Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2021

KHÚC GÂN ĐÀI LOAN

 

Từ 1993 đến nay, đầu tư của Đài Loan vào TQ luôn nằm ở mức 70-85% tổng giá trị đầu tư của họ ra nước ngoài

Vụ VTV cắt tiếng quốc ca Đài Loan trong trân đấu U23 diễn ra hôm 27.10 tại Kirgyzstan có vẻ đã chìm xuồng, với tôi thì không. Tôi đã xem kỹ video để xác định sự việc và vô cùng tức giận. [1] (phút 43‘18“. )
Nếu là sự cố kỹ thuật như vài người suy diễn thì một đài truyền hình quốc gia đã phải lên tiếng xin lỗi. Đổ tội cho kỹ thuật khi mà bên cấp tín hiệu khẳng định chất lượng tốt thì còn ê mặt hơn.
Tôi không ngạc nhiên vì đã quá quen các tiểu xảo đểu này khi còn làm việc ở VTV. Tôi tức giận vì bọn họ đang tâm làm điều đó vào chính lúc này.
Những kẻ chủ trương cắt quốc ca Đài Loan chắc sẽ thà rút Việt Nam ra khỏi FIFA, hơn là phải đá với đội bóng này tại sân nhà. Trong khi đó Đài Loan không phải là kẻ thù, ngược lại còn là bạn tốt. Hành động này chỉ có thể hiểu là một sự thần phục, khiếp nhược.
Trung Quốc đang trỗi dậy, không chỉ với tư cách là một siêu cường, mà còn là một thách thức cho văn minh nhân loại bởi mô hình: Phát triển kinh tế bằng thể chế độc tài. Phương Tây lúng túng, Các nước nghèo mắc bẫy.
Đối với Việt Nam, Trung Quốc còn là mối đe dọa trực tiếp và toàn diện, cả về lãnh thổ, kinh tế, văn hóa, quân sự.

Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2021

TỪ ĐẶC SẢN TIẾN VUA ĐẾN SỰ MAN RỢ CỦA CON NGƯỜI

 

Chim Sâm cầm

Đỗ Doãn Hoàng
🍂 Tôi có anh bạn từng đi và nghiên cứu tại hơn 80 nước trên thế giới. Một lần vui chuyện, lấp nhấp tí “rượu dân tộc” ở Hà Nội, anh ta nhận xét rất đáng giật mình: Tớ đi nhiều nhưng chưa thấy nơi nào mà người ta nhét đủ thứ (từ hổ báo hươu nai cho đến ong đất dế mèn, rồi chim cá tiến vua, rồi lá thân rễ cây thuốc phiện và trăm thứ bà giằn khác…) vào hũ “rượu dân tộc” như ở ta.
🍂Dường như, từ trên tivi cho đến hàng quán vỉa hè bệ rạc nhất, người ta đều thi nhau quảng cáo các thứ xoay quanh công dụng “tráng dương bổ thận”. Sao mà thiên hạ bây giờ mải mê “kích dục” thế nhỉ?

Con cá đổi ba chiếc công nông!

Đúng là sơn hào hải vị của Việt Nam, có hẳn một xêri các thức được tiếng là “thời trân” danh bất hư truyền, đến vua chúa ngày xưa cũng phải bắt con dân của mình nai lưng lên rừng xuống biển kiếm tìm về để tẩm bổ. Ví như “chim, cá tiến vua” với chim sâm cầm, cá anh vũ, hoặc bộ lòng cá chiên. Để đến nỗi, bây giờ các món này đều bị lùng tìm kiểu tàn sát, hủy diệt.

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2021

NSND Đặng Thái Sơn: 'Nếu không thiền đủ, tôi đã gục ngã trước scandal đó rồi'


 

Tối 2-10-2021 tại Ba Lan, trong buổi hòa nhạc mở màn cho vòng chung kết cuộc thi Piano Chopin 2021, NSND Đặng Thái Sơn sẽ có phần trình diễn hòa tấu chưa từng có trong lịch sử cuộc thi Piano Chopin.
Đó là cuộc trình diễn bản concerto dành cho 4 đàn piano của Bach do Đặng Thái Sơn cùng 3 người từng chiến thắng trong các cuộc thi Chopin thể hiện.

Nhân cuộc hội ngộ đặc biệt này, Đặng Thái Sơn lần đầu cởi lòng cùng Tuổi Trẻ về lần ông đi thi Chopin năm 1980 và giành chiến thắng gây sửng sốt, những khó khăn, hồn nhiên, cả những gánh nặng của chiến thắng và của scandal từ cuộc thi mà "nếu không thiền đủ" thì ông đã gục ngã.
Giám khảo Martha Argerich và tôi không hề có "ân oán" như người ta đồn thổi

* Thưa ông, với người Việt, cuộc thi Chopin năm nay không chỉ đặc biệt bởi kể từ sau chiến thắng của ông năm 1980 thì nay mới có thí sinh Việt Nam bước qua được vòng loại để vào thi đấu tiếp 4 vòng chính thức, mà còn bởi màn trình diễn của 4 pianist và cuộc hội ngộ "hụt" giữa ông và "cố nhân" - nữ danh cầm Martha Argerich, người đã tạo ra scandal cuộc thi Chopin năm 1980?

Thứ Ba, 19 tháng 10, 2021

ẤM LÒNG CHUYỆN TRÊN ĐƯỜNG VỀ QUÊ TỪ PHÍA NAM RA BẮC DO ẢNH HƯỞNG DỊCH

 

Chiếc xe mới được chở theo cả gia đình về đến quê.

ẤM LÒNG! Nhiều người về quê được tặng xe máy mới, giao tận quê khi đi ngang Đà Nẵng.

Trong hành trình từ phía Nam về quê do ảnh hưởng dịch, nhiều người dân đã được Đà Nẵng gửi tặng những chiếc xe máy mới.

"Người được nhận xe dù có trở lại thành phố đi làm hay quyết định ở quê thì chiếc xe cũng sẽ là một tài sản, là hành trang mưu sinh và nhắc nhớ nhau về sự quan tâm và chia sẻ giữa người với người lúc khó khăn" - thầy Phan Thanh Tin, giảng viên Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng, trưởng nhóm sửa xe ở đầu hầm Hải Vân, chia sẻ.

"Chúng tôi không biết có ai đó về quê mà giả đóng hoàn cảnh để được tặng xe không nhưng thật sự có nhiều bà con dù khổ, nét mặt hiện lên hết sự lam lũ nhưng họ không bỗng dưng nhận hỗ trợ này. Đa phần bà con nếu xe còn sửa được thì họ sẽ yêu cầu sửa, xe nào rạc quá không lê bánh nổi nữa bà con mới đồng ý đổi."- Thầy Tin nói.


Tặng xe mới, giao tận quê

Là một trong những đội sửa xe tình nguyện bám chốt hai bên đèo Hải Vân, thầy Tin cho biết nhóm của thầy được giao nhiệm vụ kiểm tra, đề xuất tặng xe cũ cho người về quê. "Chỉ riêng nhóm của tôi đã "duyệt" được khoảng 20 chiếc xe máy, giúp những chuyến hành trình an toàn tới quê nhà. Ngoài ra hàng chục xe máy đã được chính quyền, công an, các tổ chức tặng tới tay bà con" - thầy Tin nói.

Thầy Tin kể sẽ nhớ mãi câu chuyện của một cặp vợ chồng từ TP.HCM đi về Thái Bình. Đó là anh Lương Đức Lợi (40 tuổi) và vợ là chị Trần Thị Liễu (39 tuổi) cùng hai đứa con nhỏ 5 tuổi và 1,5 tuổi về quê trên chiếc xe máy kéo tự chế.

Chủ Nhật, 17 tháng 10, 2021

Vĩnh biệt nhà thiết kế Chula - người tôn vinh văn hóa Việt...

 


