Thứ Tư, 22 tháng 5, 2024

MỘT LÁ THƯ ĐỘC ĐÁO CỦA NHÀ THƠ QUANG DŨNG


 

Nhà thơ Quang Dũng (1921 - 1988) là tác giả của “Tây Tiến”, của “Đôi mắt người Sơn Tây” và một số bài thơ để đời... Sinh thời, Thi sĩ tài hoa này có cuộc sống gia đình rất khó khăn, nhưng ông cũng nổi tiếng là người vui tính và hay hài hước.
Chuyện xung quanh một lá thư của nhà thơ Quang Dũng viết cho nữ sĩ Anh Thơ, cách đây gần 70 năm là một ví dụ như thế...
Đó là vào những năm cuối thập niên 50 của thế kỷ trước. Quang Dũng đang làm Biên tập viên văn xuôi ở Nhà xuất bản Văn học. Cùng cơ quan với Quang Dũng có hai người bạn thân là nữ sĩ Anh Thơ, Biên tập viên Tổ Thơ và nhà soạn kịch Lưu Quang Thuận (thân phụ của cố nhà thơ Lưu Quang Vũ) biên tập viên Tổ Kịch bản.
Giám đốc của Nhà xuất bản Văn học hồi ấy là Nhà văn Hà Minh Tuân. Ông Tuân là một Trung tá quân đội chuyển ngành, thường hay hô hào và tổ chức cho các nhà văn, nhà thơ đang công tác tại cơ quan đi thâm nhập thực tế sáng tác. Cụ thể là: mỗi tháng, cán bộ biên tập của Nhà xuất bản chỉ cần làm chuyên môn trong 20 ngày, 10 ngày còn lại dành để cho các cá nhân đi thực tế tự do.

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2024

SƯ MINH TUỆ VÀ PHÁP HÀNH DƯỚI GÓC NHÌN PHẬT GIÁO.

 


Vài năm trước, tôi có duyên được biết đến sư Minh Tuệ qua kênh Youtube Nhân Gà Vlogs. Hình ảnh sư được quay tại một hang đá ở núi Sạn (Nha Trang) - nơi cũng gần nhà tôi. Qua video, sư không thuyết pháp, cũng không tự nói về bản thân, mà chỉ trả lời, chia sẻ khi được hỏi, một cách rất chân thật về hành trình tu tập của mình. Điều mà tôi quan tâm, chú ý hơn cả là những chia sẻ về việc thực hành, trì giới của sư. Và tôi nhận ra sư Minh Tuệ đọc nhiều, hiểu rõ về kinh Nikaya và hành y theo những lời Đức Phật dạy. Từ đó có nhận định rằng đây là một bậc chân tu.
Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!
Nhưng may thay! Những người nghĩ tiêu cực về ông vẫn là thiểu số.
Sư Minh Tuệ tu theo pháp khổ hạnh đầu đà. Một số nhìn vào hành trạng và y áo của ông mà phỉ báng, nào là điên khùng, nào là hành xác, thiếu trí tuệ, không theo con đường Trung đạo mà Đức Phật khuyến khích. Nhưng những kẻ phỉ báng ông đâu biết rằng sư Minh Tuệ đang thực hành theo đúng chánh pháp, ông làm theo những lời dạy trong kinh nguyên thuỷ (1), đó là từ bỏ gia đình, sống đời phạm hạnh - một lối sống trong sạch, thanh tịnh, minh triết, buông xả tất cả, thiểu dục tri túc. Người ta nhầm lẫn khổ hạnh đầu đà là cách tu khổ hạnh trong 6 năm đầu của Đức Phật đi cầu đạo. Cái khổ hạnh ấy là ép xác, hành xác khiến cơ thể phải chịu nhiều đau đớn (có nguồn gốc từ Bà-la-môn). Như vậy, khổ hạnh đầu đà nghĩa nào đó là tiền thân của con đường Trung đạo và vẫn gần với nó nhất.

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2024

CÓ NÊN : NHƯỢNG BỘ THỎA HIỆP VỚI . . . NGA - PUTIN.

 


Chống lại khát vọng và sự lựa chọn hướng về các giá trị : Tự do Dân chủ của ngươi Dân, cũng như tham vọng thôn tính các vùng đất đầy tiềm năng tự nhiên và có vị thế địa chiến lược quan trọng, tại Trung tâm châu Âu của người Ukraina.
Bằng cuộc xâm lược toàn diện phi pháp, tàn bạo man rợ từ chính thể độc tài Nga - Putin. Diễn ra ngay trước mũi . . . EU, NATO. Cùng với nhịp điệu liều lĩnh đều đặn, thỉnh thoảng phát ra vô trách nhiệm từ điện Kremlin, đặt các thủ đô : Paris, London hay Berlin . . . Vào tầm ngắm tấn công phủ đầu hạt nhân. Rõ dàng đã thách thức nghiêm trọng Hòa bình khu vực và trật tự An ninh toàn cầu.
Sự kháng cự, tự vệ quyết liệt của quân Dân Ukraina cùng với sự yểm trợ xuyên Đại Tây Dương, từ Bắc Mỹ đến EU, NATO. Đã không những chặn đứng, mà khiến Quân xâm lược Nga bị xa lầy chịu tổn thất nghiêm trọng trên chiến trường và đẩy chính thể độc tài Putin vào thế bị cô lập trên trường quốc tế hơn bao giờ hết.

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2024

CHUYỆN VỢ CHỒNG

Ảnh minh họa
 

Khi gả về nhà anh, chị mười sáu, anh lên năm tuổi. Anh là con độc đinh, cha mẹ quý hơn vàng, chỉ tiếc anh quá nhiều bệnh tật.
Ông nội ở ngoài buôn bán nhỏ, gom được tí tiền. Bà nội tin Phật, một lòng thành kính, một lần bà nội xin được một quẻ xăm giữa miếu ngụt khói hương, nói phải cưới một cô vợ hơn tuổi cho thằng cháu đích tôn thì nó mới qua được vận hạn.
Bà nội đương nhiên tin vào lời Phật dạy chúng sinh nơi khói hương vòng quanh chuông chùa ngân nga, bởi thế ông bà nội bàn tính, đưa lễ hậu, kháo tin quanh vùng tìm mối nhân duyên cho anh.
Nhà chị năm miệng ăn, trông vào mấy sào ruộng bạc màu, chỉ đủ miếng cháo, mùa đông, cha chị vì muốn kiếm thêm ít đồng ra đồng vào, theo người ta lên núi đập đá, tiền chưa kiếm được, nhưng bị đá vỡ dập lưng, tiêu hết cả gia sản, bán sạch cả ruộng nương, bệnh không khỏi.
Hằng ngày cha chị chỉ có thể nằm trên giường, muốn chết mà chẳng chết cho. Hai đứa em trai còn chưa đủ tuổi lớn. Nỗi khổ sở của gia đình, nỗi ai oán của mẹ, làm những năm thời con gái của chị mang một gánh nặng tâm tư.
Vì thế bà mối đến, réo rắt: “Gả cô nhà đi, tiền thì để dưỡng bệnh cho cha, còn đỡ đần được tiền tiêu trong nhà”.

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2024

NHỮNG ĐỨA CON CỦA HAI NGƯỜI LÍNH

ảnh minh họa
 

Thành đứng nghiêm, dập mạnh gót giầy, đưa tay lên vành mũ
- Báo cáo sư trưởng, tôi, thiếu tá Nguyễn Thành có mặt theo mệnh lệnh.
Sư trưởng, một người nửa đời chinh chiến, mái tóc đã bạc gần hết, ngẩng đầu lên vui vẻ.
- Thành đấy à, ngồi đi – Ông chỉ tay vào chiếc ghế. Thành rụt rè ngồi xuống. Sư trưởng chỉ tay sang người đang ngồi nói chuyện với mình giới thiệu. – Giới thiệu với cậu, đây là thượng tá Hân, người của vụ đối ngoại của bộ. Đồng chí ấy có việc muốn làm việc với cậu.
Người ngồi cùng với sư trưởng chìa tay ra bắt tay Thành. Ông ta đưa mắt nhìn Thành từ đầu đến chân với một ánh mắt dò xét khiến Thành cảm thấy gai hết cả người. Từ tốn, ông lấy trong cặp ra một tấm ảnh chìa cho Thành.
- Cậu có quen biết người này không?
Thành cầm lấy tấm ảnh ngắm nghía. Ảnh một phụ nữ hơn ba mươi. Đẹp gái nhưng lạ hoắc.
- Báo cáo thủ trưởng tôi không biết người này.
- Lạ nhỉ! – Ông Hân lẩm bẩm. – Cậu xem kĩ lại đi và cố nhớ xem đã gặp cô ta bao giờ chưa.

