Các nhà khoa học Nga đã chế tạo được loại thuốc có thể chữa bệnh viêm gan C trong vòng một tháng. Thuốc này được bắt đầu nghiên cứu bào chế từ hơn hai mươi năm trước, giờ đây được cấp bằng sáng chế, và trong năm 2012 có thể mua tại cửa hàng.
Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011
Việc nước không chỉ ở Thái Lan
Lũ lụt tại Thái Lan đã đánh vào các quy trình sản xuất toàn cầu và đà tăng giá lương thực trên thị trường thế giới. Đó là nhận định hôm nay của báo "Thời sự Matxcơva”. Sau đây là tóm lược những nét chính về nội dung này trên trang báo.
Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011
Xuất hiện thêm nghi ngờ ông Gadhafi chưa chết
Cái chết của nhà lãnh đạo bị lật đổ Muammar Gaddafi cùng những vẫn đề an táng ông vẫn tiếp tục là đề tài gây tranh cãi.
Tin mới nhất cho hay: Một chuyên gia Nga nghi ngờ ông Gadhafi chưa chết và xác chết được cho là của ông Gadhafi trong tuần trước là xác của người có tên Ahmed.
Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011
Mạng xã hội: Nguồn thông tin phong phú cho báo chí
Câu nói hay của ông Đỗ Quý Doãn :"Vấn đề là kiểm chứng thông tin chứ không phải e ngại thông tin từ mạng xã hội. Các tòa soạn báo, các nhà báo phải tự xây dựng cho mình phương thức xác định sự thật từ những thông tin trên mạng. Phía cơ quan quản lý cũng phải nghiên cứu thấu đáo, tạo môi trường lành mạnh để mặt tích cực của mạng xã hội phát triển."
Lần đầu tiên một hội thảo cấp bộ đã đặt vấn đề, phân tích sự tác động giữa thông tin của báo chí truyền thống và thông tin trên các mạng xã hội (hội thảo tại Huế ngày 28-10).
Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011
Tướng Lê Văn Cương bình về 'hiện tượng Đinh La Thăng'
Bộ trưởng Đinh La Thăng |
Từ ngày nhận chức vụ Bộ trưởng đến nay, ông Thăng đã liên tiếp đưa ra những phát ngôn và hành động khá mạnh mẽ, dù còn một số ý kiến tranh luận, nhưng nhiều người ủng hộ ông, chí ít là thấy được quyết tâm cải cách ở vị Bộ trưởng này. Người dân ủng hộ ông là vì dân đã quá chán những ông quan khôn ngoan tìm sự an thân hưởng vinh hoa phú quý. Chỉ cần giữ ghế, không cần suy nghĩ và cũng không cần hành động. Loại cán bộ như vậy còn nhiều trong cơ quan nhà nước thì nước còn nghèo, dân còn mạt.
Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011
Tôi có phải là nhân dân không nhỉ?
Vũ Thị Phương Anh
Lâu nay tôi cứ ngỡ tôi hiểu rõ nghĩa của từ nhân dân. Thì từ này ai mà chả hiểu, nhân là người mà dân tức không phải là quan.
Nay đọc được bài viết của TS Nguyễn Văn Quang trên báo QĐND mới giật mình vỡ lẽ ra rằng từ nhân dân tưởng là đơn giản mà hóa ra phức tạp ra phết. Ai không tin thì hỏi ông xã tôi xem (học tập bác Ba Phi ấy mà!).
DÂN OAN LẠI KHIẾU KIỆN
Dân oan đòi nhân quyền (ảnh chụp 9h 30 ngày 26/10/2011) |
Sáng nay 26/10/2011, từ 9h hơn một chục bà con từ Nam đến Bắc đã đến trụ sở UNDP trên đường Lý Thường Kiệt, Hà Nội để khiếu kiện. Gần như tất cả là phụ nữ. Có mấy người đến từ Vĩnh Long, một số người là dân Hà Nội “mới” nhập về. Đa số tỏ ra bức xúc vì chính quyền cơ sở bao che cho những kẻ làm càn.
Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011
Tên lửa "Bastion" Nga trên bờ biển Việt Nam
Tên lửa "Bastion". Photo: RIA Novosti
|
Nga đã hoàn thành việc giao hai tổ hợp tên lửa "Bastion" cho Việt Nam. Chuyên gia quân sự từng tham gia chiến tranh Việt Nam, thiếu tướng Anatoly Pozdeev cho biết là các tên lửa này sẽ bảo vệ bờ biển Việt Nam trước các mối đe dọa từ biển. "Bastion" là hệ thống tên lửa сơ động bờ biển, loại vũ khí hiện đại nhất và mạnh mẽ nhất trong đẳng cấp này trên thế giới” - tướng Pozdeev cho biết.
Tại sao Gaddafi chiến đấu đến cùng?
Cái chết của ông Gaddafi ở Sirte, thành trì cuối cùng không phải là điều khó dự đoán với tính cách và quan niệm sống của ông.
Cái chết của ông Gaddafi đang là chủ đề “nóng” của truyền thông quốc tế. Tuy nhiên, với một số người quen thuộc với Gaddafi, cái chết của ông ở Sirte không phải là một điều khó dự đoán.
Ngoài ra, một số nhà chính trị cho rằng việc NTC chọn mai táng ông Gaddafi ở địa điểm bí mật còn mang sắc thái ý nghĩa khác: cuộc chiến vẫn chưa chấm dứt.
Ai là nhân dân giơ tay lên!
Hôm trước đọc bài “Đừng nhầm lẫn từ “nhân dân” trong hiến pháp” của ông đại tá tiến sĩ Nguyễn Văn Quang, thấy tức anh ách với kiểu lý sự cùn theo đơn đặt hàng của ông ta. Ai cũng thấy ông tiến sỹ này đúng là "sản phẩm sạch" của trường Đảng cao cấp Mác Lê ở Hà Nội. Thế nhưng vạch ra được kiểu “cùn” này cho mọi người thấy rõ ràng, sâu sắc, và từ đấy suy ra bài viết của đại tá tiến sĩ Nguyễn Văn Quang ở trên là hết sức phản động thì chắc chỉ có Nguyễn Quang Lập. Bởi vì: “theo cách phân loại nhân dân của ông tiến sĩ Quang thì những người (nhân dân)giành độc lập năm 1945 nếu không về trời cũng đã trên trăm tuổi cả rồi, những người tham gia chống Mỹ, chống Pháp hết thảy đã về hưu, thế hệ chống Trung Quốc xâm lược năm 1979 như mình cũng đã ngót nghét sáu mươi, sức tàn lực kiệt hết lượt. Tóm lại nhân dân của chế dộ, của Đảng toàn loại hết hơi, còn đám thanh niên trai trẻ ngày nay chúng chẳng phải nhân dân, vì thế chúng chẳng có trách nhiệm gì với chế độ với Đảng, tha hồ ăn chơi nhảy múa nhé” . Thật hóm và sâu sắc.
VM
Mấy hôm nay đau bụng không viết lách được gì, toàn post bài của bạn bè thôi. Hôm nay đọc bài “Đừng nhầm lẫn từ “nhân dân” trong hiến pháp” của ông đại tá tiến sĩ Nguyễn Văn Quang chợt cười phì, không thể không viết. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ mình mới biết có người phân loại nhân dân thế này, chết thật.
Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011
Xã hội tư bản là 'của 1%, do 1% và vì 1%'?
Phong trào 'Chiếm Phố Wall' mà nay đã lan rộng ra khắp thế giới trong đó mới nhất là tới Jakarta, Indonesia, đã vừa bước qua tháng đầu tiên.
Một số người chiếm Phố Wall nói họ lấy cảm hứng từ cuộc xuống đường được biết tới với tên gọi 'Mùa Xuân Ảrập' tại một số nước Trung Đông và Bắc Phi.
Trung Quốc cô lập ở Á Châu
Mọi người Việt Nam đều muốn những tranh chấp với Trung Quốc trong vùng Biển Ðông phải được đưa ra quốc tế, không thể chỉ nói chuyện riêng giữa hai bên.
3 tranh chấp lãnh thổ chủ yếu của Trung Quốc: (1) Biên giới trên bộ với Ấn Độ và Butan; (2) Tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông với Việt Nam; (3) Tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông với Nhật Bản.
Trong thực tế, rất nhiều nước vì quyền lợi riêng của họ, đã can dự vào vùng biển này. Trung Quốc đang có thêm nhiều đối thủ, và mất bớt bạn bè, nếu họ đã có.
Báo Trung Quốc nói về tàu pháo đầu tiên do Việt Nam sản xuất
- Hôm nay trên trang news.huanjiu.cn của Trung Quốc có đăng một bài viết nói về chiếc tàu pháo đầu tiên do Việt Nam tự sản xuất mang tên TT400TP.
Tàu pháo này được trang bị động cơ Diesel kép cánh quạt, TT400TP có chiều dài lên đến 54,16 m, chiều rộng 9,16 m, tốc độ tối đa là 32 hải lý một giờ tầm họat động 2.500 hải lý trên biển, nó có thể thực hiện những chuyến hải trình lên đến 30 ngày liên tục trên biển.
Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011
Vì cớ gì Bộ trưởng cấm quan chức GTVT chơi golf?
Người cày có … sân gôn (vietlandnews.net)
|
Việc Bộ trưởng Đinh La Thăng ra lệnh cấm các quan chức trong văn phòng bộ GTVT chơi golf trong ngày làm việc cũng như ngày nghỉ đang đốt nóng dư luận với những dự cảm tích cực và những hoài nghi đầy tiêu cực… mặc dù trước đó ông đã “trảm tướng" ngay tại sân bay Đà Nẵng được đông đảo dư luận nhân dân đồng tình ủng hộ .
Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011
Gaddafi bị đối xử tàn nhẫn hơn bin Laden?
Cũng bị cáo buộc chống lại loài người nhưng dường như cái chết của cựu lãnh đạo Libya Gaddafi còn bị rẻ rúm hơn cả trùm khủng bố bin Laden.
Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011
Nguyên nhân cái chết của Gaddafi và tình hình khó đoán trước ở Libya
Chính quyền mới Libya tuyên bố chính thức về nguyên nhân cái chết của Muammar Gaddafi là bị chết do vết thương trúng vào đầu. Các nhà báo nước ngoài được phép nhìn thấy xác của Muammar Gaddafi để ai cũng tin tưởng rằng đại tá đã chết chứ không phải là kết quả photoshop.
DÀN QUÂN
Trong chuyến thăm viếng Ấn Độ ngày 19 tháng Bẩy, ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói với giới lãnh đạo Ấn là họ cần vượt ra ngoài biên giới Ấn để nhận lãnh toàn bộ trách nhiệm chiến lược trong địa phương Nam Á, nhất là trong vùng Biển Đông. Câu nói của người nắm quyền lực ngoại giao Hoa Kỳ làm tình hình Á Châu chuyển động mạnh: Ấn ký với Việt Nam khế ước khai thác 2 giếng dầu 127 và 128 trong vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam, song song với những hiệp ước hợp tác quân sự Việt Ấn, đưa đến việc chiến hạm Airavat đang di chuyển ngoài khơi Nha Trang đột ngột nói là có người lên băng tần truyền tin cảnh cáo Airavat đang vi phạm lãnh hải Trung Quốc.
Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011
NTC Libya tuyên bố Muammar Gaddafi đã chết vì bị thương nặng
Đại diện của Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC) Libya tuyên bố rằng cựu lãnh đạo đất nước Muammar Gaddafi đã chết do những vết thương.
“Giấc mơ Mỹ” tan vỡ
Đại diện của Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC) Libya tuyên bố rằng cựu lãnh đạo đất nước Muammar Gaddafi đã chết do những vết thương.
Đổi mới Hiến pháp, nghĩ về một thiên cổ hùng văn cho đời sau
Tổng thống Obama kể rằng mẹ ông là người đã rèn cho ông niềm tin là mọi người Mỹ, với các màu da khác nhau đều bình đẳng theo Hiến pháp. |
Có thể chúng ta chưa có những công trình vật chất để lại ngàn năm, tuy nhiên, với năng lực tinh thần, chúng ta có thể nghĩ đến việc tạo lập ra những giá trị để lưu dấu lâu dài, mà một ví dụ cụ thể là đổi mới Hiến pháp nhằm thể hiện tầm nhìn mới, tầm nhìn lâu dài của lãnh đạo, làm cho Hiến pháp trở thành tài sản của mọi người dân Việt Nam – hôm nay và cả mai sau.
Huyền sử Nghiêu Thuấn và khát vọng dân chủ của dân tộc Trung Hoa
Đọc văn học cổ Trung Quốc, biết đến hai vị vua Đường Nghiêu và Ngu Thuấn (khoảng ba trăm năm đầu thuộc thiên niên kỷ thứ ba TCN) như hai vị vua anh minh, thường được nhắc đến như hai tấm gương cho các vua đời sau noi theo để trị nước. Dưới thời Nghiêu Thuấn, thiên hạ thái bình, mưa thuận gió hòa. Trong văn học sử và cả văn hóa dân gian, Nghiêu Thuấn như hai triều đại mang tính biểu tượng của thái bình thịnh trị ‘ngoài đường của rơi không nhặt, nhà cửa thường bỏ ngỏ không sợ trộm cắp”.
VN 'không nên chơi lá bài Mỹ'
Một chuyên gia nghiên cứu lâu năm về tranh chấp Biển Đông cho rằng gần đây đã có những trao đổi thẳng thắn hơn về cuộc tranh chấp chủ quyền.
Chính sách Biển Đông của VN và TQ
Nhà nghiên cứu duy nhất của Việt Nam tại hội thảo Biển Đông ở Manila phân tích những thay đổi gần đây trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc và Việt Nam.
Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông tại Học viện Ngoại giao Việt Nam ở Hà Nội, nhấn mạnh chính sách của Trung Quốc mang tính "thử và đẩy", dựa trên phản ứng của các nước.
Nga giao tên lửa phòng thủ cho Việt Nam
Tin cho hay Nga vừa giao hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion thứ hai cho Việt Nam theo hợp đồng ký từ năm 2005.
Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011
Thất vọng khi đọc “Cái nón tội gì?” của Bọ Lập.
Dạo này mình hay bị thất vọng.
Hôm nay cũng vậy, sau một chuỗi dài bức xúc xung quanh sự kiện xuất hiện băng cướp “thường phục” cướp nón, giật nón…của mấy người yêu Nước đi dạo ven Hồ Gươm, mình định viết đôi lời về thân phận những chiếc nón lá Việt Nam, như một sự giải tỏa. Nhìn quanh thì thấy Bọ ta đã có bài “Cái nón tội gì?”, nghĩ ôi may quá, viết chi cho mệt, khỏi viết cũng có cái đọc. Bọ viết hay gấp vạn.
Ngành công an có nên tuyển thêm nhiều bác sĩ ?
Nghe câu hỏi này chắc ai cũng cười, chẳng phải từ Bắc chí Nam hầu như ở tỉnh nào cũng có các cơ sở y tế trực thuộc công an rồi sao? Nơi to cao thì gọi là Bệnh viện, nơi đơn sơ cũng là cái Bệnh xá. Trang thiết bị, nhân sự y bác sĩ…của các bệnh viện, bệnh xá ấy nhiều bệnh viện thuộc hệ “dân sự” còn phải thèm. Trong khi dân còn chen chúc bốn người bệnh một giường, nhiều nơi còn “trắng y tế” mà công an có hẳn một hệ y tế riêng, đủ biết đảng, nhà nước đã ưu tiên ưu đãi cho lực lượng bảo vệ của mình cỡ nào.
Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011
VN đàm phán mua 4 tàu chiến của Hà Lan
Tin cho hay Việt Nam đang thảo luận việc mua bốn tàu hộ tống lớp Sigma của Hà Lan, tổng trị giá lên tới nhiều tỷ đôla.
Tàu hộ tống lớp Sigma |
Truyền thông Hà Lan cho biết kế hoạch mua bốn tàu chiến hiện đại này được thông báo trong chuyến thăm Hà Lan mới đây của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Học giả TQ ‘làm nóng’ diễn đàn Biển Đông
Cựu quan chức ngoại giao và nay là giáo sư đại học Trung Quốc tái khẳng định Trường Sa và Hoàng Sa là của Trung Quốc tại hội thảo Biển Đông ở Manila.
Giáo sư Trần Sỹ Cầu, từng là người đứng đầu các phái đoàn chuyên gia Trung Quốc bàn về biển đảo với Việt Nam và Indonesia, nói Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) “không thể nào là nền tảng cho đòi hỏi lãnh thổ của một nước”.
Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011
ĐI VỀ ĐÂU HỠI EM?
(trịnh công sơn)
Đi về đâu hỡi em?
Khi trong lòng không chút nắng
Giấc mơ đời xa vắng
Bước chân không chờ ai đón
Một đời em mãi lang thang
Lòng lạnh băng giữa đau thương....
Cửa sổ mở ra khoảng sân rồi đến một rặng cây đã trút hết lá. Những thân bạch dương trắng nổi bật dưới nắng, nổi bật lên nền xanh của rừng thông xa xa. Nắng đấy nhưng vẫn lạnh, cuối thu rồi.
Người ta bảo mùa đông này sẽ lạnh hơn mọi năm. Nghĩ lo lo.
Đoái trông chú Trọng đi Tàu.
"Anh Tư đi Ấn" |
Rộn rịp sự kiện ngoại giao cấp cao, anh Tư đi Ấn, chú Trọng đáo Tàu, thủ Dũng ở nhà tiếp Méc Ken-người đàn bà đẹp. Trong số ấy dân tình chán nhất nhưng cũng lo lắng nhất cho chuyến đi của chú Trọng.
Người lạc quan thì hy vọng với trình độ cử nhân văn chương, chú Trọng sẽ dùng thơ Đường thơ Tống, Lý Bạch Đỗ Phủ…mà kêu gọi những anh đại Hán hãy “nhân văn” hơn trong cách ứng xử ở Biển Đông với ngư dân Việt, với các dự án khoan dầu của Việt. Thậm chí có vị còn thì thào “chuyến này chuyên cơ chở cả tấn văn bản thư tịch cổ để chú Trọng làm căn cứ, làm minh chứng lịch sử để xin lại Hoàng Sa”. He he, lãng mạn vô cùng.
Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011
Đài Loan bác bỏ đề nghị thống nhất cuả Bắc Kinh
Hoan hô ông Mã Anh Cửu! Vấn đề không phải là Đài Loan thống nhất vào Hoa lục CS mà là ngược lại. Vì Trung Hoa đại lục cần phải đi theo con đường này của Đài Loan - « Thiết lập một quốc gia tự do dân chủ, phân phối công bằng các nguồn lực ». Đâu phải cứ nhỏ là phải sát nhập vào lớn.
VM
Thụy My
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu hôm 10/10/2011 đã thẳng thừng bác bỏ lời kêu gọi thống nhất với Trung Quốc, được Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đưa ra vào hôm trước. Ông Mã Anh Cửu chủ trương giữ nguyên trạng Đài Loan, và dân chủ hóa Trung Hoa lục địa.
Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011
Miến Điện tiến gần Ấn Độ, xa Trung Quốc
Ấn Độ đã trải thảm đỏ đón tiếp Chủ tịch Miến Điện Thein Sein hôm thứ Sáu ngày 14/10 trong chuyến thăm chính thức của ông đến Ấn Độ trong bốn ngày.
Ông sẽ có cuộc hội đàm trong ngày với Thủ tướng nước chủ nhà Manmohan Singh và hai nước sẽ ra bản Tuyên bố chung sau đó.
TQ lại phản đối dự án dầu Việt-Ấn
Những ai còn tin vào 16 chữ vàng và 4 tốt của Trung Quốc để tự ru ngủ mình, nhất là những ai dùng "tầm cao chiến lược" với ý định hợp tác với Trung Quốc để khai thác chung ở biển Đông, cần thấy việc làm và lời nói của họ không nhất quán. Kể từ sau 1975, tại sao chỉ có các "đồng chí" tiến đánh, chiếm đóng Việt Nam ? Trong "4 tốt", Trung Quốc không có cái tốt nào cả. Chỉ cần TQ là một "láng giềng bình thường" chứ không phải "láng giềng khốn nạn" đã là quý lắm.
VM
Ngay sau khi Việt Nam và Ấn Độ ký thỏa thuận cùng thăm dò dầu khí, người phát ngôn Trung Quốc một lần nữa khẳng định chủ quyền "không thể chối cãi" của nước này đối với nguồn tài nguyên ở Biển Đông.
Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011
Trung Quốc trước thách thức do Mỹ đặt ra trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Washington dự định sẽ tăng cường hiện diện chính trị và quân sự trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong bài "Kỷ nguyên Thái Bình Dương của Mỹ", được công bố trên tuần báo "Foreign Policy", ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã nhấn mạnh điều này.
Cái nhìn sử gia: Cách mạng văn hóa Trung Quốc khiến cải cách là tất yếu
Ngày 12 tháng Tám 1966, Hội nghị lần thứ 11 của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 8 kết thúc ở Bắc Kinh. Phiên họp toàn thể này đã thông qua quyết định về cuộc Cách mạng văn hoá vô sản. Hôm nay, 45 năm sau, thập kỷ đầy biến động của Cách mạng văn hóa vẫn tiếp tục được đánh giá ở Trung Quốc và trên thế giới theo nhiều cách khác nhau.
Những cố gắng mới để giải quyết vấn đề biển đảo
Trung Quốc và Việt Nam đang thể hiện những nỗ lực mới để thoả thuận cùng nhau về quy tắc ứng xử trên biển Nam Trung Hoa-Biển Đông. Ngày 11 tháng Mười sẽ bắt đầu chuyến thăm chính thức năm ngày của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đến CHND Trung Hoa. Từ cuộc gặp cấp cao tại Bắc Kinh, người ta trông đợi những giải pháp mới tháo gỡ cuộc tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa (Nansha) và quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa).
TQ thăm dò dầu ngoài khơi Campuchia
Tập đoàn dầu khí nhà nước Trung Quốc CNOOC sẽ bắt đầu tiến hành thăm dò ngoài khơi tỉnh Preah Sihanouk của Campuchia trong tháng 10 này.
Báo Campuchia loan báo việc thăm dò dầu khí "sẽ được thực hiện tại Lô F, nằm cách tỉnh Preah Sihanouk gần 40km về phía Nam".
Nếu nhìn trên bản đồ của cơ quan dầu khí Campuchia, người ta sẽ thấy Lô F (Bloc F) nằm trong Vịnh Thái Lan, ngay bên cạnh đảo Phú Quốc của Việt Nam.
Cải tổ dân chủ mạnh bạo bất ngờ tại Miến Điện
Thụy My – RFI
Nhật báo La Croix chú ý đến sự kiện Miến Điện sắp trả tự do cho trên sáu ngàn tù nhân, sau khi đã có một loạt cử chỉ cởi mở. Theo tờ báo, những tiến bộ nhanh chóng trên đã làm kinh ngạc giới quan sát, và khiến phương Tây sắp tới cần phải chỉnh đốn lại quan hệ với quốc gia lâu nay có tiếng là độc tài này.
Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011
Tổ chức khủng bố “Việt Tân” và âm mưu gây rối tại Hà Nội
Mỹ là nước đi đầu và mạnh mẽ nhất trong cuộc chiến chống khủng bố trên toàn cầu kể từ sau sự kiện 11 tháng 9 đến nay. Thế nhưng tổ chức Việt Tân lại hoạt động hợp pháp tại Mỹ, “Việt Tân cũng không bị xếp vào danh sách khủng bố của Liên Hiệp Quốc”, trong khi Việt Nam lại coi Việt Tân là tổ chức khủng bố. Việt Tân chỉ có một, tại sao lại có cách gọi và hành xử khác nhau như vậy đối với tổ chức này? Hay nhà nước VN có định nghĩa khác về "khủng bố"?
VM
(Petrotimes) - Từ trước tới nay, ai cũng biết tổ chức phản động lưu vong Việt Tân đang cư ngụ tại Mỹ là một tổ chức khủng bố. Nhưng không chỉ có thế, lợi dụng lòng yêu nước của người dân Việt, các thế lực chống đối Việt Nam mà chủ yếu là Việt Tân đang kêu gọi, kích động, hướng lái một bộ phận quần chúng biểu tình, tuần hành, nhằm gây mất an ninh trật tự ở Thủ đô.
Bề dày tội ác
Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011
Dân chúng nước Nga giễu cợt sự quay lại Kremlin của Putin
Lời người dịch: Việc Putin, cựu sĩ quan tình báo cộng sản KGB, trở lại Kremlin, đã được quan tâm và phân tích rất nhiều qua báo chí trên thế giới. Bởi vì muốn hay không, nước Nga có vai trò quan trọng trên bàn cờ chính trị và kinh tế thế giới.
Trong tuần rồi, Nga và Trung Quốc bác bỏ dự thảo nghị quyết trừng phạt Syria do Liên minh châu Âu đề xướng, đã làm dư luận lo ngại về sự bắt tay - “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” - của các chế độ độc tài, chuyên chế. Thái độ của Nga và Trung Quốc khiến tình hình ở Syria có thể bế tắc, mặc dù nhà độc tài Syria Assad đã đàn áp đẫm máu, giết chết khoảng 2.700 người, cùng hàng ngàn người khác bị thương, trong các cuộc xuống đường biểu tình suốt từ tháng 3 năm nay.
