Thứ Hai, 27 tháng 11, 2023

ÁN TỬ HÌNH CHO 2 VỊ THIỀN SƯ !


 

( Bài hay, dài, xin quí vị đọc hết bài này)
Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát ( Thích Trí Siêu ) hai thiên tài hiếm quý của Phật giáo và Dân tộc, một là thiên tài tư tưởng và một là thiên tài sử học.
Tại sao gọi Lê Mạnh Thát và Tuệ Sỹ là “hai vị Thiền sư lỗi lạc nhất, thông minh nhất, uyên bác nhất, trong sạch nhất của Việt nam hiện nay”? “Thiền sư” à? Chỉ nội cái danh hiệu “thiền sư” đã là mệt rồi, lại còn thêm mấy chữ mơ hồ như “lỗi lạc nhất, thông minh nhất..”? Tôi muốn nói về Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát với tất cả thận trọng và suy nghĩ chín chắn cặn kẽ, và tôi xin chịu mọi trách nhiệm về cái nhìn khác thường của tôi đối với nhị vị.
Tại sao là “thiền sư”? Và “thiền sư”: Là thế nào? Không cần trả lời trực tiếp về những câu hỏi bất thường này. Nơi đây, tôi chỉ xin nhấn mạnh đôi điều gián tiếp và ai muốn hiểu gì thì cứ hiểu. Không ai có thể tự nhận đủ thẩm quyền tôn giáo và tâm linh để trả lời dứt khoát những câu hỏi bất thường trên. Chỉ có những kẻ bỏ cả trọn đời mình lặng lẽ sống chết với cái gọi là “Bồ Ðề tâm” hay “Phát Bồ Ðề Tâm” thì may ra mới trực nhận đâu đó khí phách và thần dụng bảng lảng của “nghịch hành thiền”.
Mấy chữ “thiền sư” đã bị người ta lạm dụng để tự truy tặng một cách lố bịch hay truy tặng kẻ khác với nông nổi dễ dãi tự mãn phè phỡn nông cạn, nhất là từ lúc Thiền hay Zen trở thành cái mốt trí thức đốn mạt. Bất cứ người nào tỏ vẻ “kiêu ngạo khác thường” một chút là có những hành động cử chỉ “ngược đời trái đạo” một chút thì tự gán hay bị gán là “thiền sư’.

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2023

Giới thiệu một bài “hành” nổi tiếng thời chinh chiến – Biên cương hành

 


Nếu tính từ năm 1940 đánh dấu sự ra đời bài “Hành Phương Nam” của Nguyễn Bính và ba năm sau, năm 1943 là bài “Tống Biệt Hành” của Thâm Tâm thì mãi 29 năm sau, những người yêu thơ miền Nam thời ấy mới được đọc “Biên cương hành” của Phạm Ngọc Lư, đăng tải lần đầu trên tạp chí Văn, xuất bản ở Sài Gòn vào năm 1972!

“Hành” là một thể loại thơ không phổ thông lắm, nhưng nó từng giữ một vị trí đáng kể trong lịch sử thi ca Việt Nam.
Bài “hành” là một thể thơ cổ phong có từ đời Đường của truyền thống thi ca Trung Hoa, thường được sử dụng để sự biểu đạt không bị gò bó, ràng buộc… mang khẩu khí của tác giả, thường đề cập đến những vấn đề chung, những sự kiện mới lạ, bất ngờ hay những đồng cảm tạo ấn tượng mạnh mẽ. Chủ thể bài “hành” trữ tình thường kể lại sự việc với tâm trạng bức xúc, có thể bày tỏ thái độ, chính kiến…

Trong lịch sử thi ca Việt Nam thì hai nhà thơ tiền bối là Cao Bá Quát và Nguyễn Du là những người tiên phong, để lại cho đời sau, một số bài “hành” tiêu biểu trong sự nghiệp văn chương vĩ đại của mình.
Đến thời tiền chiến, sự phát triển của dòng “Thơ Mới” khá rầm rộ nên thể thơ cổ phong như “hành” này ít được các thi sĩ tiền chiến chú ý nhưng không phải không có.

