Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

VÒNG TRÒN QUẨN.


( như một truyện ngắn)

Thằng này làm khá to, hàm thứ.

Thời trẻ hắn làm doanh nghiệp, lang thang nay đây mai đó khắp các công trường thuỷ điện. Mãi rồi hắn cũng leo lên đến chức cao nhất của một doanh nghiệp kha khá phía nam.

Bão chứng khoán cách đây chục năm, hắn có tiền. Doanh nghiệp gặp vận, tiền cũng đồng thời chảy về túi cá nhân hắn. Hắn là thứ vừa lèm nhèm, vừa bẩn vừa đại tham. Tiền vì thế đến càng nhiều. Nghĩa tình kệ mẹ. Đạo đức với hắn là thứ xa xỉ.

Ích nước lợi nhà, vẹn cả đôi đường.

Có tiền rồi, hắn bắt đầu nghĩ đến việc mua quan. Và hắn mua được thật. Trắng trẻo, mặt mũi sáng sủa, tóc bạc, áo bỏ trong thùng, quần hắn lúc nào cũng kéo cao đến ngực.
Trông hắn cũng dễ nhìn. Hắn mua quan giống như hầu hết. Khác là, ngoài vật chất đương nhiên, hắn mua quan bằng bát phở, tự tay hắn bưng từ ngoài đường vào sân tennis cả trăm mét trong một buổi chiều cuối năm ở Sài gòn...

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

ĐIỀU GÌ ĐANG DIỄN RA TẠI TRUNG QUỐC?


Ngày 12.8.2015 một vụ nổ kép kinh hoàng tương đương một trận động đất 2.9 độ richter tại thành phố Thiên Tân cách thủ đô Bắc kinh 150 km.
TQ hạn chế truyền thông đưa tin và chỉ tuyên bố nguyên nhân vụ nổ do cháy kho hoá chất. Thiệt hại về người và tài sản không được thống kê đầy đủ. Số liệu khác nhau rất xa, và khác xa sự thật.
Liệu đây có phải là một vụ khủng bố? Xa hơn, là một vụ ám sát chủ tịch Tập do phe phái Thượng hải của cựu chủ tịch Giang chủ mưu? Tại sao vụ nổ rung chuyển cả thành phố cảng Thiên tân để lại hậu quả khôn lường lại bị chính quyền kiểm duyệt gắt gao và cố tình bưng bít mọi thông tin?
Bí mật này đang dần hé mở...
Tháng 8 hàng năm theo truyền thống từ thời Mao, lãnh đạo TQ nghỉ và hội họp tại thành phố biển Bắc Đới Hà.

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

THỢ MAY

(NSGV): Ác giả ác báo. Nhưng quả báo ở đây thật nghiệt ngã, chua chát, thật ác hại và đau. Truyện viết rất giỏi. Kết cấu xâu chuỗi rất hợp lý, tạo thành chiều sâu thăm thẳm. Văn kể đạt mức chính xác và truyền cảm lạnh lùng. Lâu lắm chúng ta mới gặp một truyện ngắn sử dụng yếu tố Liêu trai khá thành công. Viết được như thế cũng là tài hoa lắm.

Hoàng Tiểu Thủy là thợ may có tiếng ở Hà Nội. Vải vóc chất đầy nhà. Khách xếp hàng ra tận ngoài phố. Thủy lấy công cực đắt mà không hề giảm khách. Lại có tính tham, thường ăn bớt vải. Phàm là thợ may, ai chẳng ăn bớt ít nhiều. Nhưng Thủy càng ngày càng quá. Nhờ vậy Thủy xây nhà lầu, trong sắm không thiếu thứ gì. Khách hàng vẫn đông, thường phải nịnh Thủy. Thủy càng lên mặt khụng khiệng.

Một hôm có người khách lạ may quần. Đó là một người đàn ông đứng tuổi, vóc người tầm thước. Thủy thấy khách tỏ vẻ lạnh lùng, không vồ vập mình, đã hơi khó chịu. Đến lúc khách đưa vải ra, Thủy choáng cả người. Cả đời làm thợ may chưa bao giờ Thủy thấy loại vải đẹp như thế. Màu sắc sang nhã, sờ vào mịn sướng cả tay. Mặc loại vải này mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát. Lấy số đo xong, khách ra về, dặn:

- Vải tôi đưa thừa thãi, ông làm ơn may rộng giúp cho. Tôi thích làm túi cùng một thứ vải. Hẹn một tuần lấy.

CHƠI "Ô ĂN QUAN" HAY CHƠI TRÒ MỚI?


Hồi nhỏ, thích chơi "Ô ăn quan".

Ra suối nhặt mấy chục hòn sỏi, kì cọ sạch sẽ. Hòn to là quan, hòn nhỏ là dân. Một quan kèm vài chục dân.
Luật chơi đơn giản. Chơi 2, 3 hoặc 4 người đều được. Lấy viên gạch non, viên phấn kẻ ô xuống nền nhà. Thế là chơi. Oẳn tù tỳ, ai thắng đi trước.
Bốc nắm sỏi nhỏ rải, tiếng sỏi va nhau lách cách, nghe thích thế.

2, 3 quan nằm 2, 3 ô đầu trên cao. Quan bao giờ cũng ù thần cụ, không đi đâu cả. Dân chạy như cờ loong coong, tất tưởi ngược xuôi tuỳ ý người chơi.
Quan non đã không được ăn, gần quan còn mất lượt. Mỗi lần rải may mắn ăn được ô nhiều dân hay ăn liên tục vài ô cách cả bọn ngồi ngoài chầu rìa trầm trồ. Sướng điên.

Đại loại thế. Hay phết.

Chơi gì cũng có lúc thắng, lúc thua. Trẻ con chơi vô tư, không biết ăn gian. Chơi với anh chị em trong nhà hay chơi cùng lũ bạn chăn trâu, cắt cỏ nơi sơ tán cũng thế, sòng phẳng.

Chả hiểu sao, lại có qui định 1 quan lại bằng 5 hoặc 10 dân?

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

THẰNG MẶT NỒN

Truyện ngắn 
(Truyện ngắn này in ở tập " Người cha buôn hàng chuyến". Nó là một kỷ niệm suýt làm mình tan vỡ nhiều thứ. Đang tâm trạng trong mạch thổ ngữ đã post truyện Lồn, Thằng Buồi và giờ là đến Thằng Mặt Nồn cho nó đủ bộ. Ai thích thì đọc chơi thư giãn)

I-Dạo đầu ở quân ngũ đóng trong một làng ven biển Nga Sơn, Thanh Hóa vô tình tôi được gặp một ông thày bói làng. Ông đã già, miệng móm sều chỉ còn lêu khêu vài chiếc răng nám xỉn. Khi nói ông nhe ra gần như toàn bộ cái lợi hoen hoét có màu lờ lợ đỏ nom phát khiếp. Tuy thế nhưng giọng ông lại tròn vành vạnh và có âm vang. Mỗi tội ngọng nờ ngắn lờ dài. Dân Thanh ít khi nói ngọng. Tôi ngờ rằng chỉ vì ông thiếu răng nên mới ra nông nỗi ấy. Là nông nỗi cho tôi. Chuyện sẽ nói sau.

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

Dân đàm: Đề nghị phát động lại phong trào "Ao cá Bác Hồ"


Bỗng dưng đau mắt, không đi đâu được.
Ra ngõ chè chén, hút thuốc vặt. Nghe được và lược ghi lại cuộc bàn luận sôi nổi của người dân. (2 ông cán bộ về hưu, 2 bác xe ôm, 1 thằng chủ quán nước chè, kiêm ghi lô đề. 1 bảo vệ cơ sở chữa nhổ răng. 3,4 sinh viên, người khoan cắt bê tôn...xin không nêu tên, bảo vệ bí mật đời tư).

Mấy hôm nay, đi đâu cũng nghe nói chuyện Sơn La. Thế mới biết, dân ta yêu nước và vĩ đại thật.

- ông về hưu, hơn 80, rất khoẻ: chúng mày trẻ con, biết đéo...Năm 1978, ban bí thư phát động phong trào "Ao cá Bác Hồ" và lấy ao cá của Bác cạnh nhà sàn làm kiểu mẫu. Cả nước hưởng ứng. Đi đâu cũng gặp Ao cá Bác Hồ. Chả cần dựng tượng đài ông Cụ tốn kém ngàn tỉ mà dân vẫn bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn với ông Cụ.
- sao giờ chả thấy Ao cá Bác Hồ nữa bác?
- Hỏi ngu, ao cá tuy gần gũi với người dân. Đầu tư không đáng kể. Hàng năm còn tát cá, cải thiện bữa ăn. Nhưng chỉ đào ao thả cá thì ăn cứt à.
- sao giờ đọc báo, mỗi báo nói một kiểu, đưa tin lung tung thế bác nhỉ?
- ăn học như chúng mày phí. Báo đưa tin phải khác nhau mới cần nhiều tờ. Đưa giống nhau thì cả nước làm 1 tờ, đủ. Ngu thế.

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

NGHỆ THUẬT LÀM "ĐỒ CÚNG" CỤ Ở VN


Nhiều người bức xúc về vụ tượng đài bác Hồ, quần thể công viên quảng trường 1.400 tỉ ở Sơn La, cho rằng tại sao cùng là để ăn mà không xây cầu cống, trường học, bệnh viện mà lại cứ đi xây quảng trường, tượng đài lãng phí tiền của nhân dân mà lại không thiết thực.
Thực ra câu trả lời này rất đơn giản, có lẽ các bạn không làm trong ngành xây dựng nên mới thắc mắc. Chứ những người làm trong ngành này như Chuối thì thấy nó không có gì là khó hiểu cả. Chuối sẽ giải thích cho các bạn như sau:
Trong ngành xây dựng bao giờ cũng có khái niệm đồ cúng và đồ thật. Đồ cúng tức là những công trình tưởng niệm, kỉ niệm như tượng đài, lăng tẩm, quảng trường v...v. Còn đồ thật là những công trình được người dân sử dụng hàng ngày như cầu cống, trường học, bệnh viện v...v

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Hành trình đi tìm sự thật của Ku Su - Jeong

  Cách đây vài hôm, nhà mình có khách đặc biệt là hai ông bà tỷ phú người Hong Kong, người tham gia Board of trustees của đại học Chicago từ hơn mười năm nay. Hỏi về quan niệm sống, ông ấy nói hồi bé học trường dòng người ta dạy làm thế nào để ngày hôm nay sống tốt hơn ngày hôm qua. Sống tốt thì khó lắm, nhưng tốt hơn hôm qua thì làm được, ông ấy nói thế.

Tự nhiên mình nghĩ thầm muốn sống tốt hơn ngày hôm qua thì phải nhớ được ngày hôm qua như thế nào. Giữ ký ức. Sáng nay thấy cái note này nổi trên news feed hay quá, nên share với các bạn.

        Ku Su-Jeong trả lời phỏng vấn tại Gò Dài (Tây Vinh, Tây Sơn). Ảnh: V.T

Người Hàn Quốc đầu tiên tui biết tên, không phải Jang Don Gun, Lee Young Ae, Kim Ki Duk hay ông Kim lấy cô hàng xóm cạnh nhà; mà chính là Park Chung Hee - tổng thống thứ ba của Đại Hàn Dân Quốc, và là cha đẻ của bà Park Geun Hye, nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc vừa nhậm chức cách đây vài ngày. Nhiều bạn trẻ bây giờ biết T-ara, Hyun A, SNSD…và khóc lên ngất xuống với các thần tượng, có lẽ cũng nên biết thêm vài chuyện khác, cho dù đã ở thời quá khứ.

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Khi “sự tử tế” bị tịch thu


Không phải lúc nào cũng có, chuyện một truyền thống tốt đẹp từ miền này lại lan được sang miền khác, nếu như truyền thống đó không thuyết phục được lòng người. 
Những bình trà đá rất đỗi quen thuộc ở Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung từ cả thế kỷ nay, đột nhiên bỗng trở thành sự kiện lớn ở Hà Nội – cái nôi cao đẹp của văn hoá xã hội chủ nghĩa.  
Sự cho đi với tha nhân, không toan tính đột nhiên bị các nhóm trật tự đô thị, dân phòng… ập đến tịch thu không có một mẩu biên lai. Họ nói những bình trà đá nhỏ nhoi đó làm mất trật tự đô thị, điều mà ai cũng phải ngạc nhiên, so với những những quán chè nước, cà phê ở trung tâm đô thị vốn đã cống nạp tiền làm ăn cho các khu vực, thì vẫn được hoạt động tràn xuống mặt đường.

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Tên ông ấy là Sylvester Stallone

Tên ông ấy là Sylvester Stallone 


Đây có lẽ là 1 câu chuyện buồn có hậu và cũng là câu chuyện truyền cảm hứng nhất được truyền tai tại Hollywood. Mình xin phép dịch ra tiếng Việt. Trong những ngày FB cứ rộn ràng tranh cãi về đủ thứ hỉ nộ ái ố, thì câu chuyện này tưới mát tinh thần mình, và khiến ý chí mình lại hừng hực đam mê.

Tên ông ấy là Sylvester Stallone – là một trong những ngôi sao điện ảnh Mỹ nổi tiếng và thành công bậc nhất từ trước đến giờ. Nhưng hãy nghe kể về những ngày xa xôi ấy, khi Stallone chỉ là 1 diễn viên vô danh, vật lộn với những vai diễn nhỏ và thường xuyên bị từ chối trong các buổi thử vai. Cuộc sống của ông có lúc ở đỉnh điểm của sự cùng cực khi bị trục xuất khỏi nhà thuê vì không có tiền, phải lang thang trên đường phố. Khi không còn 1 xu dính túi để mua đồ ăn, vất vưởng 3 ngày liền tại trạm xe buýt, ông đã phải nén nỗi đau để bán đi chú chó của mình – người bạn đồng hành mà ông vô cùng yêu quý chỉ bởi không còn gì cho nó ăn. Ông bán cho 1 người lạ gần 1 quán rượu với giá chỉ $25. Ông kể rằng khi ông trao người bạn đó vào tay người lạ, ông đã bước đi và nước mắt dàn dụa.