Vĩnh biệt nhà thiết kế Chula - người tôn vinh văn hóa Việt...
Chula thích đi xe máy trên những con phố duyên dáng của Hà Nội ngắm nhìn sự sống động phi thường của thành phố, thích tết, ham lang thang qua những chợ truyền thống, thần tượng Trịnh Công Sơn, yêu nghệ thuật tuồng, mặc quần áo họa tiết thổ cẩm.
Một nỗi đau buồn sâu sắc vừa ập đến với vợ con nhà thiết kế Chula khi người chồng, người cha của họ vừa nằm xuống bất ngờ ở tuổi 49 vì đột quỵ khi đang chơi bóng đá rất vui vẻ bên các con tối 13-10.
Nhưng một nỗi xúc động khác đã an ủi họ phần nào, đó là tình cảm dạt dào của người Việt dành cho Chula.
Chula xứng đáng với tất cả tình yêu thương đó, bởi cuộc đời ngắn ngủi 49 năm, trong đó có 17 năm ở Việt Nam, anh đã gieo rắc "một núi tình yêu" và điều tử tế cho mảnh đất này, đã miệt mài tôn vinh những vẻ đẹp bình dị mà sâu sắc của nơi mà anh và gia đình chọn là quê hương thứ hai, là quê nhà, nơi ba đứa trẻ tuyệt vời của anh được sinh ra và lớn lên.
🛑Tôn vinh văn hóa Việt hơn cả nghệ sĩ Việt
Đến Việt Nam cùng người vợ trẻ vào năm 2004 như những vị khách du lịch, chỉ sau vài tuần, kiến trúc sư Diego Del Valle Cortizas (Chula) và vợ anh - Laura Fontan Pardo - đã lập tức bị mảnh đất này mê hoặc.
Rất nhanh chóng, Diego quyết định từ bỏ nghề kiến trúc sư, cùng vợ với đứa con đầu lòng trong bụng đến Việt Nam để sống một cuộc đời mới, với công việc mới - nhà thiết kế thời trang.

Thứ Tư, 13 tháng 10, 2021

CHUYỆN MÊ TÍN CỦA CÁC PHI HÀNH GIA LIÊN XÔ

Lễ hiến dâng tên lửa của một linh mục Chính thống giáo 

Trông thật kỳ lạ, nhưng du hành vũ trụ - lĩnh vực mà các công nghệ mới nhất và tinh vi nhất ngự trị - cũng là một lĩnh vực gắn liền với vô số truyền thống nghiêm ngặt và thậm chí là mê tín. Mọi người đi vào vũ trụ đều phải thực hiện rất nhiều nghi lễ phức tạp, nếu không chuyến bay sẽ biến thành thảm họa. Bùa hộ mệnh, các bài hát và sự tôn thờ linh hồn của Gagarin - tất cả những điều này đều nằm trong một loạt các hành động không thể thiếu mà một nhà du hành vũ trụ trong tương lai phải thực hiện.

Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ về nó, tất cả điều này không quá bất ngờ: các quy luật tâm lý học gần như bất biến như các nguyên tắc vật lý. Vì vậy, người ta biết rằng mê tín đặc biệt lớn trong những lĩnh vực hoạt động mà một người phải trải qua mức độ căng thẳng đặc biệt cao - ví dụ như nói trước đám đông hoặc làm việc có nguy cơ đến tính mạng. Theo dữ liệu chính thức, trong số 483 người đã ở trong vũ trụ, 18 người đã chết. Như vậy, tỷ lệ tử vong là 3,74% - điều này khiến phi hành gia trở thành một trong những nghề nguy hiểm nhất trên thế giới. Ví dụ, tỷ lệ tử vong của quân đội Mỹ trong cuộc chiến ở Iraq (2003-2006) là 0,39%, và ở Việt Nam (1966-1972) - 2,18%.

 Trước sự nguy hiểm này, không có gì ngạc nhiên khi các phi hành gia cảm thấy bình tĩnh hơn và tâm lý thoải mái, tích cực “tự vệ” khỏi nguy hiểm sinh tử với sự trợ giúp của tất cả các loại nghi lễ, bùa chú và bùa hộ mệnh. Đây là một nhu cầu tự nhiên của tâm hồn chúng ta - trong trường hợp nguy cấp, hãy tìm đến một thế lực "có khả năng" làm chệch hướng những cú đánh của số phận.

Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2021

Đặng Thái Sơn: 'Giải Chopin của tôi cứu cả nhà'


Sau khi Đặng Thái Sơn đoạt giải nhất cuộc thi piano quốc tế Frédéric Chopin năm 1980, bố ông có tiền chữa bệnh lao.

Tọa đàm ra mắt sách, tranh của cố nghệ sĩ Đặng Đình Hưng - bố danh cầm Đặng Thái Sơn - bắt đầu lúc 18h ngày 20/1/2021 nhưng từ vài giờ trước đó, nhiều khán giả, nhà nghiên cứu văn hóa đã có mặt. Khi Đặng Thái Sơn xuất hiện, hội trường vài trăm chỗ ngồi của Viện Pháp Hà Nội chật kín. Nhiều người đứng vài tiếng đồng hồ để nghe ông kể chuyện, chơi đàn. Đặng Thái Sơn xuất hiện giản dị trong bộ quần áo tối màu, chuyện trò về ấu thơ và người cha đã khuất.

