Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Cu Ba: đôi điều cảm nhận qua một chuyến đi



Đây là bức ảnh có lẽ ít người có, ảnh chụp 2 người đàn ông Fidel và Chez mình chộp được trong chuyến đi Cu Ba vừa rồi. Nhật ký hành trình của mình chuyến đó đã dừng ở Mexico mà không viết tiếp về Cuba. Vì viết về CuBa thật khó khăn với mình. Cảm xúc bị lẫn lộn giữa sự khâm phục và chán nản. Viết sao được.
Với tôi Fidel và Chez từng là anh hùng.
Nhiều ý kiến trái chiều về Fidel, mình thấy ai cũng có lý do đúng cả.

Máy bay chở đội bóng Brazil gặp nạn ở Colombia, 6 người sống sót


Hình ảnh đầu tiên từ vụ tai nạn

Một máy bay chở 81 người, bao gồm các thành viên đội bóng Chapecoense của Brazil, đã gặp nạn ở không phận Colombia tối qua, có ít nhất 06 người còn sống, Meduza đưa tin hôm nay 29/11.
Theo truyền thông địa phương, máy bay gặp nạn vào khoảng 22h15 ngày 28/11 theo giờ địa phương (06:00 giờ sáng Moscow).

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016

“Nụ hôn Trump-Putin" có ý nghĩa gì?

Kelly Grovier

Chia sẻ


Image copyrightAFP
Image captionBức tranh do họa sĩ Mindaugas Bonanu thực hiện

Bức tranh vẽ cảnh Donald Trump và Vladimir Putin hôn nhau do một họa sĩ đường phố ở Lithuania tưởng tượng và vẽ ra hồi trung tuần tháng Năm 2016.
Những tấm ảnh chụp lại bức tranh vẽ cảnh khóa môi của Tổng thống Nga và ứng viên cho vị trí đại diện Đảng Cộng hoà trong cuộc đua vào Nhà Trắng đã nhanh chóng lan truyền rộng rãi chỉ vài ngày sau đó.
Bức tranh lớn được vẽ phủ hết chiều dài lưng tường một nhà hàng thịt nướng ở thủ đô Vilnius của quốc gia vùng Baltic.

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

CƠ CHẾ - VÒNG KIM CÔ CỦA CHẾ ĐỘ

NSGV: Bài viết - chuẩn từ mỗi vấn đề nhỏ của Giáo dục Việt Nam ngày nay cho đến tổng hoà các vấn đề lớn, trở thành ung nhọt của xã hội cần cắt bỏ. Nhưng cắt chỗ nào được đây... Vì đã lan tới khắp nơi từ vùng xa vùng sâu đến trung tâm lớn, chỗ nào cũng có những ông vua con bá chủ... Và cả cơ chế như cái vòng kim cô thít trên đầu những người tử tế. Suy thoái văn hoá chạm ngưỡng ở cấp độ cảnh báo cao ngất. Nghĩ nhiều chả thấy vui nổi...

***
Chuyện bộ trưởng Nhạ hình như đã "sang trang" trên tường FB nhường cho sự vụ khác. Đất nước ta, ngày nào giờ nào chẳng có phát ngôn kinh điển kiểu như bộ trưởng quê ở Hưng Yên. Thoạt đầu nghe phát biểu của Nhạ, tôi cũng như hàng triệu người Việt những ngày qua đã vô cùng bực tức. Nhưng mấy ngày nay, di chuyển đến một nơi mùa đông đang xám buốt đẹp như vực thẳm, đọc xong hai cuốn truyện ngắn ảo mù, giãn ra, thấy sự bực tức của mình có phần nông nổi.

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Tâm thư của người đi xe máy tham gia giao thông

Vì tôn trọng, chúng tôi xin đăng nguyên văn bức thư của người viết (xin giấu tên)...

Hỡi những nhà lãnh đạo và những người "vẽ" ra luật đáng kính!
Có bao giờ các ngài đặt mình vào cuộc sống của người dân chúng tôi để các ngài có thể thấu hiểu được hết cuộc sống khó khăn mà những người dân chúng tôi đang phải gánh chịu!!! Tôi công nhận mỗi người dân khi tham gia giao thông phải đi xe chính chủ là đúng đắn, nhưng nó chỉ đúng đắn khi áp dụng ở những sư xở văn minh lịch sự, với nền kinh tế giàu mạnh và cơ sở hạ tầng hiện đại, phát triển.