Đến thời Chiến tranh Việt Nam (1955 -1975), nhìn cuộc chiến dai dẳng chưa biết kết thúc khi nào nên tâm trạng một số nhà thơ thời ấy mang tâm trạng bi quan, chán chường và lo âu tuyệt vọng. Nhiều bài thơ được sáng tác vào thời kỳ này chỉ có thể phản ảnh một phần, một góc độ của chiến tranh chứ không thể nào ghi nhận hết toàn bộ cuộc chiến do những thể loại các thi sĩ thời ấy sử dụng thường bị gò bó về số câu chữ trong mỗi bài.

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2023

EM TÔI - PHAN NHẬT NAM

 


Hồi ký của Phan Nhật Nam.
Bối cảnh cuộc đời rất dài được tác giả cô đúc lại thật xúc tích.
Câu chuyện cảm động và thương tâm.
Đáng chú ý là nhân vật ba tác giả: khi ông bỏ vợ con bơ vơ vậy để đi tập kết là 1 lần vô cảm và thiếu trách nhiệm. Lần 2 khi ông biết có con sỹ quan VNCH chắc chắn ông không nhận đó là con (tất cả mấy ông lấy vợ MB đều khai gian lý lich là chưa vợ con. ). Ông cũng không giúp gì cả con trai và con gái. 3 lần vô trách nhiệm .
Về chế độ : chế độ cộng sản sẽ kỷ luật ai có người thân theo đối phương.
Chế độ VNCH không phân biệt lý lịch thật sự. Con cán bộ tập kết vẫn vào sỹ quan ....

***
• Năm em lên ba, bố tôi bỏ lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ lên đường tập kết.
- Tôi hơn em sáu tuổi. Chín tuổi con nhà nghèo khôn lắm, tôi đủ khôn để thấy khuôn mặt mẹ buồn hiu hắt, những tiếng thở dài và những giọt nước mắt âm thầm của mẹ trong đêm. Chín tuổi, tôi đã biết mình là người nam độc nhất trong gia đình, đã biết ẵm bồng đút cơm cho em và vỗ về em mỗi khi em khóc. Chín tuổi, tôi đã biết tắm rửa, thay áo thay quần cho em, cõng em đi chơi và dỗ cho em ngủ.
Mỗi ngày, trời sập tối mẹ mới gánh hàng về, ba mẹ con ngồi ăn cơm bên ngọn đèn dầu, tôi và em hỏi han, an ủi mẹ. Mẹ kể cho chúng tôi nghe chuyện chợ búa như đang nói chuyện với người lớn, tôi ngồi nghe, nhìn đôi vai gầy của mẹ, nhìn mái tóc và đôi bàn tay khô của mẹ, mà thấy thương mẹ vô cùng.
Tôi phải bỏ học ở nhà hai năm để trông chừng em. Mẹ có một sạp bán rau cải ở chợ Cồn. Gọi là sạp chứ thực ra chỉ là một ô đất nhỏ, sáng mẹ ra đi thật sớm, lúc trời còn mờ sương, buổi trưa mẹ về nhà lo cho chúng tôi ăn, nằm nghỉ ít phút rồi trở dậy sửa soạn cho chuyến chợ chiều. Một tuần bảy ngày, mẹ đi đi về về trong nỗi cô đơn.
Năm em vừa tròn năm tuổi thì mẹ cho em vào mẫu giáo, tôi cũng trở lại trường, đám bạn cũ của tôi nay đã hơn tôi hai lớp, ngồi xung quanh tôi bây giờ là những khuôn mặt lạ, kém tôi hai, ba tuổi. Tôi là học trò lớn nhất và học khá nên được làm trưởng lớp. Gần cuối năm học lớp nhì, tôi nói với mẹ lên xin thầy Hiệu Trưởng cho tôi được thi nhảy tiểu học. Thầy bằng lòng. Tôi cắm cúi học luyện thi và kết qủa là tôi đã đổ được bằng tiểu học năm đó.

