Thứ Hai, 31 tháng 7, 2023

MỘT THỜI LỮNG LẪY ĐẤT HÀ THÀNH

 

Cô Tư Hồng năm 1915

Nguyễn Bá Đạm

 

      Cuối thế kỉ XIX, ở làng Thành Thị huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam, một ông phó lí có cô con gái xinh đẹp, tiếng lành đồn xa. Nhà vốn có nghề nấu rượu, nên ngày nào cô Trần Thị Lan cũng mang rượu đi bán ở các chợ xa gần khắp vùng quê.

      Năm 17 tuổi, cô Lan càng đẹp, không ngờ đã lọt vào mắt lão chánh tổng, người huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Cô bị bố mẹ kế ép lấy chồng danh giá, đứng đầu một tổng. Cô khóc hết nước mắt, xin cha mẹ kế "Ép dầu, ép mỡ, ai nỡ ép duyên !". Nhưng cô bị quở mắng rằng “Cá không ăn muối cá ươn !". Không thế đành lòng lấy lão già còn chơi trống bỏi, một đêm mưa gió đầy trời, cô bỏ nhà, trốn xuống Nam Định, rồi qua bến phà Tân Đệ, đi tới Hải Phòng.

      Nơi đất khách quê người, không chịu ngồi yên, cô kiếm đôi quang gánh đi rong, khi bán rau, khi bán hoa quả. Thấy cô có nhan sắc, lại nhanh nhẹn, một chủ hiệu tạp hoá Hoa kiều còn trẻ tên là Hồng, đem lòng yêu và lấy cô làm vợ. Từ đó người ta gọi cô là thím Hồng. Âu cũng là cái duyên, cái số !

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2023

MỸ NHÂN XINH ĐẸP VỚI GIỌNG HÁT VẠN NGƯỜI MÊ

 


Ái Vân sinh năm 1954 trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật ở phố Huế, Hà Nội. Mẹ cô là nghệ sĩ cải lương Ái Liên còn bố là ông Hà Quang Định, chủ hãng Việt Film (Hãng phim tư nhân đầu tiên tại Việt Nam).
Nhờ được sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật nên ngay từ nhỏ, Ái Vân đã tiếp xúc với âm nhạc. Cô từng kể lại rằng, mẹ cô là người Bắc, nhưng lại hát bằng giọng Nam, cả cải lương lẫn tân nhạc. Vì thế, Ái Vân sớm tiếp thu được những lối hát trữ tình của mẹ, để hình thành nên giọng hát ngọt ngào sau này.
Bố Ái Vân tuy không phải nghệ sĩ nhưng lại rất đam mê âm nhạc và yêu thích giới nghệ sĩ nên hỗ trợ hết mình cho con gái theo đuổi nghệ thuật. Từ nhỏ, cô đã đi ca hát và còn tham gia đóng phim.
Bởi vậy, khác với những ca sĩ cùng thời, Ái Vân còn nổi tiếng trên cả màn ảnh. Bộ phim Chị Nhung do cô thủ vai chính thành công rực rỡ, kéo theo tên tuổi nữ nghệ sĩ nổi danh khắp chốn, có độ phủ sóng và tầm ảnh hưởng cao tới khán giả.

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2023

NHỮNG NHÂN TỐ CẢN TRỞ ĐẠI NGHIỆP QUỐC GIA

 