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

Bài thơ “Xin đổi kiếp này” của em Nguyễn Bích Ngân

Nguyễn Bích Ngân và ông Ngoại của mình

Bài thơ “Xin đổi kiếp này” của em Nguyễn Bích Ngân, học sinh lớp 8A1, trường THCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) được chia sẻ trên mạng khiến nhiều người bất ngờ, vì không nghĩ rằng cô bé mới 14 tuổi có thể viết được một bài thơ sâu sắc như thế.

Bài thơ thu hút nhiều chú ý và bình luận từ cộng đồng. Bình luận trên Vitalk.vn, thành viên Pé Tít cho rằng bài thơ khiến "dân mạng nín lặng". Người dùng Khánh Linh nói: "Tác giả đã xuất phát từ tứ thơ độc đáo "xin đổi kiếp này" để cảm nhận và trải nghiệm những đau xót  của sông biển, đất trời khi hàng ngày hàng giờ bị con người tàn phá".

"Nỗi đau xót thấm thía ấy đã làm bật lên câu hỏi nhức nhối về trách nhiệm, về lương tâm của con người trong cách ứng xử với môi trường sống - mối quan hệ nhân quả hiện hữu nhãn tiền khiến bài thơ như một thông điệp với sức mạnh cảnh báo mãnh liệt nhất".

Thành viên Thế Anh bình luận: " Bài thơ rất hay, phản ánh chính xác về thực trạng môi trường ở nước ta. Người lớn đọc cũng thấy giật mình. Hy vọng mọi người sẽ ý thức hơn về bảo vệ môi trường". "Nếu đổi được kiếp này tôi xin hóa thành cây. Thử những nhát rìu rạch sâu da thịt..." - Những câu thơ sâu sắc và thấm thía đến độ không ai nghĩ rằng chúng có thể do một cô bé mới lên lớp 8 viết ra.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ?


KỸ NĂNG MARKETING : BIẾN  CHÍNH TRỊ KHÔ KHAN THÀNH GAME SHOW LÔI CUỐN CẢ THẾ GIỚI
Người Mỹ lại một lần nữa chứng tỏ mình là những tay làm marketing đại tài. Chính trị khô khan đến vậy mà họ cũng biến thành một game đầy sức hút cho toàn thế giới giải trí, theo dõi hồi hộp như một trận bóng đá siêu kinh điển. Cũng tường thuật trực tiếp, cũng bám đuổi tỷ số, cũng bình luận của các chuyên gia, cũng ngạc nhiên khi thế cờ lật ngược và cũng có các tỷ lệ của các kèo dự đoán, cá cược.

Và một lần nữa cho chúng ta thấy bài học: đừng tin vào những kết quả thăm dò, sự thực có thể khác hoàn toàn những gì ta dự đoán. Trước khi cuộc bầu cử chính thức được diễn ra, hầu hết mọi cuộc thăm dò và dự đoán đều nghiêng về Hillary Clinton, thậm chí cả 5 vị cựu tổng thống đang sống cũng ủng hộ Clinton, có những lúc tỷ lệ ủng hộ Clinton lên đến trên 80%. Vậy mà kết quả lại thuộc về một tay mơ về chính trị và quân sự - Donal Trump.

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

Đọc “Những mùa lá bàng rơi”, nghĩ về nghề giáo.


Vừa rồi trong một lần đi mua sách, như một cơ duyên, tôi có được cuốn sách “Những mùa lá bàng rơi” của tác giả - thầy giáo Nguyễn Quốc Hùng, MA, do nhà xuất bản Phụ nữ xuất bản năm 2014. Thoáng chút ngỡ ngàng, qua từng trang sách, tôi như lần đầu được làm quen với một “thầy Hùng MA (*)” lãng mạn, đa cảm … và rất khác với thầy Hùng – đồng nghiệp của chúng tôi tại Trường ĐH Ngoại ngữ (Thanh Xuân) Hà Nội. Lật những trang đầu tiên trong “Những mùa lá bàng rơi”, cuốn sách đã thực sự thu hút tôi. Nó được tác giả kể câu chuyện cuộc đời Hưng, sinh trưởng trong một gia đình gia giáo, lớn lên cùng những khó khăn của hai cuộc kháng chiến, trưởng thành qua những thăng trầm trong thời kỳ đầy biến động của đất nước; nỗ lực hết mình để trở thành một người thầy không chỉ trên bục giảng mà còn trong lòng của các thế hệ học trò.