Greg Kuczynski
*********
Putin trong chân dung của Brezhnev, cựu Tổng bí thư đảng CS Liên Xô được phổ biến trên Internet |
Khi Putin rời điện Kremlin gần bốn năm trước, cả nước Nga run lên, cả thế giới mong đợi một điều tốt đẹp.
Dòng Su-30 của Việt Nam vẫn là đối thủ đáng gờm của các chiến cơ
Cho dù hiện nay, các nước cho ra đời khá nhiều loại chiến cơ hiện đại mới. Nhưng thực sự dòng máy bay Su, đặc biệt là Su-30MK2 của Việt Nam vẫn được coi là mối đe doạ nghiêm trọng đối với ưu thế trên không của Mỹ và Australia, có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh Không quân ở Châu Á-Thái Bình Dương.
Su-30MK2 |
Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011
Miến Điện tìm cách thoát khỏi vòng kềm tỏa của Trung Quốc
Chính quyền quân nhân Miến Điện trước đây được cho là độc tài, đàn áp đối lập và là một trong những nước kiểm duyệt báo chí gắt gao nhất thế giới. Thế nhưng chính quyền dân sự mới đây của họ đã có những bước tiến mạnh mẽ. Khi đình chỉ dự án đập thủy điện Myitsone do bị dư luận trong nước cực kỳ phản đối, chính phủ đương nhiệm tại Miến Điện đã tiến thêm một bước về phía phương Tây và phong trào đối lập trong nước. Mới đây Ông Tint Swe, Cục trưởng Cục Đăng ký và Giám sát Báo chí của Miến Điện hôm 7/10/2011 tuyên bố với Đài Á châu Tự do rằng các phương tiện truyền thông Miến Điện cần được tự do, thậm chí ông còn đề nghị đóng cửa cơ quan kiểm duyệt.
Ông Tint Swe tuyên bố : “ Kiểm duyệt báo chí không tồn tại ở phần lớn các nước khác, cũng như ở các nước láng giềng, và nó cũng không hợp với những tập quán dân chủ. Trong tương lai gần, cần phải bãi bỏ kiểm duyệt”. Như chính tổng thống Thein Sein khi loan báo việc đình chỉ dự án Myitsone, là để “tôn trọng ý muốn của người dân”. Thật là chí lí.
Một nhà nước XHCN ưu việt như VN lẽ nào chịu thua nhà nước quân phiệt Miến Điện? Khi nào chính quyền VN mới có hành động tương tự như vậy với dự án Bôxit ở Tây Nguyên và việc kiểm duyệt báo chí ...?
VM
Tổng thống Miến Điện Thein Sein (trái), nâng cốc cùng chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Bắc Kinh, ngày 27/05/ 2011.
REUTERS/David Gray
NHẤT THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM
Nếu vào Google tìm cụm từ " nhất thế giới ở Việt Nam" trong nháy mắt bạn sẽ có gần 78 nghìn kết quả hiện ra.
Nào là :
Ngôi nhà điên ở VN kỳ lạ nhất thế giới
Vịnh biển Việt Nam đẹp nhất thế giới
Thăm dàn tên lửa tối tân nhất thế giới tại Việt Nam
Sữa tại Việt Nam: “Đắt nhất thế giới”
Tablet 'khủng' nhất thế giới xuất hiện ở Việt Nam
Tablet 'khủng' nhất thế giới xuất hiện ở Việt Nam
Nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam: An toàn nhất thế giới -
BBC Vietnamese - Việt Nam - Người Việt 'lạc quan nhất thế giới'?
BBC Vietnamese - Việt Nam - Người Việt 'lạc quan nhất thế giới'?
“Trọng tài Việt Nam giỏi nhất thế giới"
Khu rừng cổ nhất thế giới tại Việt Nam
Khu rừng cổ nhất thế giới tại Việt Nam
Việt Nam 'chi bạo' nhất thế giới
Việt Nam tham nhũng nhất thế giới ? Nguyen Minh Triet - YouTube
Khám phá hang động lớn nhất thế giới tại Việt Nam...
Ngoài ra không cần tìm bạn cũng nghe, đọc và có thể suy ra rằng dân Việt Nam đang hạnh phúc nhất thế giới vì có 1 đảng CS 81 tuổi , sáng suốt, quang vinh nhất thế giới lãnh đạo "đưa nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác"và vì đang sống trong xã hội XHCN ưu việt "nghìn lần dân chủ hơn dân chủ tư sản"...
Và nay, chúng ta lại có thêm một kỷ lục thế giới nữa :Việt Nam chỉ mất 15-20 năm để chuyển từ cơ cấu dân số vàng sang cơ cấu dân số già – một tốc độ nhanh hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Xin giới thiệu cùng bạn đọc
Thời sự -Chuyện hôm nay
09/10/2011
Già, nghèo, yếu và ế
Dân số: Ba nỗi lo
Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011
Tự vệ và tham vọng
Phan Long
gửi cho BBCVietnamese.com từ TP HCM
Việc Miến Điện quyết định ngừng xây đập thuỷ điện do Trung Quốc đầu tư đã trở thành tâm điểm dư luận ở Việt Nam.
Tổng thống Thein Sein nói trước Quốc hội Miến Điện rằng: “Chính phủ mà ông đang điều hành được lựa chọn bởi nhân dân, vì vậy, chính phủ này phải có nghĩa vụ tôn trọng nguyện vọng của nhân dân.”
Bộ trưởng giao thông 'ném đá ao bèo'?
Nhà văn và blogger Phạm Viết Đào đã lên tiếng chỉ trích những giải pháp giao thông của Bộ trưởng Đinh La Thăng cho dù vị bộ trưởng này có vẻ được không ít sự ủng hộ của công chúng.
Ông Đào nói cả hai giải pháp mà ông Thăng đưa ra bao gồm hạn chế xe máy lưu thông và đề nghị cán bộ ngành giao thông đi xe buýt đều không giải quyết được tận gốc nạn ùn tắc ở Hà Nội.
Ông nói với BBC: "Hiện nay cái ách tắc ở Hà Nội là do cái cung không ứng với cầu.
Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011
Vì sao tàu sân bay Trung Quốc chưa dám ra biển?
Hôm nay trên nhiều trang báo mạng của Trung Quốc đăng thông tin gây shock làm nhiều cư dân mạng thực sự hoang mang. Phải chăng tàu sân bay Trung Quốc không ra biển nữa?
Thi Lang mang theo biết bao gửi gắm, hi vọng của giới quân sự cũng như người dân Trung Quốc |
Kinh nghiệm cho Việt Nam từ vụ Ấn Độ không lùi bước trước Trung Quốc về Biển Đông
Trọng Nghĩa
Trong tháng 9/2011, Trung Quốc đã ồn ào phản đối tập đoàn Ấn Độ ONGC Videsh hợp tác thăm dò dầu khí tại 2 block ngoài khơi Việt Nam. Trước đây, các công ty Anh Mỹ như Chevron, BP đã rút lui ngay sau khi bị dọa, nhưng lần này Ấn Độ đã dứt khoát bác bỏ, nói rằng việc cộng tác với Việt Nam theo đúng luật lệ quốc tế.
Phe đối lập Nga kêu gọi tẩy chay các cuộc bầu cử
Thụy My
Tại Nga, phe đối lập kêu gọi người dân không đi bầu Quốc hội vào ngày 4/12 tới. Đảng cầm quyền chắc chắn sẽ thắng lớn trong cuộc bầu cử này, vì nhiều đảng phái đã bị cấm đăng ký, và như vậy sẽ không được quyền tham gia tranh cử.
Từ Matxcơva, thông tín viên Anastasia Becchio cho biết thêm chi tiết:
Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011
CUỘC CHIẾN CỦA NATO Ở LIBI -“AFRICOM là mối đe doạ đối với an ninh năng lượng quốc gia của Trung Quốc”.
Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Thứ tư, ngày 05/10/2011
TTXN (Angiê 28/09)
Quyết định của Mỹ cho NATO không kích Libi không có gì liên quan đến cái mà Chính phủ Mỹ gọi là “sứ mệnh bảo vệ dân thường” mà trên thực tế, chiến dịch đó là một phần của kế hoạch rộng lớn hơn của NATO và Lầu Năm Góc nhằm kiểm soát tử huyệt của Trung Quốc: đó là sự lệ thuộc mang tính chiến lược vào lượng dầu mỏ và khí đốt phải nhập khẩu ngày càng lớn. Đó là nhận xét của chuyên gia William Engdahl trên tạp chí “Mondialisation”. Dưới đây là trích lược bài viết “AFRICOM là mối đe doạ đối với an ninh năng lượng quốc gia của Trung Quốc”.
Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011
Obama thừa nhận có thể thua trong bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2012
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thừa nhận rằng ông có thể thua trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012. Lý do chính, theo tổng thống vì ban tham mưu của ông không thể đối phó với các vấn đề kinh tế và áp dụng các cải cách như đã hứa.
CPJ quan ngại về tự do ngôn luận ở VN
Tổ chức Bảo vệ các nhà báo (CPJ), trụ sở ở New York, mới ra thông cáo bày tỏ quan ngại về điều mà họ gọi là 'đợt trấn áp tự do ngôn luận' mới đây ở Việt Nam.
CPJ cũng kêu gọi Hà Nội trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả các nhà báo và cây viết đang bị giam cầm ở trong nước.
“Cú sốc” lớn ở sân bay Đà Nẵng
Ngày 4/10, sau khi thị sát thực trạng xây dựng công trình nhà ga hành khách sân bay quốc tế Đà Nẵng, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã thay ngay tổng chỉ huy công trình.
Nhà ga hành khách sân bay Đà Nẵng được khởi công xây dựng từ tháng 12/2007 với tổng vốn hơn 1.345 tỉ đồng từ ngân sách và vốn vay, do Tổng Công ty Cảng HK miền Trung làm chủ đầu tư. Công trình đủ tiêu chuẩn phục vụ 4 triệu khách/năm.
“Các ông đùa à?”
Theo kế hoạch, lẽ ra nhà ga phải đưa vào khai thác từ quý 1/2010 nhưng việc thi công hết sức ì ạch khiến dự án chậm tiến độ gần hai năm. Mới đây Thứ trưởng Bộ GTVT Ngô Thịnh Đức đã có văn yêu cầu chủ đầu tư, ban quản lý (BQL) dự án phải có giải pháp cụ thể, quyết liệt thi công hoàn thành trước 31/12/2011. Chậm nhất ngày 20/9, tất cả các nhà thầu chính, thầu phụ phải lập lại được bản tiến độ chi tiết, tiến độ tổng thể, chốt được thời gian hoàn thành từng nội dung công việc…
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng: “Phải thay ngay tổng chỉ huy dự án!”.
Chính sách đối ngoại Mỹ có vấn đề?
Chính sách đối ngoại đầy hứa hẹn của Barack Obama bị xói mòn bởi sự hỗ trợ thiển cận cho Israel và các mục tiêu không rõ ràng tại Afghanistan. Tổng thống Barack Obama liên tiếp tạo ra “thảm họa” trong chính sách đối ngoại.
Trong ít nhất ba lĩnh vực quan trọng đối với hòa bình thế giới và lợi ích của Mỹ, gồm những quan hệ căng thẳng giữa khối Arab và Israel, Afghanistan - Pakistan, Yemen - Somalia, Tổng thống Mỹ đang thể hiện sự liều lĩnh, khiến tình cảm tức giận, căm ghét Mỹ tăng lên mà phải mất nhiều thời gian mới có thể xua tan.
Vì sao Tổng thống Nga Dmitry Medvedev không cạnh tranh với Putin
Ngày 24/9, tại Đại hội thường niên của đảng Nước Nga Thống nhất diễn ra tại Moscow, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã đề nghị Thủ tướng Nga Vladimir Putin ra tranh cử Tổng thống trong cuộc bầu cử được ấn định vào ngày 4/3 năm tới. Thủ tướng Nga Vladimir Putin nói ông chấp nhận đề nghị của Tổng thống Medvedev muốn ông tranh cử tổng thống.
Quân đội Trung Quốc và tham vọng "đại nhảy vọt" ...
Minh Anh
Bắc Kinh ngày càng tỏ rõ cho thấy tham vọng của họ không những trở thành một cường quốc về kinh tế mà còn là một quốc gia mạnh về quân sự. Đề tài này được báo Le Figaro hôm nay trình bày cặn kẽ qua bài viết đề tựa «Bước đại nhảy vọt của Quân đội Trung Quốc».