GS TRUNG QUỐC NÓI DÈ DẶT NHƯNG BỆNH NHƯ VIỆT NAM VẬY.
Cùng thể chế - bệnh giống nhau.
GS nhà người ta...
NHỮNG NHÂN TỐ CẢN TRỞ ĐẠI NGHIỆP QUỐC GIA
GS Wu Quosheng (Ngô Quốc Thịnh) (ảnh)
Chủ nhiệm khoa Khoa học Lịch sử trường Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc.
原创 正和岛 2020-07-07 21:25:14
Nhiều năm qua, vì sao sức mạnh khoa học kĩ thuật của Mĩ luôn ở vị trí dẫn đầu? Khoảng cách thực sự giữa Mĩ và TQ là gì? Cái gì đã cản trở những sáng tạo khoa học của Trung Quốc? Chính phủ, giáo dục, giới khoa học và toàn xã hội cần thay đổi những gì? Dưới đây là chuyên đề phỏng vấn giáo sư Ngô Quốc Thịnh, chủ nhiệm khoa Lịch sử, ĐH Thanh Hoa. Trong giai đoạn bản lề hiện nay, quan điểm của ông thực sự sắc bén và mang tính thức tỉnh.
1. Khoảng cách thực sự giữa Mĩ và Trung Quốc là gì?
Đối với tiềm lực khoa học kĩ thuật của hai nước Trung Mĩ, tôi cho rằng chúng ta cần có nhận thức rõ ràng hơn. Sự phát triển của khoa học hiện đại là một kết cấu lập thể, bao gồm ba phương diện: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, và nghiên cứu phát triển thị trường. Sức mạnh KHKT tổng hợp của một quốc gia cũng được quyết định bởi ba yếu tố trên. Chỉ cần một yếu tố yếu kém thì sức mạnh KHKT của quốc gia đó sẽ bị thiên lệch. Tại sao ba phát minh lớn nhất thế kỉ 20 là vô tuyến điện, máy tính, internet đều thuộc về nước Mĩ? Bởi vì nguyên nhân quan trọng nhất là cả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng lẫn nghiên cứu phát triển của họ đều cực mạnh. Đặc biệt, Mĩ luôn chú trọng và không tiếc tiền đầu tư tối đa cho nghiên cứu cơ bản. Sau thế chiến thứ II, Mĩ thành lập quỹ khoa học quốc gia (NFS), liên tục rót tiền cho nghiên cứu cơ bản. Tại sao Mĩ lại coi trọng khoa học cơ bản đến vậy? Vì khoa học cơ bản quyết định trình độ phát triển của lĩnh vực nghiên cứu khoa học nền tảng, quyết định việc quốc gia đó sản sinh ra được bao nhiêu phát minh gốc, khiến cho “phát minh gốc” đó giống như quả cầu tuyết càng lăn càng lớn thêm, những nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu phát triển cũng theo đó mà lớn mạnh. Như vậy, tiềm lực khoa học kĩ thuật của Mĩ ngày càng mạnh. Trong khi đó, sở đoản của Trung Quốc lại chính là thiếu nhận thức chính xác về nghiên cứu nền tảng và khoa học cơ bản. Truyền thống văn hóa của ta vốn không cổ vũ cho khoa học, chân lí và sáng tạo. Trong cả giai đoạn lịch sử cận đại và hiện đại hóa, thứ khoa học được chúng ta phát triển hầu như không phải là thứ khoa học đơn thuần phục vụ việc theo đuổi chân lí, phát triển sức sáng tạo cá thể, khao khát khám phá vũ trụ huyền bí. Phần lớn chúng ta phát triển thứ khoa học phục vụ mục đích cứu nước cứu dân, chấn hưng Trung Quốc, phục vụ nhu cầu văn hóa. Điều đó dẫn đến việc chúng ta thường nhìn khoa học từ góc độ thực dụng, góc độ lợi ích.

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2023

PHAN THÚY HÀ VÀ SỰ THÔI THÚC KHÔNG THỂ GIẢI THÍCH (phần tiếp)

 

Sách của Phan Thúy Hà

Suốt quãng đường từ nhà chú về, tôi cứ tự hỏi :

Tại sao họ lại có thể giữ cho riêng mình câu chuyện dữ dội như vậy ?

Vì họ là đàn ông. Vì họ là người lính. Hay — vì họ là người Việt Nam ?

Vì không ai hỏi. Vì chúng ta đã tỏ ra không xứng đáng để được nghe ?

Biết tôi đang đi tìm những câu chuyện về chiến tranh, về người lính, mẹ tôi bảo : Sao con không viết về ông Lập, đi đâu xa làm gì.

Bác Lập là một người cày ruộng rất giỏi, trước đây bác hay đi cày giúp cha mẹ tôi. Nhà bác ở làng dưới.

Mẹ kể rằng bác từng ở chiến trường 10 năm. Ngày ra đi bác sắp cưới vợ, mâm cỗ đã chuẩn bị, thì phải lên đường. Vợ sắp cưới của bác chờ đợi bác suốt chín năm, chín năm không nhận được lá thư nào của bác, nghĩ rằng bác đã hy sinh. Cô lấy chồng được hai chục ngày thì bác về.


