Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

THẾ GIỚI KHÔNG PHẢI CHỈ CÓ TRUNG QUỐC

 


Giáo sư Trần Văn Thọ
Trung Quốc là một nước rất lớn và do các điều kiện về địa lý, lịch sử, văn hóa, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nhiều từ lân bang phương Bắc này. Có cả ảnh hưởng tốt và ảnh hưởng xấu. Nếu Việt Nam chủ động, không chỉ biết có Trung Quốc mà nhìn thế giới rộng hơn để so sánh, chọn lựa đường lối cải cách và nguồn lực phát triển thì tránh được những ảnh hưởng xấu từ nước này. Vua quan triều Nguyễn thế kỷ 19 thấy thế giới chỉ có Trung Quốc nên không thoát Á như Nhật để hiện đại hóa đất nước.
Chỉ xem 60 năm trở lại đây ta thấy Việt Nam toàn chịu ảnh hưởng xấu từ Trung Quốc, trong đó có thảm họa như cải cách ruộng đất. Gần đây hơn, từ thập niên 1990, quan hệ kinh tế theo phương châm “hợp tác toàn diện” làm cho Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc một cách rất bất lợi, bất ổn định. Lẽ ra trong thời đại toàn cầu hóa và hơn nữa Việt Nam từ lâu cũng đã có chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế, ta chỉ nên xem Trung Quốc là một trong những đối tác và nỗ lực so sánh họ với các đối tác khác trong từng giao dịch để đưa lại lợi ích lớn nhất cho đất nước.
Ôn cố tri tân. Bài này (viết cho số đặc biệt kỷ niệm 30 năm báo mạng Diễn Đàn) ôn lại hai sự kiện trong lịch sử 60 năm qua để thấy nếu Việt Nam xem thế giới không phải chỉ có Trung Quốc thì đã tránh được một thảm họa và đã bảo vệ được lợi ích quốc gia. Bài học này càng quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ và đang có ý đồ xác lập trật tự mới trên thế giới.
* CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT Ở TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2021

NGƯỜI MÀ KHÔNG CÓ LỄ KHÁC CHI LOÀI CẦM THÚ?

 


-"Hán ngữ đại từ điển" giảng nghĩa thứ 2 của "lễ" là: "những chuẩn tắc về hành vi hình thành từ phong tục tập quán, sinh hoạt xã hội, quy phạm đạo đức và các loại nghi lễ" (社會生活中由於風俗習慣而形成的行為准則、道德規範和各種禮節)
-"Hán điển" giảng nghĩa thứ 2 của "lễ" là: "phép tắc quy phạm về hành vi của nhân loại" (人類的行為規範).
-Thế nên "Kinh Lễ" có đoạn: "Chim anh vũ có thể biết nói nhưng vẫn thuộc loài chim. Con tinh tinh có thể biết nói nhưng vẫn thuộc loài cầm thú.
Làm người mà không có lễ thì tuy biết nói đấy nhưng có khác gì loài cầm thú?
Chỉ có loài cầm thú là không có lễ, cho nên cha con ở lẫn lộn với nhau. Vì vậy việc làm của Bậc Thánh Nhân là lấy lễ dạy người khiến người ta ai cũng biết lễ để tự phân biệt mình với cầm thú." (Nguyễn Hiến Lê dịch).

GS. Trần Ngọc Thêm đòi bỏ "lễ" khỏi nhà trường khác nào biến nhà trường thành nơi dạy vẹt, dạy khỉ?

Đọc bài viết sau đây của Nhà báo Manh Kim càng thấy rõ, lễ không phải là "biết giữ mình trong khuôn phép, biết phục tùng người trên" như GS. Trần Ngọc Thêm lầm tưởng, mà là "những giá trị phổ quát của loài người trong gần như mọi nền văn hóa"...
VỀ VẤN ĐỀ "TIÊN HỌC LỄ HẬU HỌC VĂN"(*)
“Tiên học lễ, Hậu học văn” là cụm từ Hán Việt, có từ xưa, nên dễ liên tưởng những khái niệm lạc hậu và cần được thay đổi. Diễn giải chữ “lễ” như là một phân tích từ nguyên học càng có thể dễ dẫn đến sự lệch lạc của khái niệm “Tiên học lễ” trong giáo dục, khiến không khỏi không có cảm giác rằng chỉ các quốc gia châu Á, đặc biệt những nước ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa, mới có việc tôn sùng chữ “lễ”.

VỀ VĂN HÓA

 


Tôi đã định không nói gì về vụ Hội Nghị Văn Hóa, nhưng đêm qua mơ thấy GS Võ Viết Đạn, một vị GS khả kính của Đại học Bách Khoa Hanoi. Năm 1979 khi tôi mới vào giảng dạy ở Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, ông cũng đến đó thỉnh giảng.
Trong một buổi chiều muộn đang đi dạo trên bãi biển Nam Ô, cát trắng mênh mông, sóng biển xanh rì, xa xa là dãy Sơn Trà đang vàng rực lên dưới ráng chiều, ông bỗng nói “Bây giờ thầy không ra thầy, trò không ra trò, làm nghề thầy khó lắm anh ạ”. Thấy tôi ngỡ ngàng, ông bảo “Nó hỗn loạn hơn cả các phân tử khí trong các phương trình trường điện từ mà anh đang say sưa giảng giải đấy”.
Hơn 40 năm sau, càng ngày tôi càng thấy lời của vị GS ấy đúng. Bây giờ thầy có thể hiếp dâm trò, trò có thể tát thầy ngay trên bục giảng. Không những thế, không chỉ trong nhà trường, mà khắp mọi nơi chúng ta đều chứng kiến sự hỗn loạn, thậm chí có vị Bộ trưởng viết sách chống suy thoái đạo đức mà vẫn phải vào tù vì tham nhũng.

Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2021

Những ngộ nhận về nhà Tây Sơn và anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ

 


Những ngộ nhận về nhà Tây Sơn và anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ
Một số sử gia VN tả Tây Sơn "huyền thoại" nông dân áo vải cờ đào, dựng nên cơ nghiệp kiểu "phất cờ khởi nghĩa, lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo" là điều không thực.
- Thiệt ra người sáng lập Tây Sơn Nguyễn Nhạc không phải nông dân và anh em nhà này chưa có ra đồng cày ruộng một ngày.
Ông bà Hồ Phi Phúc và Nguyễn Thị Đồng là một trung nông ở vùng núi An Khê Bình Định, nhà không nức vách đổ tường nhưng có của nả để mướn thầy giáo về dạy chữ dạy võ nghệ cho ba con của mình tại nhà.
Nguyễn Nhạc là anh lớn sanh năm nào không rõ, năm 1771 ông là người khởi xướng và lãnh đạo cuộc "khởi nghĩa" Tây Sơn.
Nguyễn Nhạc là tên thiệt, còn có hai tên gọi khác là ông Hai Trầu vì có một thời ông làm nghề lái trầu và rất giàu có. Có của ông lo lót làm chức Biện Lại thâu thuế cho chúa Nguyễn nên bà con kêu ông là Biện Nhạc.
Năm 1765 Võ Vương Nguyễn Phước Khoát qua đời để lại một cục nợ tổ chảng do quá trình làm mới hình ảnh Đàng Trong, quyền thần Trương Thúc Loan lại tham lam, nắm chúa Nguyễn Phước Thuần làm đủ trò bậy.
Chúng ta nhớ rằng thời điểm đó Qui Nhơn là trạm trung chuyển của quân đội chúa Nguyễn trong quá trình hoạch định, mở mang, khai phá đất Nam Kỳ nên dân Qui Nhơn ná thở vì là nơi gom lương thực và binh lính.
Nắm được yếu tố lòng dân xáo động đó, mùa xuân năm 1771, Nguyễn Nhạc trước đó đã ôm một số bạc thậm thụt được do thâu thuế từ ấp Tây Sơn nổi lên với khẩu hiệu lấy của nhà giàu chia cho dân và thành công vang dội.
Tây Sơn đánh chiếm phủ thành Qui Nhơn diễn ra vào tháng 6 năm Quý Tỵ 1773, Nguyễn Nhạc sau đó chiếm cả một vùng rộng lớn từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận. Đến cuối năm 1775, Tây Sơn làm chủ từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
Trước đó quân Trịnh của Đàng Ngoài chiếm đô thành Phú Xuân của vương quốc Đàng Trong vào đầu năm Ất Mùi 1775, Trịnh cai trị tàn bạo.
Năm 1786 thì ông em Nguyễn Huệ đã giải phóng Phú Xuân khỏi tay quân Lê-Trịnh. Tây Sơn vô Phú Xuân ra tay hạ quân Trịnh gần hết, gọi là “hạ” nó nhẹ, nặng là “tàn sát”.
Chỉ còn vài trăm người Đàng Ngoài chạy thoát ra ngoài thành giả ăn mày câm điếc để không nói giọng thiệt nhưng bị dân xứ Huế vốn căm thù đón đường "hạ" hết.
Chỉ chừa một người lính duy nhứt sống sót được chạy về phía Bắc báo tin thất trận ở Phú Xuân. Đây là chi tiết sử liệu vô cùng thú vị về nhà Tây Sơn mà sử VN ngày nay "né" nhắc.
Suy cho cùng Tây Sơn họ vẫn là người Đàng Trong, tâm tánh Đàng Trong
-Tây Sơn không phải là "ân nhân" của nông dân

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2021

NẾU NGƯỜI HỨA SẼ BÌNH AN

 


Thơ hay vì lòng đau, tác giả vừa gõ phím vừa nhoà lệ, mình tin thế... Mời mọi người đến với bài thơ hay của Hương Hoàng (ảnh) với lời bình Hoàng Mai.

