Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

YÊU NƯỚC!





GS Ngô Bảo Châu
K. là giáo sư toán ở Đại học Yale, có quốc tịch Mỹ nhưng gốc là người Nga, nói tiếng Mỹ vẫn đặc sệt giọng Nga. Có lần tôi hỏi anh ấy lần cuối anh về Nga là khi nào. Anh ấy nói từ khi tôi đi Mỹ tôi chưa quay lại Nga bao giờ. Nhìn vẻ mặt ngạc nhiên của tôi, K. nói rằng đối với anh ấy nước Nga cũng giống như bất kỳ một nước nào khác trên thế giới, anh không cảm thấy liên quan đến những gì hiện giờ đang xảy ra ở Nga. Trường hợp của K. không phải là một trường hợp phổ biến, nhưng cũng không phải là một trường hợp cá biệt.
Tuy hơi bị bất ngờ nhưng tôi cảm thấy cái lý trong những chia sẻ rất thẳng thắn của K. Nói cho cùng thì tại sao mỗi người phải gắn bó với mảnh đất nơi mình sinh ra.

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2019

XIN ĐỪNG PHÂN CẤP NGHĨA TRANG!


Nghĩa trang liệt sỹ 

Hoàng Cầu giữa mùa thu 2009. Tôi đọc nhiều bài của  các đồng đội viết về bạn mình: Liệt sĩ ngã xuống trên mọi chiến trường. Từ Quảng trị, Tây nguyên, miền Đông, miền Tây Nam bộ, và khắp chiều dài biên giơi Tây nam, biên giới phía Bắc đến ngoài hải đảo. Ở đâu cũng là nỗi nhớ thương day dứt, ở đâu cũng là máu của người lính Việt chúng mình. Thế nhưng, nơi các anh nằm mỗi nơi mỗi khác. Có nghĩa trang to đẹp, có nghĩa trang nhỏ bé đìu hiu. Nơi được thành di tích, thành điểm đến du lịch cho người đời, còn đa phần lạnh lẽo. Tôi buồn lắm. Sao lại có sự phân cấp nghĩa trang cơ chứ. Tôi đã vào nghĩa trang Hải Phú, Hải Vân ... Quảng Trị . Ở đó biết bao ngôi mộ đồng đội tôi nằm, biết bao ngôi mộ vô danh. Có những ngôi mộ lạnh lẽo cỏ dầy như chưa từng có ai biết đến. Tôi buồn và viết bài thơ như sau, tôi gửi lên đây mong các đồng đội chia sẻ với tôi.  
Nguyễn Trọng Luân

Xin đừng !
Xin đừng phân cấp nghĩa trang
Đồng đội tôi có ai chọn cho mình chỗ chết
Lúc hi sinh ai nào biết được
Rồi mình về nằm đâu
Chỉ có một niềm tin khi khoác súng lên đường

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

NGÀY 27 THÁNG 7 HÀNG NĂM: NÓI VÀ LÀM




Đạo lý cụ thể

Hằng năm, cứ vào tháng 7, nhà nước lại rộ lên những hoạt động chăm sóc người có công với cách mạng. Năm nay cũng thế. Đó là đạo lý.
Riêng tôi, cũng cứ vào thời điểm này, tôi lại đòi quyền lợi cho ông bác tôi, cụ Nguyễn Phẩm Bình. Tôi lên tiếng đòi hơn chục năm rồi, qua mấy đời chủ tịch nước, thủ tướng, bộ trưởng LĐ-TB-XH rồi, mà họ cứ lờ đi. Tôi vẫn đòi, bao giờ được thì thôi.
Sáng nay 25.7, ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ biết ơn thương binh liệt sĩ, có day dứt rằng "vẫn còn những người, những gia đình người có công vì nhiều lý do khác nhau chưa được hưởng đầy đủ chính sách ưu đãi... Đây là những điều day dứt trong lòng người thân và trong mỗi chúng ta, cần được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và sự chung tay giúp đỡ của toàn xã hội" (theo TTXVN).

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

Chỉ khác nhau ở chữ LÀM. Chúng nó làm gì ta và ta làm gì chúng?