Bài viết nhận định sự lớn mạnh của quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa đang khiến thế giới lo sợ. Gần đây, Bắc Kinh liên tục phô trương sức mạnh như tập bắn hạ một vệ tinh cách trái đất 250 km vào tháng 1 năm 2007, hạ thủy chiếc tàu sân bay đầu tiên, được cải tiến từ một chiếc hàng không mẫu hạm mua của Ukraina vào tháng 8 năm nay; hoặc bay thử nghiệm máy bay chiến đấu J20, thế hệ thứ năm…
Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011
Trung Quốc cảnh báo chiến tranh thương mại với Mỹ
Trung Quốc hôm nay “kịch liệt phản đối” một dự luật của Mỹ, nhằm buộc Bắc Kinh phải để đồng Tệ tăng giá và cảnh báo việc thông qua dự luật sẽ dẫn đến một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Trung Quốc bị nghi ngờ mua đất ở Iceland để khai thác vùng Bắc Cực
Trọng Nghĩa
Dự án mới đây của một nhà đầu tư Trung Quốc muốn thành lập một khu nghỉ mát rộng lớn tại Iceland, đã gây ra một luồng dư luận phản đối. Rất nhiều người cho rằng Bắc Kinh đang âm mưu thiết lập đầu cầu tại một khu vực chiến lược để có thể sẵn sàng khai thác nguồn tài nguyên rất dồi dào dưới Bắc Băng Dương, cũng như tuyến hàng hải rất ngắn nối liền châu Âu với châu Á qua ngã Bắc Cực có trong thời gian tới đây.
Họp bất thường Đà Nẵng có tân chủ tịch
Phó Chủ tịch Văn Hữu Chiến được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Đà Nẵng trong phiên họp bất thường sáng 03/10, gần hai tháng sau khi vị trí này để trống.
Hồi giữa tháng Tám, cựu Chủ tịch Trần Văn Minh được điều động làm Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng CSVN.
Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011
The China Post: Tranh chấp biển với Trung Quốc ở miền Bắc, hòa giải ở miền Nam tại Việt Nam
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – Gần bốn thập niên sau khi kết thúc một cuộc chiến phân chia Việt Nam, một cuộc tranh luận về hòa giải dân tộc giữa các kẻ thù cũ đã được nhen nhóm trở lai bởi những căng thẳng với Trung Quốc.
Mặc dù nhiều chính sách của chính phủ được thiết kế để thu hút đối thủ thời chiến – nhiều người trong số họ đã chạy trốn ra nước ngoài – những người liên quan đến chế độ cũ ở miền Nam Việt Nam vẫn còn cảm thấy bị kỳ thị từ chính quyền cộng sản.
Nhưng gần đây, sự tức giận về hành động xâm lược hung hăng của Bắc Kinh trong lãnh biển Nam Trung Quốc đã dẫn đến sự công nhận chưa từng có về quân nhân miền Nam, những người đã đứng lên chống người hàng xóm phía bắc khổng lồ.
THEO CON ĐƯỜNG BÁC HỒ ( Phần III )
( Phần cuối)
Lược nghi buổi nói chuyện của nhà văn Sơn Tùng ngày 27/4/2001 tại Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Đào tạo *
—-****—-
…Xin giới thiệu, bác Sơn Tùng là nhà văn mà nhiều người đã biết đến, qua các tác phẩm của bác. Trong buổi nói chuyện hôm nay, bác sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin rất bổ ích. Mặc dù bác đang mệt, nhưng rất nhiệt tình với chúng ta, bác vẫn nhận lời nói chuyện với trường chúng ta hôm nay.
Bây giờ tôi xin nhường lời cho bác Sơn Tùng.
....Nói như thế thấy rằng cụ Cao Xuân Dục có mối liên quan hệ tình cảm sâu sắc với gia đình Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, rất nhiều tình tiết như thế. Sau khi đỗ đại khoa thì vua Thành Thái ban “ân tứ vinh quy”, ban áo mão để đi dự tiệc vườn Thượng uyển được “kén vợ”, chọn một cô nào thì tuỳ ý. Nguyễn Sinh Sắc được cụ Cao Xuân Dục định gả con gái yêu của cụ là Cao Thị Trâm làm vợ kế để giúp cho các cháu đang thơ như thế này, mà đứa nào cũng học giỏi, ngoan, nên cụ mời Nguyễn Sinh Sắc đến tư dinh, ông nói trước để khi ông Sắc chọn (vợ) sẽ lấy Cao Thị Trâm, con quan đại thần. Cụ nói: – Tôi muốn giúp anh người hiền đức mà “thất nội trợ…”
Ông Sắc bèn phủ phục xuống nói: – Con xin tạ ơn Cụ lớn và xin Cụ lớn miễn cho con việc này, là vì con được như hôm nay là nhờ cha mẹ vợ, gia đình vợ, bây giờ vợ mất rồi, con rể đỗ đại khoa, vinh quy bái tổ mà lại nằm trên cáng và một võng người con gái khác cùng về theo thì điều này đau đớn cho mẹ vợ của con. Vậy xin quan lớn, miễn cho con, chứ không phải con chê , chê là không phải, là xúc phạm… nên con xin tạ cái ơn hải hà này.
Đó là nhân cách một quan đại thần, nhất phẩm triều đình muốn chọn người tài để gả con gái cho, mà con gái thì mới 18 tuổi, trong khi ông tân khoa đã 3 con rồi, có tài, để giúp “nâng khăn sửa túi” cho ông (Sắc) này, giúp ông nuôi con, dựng nghiệp. Tôi nói phụ thêm về điều này. Cụ Cao Xuân Dục gả con gái cho vị Hoàng giáp Tiến sĩ Đặng Văn Thuỵ (cụ Đặng Văn Thuỵ là thân phụ của hai phó bảng Đặng Văn Oánh, Đặng Văn Hướng), gả con gái cho phó bảng Hoàng Tăng Bí, thân sinh ông Hoàng Minh Giám; gả con gái cho phó bảng Lê Xuân Mai làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An…
THEO CON ĐƯỜNG BÁC HỒ ( Phần II )
Lược nghi buổi nói chuyện của nhà văn Sơn Tùng ngày 27/4/2001 tại Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Đào tạo *
Có ông anh em cọc chèo với ông mới nói nhỏ cho ông biết Bác lên thăm Tây Bắc, để đảm bảo “an toàn” (cho Bác) người ta điều chú lên đó. Bác về rồi mới cho ông trở lại. Tất nhiên sau này ông cũng được giải oan nhưng có những sai lầm đến như vậy.
THEO CON ĐƯỜNG BÁC HỒ
Đọc bài này của Sơn Tùng thật thấm thía. [Sơn Tùng tác giả quyển Búp Sen Xanh, nói về tiểu sử HCM, trươc khi xuông tàu 'tìm đường cứu nước' đã có người yêu: vì chuyện dám đi ngươc lại lịch sử chính thống thần thánh hóa bác Hồ nên Sơn Tùng đã bị đánh tơi bời...] Tóm lại HCM trước hết là 1 người theo chủ nghĩa dân tộc: HCM đến với chủ nghiã CS trước hết chỉ vì tình yêu dân tộc -không theo khẩu hiệu sau này: Yêu nước là yêu CNXH! Những người "QG yêu nươc" cũng cần phải công bằng khi phán xét? HCM không những "cô đơn cho đến những ngày cuối đời" mà còn suýt bị ám sát. Nếu như Pháp không bỏ lỡ cơ hội 1946 thì...! Nhưng ai biết đâu được lịch sử: cũng 1 de Gaulle với tuyên ngôn 18 Juin 1940 và là người chiến thắng 8 Mai 1945 nhưng lại tuyên bố: Đông Dương vẫn thuộc Pháp, mặc dù sau này khi lên nắm quyền trở lại de Gaulle đã có 1 tuyên bố ở Pnom Penh khi cuôc chiến VN II khốc liệt: Mỹ phải để cho dân tộc VN tự quyết định vận mệnh...Và những người "CS yêu nước" đã bị cuốn vào dòng chảy của chủ nghĩa QTCS... Xét về một khía cạnh khác, theo F. Hayek, chủ nghĩa dân tộc rất gần với CNXH: "Chủ nghĩa xã hội, ngày nào vẫn còn là lí thuyêt, có tính quốc tế, nhưng một khi được thực hành thì trở thành dân tộc chủ nghĩa một cách kịch liệt" (F. Hayek, 'Con đường Nô lệ', 1946, tr. 103, trích dẫn trong G. Dostaler, 'Chủ nghĩa Tư do của Hayek' nxb Tri Thưc, 2008, tr. 157). Đó là trường hợp "Tiểu bá VN" của Lê Duẩn chống lại "Đại bá TQ" của Mao Trạch Đông. Mao Trạch Đông đã đặt mục tiêu cho CS TQ từ năm 1949 là trong 100 năm TQ phải trở thành cường quốc số 1 thế giới!Và TQ đang dần dần thực hiên mục tiêu đó bằng độc chiếm Biển Đông! Người VN của mọi chính kiến nếu không ý thức được những điều đó thì sẽ chẳng bao giờ đoàn kết thành 1 khối sức mạnh chống xâm lược phương Bắc.
VHLong 2/10/11
THEO CON ĐƯỜNG BÁC HỒ
Lược nghi buổi nói chuyện của nhà văn Sơn Tùng ngày 27/4/2001 tại Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Đào tạo *
—-****—-
…Xin giới thiệu, bác Sơn Tùng là nhà văn mà nhiều người đã biết đến, qua các tác phẩm của bác. Trong buổi nói chuyện hôm nay, bác sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin rất bổ ích. Mặc dù bác đang mệt, nhưng rất nhiệt tình với chúng ta, bác vẫn nhận lời nói chuyện với trường chúng ta hôm nay.
Bây giờ tôi xin nhường lời cho bác Sơn Tùng.
Myanmar chọn dân và từ chối Trung Quốc
Theo: SGTT
Đập trên sông Irrawaddy đã tạo nên một túi chứa nước
còn lớn hơn cả Singapore
|
Cuộc biểu tình hiếm có của người dân Myanmar trước đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Yangon vào ngày 20.9 dẫn đến quyết định dừng xây đập Myitsone của tổng thống Myanmar vào cuối tuần qua, cho thấy làn sóng ngầm chống Trung Quốc tại xứ sở “vùng đất vàng” đã tạm thời thắng thế.
Làm ngơ quyền lợi người dân bản địa
Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011
Cảm giác bình yên khi trở về Hà Nội
Tôi có quen biết Nguyễn Huy Hoàng (NHH) thời anh cùng gia đình còn ở tại nhà D5 của Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội nơi tôi đang giảng dạy. Anh sinh năm 1955 tại Hà Tĩnh. Tôi có hộ khẩu HN từ năm 1973, nhưng tôi chưa bao giờ được gọi là người HN (dù tôi tự thấy có đủ phẩm chất mà người Tràng An tự nhận về mình). Bởi đến bây giờ mỗi lần tôi giao tiếp với người lạ nào đó, họ sẽ hỏi: bác mới ra HN công tác à? Tôi chắc NHH và nhiều người khác cũng chung cảnh ngộ như tôi. Đó là vì giọng nói. Dù đã xa quê hơn nửa thế kỷ, tôi vẫn nói giọng miền Nam khá rõ. Tuy không là người HN nhưng NHH rất yêu HN, tôi cũng vậy. Bởi vì những ai từng sống ở HN thời bao cấp rồi đi xa vì mưu sinh một thời gian nay trở về mới thấy HN thay đổi đến không ngờ. Trước kia có ai nghĩ nay có thể có đình công, biểu tình tự phát, viết bài phê phán chính quyền trên mạng…Hiện nay chúng ta có thể tự do gặp gỡ, tiếp khách nước ngoài ở nhà, trước kia thì phải báo cáo…mỗi trường ĐH đều có CA văn hóa phụ trách. Bây giờ chắc vẫn còn. Hồi học ở Liên Xô, trường nào có sinh viên nước ngoài là có ông trưởng Khoa sinh viên nước ngoài quản lí.
Tuy vậy sự thay đổi này vẫn quá chậm, không theo kịp đòi hỏi của người dân.
VM
Ba mươi năm trước, trong một bài thơ của mình, cố thi sĩ Xuân Quỳnh có viết:
Ai cũng có một quê
Nơi tuổi thơ để ở
Tuổi khôn lớn để yêu
Và ra đi để nhớ
Tôi thấm thía những câu thơ này hơn trong những năm tháng triền miên sống ở xứ người. Mỗi một người Việt chúng ta, ai cũng có một chốn sinh thành, một nơi cư ngụ, nhưng đều có một quê chung, một địa danh luôn luôn hướng đến, nhất là những người xa Tổ quốc, đó là thủ đô Hà Nội.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)