Tôi ngạc nhiên khi biết ngay trong làng tôi, nhà nào cũng có người đi bộ đội, giống như trên làng Gia Phố của chú Ngọc. Khu vườn sát nhà tôi từng có một quả bom rơi xuống làm chết bốn người. Những cái chết hôm nay tôi mới được nghe các ông bà trong làng kể lại với những hình ảnh rất ghê rợn.

Các ông bà nhắc đến sự kiện nào, nói tới ngôi nhà ai, tôi cứ như người từ nơi xa đến tìm hiểu.

Tôi lớn lên đã thấy các chú, các bác và ông bà mình sớm trưa chiều tối trên cánh đồng. Câu chuyện họ nói với nhau là mùa vụ.

Cha tôi phải dừng việc học đại học giữa năm thứ hai để vào chiến trường. Trở về quê, sự lớn lên của các con là tất cả. Chúng tôi lớn lên, lam lũ ruộng đồng. Việc thi cử để thoát ra khỏi cánh đồng là trên hết. Chiến tranh. Biết để làm gì. Các con không cần phải biết. Chuyện đã qua. Thế hệ cha mẹ, ông bà khổ quá rồi, khổ thế đủ rồi. Các con có bao nhiêu việc khác cần quan tâm.

Chúng tôi được quyền không phải biết.

Chưa khi nào tôi nghĩ về cha như một người từng là người lính. Trong mắt tôi, cha là một ông bộ đội đã nghỉ hưu, khắc khổ, tội nghiệp, gánh phân ra đồng, vớt bèo nuôi lợn, gánh nước lên dốc về nấu rượu.

Cha tôi đã mất. Tôi không có cha nữa để hỏi. Giờ đây tôi có biết bao nhiêu điều muốn hỏi cha, về những gì đã xảy ra với cha. Tôi ân hận đã không biết một điều gì.

Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2023

Món chè đỗ đen năm nào

 


Bố tôi mất trong một vụ chìm tàu cát. Mẹ tôi không chịu nổi nghèo khó đã bỏ lại anh em tôi cho ông nội nuôi. Có người nói mẹ tôi đã có gia đình mới. Cũng có người nói gặp mẹ tôi đâu đó bên Ma Cao.

Với tôi ký ức về mẹ cũng nhạt nhòa, nó như những cơn mưa hắt lên ô cửa kính. Năm đó tôi 6 tuổi, anh trai tôi 10 tuổi.

Ông nội tôi có trồng một giàn mướp trước nhà, hoa mướp vàng rực rỡ. Chúng tôi như những ngọn mướp, quấn quanh giàn gỗ già cỗi để lớn lên. Ông tôi là bệnh binh, vì đèo bòng thêm anh em tôi mà vẫn phải lao động vất vả.

Thứ Ba, 18 tháng 7, 2023

PHAN THÚY HÀ VÀ SỰ THÔI THÚC KHÔNG THỂ GIẢI THÍCH

 


Phan Thúy Hà là một trong 12 nữ đại biểu Việt Nam dự diễn đàn quốc tế về lịch sử “Phụ nữ Việt Nam, sáng tạo và dấn thân” tại không gian học thuật College de France, theo lời mời của nhà tổ chức, Tiến sĩ Sử học Bùi Trân Phượng. Trong số những người viết văn hiện đại, Phan Thúy Hà là người tôi kính trọng nhất. Hãy đọc kỹ bài phát biểu của chị dưới đây để thấy, đôi khi một người dấn thân, một người viết không hẳn vì những cuốn sách mà là vì một sự thôi thúc không thể giải thích...


Vì nhiều bạn không mở được trang này, tôi xin copy & paste vào đây, bài phát biểu khá dài:

Chia sẻ của một phụ nữ viết sách tự do

Phan Thúy Hà


Tôi không phải là nhà văn, dù nhiều người gọi tôi như vậy.

Sáu năm qua, tôi dành nhiều thời gian để làm một việc : viết sách.

Tôi đã in được năm cuốn sách, còn hai bản thảo đang trong quá trình làm tư liệu. Tôi dự định dành thêm hai năm cho công việc này.