Tác giả: Lê Thanh Dũng
(Tàu hải cảnh 35111 của Trung Quốc trực tiếp đe dọa các hoạt động dầu khí của Malaysia và Việt Nam trong hai tháng trở lại đây) – Ảnh: AFP

Dù sao cũng hoan nghênh phía ta, qua người phát ngôn bộ ngoại giao, đã ra tuyên bố về việc Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông, tuy quá chậm và quá ít. Quá chậm vì chuyện này xảy ra từ lâu và kẻ gây hấn tỏ ra ngày càng ngang ngược; quá ít vì mới chỉ có vài câu chữ yếu ớt.
Trong khi đó các tầng lớp nhân dân đang sôi sục đòi hỏi phải có biện pháp đối phó hữu hiệu hơn để bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Trong thời điểm nước sôi lửa bỏng, tổ quốc lâm nguy thì nhân dân càng cần được biết tường tận rõ ràng mọi diễn biến và tuyên bố của chính thức của chính phủ, trước hết là đối với họ. Ai từng đưa ra khẩu hiệu: “Dân biết Dân bàn Dân làm Dân kiểm tra”? Nếu không phải mị dân và dối trá thì xin hãy chứng tỏ bằng hành động.

KINH NGẠC ! BÀI PHÁT BIỂU CỦA TỔNG THỐNG ĐÀI LOAN


FB Kim Chi
Toàn văn bài phát biểu của Bà Thái Anh Văn - Tổng thống Đài Loan - tại Đại học Columbia ở New York ngày 12/7/2019.
Được lời mời tới phát biểu ở đây, nơi tiền phong về tự do ngôn luận và sự đa dạng quả là vinh hạnh lớn lao.
Tôi tốt nghiệp trường Luật Cornell năm 1980, hôm nay trở lại môi trường đại học ở New York làm sống lại bao kỷ niệm. Đời sống ở New York những năm 1980 quả là đã mở mắt cho người sinh viên trẻ đến từ Đài Loan hồi đó chẳng thể nào dám coi là cái nôi của dân chủ. New York lúc đó với chuẩn mực về sự đa dạng cùng với các quan điểm khác nhau cùng tồn tại và hôm nay đứng đây tôi vui sướng thấy rằng điều này ở New York vẫn trường tồn và không hề thay đổi.

Tuổi thọ


Nói đến tuổi thọ, có lẽ người ta hay nhớ đến loài cây, nào cây tùng nghìn năm ở Yên Tử, cây chò xanh ngàn năm rừng Cúc phương, rồi rặng duối buộc voi ở lăng Ngô Quyền, Sơn Tây gốc to mấy người ôm thì lịch sử của duối cũng dài thườn thượt!
Nhưng rồi đến lúc nào đó cây cũng đổ. Cây nào thì cũng có tuổi thọ nhất định, không có cây vĩnh viễn ngàn vạn năm. Tôi đã thấy một cây duối to chết tròng (*) ở khu lăng Ngô Quyền mà gốc vấn chắc nguyên. Khi cưa gốc hạ cây thì hóa ra cây rỗng, lõi bị tiêu rỗng, chỉ còn phần rác bên ngoài. Không còn căn cốt, cây không thể sống được!

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019

LUẬT PHÁP BỊ XẾP XÓ


Từ thời còn là học sinh phổ thông, tôi thường nghe câu chuyện huyền thoại về việc Fidel Castro tự bào chữa trước tòa án của chính quyền Batista, và tòa án đã giảm án cho ông ta. Sau này, vào năm 2016 khi công lãnh tụ CS này chết, báo chí CSVN lại được dịp làm sống dậy câu chuyện này để ca tụng ông lãnh tụ CS Cuba này. Mục đích của họ là ca tụng sự tài giỏi mang chất cá nhân của lãnh tụ.
Thế nhưng năm 2016 của thời đại internet chứ không phải những thời kì cô lập thông tin trước đó. Khi đó cộng đồng mạng đã chỉ ra tòa án chính quyền Batista là một tòa án thượng tôn pháp luật, cái mà không bao giờ tồn tại trong chính quyền Cộng sản. Năm 1953, tòa án của chính quyền Batista chấp nhận giảm án cho Fidel Castro thì ít nhất Fidel Castro đã thỏa mãn 2 điều: Ông ta bào chữa cho mình có dựa trên dẫn chứng luật pháp; thứ nhì là tòa án tôn trọng luật pháp. Như vậy qua đây vấn đền nổi lên là, tòa án của chính quyền Batista có tinh thần thượng tôn pháp luật.

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2019

NGHĨ VỀ GIÁO SƯ HOÀNG TỤY


Nghĩ về GS Hoàng Tụy, tôi thấy tầm mình quá bé mọn.
Có thể nói, hiếm có vị GS nào khi qua đời được nhiều người tỏ lòng thành kính, ngưỡng vọng, tiếc thương như GS Hoàng Tụy. Hai ngày qua, tràn ngập những bài viết trên các báo, blog, facebook viết về ông …
Ai đó nói câu:”Giá trị một con người được xác thực ở thời điểm từ giã cõi đời” trong trường hợp của GS Hoàng Tụy thật đúng. Dù qua đời ở tuổi 92, nghĩa là đã đạt ngưỡng của sự trường thọ nhưng những lời bày tỏ đầy nuối tiếc của những người đang sống khắp mọi miền tổ quốc đối với ông không hề có cảm giác chỉ là lễ nghi thường thấy. 


Sự hiếm có này xuất phát điểm từ sự hiếm có khác:


1. Hiếm có vị GS nào tài năng như GS Hoàng Tụy. Ông là cây đại thụ của ngành toán học VN, cùng GS. Lê Văn Thiêm, là một trong hai người tiên phong xây dựng ngành toán học Việt Nam. Ông còn là người có nhãn quan chính trị tinh tế, là tấm gương cống hiến lao động sáng tạo không ngừng nghỉ cho sự nghiệp GD của đất nước. Nhiều vấn đề lớn về canh tân GD được ông đặt ra…


2. Hiếm có vị GS nào trung thực, thẳng thắn như GS Hoàng Tụy. Là người được báo chí phỏng vấn nhiều nhất về GD cũng như được phát biểu tham luận, hiến kế nhiều nhất cho GD ở thập niên 2000 -2015, GS Hoàng Tụy có những phát ngôn “gan ruột” bộc trực, đầy bản lĩnh và chí khí đúng tố chất của sĩ phu Điện Bàn-Quảng Nam “hay cãi”. 

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2019

TÂM TRẠNG CÁC LÃO THÀNH ... HẾT CÁCH MẠNG


Chủ nhật, hôm qua về quê để mục sở thị chuyện đất cát giữa dân làng và chính quyền xem ra sao. Làng quê bây giờ lắm chuyện quá. Nhưng kể chuyện tâm trạng của mấy cụ lão thành ... hết cách mạng cái đã.
1. Nỗi sợ hãi thâm căn cố đế, gây nên bệnh liệt kháng!
Lão Thường bằng tuổi mình, biết nhau từ thuở chăn trâu, nên gặp nhau là lão túm lấy chuyện trò không dứt. Mình vừa về nhà ông anh, lão đã bước ngay vào:
- Ối giời! Thấy ông về tôi phải vào hỏi thăm ngay. Này, có bị làm sao không?
- Cảm ơn. Mình được cái vẫn ăn ngon, ngủ kỹ, mọi việc bình thường...
- Không! Là tôi nói cái vụ ông viết về quê mình. Cái bài “Nỗi nhục đảng viên” với bài “Vũ La quê ta đổ máu rồi” ấy; ở nhà, trẻ con nó in ra, già trẻ, lớn bé đọc tuốt... Mà “đài địch Bê bê xê” với cái đài gì của Mỹ nó cũng đọc rả rả mới khiếp chứ! Thế ông có bị công an nó hạch sách gì không?

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2019

BÀN VỀ TRUNG QUỐC


Cách đây khoảng 500 năm, Trung Quốc đã có 4 phát minh quan trọng là giấy viết, thuốc nổ, la bàn, in ấn. Bốn phát minh này có ảnh hưởng lớn đến Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam và hết. Đó là khoảng thời gian Trung Quốc có chỉ số tự do cao nhất thế giới. Và tự do đã tạo nên thành quả.
Giờ đây, Trung Quốc là một trong khoảng 5 quốc gia có chỉ số tự do thấp nhất thế giới. Không có tự do- tiền đề để có sáng tạo, Trung Quốc làm sao có thể tạo ra được những hệ điều hành điện thoại di động ưu việt như IOS của Apple hay Android của Google?
Trong cuốn sách Tương Lai Trung Quốc( Chinas Future), học giả David Shambaugh cho biết rằng, để phát triển có tính sáng tạo, các hãng công nghệ của Trung Quốc đã thuê mướn nhiều lao động sáng tạo đến từ Mỹ, Ucraina, Nga ... nhưng đa phần trong số họ đã qua thời đỉnh cao, họ chỉ dừng lại ở mức thiết kế và tích hợp các tiện ích cho sản phẩm công nghệ. D. Shambaugh đã cay đắng thốt lên: Nếu chỉ biết ăn cắp và sao chép công nghệ, biết đến bao giờ Trung Quốc mới phát triển!