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2023

"SỨC MẠNH CỦA CHỦ NGHĨA NGU DÂN"


 

Nhà văn- Dương Thu Hương

Vốn thích nhạc không lời nhưng đôi khi tôi vẫn nhớ về một câu hát cũ, “Anh ở đầu sông, em cuối sông. Chung nhau dòng nước Vàm Cỏ Đông…” Lãng mạn sao, những cặp tình nhân cùng uống chung một dòng nước. Và hạnh phúc thay những kẻ có thể sống cả đời bên một con sông êm đềm, qua những mùa lúa chín không tiếng súng, những trưa hè có thể nép mình dưới bóng các rặng cây. Nhưng đó là chuyện cổ tích.

Lịch sử cận đại của người Việt Nam đã diễn ra trong khói bom và tiếng nổ của đạn pháo. Cuộc chiến tranh Việt-Mỹ chia cắt đến tận lòng sâu của mỗi gia đình. Sự nhầm lẫn, cự bất khả tri không chỉ xẩy ra giữa hai nền văn hoá Đông-Tây mà còn xẩy ra ngay giữa lòng dân tộc Việt, giữa các thành viên trong một gia đình, một dòng họ, giữa miền Bắc và miền Nam, giữa bên thắng cuộc và bên thua cuộc, giữa người trong nước và những người sống ngoài biên giới… Tóm lại, những người Việt cũng bị chia cách bởi những con sông. Những con sông thiếu vắng những cây cầu.

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2023

VINH DANH PHẠM QUỲNH

 


Phạm Quỳnh đã bị cách mạng giết năm 1945.
Cái chết của ông đầy oan khuất nhưng chưa được bạch hoá.
Lịch sử chính thống viết về ông lại càng oan nghiệt.
Vậy mà Quỹ Phan Châu Trinh nay đã vinh danh ông.
Chỉ có Nguyên Ngọc mới làm nổi điều đó.
Hãy đọc bài sau của Phạm Tôn
"AI ĐÃ TẶNG MÓN QUÀ QUÝ GIÁ ĐẾN THẾ CHO ĐẠI GIA ĐÌNH PHẠM QUỲNH?
Phạm Tôn
Tối thứ bảy, ngày 24/3/2018, tại khách sạn Rex Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra trọng thể lễ trao Giải Văn hóa Phan Châu Trinh năm 2018, năm thứ 11 của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh và của Giải.
Năm nay, Quỹ trân trọng tôn vinh nhà văn hóa Phạm Quỳnh là Danh nhân văn hóa Việt Nam thời hiện đại.

Thứ Ba, 14 tháng 11, 2023

HÀ NỘI CÓ MỘT TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT NHƯ THẾ .

 

(ảnh 1)

Martin Rama
Bức tranh tường khổng lồ tại hội trường tòa nhà cũ của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội/ The gigantic mural in the conference hall of Hanoi National University’s old building.

Victor Tardieu, khi đó vừa từ Pháp sang, bắt đầu bức vẽ có diện tích 7x12 mét vào năm 1922. Kế hoạch ban đầu là hoàn thành trong vòng sáu tháng, nhưng cuối cùng ông đã phải cống hiến sáu năm đam mê của mình để hoàn thành bức tranh đó. (ảnh 1)

Bức tranh tường nói về tri thức và tiến bộ, ngoại trừ một thay đổi là thay vì một trường đại học kiểu phương Tây, ông đã vẽ một ngôi làng Việt Nam. Các vấn đề y học, nông nghiệp, sinh học… nở rộ dưới gốc đa, trước cửa một ngôi đền có khắc các mẫu tự chữ Hán cổ sao chép từ một văn bia thế kỷ 15 ở Văn Miếu.

Ở vị trí trung tâm tác phẩm là một cổng tam quan như cổng làng truyền thống ở thôn quê Việt Nam nằm dưới tán cây cổ thụ. Trán cửa ghi bốn chữ Nho: Thăng đường nhập thất 升堂入室 nghĩa là "Lên thềm vào nhà" như lời mời gọi đón tiếp.
Trên hai hàng cột chính thì có đôi câu đối:
人才國家之原氣 Nhân tài quốc gia chi nguyên khí
大學教化之本元 Đại học giáo hóa chi bản nguyên
Tức:
Nhân tài là nguyên khí quốc gia
Đại học là gốc của giáo hóa.