Tại sao thêm hai năm mà không phải suốt đời ?

Với tôi, đây là một công việc đau khổ. Tôi trở nên trầm mặc, ít nói, ít cười, ngại những cuộc gặp gỡ vui vẻ từ khi tập trung làm các cuốn sách.

Bởi vì tôi luôn sống cùng với những ký ức đau buồn của các nhân vật của mình.


Tôi sinh ra ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Từ Hà Nội đi vào thành phố Hà Tĩnh là 400 cây số, từ thành phố đi ngược lên 30 cây số, rẽ vào một ngôi làng, đi lên một con dốc – ngôi nhà tôi ở đó. Cho đến khi 18 tuổi tôi mới ra khỏi làng, ra Hà Nội học đại học và làm việc tại một nhà xuất bản với chuyên môn là biên tập sách. Làm việc được mười năm tôi bỗng thấy chán với những cuốn sách mình biên tập. Tôi không muốn tiếp tục công việc trong một tâm lý làm để chờ ngày nghỉ hưu. Tôi quyết định bỏ việc. Chưa biết rồi sẽ làm gì tiếp sau.

Tôi ở nhà làm việc tự do. Chờ đến mùa hè là đưa hai con trai đi chơi khắp đất nước.


Trong một chuyến đi đến Tây Nguyên, tôi vào thăm nhà một cô em mà tôi quen trên một diễn đàn. Em có nỗi buồn lớn, chúng tôi đã chia sẻ với nhau qua tin nhắn nhiều lần, nay có dịp đi qua gần nhà em, tôi muốn đến thăm, cũng là để các con tôi biết thêm một vùng đất.

"Cộng sản không thể nào sửa chữa mà cần phải đào thải nó."


 

Khi còn ung dung cầm quyền và tin chắc các biến động thời cuộc ở Cộng hòa Dân chủ Đức tuy đáng lo ngại nhưng rồi sẽ lắng xuống vào tháng Năm 1989, Đảng SED (Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Đức) có 2.260.979 đảng viên chính thức và 64.016 đảng viên dự bị, tổng cộng 2.324.995, chiếm 13,8% dân số 16,8 triệu, một tỉ lệ vượt cả 11% của Đảng Quốc xã (NSDAP). Để so sánh: Đảng Cộng sản Việt Nam hiện tại có 5,2 triệu đảng viên, chiếm chưa đầy 5,5% dân số 95,5 triệu; Đảng Cộng sản Trung Quốc có 90 triệu đảng viên, chiếm 6,4% dân số 1,4 tỉ.

Không tính anh cả Liên Xô, trong các đảng cộng sản thuộc khối Đông Âu cũ thì SED hùng mạnh nhất về cả sức người lẫn sức của. Ở thời điểm CHDC Đức thở những hơi cuối cùng và độc quyền lãnh đạo của SED bị loại khỏi Hiến pháp (điều 1 khoản 1) ngày 01.12.1989, đảng này vẫn còn sở hữu một khối tài sản với hơn 6 tỉ Mark Đông Đức trong ngân hàng, một đế chế rộng lớn gồm hàng ngàn tập đoàn, công ti, doanh nghiệp trong ngoài nước cũng như vô số bất động sản, trong đó có những địa chỉ nổi tiếng như đặc khu Bộ Chính trị ở Wandlitz hay khu biệt thự cho các lãnh đạo cao cấp khác ở Pankow, tất cả tổng trị giá khoảng 10 tỉ, chưa kể những chiếc tủ bọc thép của Trung ương Đảng, chật ních dollar, đồng hồ, bạc thỏi và vàng bọc răng.

Chủ Nhật, 9 tháng 7, 2023

TRỊNH CÔNG SƠN: SUỐT ĐỜI LẠC BƯỚC….

 


Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ đầu tiên của Miền Nam được người Bắc tiếp xúc sớm nhất, với những bản tình ca lạ lẫm từ nhạc tới lời, khác hoàn toàn với những ca khúc cách mạng ngự trị hàng mấy thập niên, những bản tình ca ngọt ngào vẫn cứ phải thấm đẫm chủ nghĩa anh hùng cách mạng và ý chí chiến đấu, vì thế, “nhạc Trịnh” trở thành lựa chọn hàng đầu với sở thích nghe nhạc của dân Bắc cực đoan trong cả yêu và ghét khi văn hóa miền Nam giải phóng tâm hồn miền Bắc.
Trong khi đó ở miền Nam, vốn có một nền âm nhạc nói riêng và nền văn nghệ nói chung vô cùng phóng khoáng, hiện đại, trữ tình, vừa nối tiếp mạch tân nhạc tiền chiến với những tài hoa di cư từ Bắc vào Nam sau 1954, vừa nở rộ tài năng từ mảnh đất châu thổ Cửu Long Giang, từ phố núi Đà Lạt… – với những tên tuổi rực rỡ như Phạm Duy, Anh Bằng, Trầm Tử Thiêng, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Trần Thiện Thanh, Trúc Phương, Lam Phương, Lê Uyên Phương, Vũ Thành An, Nguyễn Văn Đông, Tuấn Khanh, Duy Khánh, Phạm Đình Chương, Cung Tiến, Nguyễn Đình Toàn, Trường Sa… khiến cho người dân miền Nam có nhiều lựa chọn.
Và Trịnh Công Sơn được yêu, ghét qua từng giai đoạn lịch sử; gắn liền những nhạc phẩm của ông theo từng khúc đoạn thời gian và theo cả cảm quan chính trị được cho là mơ hồ (trước 1975), xu thời (sau 1975).
Cuối đời, Trịnh Công Sơn có một nhạc phẩm mà không ca sĩ nào hát thấm hơn chính ông: “Tiến thoái lưỡng nan”. Đó có thể coi là bản tổng kết bằng âm nhạc cho cuộc đời của nhạc sĩ tài năng này. Đâu phải chỉ có lúc bấy giờ, Trịnh Công Sơn mới tiến thoái lưỡng nan. Dường như, cả cuộc đời ông là sự lưng chừng, lỡ cỡ, hai chân đặt ở hai con thuyền, không tiến không lui, không tà không chính, lập trường chính trị không rõ ràng, ngay cả âm nhạc cũng là sự bội phản, phủ định lẫn nhau.

Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2023

Thơ Bát Phố - Bát Phố thơ

 


Bát Phố đi giang hồ là lẽ thường, thơ đi bát phố, thơ đi phượt giang hồ là hiếm. Thơ phượt là loại thơ đi vào lòng dân từ hang cùng ngõ hẻm, từ bộ chính trị cho đến thảo dân, mọi nơi mọi lúc đều có mặt.
Nguyễn Trọng Cử, chủ hàng cá tầm cá hồi tại Sa Pa – Lào Cai, 44 Nguyễn Thị Định, Hà Nội, thấy trong các quán karaoke, massage treo đầy thơ Bát Phố:
“Sở lởi thì được trời cho
Anh còn mặc cả tiền bo làm gì
Mó mân từ bướm tới ti
Nghìn vàng chẳng tiếc, tiếc gì tiền bo”
Mọi người cho rằng như thế là nhục nhã nhưng với Bát phố lại thấy rất tự hào:
''NGHE PHÒ ĐỌC THUỘC THƠ TA
SƯỚNG HƠN ĐƯỢC GIẢI GỌI LÀ NOBEL''
Nhiều người coi được giải thưởng là vinh dự còn Thơ Bát phố thì ngược lại:
" MUỐN ĐUỔI KHÁCH RA KHỎI NHÀ
ĐỌC THƠ ĐƯỢC GIẢI HỌ RA TỨC THÌ"
Một lần, tôi và Vương Minh Đức - làm ở Bộ Lao động và Thương binh xã hội ở Nguyễn Trường Tộ, đi xe máy lên Quảng Ninh thăm Hùng thịt chó ở phố Hải Quan, Hòn Gai, Đức sững sờ thấy tập thơ Huyền Thi đặt trên bàn thờ để hàng ngày đèn nhang cúng bái.
Ông Toàn tốt nghiệp đại học bên Nga, nhà trước cửa chợ Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, mỗi lần đi đâu đều mang tập thơ Huyền Thi ra bói. Nói thật lòng, Bát Phố cũng cho chuyện này là mê tín dị đoan nên chỉ kể cho vui.