Là con trai út trong gia đình có năm con gồm cả con chung, con riêng của bố mẹ, Đặng Thái Sơn thừa hưởng năng khiếu âm nhạc từ mẹ là giáo viên dạy đàn, bố là nhạc sĩ, nhà thơ, họa sĩ. Ấy thế mà hồi nhỏ, bố mẹ từng quyết định không cho ông học đàn vì nhà đã quá ồn ào. Khi nhìn thấy Đặng Thái Sơn mân mê cây dương cầm, họ thay đổi quyết định. Họ "đè ngửa" ông ra để "xem lỗ tai có nghe được nhạc hay không". Sau đó, ông được bố dạy nhạc lý, mẹ cầm tay đặt lên những phím đàn.

Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2021

GẶP GỠ TẠI NGHI TÀM


 

Hình ảnh những dòng người chen chúc, mệt mỏi, đói khát, đội mưa nắng, bất kể đêm ngày, đang tìm mọi cách vượt qua các chốt chặn Covid, cố thoát khỏi Sài gòn về quê, làm quặn lòng hầu khắp đồng bào ta mấy tháng nay. Lắm hôm, nửa đêm hoặc gà gáy, GS Vương vẫn dựng tôi dậy để trải lòng. Lúc thì bừng bừng căm phẫn, lúc thì trầm ngâm quặn hỏi: Vì sao?

Tại mấy chú dân phòng, mấy anh cảnh sát, tại các hàng rào, các biển cấm, hay tại các Ủy ban chống dịch, hay còn tại gì nữa,… Ông bảo người ta phải dứt áo rời quê chen vô Sài Gòn kiếm sống, những mong đổi đời. Bây giờ Covid làm phá tan những nỗ lực, những giấc mơ ấy. Liệu chúng ta có thể tìm thấy cái gì phía sau mọi quyết định “nhào vô và chạy bỏ” kia không?

Những câu hỏi đó đã đưa chúng tôi đến gặp nhau ở Nghi Tàm Tôi xin ghi chép lại buổi gặp mặt đó, hôm 05/10/2021.

Buổi gặp mặt gồm ba thế hệ (ảnh). Thế hệ I, gồm những người sinh ra trước khi Việt Minh cướp được chính quyền vào 1945, gồm có Cụ Nguyễn Đình Cống 1937, Lê Đăng Doanh 1944, và Phạm Chi Lan 1943. Thế hệ II, gồm những người sinh ra sau khi Việt Minh thắng lớn ở Điện Biên 1954, gồm Vương, Thịnh, Hoài, Thiên, Hùng, Đại. Và thế hệ III, sinh ra từ những năm 1980, khi đó không còn thấy bóng dáng Việt Minh, những người yêu nước ngây thơ và trong sáng, khi đó chỉ còn nhũng người yêu nước có điều kiện, yêu nước là yêu CNXH hoặc những người vào hệ thống để tham nhũng, để trở thành những quản trị quốc gia đầy cơ hội.

Sau lời giới thiệu, GS Trần Ngọc Vương trình bày ý tưởng của mình. Ông mở đầu bằng ý tưởng xây dựng XHCN của hơn 40 năm trước. Hồi đó, Nghệ An di dân lên núi để lấy đất làm ruộng, làm pháo đài công nghiệp hóa. Nên dân gian có câu “Mạ vô sân, Dân vô rú, Đụ vô vòng”. Một thời kiêu ngạo sau chiến thắng 1975, giới lãnh đạo khi đó nghĩ rằng có thể xây dựng đất nước bằng những ý chí biến sỏi đá thành cơm. Lúc đó, họ cũng nghĩ các huyện sẽ là các pháp đài để tiến lên XHCN. Nhưng rồi các pháo đâì ấy lặng lẽ biến mất, không còn để lại dấu vết nào, hệt như các pháo đài Covid hiện nay.

Thứ Năm, 7 tháng 10, 2021

BẢN THÂN SẮC ĐẸP LÀ GIÁ TRỊ ...

 

Venus Anadyomene -. Bức tranh sơn dầu năm 1520 của Titian, mô tả sao Kim mọc lên từ biển và vắt tóc, sau khi sinh hoàn toàn. Sao Kim, được cho là được sinh ra từ một chiếc vỏ, được xác định bởi lớp vỏ ở phía dưới bên trái.