Thứ Hai, 13 tháng 11, 2023

CÂU CHUYỆN VỀ JACKY LY

 



Khó có thể biết Lý Vĩnh Thắng – tên tiếng Việt của Jacky Ly – sẽ trở thành người như thế nào nếu Thắng và gia đình vẫn còn ở một ngôi làng nghèo miền núi ở Phó Bảng, Hà Giang.

Có thể Thắng là một “học sinh nghèo vượt khó” xuất sắc nhưng cũng có thể Thắng chỉ là một anh nông dân chăn bò, làm nương rẫy, như thời niên thiếu, và chôn cuộc đời ở một ngôi làng nhỏ đến mức thậm chí gần như “không có tên” trên bản đồ các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam.

Câu chuyện về Jacky Ly là trường hợp điển hình của vô số gia đình Việt Nam trong đó việc quyết định tìm kiếm tự do bằng con đường vượt biên là chọn lựa duy nhất và quyết định đó đã mang lại những bước ngoặt thay đổi khó có thể ngờ…

Băng rừng vượt biên

Việc chuẩn bị được thực hiện chu đáo và cẩn thận. Trước khi đưa cả nhà đi, ông Lý Hội Quyền – cha của anh Lý Vĩnh Thắng – đã một mình lẻn sang Vân Nam-Trung Quốc để dò xét và tìm chỗ ở tạm.

Một đêm năm 1987, Thắng – lúc đó 10 tuổi – cùng hai chị và đứa em gái được bố mẹ chở trên xe đạp. Hành lý mang theo chỉ là vài bộ đồ và ít thức ăn. Họ bắt đầu cuộc hành trình bí mật. Phải kín đáo và thận trọng tuyệt đối. Chỉ một dấu hiệu đáng ngờ, họ cũng có thể bị hàng xóm trình báo và bị công an bắt.

Thứ Ba, 7 tháng 11, 2023

NÓI THÊM VÀI CHI TIẾT VỀ NHÀ THƠ QUANG DŨNG

 


1. Về những bài thơ mà Quang Dũng viết hồi kháng chiến 1946-54, ngoài những bài như Tây tiến, Mắt người Sơn Tây, Những làng đi qua, … người ta cũng thường nhắc đến bài Lính râu ria. Nhưng, toàn bộ bài thơ ấy ra sao, hỏi mấy người biết ít nhiều về Quang Dũng đều lắc đầu nói không rõ.
Bài thơ ấy không in trong mấy tập sách về Quang Dũng hồi những năm 1990, nên bây giờ không ai nhớ.
Nhân đọc lại báo cũ, tôi thấy bài thơ Lính râu ria, sáng tác từ 1948, vốn được chuyền tay trong bộ đội, đã được Quang Dũng đưa đăng lại trên báo Văn nghệ số 151, ra ngày 14/12/1956. Ta sẽ thấy lại ở đây không chỉ những nét riêng của những anh lính có gốc gác phố thị mà thời kháng chiến người ta đã định danh bằng mấy chữ “tạch tạch sè” (TTS = tiểu tư sản); với thời gian, ta còn thấy càng rõ lên ở họ cái chất nhân bản, cái tình người vừa thường tình vừa đẹp đẽ, một cảnh sống “đẹp và buồn”…

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2023

BIỂU TƯỢNG TRI ÂN GIÁO SĨ FRANCISCO DE PINA ĐANG TRÊN ĐƯỜNG TỪ ĐÀ NẴNG ĐẾN BỒ ĐÀO NHA


 