Một lịch sử hãi hùng bị giấu kín và phanh phui


Bây giờ, thời buổi này, nếu nhắc tới cụm từ “cải cách ruộng đất”, lứa U50, thậm chí U60 trở lại đây hầu như không biết, giả dụ đã từng nghe đâu đó thì cũng rất loáng thoáng láng máng lờ mờ. Nhưng với U70 trở về trước thì đó là thứ quá khứ kinh hoàng, bi kịch, đen tối, thê thảm, đầy máu và nước mắt. Sao lại có sự khác nhau thế nhỉ? Đơn giản là, quá khứ ấy, lịch sử ấy bị ém nhẹm, bưng bít, giấu kín, cố tình lờ đi, bởi nó chính là sản phẩm của chế độ xã hội chủ nghĩa, của những người cộng sản.
Mà chẳng phải chỉ “cải cách ruộng đất”, nhiều sự kiện khác, như “cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại Nhân văn giai phẩm” (1956-1958), “vụ án xét lại chống đảng” (1967-1968), “công cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ở miền Nam” (1976-1980), “thời bao cấp” (suốt mấy thập niên từ 60 tới 80)… là những đặc sản mà nhà cai trị ngại nhắc tới. Cứ phải quán triệt quan điểm “đẹp tốt phô ra, xấu xa đậy lại”. Vậy nên có tình trạng lịch sử, văn chương, báo chí, nhà trường… đều ngó lơ, hời hợt, xuyên tạc, bo tròn, nói chung là không được phép khai thác tỉ mỉ, đào sâu, chỉ vì mấy thứ đó là vùng cấm.

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

VỀ ĐƯỜNG SẮT BẮC - NAM


Bệnh ảo tưởng là một căn bệnh nặng ở nước ta. Nghèo đói nhưng lại đi vay để sắm cái đắt tiền nhất mà người giàu hơn nhiều lần cũng không dám sắm. Đã lạc hậu, nhưng lại mơ tưởng đi tiên phong trước cả các nước tiên phong. Cho nên mới đề ra những câu khẩu hiệu phi thực tế loại: “ Đi tắt đón đầu”, “ Tiến thẳng lên CNXH không qua TBCN”.
NHỮNG NHẬN ĐỊNH SAI LẦM CỦA BỘ GTVT VỀ ĐƯỜNG SẮT BẮC - NAM
Biện hộ cho con số 58,7 tỷ USD, liên quan đến ước lượng 26 tỷ USD cho đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200 km/ giờ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông tổng giám đốc công ty tư vấn TEDI Phạm Hữu Sơn nêu ra mấy điểm dưới đây (Vnexpress 09/7/2019):
“Chi phí xây lắp đường sắt tốc độ 200 km/h giảm so với đường sắt tốc độ 350 km/h là 10%; chi phí thiết bị giảm 26%; các hệ thống thông tin tín hiệu, thiết bị phụ trợ có mức đầu tư cơ bản như nhau. Do đó, không thể có việc tổng mức đầu tư giảm hơn một nửa nếu xây dựng đường sắt Bắc Nam tốc độ 200 km/h thay vì 350 km/h.

Dự án lấn biển "The Sea Eyes" & Tư Duy Phát Triển


FB Lê Xuân Thọ
12-1-2019
Dự án khu đô thị lấn biển The Sea Eyes của Công ty CP phát triển Lý Sơn (do Công ty Cp đầu tư phát triển Hợp Nghĩa giữ cổ phần chi phối) đang bị khựng lại ở khâu tham vấn ý kiến cộng đồng. Ở cả hai lần lấy ý kiến dân, đều có mẫu số chung là ý kiến phản đối nhiều hơn ý kiến đồng tình.
Song, nếu như lần 1 ý kiến phản đối không nhiều hơn so với ý kiến đồng tình bao nhiêu, thì ở lần hai mới diễn ra ngày 11.1, số ý kiến phản đối chiếm hẳn thế thượng phong, khi có hai mấy người không đồng ý mà chỉ có 1 người đồng ý.
Về nguyên tắc, đây là một trong những điểm mấu chốt để UBND tỉnh xem xét lại dự án, bao gồm cả vị trí và quy mô dự án. Chuyện này thì… hóng vậy! Còn bây giờ, nói về sự phát triển.
Ở những tus trước tôi biên, có không ít ý kiến cho rằng nên làm dự án này để phát triển Lý Sơn. Tôi thật, không biết họ giả vờ ngu, hay ngu thật khi nói về sự phát triển, hay bám víu vào cái “phát triển” để phá đảo!

BS. ALEXANDRE YERSIN MỘT NGƯỜI VĨ ĐẠI MÀ CHÚNG TA CHỊU ƠN


HÔM NAY 01/3 LÀ NGÀY MẤT CỦA BS. ALEXANDRE YERSIN NGƯỜI PHÁP GỐC THUỴ SĨ CÓ CÔNG LAO TO LỚN ĐỐI VỚI VIỆT NAM. XIN ĐƯỢC KÍNH CẨN NGHIÊNG MÌNH NGƯỠNG MỘ VÀ BIẾT ƠN ÔNG!❤️

Hiện nay cà chua, cà rốt, các loài Hoa phương Tây ở Đà Lạt... ;cà phê, Điều, Tiêu.... mà Việt Nam xuất khẩu mang về hàng tỉ USD có từ đâu? Chắc ít ai nghĩ đó là do công lao của bác sĩ Yersin!
Dịch hạch là căn bệnh khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người, có thời điểm làm giảm 2/3 dân số châu Âu và 1/3 dân số Trung Quốc. Chính bác sĩ Yersin là người đầu tiên tìm ra vi khuẩn này và các nhà khoa học về sau khống chế nó hoàn toàn. Yersin cũng là một câu chuyện thú vị khi cả cuộc đời trưởng thành của ông, đều gắn bó với 2 chữ Việt Nam.

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2019

TỰ CHUI VÀO BẪY



Đỗ Ngà
Một đại ca giang hồ chuyên nghề cho vay nặng lãi, hắn lục tìm các anh nhà nghèo, có nhà cửa là tài sản duy nhất và thích đua đòi khoe khoan. Hắn gạ cho vay một cách dễ dãi. Ai thích mua ô tô, hắn cho vay. Ai thích SH sang chảnh hắn cho vay để mua con SH vi vi cùng bạn cùng bè. Ai muốn gì hắn cũng cho vay, miễn sao giá trị gói vay ấy thấp hơn rất xa giá trị căn nhà mà con nợ đang ở.
Thế rồi những đồng tiền đi vay để mua sắm ấy, nó trở nên gánh nặng mà con nợ không cách nào trả nổi. Những chiếc ô tô hay SH không sinh ra đồng lợi nào, nhưng khi túng thiếu bán đi, giá trị chỉ còn phân nửa. Lãi suất vay nóng quá cao, đến kỳ hạn không trả nổi, thế là thằng chủ nợ dẫn đàn em mặt mày bậm trợn đến siết nợ. Hắn buộc chủ nhà phải kí giấy bán nhà cho hắn. Nhờ thế, hắn thu được rất nhiều bất động sản về cho mình. Thủ đoạn cho những thằng nghèo chơi sang vay tiền tiêu xài để rồi chúng rơi vào thế không còn khả năng trả nợ mà ép con nợ ký bán nhà cửa đất đai với giá rẻ mạt. Người ta gọi đó là bẫy nợ.
Như vậy chúng ta có biết tại sao Trung Quốc luôn chơi với những nước độc tài nghèo đói, thích phá phách và hay tiêu sang không?

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2019

Hoàn cảnh chỉ là phép thử để mỗi người thể hiện giá trị của mình




"Có một cậu bé mới 13 tuổi, một hôm cha cậu đưa cho cậu một chiếc áo cũ rồi hỏi:
"Con nghĩ chiếc áo này đáng giá bao nhiêu tiền?"
"Khoảng 1 đô la", cậu bé trả lời.
"Con có thể bán nó với giá 2 đô la không?" Cha cậu bé vừa hỏi vừa đưa mắt nhìn cậu bé.
"Thưa cha, con nghĩ chỉ có kẻ ngốc mới mua chiếc áo này", cậu bé trả lời.
Người cha nhìn con với ánh mắt khích lệ: "Sao con không thử xem? Con biết không? Gia đình mình đang gặp khó khăn, nếu con bán được chiếc áo này, nó có thể giúp được chúng ta rất nhiều".
Sau khi nghe cha mình nói vậy, cậu bé gật đầu đồng ý: "Con sẽ thử xem, nhưng không chắc là có thể bán được".