Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Hai chùm ảnh trái ngược: Lính Mỹ thu nhặt rác. Cảnh sát VN cưỡng chế đất.

    Từ khi bắt đầu chuyến thăm Đà Nẵng hôm 23/4 đến nay, chiều nào thủy thủ trên các chiến hạm của Hạm đội 7 Hoa Kỳ cũng phân công nhau nhặt rác trên cầu cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.

Thỉnh thoảng họ lại cúi xuống nhặt cái gì đó cho vào bao nilon. Hóa ra họ đang... nhặt rác!
Họ nhanh chóng dàn hàng ngang đi suốt cầu cảng số 1 và số 2 là nơi hai tàu USS Blue Ridge và USNS Safeguard đang cập vào trong chuyến thăm kéo dài 5 ngày của 3 chiến hạm thuộc Hạm đội 7 Hoa Kỳ. Thỉnh thoảng họ lại cúi xuống nhặt cái gì đó cho vào bao nilon. Hóa ra họ đang... nhặt rác!

 
Chiều nào thủy thủ trên các chiến hạm của Hạm đội 7 Hoa Kỳ cũng phân công nhau nhặt rác trên cầu cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.

Các thủy thủ Mỹ tỏ ra rất vui sau khi dọn sạch vệ sinh cầu cảng Tiên Sa

Trong bộ quân phục trông rất... dữ dằn, cả tốp thủy thủ cao to tỉ mỉ nhặt từng cái rác, dù là vỏ chai nước, mảnh giấy lộn hay thậm chí chỉ là mẩu tàn thuốc bé tí, bất kể những thứ đó do ai vứt xuống cầu cảng này. Vừa nhặt rác, họ vừa hô to hiệu lệnh rồi lại nói chuyện với nhau rất vui vẻ, cứ như không hề có những ánh mắt lạ lẫm đang nhìn vào họ!

Một công nhân làm tại cảng Tiên Sa cho hay, từ khi hai tàu USS Blue Ridge và USNS Safeguard cập vào hôm 23/4 đến nay, cứ đến cuối buổi chiều lại có một tốp thủy thủ trên tàu xuống nhặt rác ở cầu cảng. Đây là việc làm hoàn toàn tự nguyện của họ, và chính nhờ thế mà dù đón cùng lúc gần 2.000 quân "đổ bộ" nhưng cầu cảng Tiên Sa vẫn luôn sạch sẽ!
"Tôi làm ở cảng Tiên Sa đã lâu năm, từng thấy đủ loại tàu lớn, tàu nhỏ, tàu hàng, tàu du lịch, tàu quân sự của nhiều nước trên thế giới cập vào đây nhưng hiếm khi thấy có chuyện thủy thủ trên tàu xuống nhặt rác ở cầu cảng như thế này. Họ làm như vậy khiến đôi khi mình quen tay định vứt thứ gì đó xuống cầu cảng thì tự nhiên cũng thấy chột dạ!" - anh công nhân nói.

Trong rất nhiều điều mà các sĩ quan, thủy thủ các chiến hạm thuộc Hạm đội 7 Hoa Kỳ mang đến Đà Nẵng trong chuyến thăm hữu nghị lần này, chuyện nhặt rác trên cầu cảng Tiên Sa dù rất nhỏ và chắc chắn không nằm trong chương trình "hợp tác huấn luyện", nhưng hẳn sẽ gợi lên nhiều suy nghĩ về ý thức bảo vệ môi trường ở mọi lúc, mọi nơi!


(Theo Infonet.vn)
 Mặc dù gặp sự phản đối quyết liệt của người dân huyện Văn Giang nhưng vụ cưỡng chế cánh đồng 70 hecta của xã Xuân Quan vẫn diễn ra sáng sớm ngày 24-04-2012.

Đừng chĩa súng vào dân!

 


Họp bàn quyết tâm giữ đất.

Lời tố cáo đanh thép.