Một nhóm các thân hữu người Việt hiện đang chuẩn bị lên đường đến Bồ Đào Nha để tham dự buổi lễ dựng biểu tượng điêu khắc tri ân giáo sĩ Dòng Tên Francisco de Pina (1585–1625), một trong những người sáng lập chữ Quốc ngữ, sẽ diễn ra vào ngày 26-11-2023 tại thành phố Guarda, phía bắc Bồ Đào Nha - nơi sinh trưởng của giáo sĩ. Đây là ngày do Tòa thị chính chọn, cũng là ngày lễ hội quan trọng nhất trong năm của thành phố này. Đây là một vinh dự cho Quỹ Tôn vinh tiếng Việt và Chữ quốc ngữ (Điện Bàn, Quảng Nam) - tổ chức đã đưa ra sáng kiến này và theo dõi tiến trình thực hiện.

Đoàn sẽ do GS Nguyễn Đăng Hưng, một Việt kiều Bỉ đã đóng góp công sức cho ngành giáo dục VN trong nhiều năm qua, dẫn đầu với sự tham dự của đông đảo các thân hữu ở TP.HCM và một số ở nước ngoài như Ý, Đức, Bỉ, Pháp, Anh… Tháng tám vừa qua, GS Hưng đã đi tiền trạm gặp gỡ thị trưởng TP Guarda để lo sắp xếp việc tổ chức buổi lễ dựng biểu tượng tự nguyện của người Việt. Công việc này mang ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn của người Việt đối với vị giáo sĩ đã góp công sức lớn lao cho việc sáng tạo chữ quốc ngữ trong thời gian giáo sĩ giảng đạo tại xứ Đàng Trong vào thế kỷ thứ 17. Buổi họp với GS Hưng có sự cộng tác của GS sử học Antonio Morgado (đang sống và giảng dạy tại Guarda) có ông thị trưởng thành phố Sérgo Costa, bà phó thị trưởng và các nhân viên văn hóa, kỹ thuật của Tòa thị chính. Ông thị trưởng TP vui vẻ, nhiệt tình ủng hộ các bạn Việt Nam và hứa sẽ tổ chức thành công buổi lễ sắp tới.

Chủ Nhật, 5 tháng 11, 2023

CHỞ CHÓ QUA SÔNG

 

Ảnh minh họa 

✍️ ĐỖ THIÊN ĐĂNG
Anh tên Lịch, chị tên Thiệp. Anh cao to như hộ pháp, chị bé nhỏ như cái kẹo. Anh đi đứng nhẹ nhàng, chị ăn to nói lớn. Nghe đâu chị toàn hiếp đáp anh. Trái ngược thế, nhưng không hiểu duyên nợ thế nào, họ nên vợ nên chồng.
Lúc tôi mới về chùa quê, còn chân ướt chân ráo, chị hay lên chùa làm công quả. Thỉnh thoảng chị bảo hôm nay con không nấu cơm nghe, mời thầy qua nhà ăn với vợ chồng con, con chuẩn bị sẵn rồi. Mời mà như ra lệnh. Tôi nghĩ, thôi qua nhà hai vợ chồng Lịch Thiệp ăn cơm cũng được, tiện thể coi chỗ thờ tự trong nhà anh chị thế nào.
Nhà nằm sát bên sông. Những chiếc lá dừa nước như những cánh tay thò vào cửa sổ. Nhìn qua cửa đã thấy gian thờ trang nghiêm với chuông, linh, mõ đủ cả. Bàn kinh với mấy bộ kinh dày, một bộ đang đặt trên kệ. Chị cười, nói con đang tụng dở; buổi tối tụng Pháp hoa, khuya tụng Lăng nghiêm, xong ngồi niệm Phật.

Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2023

Doanh nhân ư, cũng chỉ là cam vắt (kỳ 6, cuối, đáng đọc nhất, ai bỏ lỡ ráng chịu)

Một người bị quy là địa chủ tại một cuộc đấu tố
 

Ở miền Bắc những năm trước 1975, học sinh cấp 3 và sinh viên đại học đứa nào cũng biết thuật ngữ “ai thắng ai?” nói về cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới. Những giờ học chính trị và triết học Mác - Lê Nin, các thầy khẳng định chắc như đinh đóng cột phe tư bản, thực dân, đế quốc, bóc lột đang giãy chết, phe xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh. Bọn tư sản tư bản mà giai đoạn tột cùng là đế quốc ngày càng cùng đường, chó dại cắn càn, gây chiến tranh, nhưng sẽ không tránh khỏi bị diệt vong. Cuối bài, bao giờ các thầy hoặc báo cáo viên cũng kết luận “Sức ta là sức thanh niên/Thế ta là thế đứng trên đầu thù”, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là hiện thực và tương lai nhân loại, vô sản sẽ lãnh đạo toàn thế giới..., cả thầy lẫn trò đều hỉ hả.

Sự dối trá ấy bị xé toạc khi những người ở thiên đường miền Bắc sau tháng 4.1975 được tận mắt chứng kiến cuộc sống và nền kinh tế miền Nam. Người cộng sản không nghĩ rằng đồng thời với việc họ “giải phóng” được miền Nam thì chính miền Nam cũng giải phóng đầu óc u mê cho hàng triệu người Bắc, nhất là về kinh tế. Dân chúng ngoài vĩ tuyến 17 tận mắt thấy chủ nghĩa tư bản ở miền Nam đã xây dựng một nền kinh tế hàng hóa dồi dào tới mức những người quen sống trong chế độ bao cấp có nằm mơ cũng không dám nghĩ.

Doanh nhân ư, cũng chỉ là cam vắt (kỳ 5)


 

Thực ra, tôi cũng tham gia vào việc đánh tư sản, kìm hãm xã hội này, góp phần để cuộc sống vất vưởng đến tận bây giờ. Giờ kể ra, giống như tự chuyển hóa, tự diễn biến, suy thoái. Chả là hồi từ năm 1977 tôi vào Sài Gòn, suốt mấy năm các thầy cô giáo chúng tôi từ miền Bắc vào được chính quyền huy động cho công cuộc long trời lở đất (xứ mình làm gì cũng long trời lở đất) đánh tư sản. Cứ làm theo miệng cán bộ tuyên truyền, chúng tôi hăng hái lên án kịch liệt bọn "tư sản mại bản ôm chân đế quốc Mỹ" Lý Long Thân, Mã Hỷ, Hoàng Kim Quy, Trương Dĩ Nhiên, Mã Tuyên, Nguyễn Tấn Đời, Nguyễn Văn Hảo..., tham gia phong trào đấu tố "bọn bóc lột, đầu cơ tích trữ, phá hoại kinh tế".

Chúng tôi cả tin rằng lưới thép (gọi là lưới B40) do nhà máy của Hoàng Kim Quy sản xuất chủ yếu để bọn đế quốc Mỹ sử dụng ngăn đạn B40 của phe cách mạng; gạo xuất khẩu của Mã Hỷ là chiếm đoạt mồ hôi công sức nông dân đồng bằng sông Cửu Long, sắt thép do Lý Long Thân nhập về chủ yếu đúc súng đạn, phim ảnh do Trương Dĩ Nhiên nhập và phát hành để đầu độc thế hệ trẻ, xà bông Trương Văn Bền giàu là nhờ bóc lột sức công nhân... Kết quả từ một nền kinh tế đang phát triển, hàng hóa phong phú, sự nghiệp cách mạng kinh tế đánh tư sản đã thành công khi nhanh chóng đưa xã hội trở lại mức "mua cái đinh cũng phải giấy", miền Nam mau mắn hòa đồng với kinh tế nghèo nàn, thủ công, thiếu thốn, bao cấp ở miền Bắc, cùng dắt tay nhau đi trên con đường xã hội chủ nghĩa đói nghèo.

Gieo gì gặt nấy, chính chúng tôi không cần chờ đợi lâu, phải trệu trạo nhai hạt bo bo, củ sắn (mì) thay gạo suốt hơn chục năm trời, chịu cảnh phân phối từng cây kim sợi chỉ, viên đá lửa, gói thuốc Vàm Cỏ khét lẹt, mảnh vải chỉ đủ may cái quần đùi…