BẢN THÂN SẮC ĐẸP LÀ GIÁ TRỊ
GỌI CÁI NGÀN VÀNG LÀ LỖ CHUỘT CỐNG
LÀ XÚC PHẠM TẠO HÓA
Paul Nguyễn Hoàng Đức
Nhân sự kiện rầm rĩ việc tiến sĩ Đoàn Hương rủa xả phái đẹp là:
Đừng mong thi Hoa hậu về lấy tỷ phú, tỷ phú giờ nó khôn lắm, lấy con điên kia về làm gì… Cho nên Hoa hậu hôm nay là ế, vì không thằng tỷ phú nào nó ngu mà đầu tư vào cái lỗ chuột cống ấy…” (hết trích).
Sự kiện này thật rầm rĩ! Tại sao rầm rĩ khiến mạng xã hội rung chuyển và lẩy bẩy chỉ vì vài câu nói của đàn bà không đẹp về đàn bà cực đẹp đã sát trần vương miện hoa hậu? Đơn giản thôi, vì lời đó được phát ngôn ra từ miệng nữ đàn bà tiến sĩ. Chúa dạy “kẻ nào được cho nhiều thì sẽ bị đòi lại lắm!” Đã sôi kinh nấu sử thành tiến sĩ văn chương lại trong thân gái đàn bà nữ nhi oai oách lắm chứ, đàn bà dễ có mấy tay! Vì thế lời nói ra có tác dụng mạnh hơn kẻ đầu đường xó chợ, và cũng bị xét nét hơn đám vô học tiện gì nói nấy!

Thứ Ba, 5 tháng 10, 2021

ĐẠO DIỄN TRẦN VĂN THỦY: "CÁI CẢM GIÁC ĐÈ NẶNG BÊN TRONG TÔI LÀ VÔ VỌNG VỀ DÂN TỘC VIỆT"

 


Đạo diễn Trần Văn Thủy đã được nhiều người mến mộ qua những bộ phim như "Hà Nội Trong Mắt Ai và "Chuyện Tử Tế". Ông vừa làm cuộc hành trình khắp Tây Âu và hoàn thành bộ phim mới mang tên "Thầy bói xem voi" gồm hai tập: "Chuyện đồng bào" và "chuyện vặt xứ người". Đây là bộ phim tài liệu video về tình cảnh người Việt Nam ở nước ngoài. Bộ phim không có hy vọng được chiếu ở Việt Nam, như đạo diễn cho biết.

Sau đây là 1 đoạn trích cuộc phỏng vấn giữa tạp chí Đức Việt và đạo diễn. Bài đăng trên báo Đoàn Kết (của Việt kiều tại Pháp) số 10-90.

Anh đi khắp nơi như vậy, chứng kiến cuộc sống của người Đức, Pháp, Bỉ hoặc Anh, ý..., điều gì làm anh xao động nhất?

- Cái cảm giác đè nặng bên trong tôi là vô vọng về dân tộc Việt. Tôi nói điều này thì cũng không đúng lắm, có thể là thất lễ và mất lòng nhiều người, nhưng nó là sự thật. Tôi xin nói, thật lòng như thế này: Khi còn ở trong nước, tôi cứ nghĩ các khuyết tật mà xã hội Việt Nam có, thí dụ quan liêu, cửa quyền, bắt người khác giống mình, áp đặt ý kiến, là do cơ chế của một thứ "chủ nghĩa Xã Hội". Sau này ra ngoài, đi nhiều, tiếp xúc nhiều, nhất là những báo chí của phe chống cộng đủ thứ, tôi thấy không ít chuyện kinh hoàng. Ai mà không giống mình thì dằn mặt, đánh hoặc bắn.

Thứ Hai, 4 tháng 10, 2021

MỸ THO HOÀI VỌNG

 


Xứ Mỹ Tho tỉnh Định Tường là đất cố cựu của Nam Kỳ lục tỉnh.
Năm 1679 tướng Dương Ngạn Địch trốn nhà Thanh, đem 3000 quân cùng 50 tàu chiến sang nước ta làm dân xứ Việt, được chúa Nguyễn Phúc Tần cho định cư tại thôn Mỹ Chánh (Mỹ Tho), ông đã tạo nền tảng lập ra một thành phố Mỹ Tho sầm uất bậc nhứt lúc đó có mỹ tự là "Mỹ Tho đại phố".
Hồi thế kỷ 17,18, Mỹ Tho đại phố là một trong những 3 trung tâm kinh tế sầm uất bậc nhứt Nam Kỳ (Cùng với Cù Lao Phố Biên Hòa và Hà Tiên) .Lúc này Gia Định chưa có vai trò gì.
Trịnh Hoài Đức chép : “Phía nam trị sở là chợ phố lớn Mỹ Tho, mái ngói chạm cột phủ, đinh cao, nha thự rộng, thuyền bè sông biển ra vào, buồm thuyền trông như mắc cửi, thật là nơi đô hội lớn phồn hoa huyên náo”.
Mỹ Tho tên Khmer là Peam Mesor. Mesor phát âm riết thành M’Tho, và người Việt đọc trại thành Mỹ Tho.
Mesor (Mỹ Tho) là cô gái da trắng xinh đẹp.