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

TẠI SAO NGƯỜI MỸ CHỌN TRUMP?


Bạn đưa cho một danh sách trong đó dân ở các xứ khác (trong G20, trừ Nga) đều chọn Clinton thay vì Trump. Và như vậy người Mỹ với quyết định chọn Trump làm tổng thống là một thiểu số khi so với thế giới. Nhiều người sẽ nói người Mỹ dại. Nói vậy hoặc là chưa suy nghĩ kỹ, hoặc là vỹ cuồng tự cho mình khôn. Nếu người Mỹ dại hẳn họ sẽ không thể tạo ra một nền dân chủ lâu đời và thành công như vậy. Họ cũng sẽ không tự biến mình thành một cường quốc hàng đầu thế giới không chỉ về quân sự, khoa học, nghệ thuật, dân chủ, và truyền cảm hứng cho phần còn lại của thế giới.

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

MONG CHỜ CÔNG LÝ ĐƯỢC THỰC THI


Bố mình, cựu giảng viên trường ĐH Bách Khoa, đã gần 80 tuổi mà còn bị một công chức nhà nước vô cớ hành hung khi đi tập thể dục. Bố mình đang đi bộ thì bị 1 người phụ nữ đi xe máy trái làn đường đâm cho ngã xuống. Khi bố đang lúi húi gượng đứng dậy thì chồng của phụ nữ đó đi ô tô vừa tới, ngay lập tức lao xuống đấm vào mặt bố mình mà không thèm hỏi han xem sự tình là như thế nào. Hậu quả là bố bị rách khoang miệng mất rất nhiều máu, tăng huyết áp và phải cấp cứu vào bệnh viện Y Hà Nội.

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

NGÀY MAI NƯớC Mỹ ĐI BầU


Không có cảnh đường phố treo đầy cờ Mỹ với giăng mắc chi chít băng rôn kiểu như “Đi bầu là nghĩa vụ của mọi người dân”, người Mỹ, nhìn bề ngoài, dường như không quan tâm cuộc bầu cử quan trọng theo cách mà truyền thông Mỹ tường thuật hàng ngày. Trong các thành phố mà tôi đã đi qua từ Bắc xuống Nam bang California (San Jose, Fresno, Bakersfield, Los Angeles, Orange County...) hoặc thậm chí New York City, chẳng nơi nào có “không khí náo nhiệt ngày hội đi bầu”, nếu không kể những panô ứng cử viên cấp địa phương dựng trơ trọi vài góc đường. Tóm lại là không có “Nhiệt liệt chào mừng ngày bầu cử các cấp” hoặc “Sáng suốt lựa chọn…”. Trong thực tế, người Mỹ không thờ ơ với cuộc bầu cử. “Quyền làm chủ” được họ hiểu rõ mà không cần được nhắc. “Quyền làm chủ” bao gồm cả việc thích đi bầu hay không mà chính quyền không thể ép buộc.

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

VỀ MỘT VỤ CHÁY

Tôi từng kinh doanh vũ trường, karaoke, nhà hàng từ những năm đầu 90. Thường đêm cuối tuần, khách hàng QB có thể lên tới cả gần ngàn người.

Cháy quán karaoke hôm qua ở 68 Trần Thái Tôn

Nhà hàng Phúc Quần Các ở ngay tầng trệt, việc đi lại khá thuận lợi, sảnh rộng, sân thoáng, an toàn.
Vũ trường và karaoke trên tầng 2, có cầu thang rộng để khách đi lại. Tôi vẫn cho thiết kế, xây dựng 2 cầu thang thoát hiểm bên hông, sử dụng khi có sự cố.
Gần chục năm kinh doanh, nhờ Trời, 2 cầu thang phụ này chỉ dùng trong việc đi lại của nhân viên, chưa 1 lần sử dụng cho việc thoát hiểm.