cha có bằng lòng giúp tôi không?
Tôi vui mừng thật tình. Tôi cũng đã từng nghĩ như ông Diệm, nhưng tôi lưu ý đến vấn đề văn hóa và tình trạng của dân miền Trung hơn là về các lý do chính trị.
– Thưa cụ, nếu tôi có thể làm được việc gì để góp công vào việc thành lập một Đại học ở Huế, thì cụ có thể tin rằng tôi không ngần ngại chút nào.
Ông Diệm thấy tôi nhận lời thì có vẻ mừng, gật gù:
– Vậy thì ít hôm nữa tôi sẽ sai một phái đoàn ra đây để gặp cha, để thảo luận và nghiên cứu các chi tiết cụ thể. Hôm đó câu chuyện tại nhà ông Cẩn xoay quanh việc thành lập Đại học Huế. Trước mặt ông Diệm những người có mặt tỏ vẻ đồng ý phải thành lập gấp một Đại học tại Huế.