Thứ Bảy, 2 tháng 10, 2021

CUỘC TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CUỐI CÙNG CỦA CỰU HOÀNG BẢO ĐẠI - HOÀNG ĐẾ CUỐI CÙNG CỦA VIỆT NAM

 

Vua Bảo Đại trong một chuyến đi kinh lý, bên cạnh là Nam Phương hoàng hậu

Trước khi Bảo Đại qua đời (1997), nhà sử học trẻ Fédéric Mitterand – cháu của Tổng thống Mitterand đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp cựu hoàng tại nhà riêng (tầng trệt cao ốc 29 Presnel, quận 16 – Paris).
Trong cuộc phỏng vấn này, lần đầu tiên cựu hoàng nói về những kỷ niệm và thổ lộ ước vọng của ông về đất nước Việt Nam, trong đó có việc ông thành lập chính phủ Trần Trọng Kim thân Nhật và trong trường hợp nào ông đã thoái vị làm cố vấn cho chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Cuộc phỏng vấn này đã được phát trên truyền hình Pháp nhiều lần, hoàng nữ Phương Thảo (con của bà Bùi Mộng Điệp và cựu hoàng Bảo Đại) đã thu được và cung cấp cho tôi, kỹ sư Bùi Hữu Lân (cựu sinh viên Đại học Bách khoa Pháp) và ông Nguyễn Đắc Xuân chuyển qua Việt ngữ. Xin trích một số đoạn để bạn đọc tham khảo về những sự kiện cách nay 70 năm.
-----
– Frédéric Mitterand: Đây là một thời kỳ (1944-1946) lạ lùng: có một chủ quyền của nước Pháp Vichy, có đông đảo người Nhật, có vua Bảo Đại im lặng đứng nhìn tình thế, bên cạnh nhân dân Việt Nam. Nước Pháp được giải phóng, thay đổi chế độ chính trị, với tướng De Gaulle lên cầm quyền. Lúc ấy ở Việt Nam tình hình ra thế nào?

BĐ: Người Nhật làm đảo chánh vì người Pháp cho rằng, sau khi quân Nhật đã thua nhiều trận ở mặt trận Thái Bình Dương, nước Nhật đã đến thời tận số. Cho nên người Pháp mới bắt đầu tổ chức một loạt kháng chiến. Người Nhật, thấy đã hết thời, không muốn như vậy và đó cũng là một vấn đề thể diện. Họ đã làm đảo chánh và gạt bỏ chủ quyền của Pháp.
– Lúc ấy, ngài bất đắc dĩ cũng bị lôi cuốn phần nào trong cuộc ẩu đả đó?

BĐ: Đó là một câu chuyện khá đầy kịch tính. Hôm người Nhật làm đảo chánh tôi không có mặt trong cung. Tôi đi săn. Đến khi trở về cung các cửa cung đều mở. Có tiếng súng nổ. Một sĩ quan Nhật đến trình diện với tôi, xin tôi chịu khó chờ một chút: “Chúng tôi đang giải quyết vài vấn đề”, và sau đó ông sĩ quan này dẫn tôi vào cung. Một thời gian sau, tôi vào trong cung, cũng ông sĩ quan ấy nói với tôi: “Ngày mai, có một nhân vật quan trọng, một đại sứ, đến trình diện với ngài”. Ngày hôm sau tôi tiếp đại sứ Yokoyama. Đại sứ trình uỷ nhiệm thư và nói với tôi rằng: “Thiên Hoàng cho tôi đến bên cạnh Ngài”. Đây là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với người Nhật.
– Trước đó ngài đã có suy nghĩ về hoàng đế Nhật Bản?

BĐ: – Chúng tôi biết hoàng đế Nhật, nhất là Minh Trị Thiên Hoàng, đã mở cửa nước Nhật cho thế giới hiện đại.