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2024

ĐỪNG MONG NHỮNG GÌ KHÔNG THỂ CÓ Ở NGƯỜI KHÁC


 

Lần đó tôi bay từ Huế đi Tp. HCM. Máy bay bị delay khá lâu, thời đó chưa có điện thoại hay iPad để vào mạng giết thời gian, tôi ngồi quan sát đám hành khách trong phòng đợi. Mỗi người một vẻ, đa số là nóng ruột hơi chút cáu kỉnh. Không gì chán hơn cảnh chờ đợi, lâu lâu lại nghe trên loa: “Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam xin lỗi quý khách…”
Tôi mở tập tài liệu được phát trước cho cuộc hội thảo ngày hôm sau ở Tp. HCM ra đọc thì nghe một giọng Huế nam trung ấm nhẹ:
⁃ Thưa, đây có ai ngồi chưa ạ?
Trước mặt tôi là một ông thầy chùa, nhìn trang phục biết ngay là người tu hành, chỉ không biết là sư cấp bậc nào. Tôi đứng dậy, lễ phép mời thầy ngồi vào chỗ trống bên cạnh. Vị sư cảm ơn, nụ cười nhẹ nhõm của người Huế.
Tôi tiếp tục đọc mớ tài liệu. Ông thầy chùa khoan thai lấy từ trong túi vải ra cuốn sách, ngồi đọc chăm chú. Tôi vô cùng ngạc nhiên thấy bìa sách ghi “principes fondamentaux de la mécanique quantique”. Tôi không rành tiếng Pháp nhưng có học hai học kỳ môn Cơ học lượng tử nên hiểu cuốn sách của ông thầy viết về Cơ học lượng tử. Vô cùng ngạc nhiên, tôi thốt lên thưa thầy thầy đọc cả loại sách này ạ. Ông cười hơi bẽn lẽn:
⁃ Tìm hiểu thế giới vi mô và thế giới vĩ mô đều rất thú vị.
Vì phép lịch sự, tôi không tỏ ra có đôi chút kiến thức về vật lý hiện đại, tiếp tục đọc tài liệu và để cho ông ta tiếp tục với cuốn sách của mình.

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2024

BÍ MẬT CỦA NHỮNG CHIẾC CÚC ÁO


 

✍️Hồ Quỳnh Châu
Ngày ấy, tôi là một thợ mαy nghèo, không có tαy nghề nên chỉ dám mở một cửα hiệu nhỏ chủ yếu nhận đồ sửα chữα quần áo là chính. Một lần, được một αnh bạn thân tặng một quyển sách tự học cắt mαy. Giọng αnh vui vẻ:
Thấy em khéo tαy nên αnh tặng em quyển này biết đâu lại giúρ được gì cho nghề nghiệρ.
Từ đó tôi Ьắt đầu học cắt mαy một cách sαy sưα.
Khi bước đầu có chút kiến thức về nghề, ɾồi được nhiều người động viên, tôi liều mở một cửα hiệu khá to ngαy tɾên mặt ρhố.
Tôi có thân hình đẹρ, lại biết ăn mặc. Có lẽ vì thấy cô chủ sành điệu tɾong thời tɾαng nên cửα hiệu củα tôi khá đông khách. Ngoài ɾα còn có cả hơn chục người tới xin học việc.
Chưα thật sự có nhiều kiến thức và tαy nghề cũng chưα cαo nên mỗi khi định dạy học sinh cắt cái gì thì tối hôm tɾước tôi ôn luyện cái đó, nghĩα là theo kiểu “cơm chấm cơm” như người tα thường nói. Vậy mà học sinh không hề ρhát hiện mà còn khen: Chị giảng dễ hiểu như giáo viên vậy. Ngày ấy tôi thường ɾất tự hào.
Nhưng có một lần…
Một bác khách hàng đến mαy chiếc áo bà bα. Áo bà bα ɾất khó cắt mà tôi lại chưα cắt bαo giờ nên lưỡng lự muốn từ chối. Nhưng cuối cùng tôi liều nhận lời vì không muốn mọi người biết là mình còn yếu kém, sẽ bị giảm uy tín.
Hôm cắt chiếc áo bà bα, tôi đã thức tɾắng một đêm mò mẫm từng chút một, cuối cùng thì nó cũng thành. Rồi khi mαy cũng vậy, tôi cẩn thận từng đường kim mũi chỉ, tự tαy là ρhẳng ρhiu ɾồi tɾeo lên chiếc móc, ngắm nghíα gật gù ɾα chiều thích thú.

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2024

HÀ NỘI NGÀY THÁNG CŨ

 


Hà Nội ngày tháng cũ (tiếp theo và hết)
Đỗ Văn Minh
Nhớ và viết về Hà Nội thì dài lắm. Viết về thành phố, nơi tôi đã qua hầu hết tuổi hoa niên trong suốt 6 năm đầu trung học, thì hẳn có biết bao nhiêu điều để nói, muốn nói. Những kỷ niệm tràn tới liên miên, nhiều lúc tôi không biết bắt đầu từ đâu, chấm dứt nơi đâu, tiếp nối ra sao, thành ra tránh sao khỏi có sự lôi thôi, dài dòng mà tôi hy vọng đó chỉ là sự diễn tả thành thực của một tâm hồn.
Hơn nữa, viết về những chuyện, những việc ở thời gian trên dưới 70 năm về trước, lại dựa nhiều vào ký ức của một người tuổi đã quá bát tuần cho nên chắc chắn đã có nhiều sai lầm, thiếu sót về người, về vật, về việc, về ngày giờ, năm tháng, và đôi chỗ có đưa ra ý kiến thì cũng tránh sao khỏi có phần chủ quan.
Tôi chỉ biết cố gắng sao cho trung thực, có sao nói vậy, nhớ sao viết vậy, dựa theo khả năng của trí nhớ, để ghi lại tất cả những gì tôi còn biết, còn nhớ về Hà Nội của một thời xa xưa, của hơn nửa thế kỷ trước.
Tiếp câu hát ngày di cư vào Nam
Hà Nội ơi,
Những chiều sương gió dâng khơi
Có người lặng ngắm mây trôi
Biết bao là nhớ tơi bời”

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2024

VỌNG CỔ BUỒN

Ảnh minh họa: người Angola cái gì cũng đội lên đầu

Tác giả: Tiểu Tử
Tôi vượt biên một mình rồi định cư ở Pháp. Năm đó tôi mới 49 tuổi, vậy mà đi tìm việc làm đến đâu người ta cũng chê là tôi già!
vậy, một hôm, khi chải tóc, tôi nhìn kỹ tôi trong gương. Tôi bỗng thấy ở đó có một người có vẻ như quen nhưng thật ra thì rất lạ: mắt sâu, má hóp, mặt đầy nếp nhăn trên trán, ở đuôi mắt, ở khóe môi, mái tóc đã ngả bạc cắt tỉa thô sơ như tự tay cắt lấy. Từ bao lâu nay tôi không để ý, bây giờ soi gương vì bị chê già, tôi mới thấy rằng tôi của hồi trước "Cách mạng thành công" và tôi của bây giờ - nghĩa là chỉ sau có mấy năm sống dưới chế độ gọi là ưu việt - thật không giống nhau chút nào hết. Tôi già thiệt, già trước tuổi. Cho nên, tôi nhìn tôi không ra. Từ đó, mỗi ngày tôi tập nhìn tôi một lần, nhìn kỹ, cho quen mắt !
Một người bạn làm việc lâu năm ở Côte d' Ivoire (Phi Châu) hay tin tôi đã qua Pháp và vẫn còn thất nghiệp, bèn giới thiệu tôi cho Công ty Đường mía của Nhà nước. Không biết anh ta nói thế nào mà họ nhận tôi ngay, còn gởi cho tôi vé máy bay nữa!
Xưa nay, tôi chưa từng quen một người da đen gốc Phi Châu nào hết. Và chỉ có vài khái niệm thô sơ về vùng Phi Châu da đen như là: ở đó nóng lắm, đất đai còn nhiều nơi hoang vu, dân chúng thì da đen thùi lùi, tối ngày chỉ thích vỗ trống, thích nhảy tưng tưng v.v.. Vì vậy, tôi hơi ngán.
Nhưng cuối cùng rồi tôi quyết định qua xứ da đen để làm việc, danh dự hơn là ở lại Pháp để tháng tháng vác mặt Việt Nam đi xin trợ cấp đầu nọ, đầu kia.