NẾU NGƯỜI HỨA SẼ BÌNH AN
Lối quành - nước lã - người dưng
Đớn đau nào cũng đã dừng đớn đau
Tôi ở đâu. Ai ở đâu
Chút tin thoang thoảng chỉ màu nắng phai
Đường yêu ngắn, đường sầu dài
Lối nào tránh khỏi cỏ gai hỡi người
Vui muốn khóc - buồn muốn cười
Tôi thương tôi ít - thương người nhiều hơn
Tháng ba đâu phải hoa hờn
Mà cay khoé mắt đỏ đường mộc miên
Gió đồn Người chẳng bình yên
Lòng tôi mưa đổ một miền luênh loang
Nếu người hứa sẽ bình an
Tôi thề quên đến không màng ngày xưa...
Hương Hoàng

Lời bình:
NẾU NGƯỜI HỨA SẼ BÌNH AN
TÔI THỀ QUÊN ĐẾN KHÔNG MÀNG NGÀY XƯA...
Bài thơ cũng là tiếng lòng khắc khoải nghĩa tình của Hương Hoàng về sự chấp nhận những đắng cay trong đời, một sự chia ly được an bài như là số phận đã định đoạt vậy. Chỉ đọc tên bài thơ lên ta đã cảm nhận được tấm lòng của người viết rồi, bởi sao phải hứa và hứa để làm chi khi người với ta rõ đã khởi đầu cho xa lạ?

Thứ Hai, 8 tháng 11, 2021

“GIAI CẤP MỚI” TẠI VIỆT NAM


 

Milovan Djilas là nhà nghiên cứu lý thuyết CS và từng là ủy viên Bộ Chính Trị đảng CS Nam Tư, Phó Chủ Tịch Nhà Nước CS Nam Tư, Chủ Tịch Quốc Hội CS Nam Tư. Sau khi phản tỉnh ông viết trong tác phẩm Giai Cấp Mới: Một Phân Tích Về Hệ Thống Cộng Sản xuất bản năm 1957 như sau:
“Trong một thời gian dài, đảng CS cố tình che giấu bản chất của mình. Quá trình hình thành của giai cấp mới không chỉ được che đậy bằng những thuật ngữ xã hội chủ nghĩa mà quan trọng hơn bằng hình thức sở hữu mới, sở hữu tập thể. …Bản chất giai cấp của hình thức sở hữu này được che đậy bằng bình phong quyền lợi của toàn dân tộc. “ (Theo Tủ sách Talawas, Phạm Minh Ngọc dịch theo bản tiếng Nga, 2005)
Cũng trong tác phẩm Giai Cấp Mới, Milovan Djilas viết: “Năm 1936, nhân dịp công bố Hiến pháp mới, Stalin tuyên bố rằng ở Liên Xô đã không còn giai cấp bóc lột, nhưng trên thực tế người ta không chỉ thực hiện xong quá trình thủ tiêu các nhà tư sản và các giai cấp khác của chế độ cũ mà còn thiết lập một giai cấp hoàn toàn mới, chưa từng có trong lịch sử.”
Nhưng câu này của Milovan Djilas mới là chí lý: “ Các lãnh đạo Cộng sản xử lý tài sản quốc gia như của riêng họ, nhưng đồng thời họ cũng lãng phí nó như thể nó là của người khác.” (Theo quote.org)
Thời gian dài trôi qua từ khi tác phẩm ra đời nhưng bản chất của chế độ CS tại năm nước CS còn lại, trong đó có Việt Nam, vẫn đúng như Milovan Djilas nhận xét.

Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2021

VIỆT NAM HÔM NAY (*)

 


Bài viết từ năm 2016 của ông Nguyễn Văn Tuấn (ảnh), nguyên giảng sư Đại Học Y Khoa New South Wales & University of Technology, Sydney nhưng vẫn đúng cho hôm nay.
“Tôi vừa có một chuyến đi gần 1 tháng ở bên nhà. Đó là một thời gian tương đối dài đối với tôi, một phần là vì công việc, và một phần khác là nghỉ hè. Chính vì hai việc này mà tôi có dịp đi đây đó, và có dịp quan sát quê hương — không phải từ phòng máy lạnh, mà từ thực địa. Tôi e rằng những quan sát và cảm nhận của tôi hơi bi quan. Thú thật, tôi không thấy một Việt Nam sẽ “tươi sáng”, mà chỉ thấy một đất nước sẽ tiếp tục tụt hậu và lệ thuộc, nhất là trong bối cảnh cộng đồng kinh tế ASEAN
1. Một đất nước trên đà suy thoái.
Cái ấn tượng chung và bao quát trong chuyến về thăm quê là đất nước này đang trên đà suy thoái hầu như về mọi mặt. Mặc cho những con số thống kê kinh tế màu hồng được tô vẽ bởi Nhà nước, trong thực tế thì cuộc sống của người dân càng ngày càng khó hơn.. Hơn 70% dân số là nông dân hay sống ở miệt quê, nên chúng ta thử xem qua cuộc sống của một gia đình nông dân tiêu biểu, gồm vợ, chồng và 2 con. Gia đình này làm ra gạo để các tập đoàn Nhà nước đem đi xuất khẩu lấy ngoại tệ (và chia chác?) nhưng số tiền mà họ để dành thì chẳng bao nhiêu…