Đoàn dân VN đi, chung lòng cứu đất, bước chân dồn vang trên đường...

Lửa đã cháy và máu đã đổ ngay cửa ngõ Thủ đô!

"Nửa đêm loa giục, trống dồn
Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy."


Cảnh sát cơ động ăn cơm dân không bảo vệ dân, mà bảo vệ cho doanh nghiệp cướp đất dân


Họ chặn ai?!

"Lũ cướp đất lột da dân nước
Tan mồ cha cũng rước voi giày"

"Máu đà nhúng đỏ bàn tay
Biết chi đau đớn cỏ cây đồng bào"
Mặc dù gặp sự phản đối quyết liệt của người dân huyện Văn Giang nhưng vụ cưỡng chế cánh đồng 70 hecta của xã Xuân Quan vẫn diễn ra sáng sớm ngày 24-04-2012. 

Cụ ông Nguyễn Ngọc Bính trên diện tích vườn sanh vừa bị cưỡng chế. Phía xa là một phần khu đô thị Ecopark - khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Cưỡng chế, bắt người

Tin cho biết phía quyền có rất đông người, trong khi người dân tập trung tại cánh đồng lên đến 2 ngàn người. Cuối buổi cưỡng chế, có khoảng 10 người bị bắt. Bà Lê Hiền Đức chứng kiến sự việc và kể lại với Quỳnh Chi của đài Á Châu Tự do. Đầu tiên, bà cho biết về việc bà bị ngăn chặn không cho đến hiện trường:

Cụ Lê Hiền Đức:

 “Gần hai nghìn cảnh sát cơ động, và nói chung là công an, cả xã hội đen nữa, đã bốc hết tất cả hoa mầu của bà con và cây cối đi rồi, và bây giờ cũng đang tiếp tục. Ngoài việc san bằng đất đai của dân ra, nó còn bắt mười người dân".

 "Tôi ở đây, thứ nhất là để chia sẻ nỗi bức xúc với bà con, và cũng muốn động viên bà con là phải đoàn kết, phải chiến đấu đến cùng. Bởi vì họ mất hết quyền lợi chính đáng của mình là đồng ruộng, cái để mà người nông dân sinh sống từ bao nhiêu đời nay. Họ đổ mồ hôi sôi nước mắt để có được sản vật cung cấp cho xã hội, nhưng bây giờ chúng nó “tàn sát”, cưỡng chế rất là láo! Và gọi là đòi dân bàn giao, thì tôi rất bức xúc với cái từ bàn giao. Tại vì người ta đã nhận tiền đâu? (...) Bán cho người ta đâu, đã cầm tiền đâu mà gọi là bàn giao! Mà dùng cái từ cưỡng chế, thì tôi thấy là dã man quá".

 "Tôi nhìn thấy dân tôi khổ lắm! Người già, người trẻ, trẻ con lớn bé, nó xua nó đuổi, nó xịt hơi cay. (...) Nhìn thấy những cái cảnh cưỡng chế sáng nay ở Văn Giang, chính quyền đối xử với người nông dân hiền lành của tôi, tôi xin nói rằng chỉ có súc vật thì mới không đau lòng mà thôi!".

 

 Hình ảnh liên quan:

"Nhưng tất nhiên nông dân sẽ không dừng lại ở đây. Còn tiếp đó thế nào thì đó là việc của dân định lượng. Tôi thì tôi chỉ nói là tôi chia sẻ với bà con và luôn luôn đứng bên cạnh những người nông dân hiền lành của tôi!”.

Như vậy nông dân quê tôi đã bị cướp trắng tay trắng trợn và tàn bạo! Quân chó má! Đúng rồi, bà con nông dân không thể dừng lại, bởi vì còn gì để mất nữa, ngoài thân phận khổ nhục và xiềng xích nô lệ!

 Cảnh đàn áp, súng nổ, pháo nổ ném của công an vào dân sáng 24-4


Không có nhận xét nào: