“Bây giờ trong vùng biển Hoa Nam - biển Đông đang mở ra giai đoạn hoạt tính của cuộc đấu tranh giành lĩnh vực ảnh hưởng bên ngoài. Trung Quốc có những hướng ưu tiên của họ, mà Hoa Kỳ cũng có những mục tiêu trọng điểm riêng." TSKH lịch sử Kolotov phân tích.
Trong vòng 5 ngày các tàu chiến
của Mỹ và Việt Nam sẽ tiến hành tập luyện chung. Ngày 23 tháng Tư, soái
hạm chỉ huy thuộc Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ USS Blue Ridge (LLC-19), tàu
khu trục tên lửa USS Chafee (DDG-90) và tàu cứu hộ USNS Safeguard
(T-ARS-50) đã tiến vào cảng Đà Nẵng. Như tuyên bố của Lầu Năm Góc, cuộc
thao diễn sẽ không mang tính chất quân sự, các hạm tàu sẽ thi hành hoạt
động chung về điều hướng và xử lý thiệt hại.
Tàu Hải quân Hoa Kỳ cập cảng Tiên Sa Đà Nẵng |
Bắc Kinh
chính thức nêu tham vọng chủ quyền chiếm tới 80% vùng biển Hoa Nam-biển
Đông và gây áp lực cứng rắn với Hà Nội trong cuộc tranh chấp lãnh thổ,
kích động tâm trạng phản đối Trung Quốc tại Việt Nam. Dễ thấy đó là một
trong những lý do chính khiến Hà Nội mở rộng hợp tác trong lĩnh vực an
ninh với Washington. Những chiếc tàu Mỹ ghé cảng Đà Nẵng đánh dấu chuyến
thăm thứ ba của chiến hạm Hải quân Hoa Kỳ đến Việt Nam trong thời gian
qua. Hà Nội muốn cho Bắc Kinh hiểu rằng, lối hành xử độc đóan và gây sức
ép trong cuộc tranh cãi lãnh thổ không chỉ thiếu xây dựng mà còn phản
tác dụng. Nếu CHND Trung Hoa càng khăng khăng công bố về tham vọng của
mình, thì sẽ càng nhận lấy phản hồi chống đối nổi bật. Và song hành sẽ
là ngày càng gia tăng ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở “mảng sườn” phía nam Trung
Quốc, - nhà khoa học-sử gia Saint-Peterburg Vladimir Kolotov nhận định.
TSKH
lịch sử Kolotov phân tích: “Bây giờ trong vùng biển Hoa Nam-biển Đông
đang mở ra giai đoạn hoạt tính của cuộc đấu tranh giành lĩnh vực ảnh
hưởng bên ngoài. Trung Quốc có những hướng ưu tiên của họ,mà Hoa Kỳ
cũng có những mục tiêu trọng điểm riêng. Và mặc dù bây giờ đang diễn ra
công việc soạn thảo bộ luật Qui tắc ứng xử trên biển Hoa Nam-biển Đông,
nhưng xem điển hình những sự kiện ở Yugoslavia, Iraq, Libya, Syria và
tình hình xung quanh Iran, chúng ta thấy rằng trên thế giới này chẳng có
đạo luật quốc tế nào có thể đóng vai trò đảm bảo an ninh chắc chắn
được. Có thể cứ soạn ra đủ thứ qui tắc, nhưng rồi tất cả đều quá hiểu sẽ
không ai tuân thủ, còn mọi vấn đề rốt cục vẫn giải quyết bằng vũ lực
cứng rắn và thô bạo. Bởi bên nào nhận được quyền kiểm soát hiện thực ở
vùng biển Hoa Nam-biển Đông, và tương ứng là sự kiểm sóat với khu vực
Đông Nam Á, thì bên đó sẽ nắm lấy quyền quản lý nguồn tài nguyên khổng
lồ, sử dụng làm cơ sở để gia tăng hơn nữa tiềm lực và ảnh hưởng của họ
với địa bàn trọng yếu này”.
Theo tư liệu của Lầu Năm
Góc, các nhà lý luận quân sự của CHND Trung Hoa đã hoạch định khái niệm
chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai, trong hình dung các chuỗi nối
nhau tạo thành một kiểu “tuyến” khu vực an ninh bao quanh chu vi đường
biên giới hàng hải của Trung Quốc theo các hướng đông và đông-nam. Chuỗi
đảo đầu tiên bao hàm sự chú ý đặc biệt đến vùng biển Hoa Nam-biển Đông,
trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, và tiếp theo vươn
lên phía bắc đến tận Nhật Bản. Chuỗi đảo thứ hai bao gồm Philippines và
tiến xa về hướng đông tới đảo Guam ở Thái Bình Dương, nơi bố trí căn cứ
quân sự của Hoa Kỳ.
Lo ngại về sự gia tăng sức mạnh
của Trung Quốc, Washington đang thi hành chính sách kiềm chế Bắc Kinh và
cố gắng mở rộng hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực châu Á -Thái
Bình Dương. Ở đây là chuyện nói về việc điều động bổ sung đội quân lính
thủy đánh bộ Mỹ đến Australia, về 4 tàu chiến thả neo cắm chốt tại
Singapore, về cuộc trở lại của người Mỹ tại căn cứ quân sự Philippines ở
Subic Bay. Thời gian gần đây xuất hiện thông tin về kế hoạch triển khai
hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia.
Như vậy, có thể thấy nhịp độ thường xuyên trong các chuyến thăm của hạm
tàu Mỹ đến Việt Nam – cũng là hiện tượng thuộc qui trình hành động này.
Nhiệt
kế chính trị cho thấy chỉ hướng tăng độ nóng trong vùng biển Hoa
Nam-biển Đông. Liệu tất cả các bên hữu quan ở đây có đủ sáng suốt để
không cho những xung khắc tranh chấp leo thang thành cuộc đụng độ bạo
lực thực sự?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét