(Trích đăng)
Lực
lượng Hàng không mẫu hạm (HKMH)
Sơ đồ cấu tạo Hàng không mẫu hạm Shi Lang |
Sau tuyên bố của Lãnh đạo TQ rằng mỗi cường quốc cần phải có HKMH thì chương trình chế tạo HKMH của Hải quân TQ đi vào thực tế. Tuy nhiên mãi đến cuối năm 2007 vẫn chưa thấy Bắc Kinh thông tin gì. Trong khi vào khoảng tháng 3 năm 2007, trong một tờ báo của Hồng Kông được hậu thuẫn của TQ khẳng định rằng Thiên Triều sẽ có cái “sân bay nổi” đầu tiên vào năm 2010.
Ít lâu sau thì mọi người được biết rằng TQ mua lại tàu tuần dương hạng nặng đang đóng dở dang của Liên Xô trước đây theo thiết kế 11436 mang tên “Variag” để cải tạo thành HKMH hạng trung thông qua các công ty ở Ukraina. Năm 2007 tàu chính thức mang tên Thủy sư Shi Lang, người chỉ huy chiến thuyền TQ đánh chiếm Đài Loan năm 1681.
Lưu ý rằng khi TQ mua xác tàu HKMH thì họ đã nghiên cứu công nghệ tàu sân bay từ lâu. Đầu tiên là chiếc tuần dương hạm hạng nặng “Minsk” theo thiết kế 1143. Bị thải loại khỏi hạm đội Thái Bình Dương, bán phế liệu cho công ty đóng tàu Hàn Quốc, sau đó bán lại cho TQ năm 1997 với giá 5 triệu đô-la. Sau 18 tháng cải tạo với chi phí 45 triệu đô-la, “Minsk” biến thành một khu giải trí nổi neo đậu tại Đặc khu kinh tế Thẩm Quyến không xa Hồng Kông. Đến năm 2000, TQ mua thêm chiếc “Kiev” đời đầu theo thiết kế 1143 với giá 8,5 triệu đô-la.
TQ mua chiếc “Variag” với giá 20 triệu đô-la dưới danh nghĩa cải tạo thành khách sạn nổi 5 sao. Nhưng giao dịch “đầy thiện chí” này bị phản đối kịch liệt bởi Thổ Nhĩ Kỳ, nước có quyền quản lý và cấp phép trong eo Biển Đen (Hiệp ước Montreux). Từ chối cấp phép cho tàu đi qua, Ankara đã thực hiện theo ý của Hoa Kỳ khi nghi ngờ rằng TQ sẽ biến “Variag” thành HKMH, nắm bắt được công nghệ tàu sân bay, công nghệ quan trọng thứ hai chỉ sau công nghệ tàu ngầm hạt nhân. Chỉ sau chuyến viếng thăm của Bộ trưởng ngoại giao Đường Gia Triền đến Thổ Nhĩ Kỳ, vấn đề mới được giải quyết cho tàu đi qua vịnh năm 2001, đến tháng 3 năm 2002 thì lên ụ tại Nhà máy đóng tàu Dalian Shipyard ở Đại Liên để cải tạo.
Khi đó tàu đã gần hoàn chỉnh bên trong, chỉ chưa gắn các trang thiết bị trên mặt boong như hệ cáp hãm máy bay, hệ chắn hơi phản lực, các loại tên lửa đối không, đối hạm, pháo…
Các chuyên gia TQ trong một thời gian dài đã không thể bắt đầu hoàn thiện được con tàu mà chỉ có thể tìm hiểu nó, bởi vì TQ đã không nhận được các tài liệu kỹ thuật mà nếu không có thì không thể thực hiện tiếp việc chế tạo con tàu, tiến hành chạy thử các kết cấu đã lắp ráp. Tuy nhiên đến cuối năm 2005 thì công việc bắt đầu trôi chảy trở lại. Toàn bộ kết cấu, hệ thống ống dẫn, hệ thống cáp nối được kiểm tra lại hoàn toàn. Nhiều bộ phận được tháo ra chuyển đến các nhà máy chuyên ngành. Các công việc trên phần động cơ chính cũng hoàn thành do vào lúc đó TQ đã có đầy đủ các tài liệu của tàu khu trục Nga theo thiết kế 956Э mà phần động cơ gần trùng khớp với tàu tuần dương hạng nặng theo thiết kế 11436.
Nếu nói về các trang thiết bị cho HKMH thì TQ đang tự sản suất, chế tạo hầu hết các chi tiết bộ phận riêng của mình ngoại trừ hệ radar dẫn hạ cánh cho máy bay, một số trang bị kỹ thuật hàng không như hệ cáp hãm (АРФ), máy phóng hơi (ПКТ) .. Tất cả đều có thể đặt mua từ nước ngoài. Vào năm 2007 có tin cho rằng TQ đã đặt mua 4 bộ thiết bị kỹ thuật hàng không này từ nước Nga.
Bộ thứ nhất dùng để phân tích, nghiên cứu và có thể để làm nhái bắt chước, bộ thứ 2 lắp đặt trên HKMH Shi Lang, bộ thứ 3 và 4 dùng cho 2chiếc HKMH đầu tiên do chính TQ đóng. Tuy nhiên vào năm 2011 đã rõ là dưới sức ép của Hoa Kỳ, Nga đã không bán АРФ và tài liệu về máy phóng hơi ПКТ. Theo những nguồn tin không chính thức thì TQ quay sang đặt mua АРФ từ Thụy Điển, đồng thời thay máy phóng hơi ПКТ bằng cách tự chế tạo máy phóng điện từ (ЭКТ) nhờ trợ giúp kỹ thuật của một số nước phương Tây và các Công ty Thụy Điển.
Có lẽ TQ sẽ không lập lại sai lầm của Hải quân Liên Xô khi gắn lên HKMH quá nhiều các vũ khí và thiết bị. Shi Lang sẽ vận dụng các kinh nghiệm của Hoa kỳ và Pháp để trang bị vũ khí và trang thiết bị ở mức tối thiểu đảm bảo vận hành được sân bay nổi. Vào tháng 8 năm 2011, Shi Lang đã di chuyển ra biển để chạy thử tuy vẫn chưa có máy bay trên boong.
Có rất nhiều “chỉ trích” về HKMH đầu tiên của TQ trên các phương tiện truyền thông. Nhiều chuyên gia Nga nói về “sự thiếu tin cậy của động cơ giống như trên HKMH theo thiết kế 11435 của Nga”, “hệ thống phòng không yếu ớt”, “không có các máy bay đặc dụng – hệ thống tác chiến điện tử, chỉ huy cảnh báo radar tầm xa”, rằng thì là “J-15 (Su-33) kém hơn F/A-18A”..v/v. Tất nhiên những bàn luận đấy là không sát với thực tế. Vì “sự thiếu tin cậy của động cơ” là hậu quả của sự bỏ bê HKMH “Đô đốc Kuznetsov” trong giai đoạn 1992-2005 của các quan chức Hải quân để tập trung các nguồn lực chăm sóc cho hạm đội tàu ngầm nguyên tử. Người ta quên rằng tuần dương hạm “Kiev” theo thiết kế 1143, 11434 (có 4 chiếc) đã dùng cùng loại động cơ này cho đến kỳ bảo dưỡng không gặp bất kỳ vấn đề gì.
Liên quan đến những cáo buộc về “hệ phòng không yếu ớt” thì cần nhớ rằng, bình thường HKMH không có hệ thống phòng không mạnh dựa trên các tổ hợp tên lửa. Đây là quan niệm sai lầm của các “nhà chiến lược” hải quân, khi thay các máy bay tiêm kích hải quân bằng các dàn tên lửa đối không. Còn câu chuyện J-15 (Su-33) lạc hậu so với F/A-18A thì rất thiếu cơ sở vì sức mạnh chiến đấu của máy bay tiêm kích không được xác định bằng trang bị trên boong tàu, còn chất lượng vũ khí của nó, thì không lẽ tên lửa Nga P-77 lại tồi hơn loại tương đương cũa Hoa Kỳ.
Máy bay đặc dụng đang được chế tạo riêng cho HKMH TQ. Máy bay chỉ huy cảnh báo radar tầm xa được chế tạo trên cơ sở máy bay vận tải Y-7 (sao chép cải tiến từ An-24). Điều thú vị là các lãnh đạo hải quân TQ không đặt vấn về lắp đặt các thiết bị điện tử phức tạp trên máy bay (như các lãnh đạo hải quân Xô –Viết trước đây yêu cầu đối với máy bay Yak-44), nên việc chế tạo máy bay chỉ huy cảnh báo từ xa chắc chắn sẽ thực hiện được.
Kế hoạch tự chế tạo HKMH đã được TQ đặt ra từ năm 1992 nhưng đến năm 1883 mới được nghe nói đến. Theo truyền thông phương Tây thì HKMH theo thiết kế 9985 bắt đầu từ năm 1999 tại Nhà máy đóng tàu Thượng Hải Shanghai Jiannan Zaochuanchang.
Nhiều ý kiến cho rằng chỉ có Nhà máy đóng tàu ở Đại liên mới có khả năng đóng mới HKMH vì đã từng đóng tàu theo thiết kế 11436M. Hơn nữa hiện nay TQ chưa đủ khả năng sản xuất các turbin hơi và turbin khí công suất 50 – 70 ngàn mã lực dùng cho mục đích quân sự, cũng không ghi nhận bất kỳ việc mua sắm nào. TQ cũng không có ngành sản xuất nồi hơn hoặc lò phản ứng hạt nhân có công suất cần thiết cho HKMH.
Một vài chuyên gia thì cho rằng nồi hơi và turbin khí có thể được lấy từ các tuần dương hạm hạng nặng “Minsk” và “Kiev”. Đem lắp trựcc tiếp vào HKMH hoặc chế tạo theo mẫu của chúng. Tuy nhiên việc vận hành các thiết bị tương tự trên các tàu khu trục theo thiết kế 956Э/ЭМ đã cho thấy khá phức tạp.
Như vậy việc tự chế tạo HKMH của TQ chưa thể bắt đầu trong tương lai gần. Việc khởi công chế tạo chỉ có thể bắt đầu sau khi đã chọn xong hệ động lực chính và được cam kết nhận được nó tại nhà máy đóng tàu trước khi đóng phần mặt boong dưới trên ụ tàu.
Theo các chuyên gia, việc chế tạo HKMH không thể xong trước năm 2017-2020. Lương dãn nước cỡ 45-50 ngàn tấn, có trang bị máy phóng. Kiểu hệ động lực chính chưa công bố, nhưng chắc sẽ là loại HKMH hạng trung với động cơ hạt nhân và 3 máy phóng.
Các máy bay trên tàu Shi lang và trên các HKMH đời mới sẽ chuẩn hóa gồm 24-36 chiếc J-15 (nhái Su-33M), 4 máy bay chỉ huy cảnh báo tầm xa (trên khung của Y-7 hoặc Yak-44), 6-18 trực thăng săn ngầm Ka-28PL, 2 trực thăng tìm kiếm cứu nạn Ka-28PS và một số máy bay khác (tổng công khoảng 50-55 đơn vị). Máy bay tiêm kích chủ đạo sẽ là J-15, sẽ kết hợp với 14 chiếc Su-33M đặt mua của Nga. Rõ ràng là TQ có ý cơ cấu hỗn hợp các máy bay này trên HKMH để sử dụng hệ thống điện tử của Su-33M với Radar và tác chiến điện tử lắp trên Su-30MK2. Các máy bay tiêm kích cũng sẽ được cải tiến để có thể sử dụng máy phóng. Tuy nhiên vào năm 2011, có lẽ dưới áp lực của Hoa Kỳ, Nga đã từ chối không bán các máy bay Su-33M cho TQ với lý do là số lượng sản xuất quá ít.
Cần nhớ rằng đối với các phi công lái may bay trên HKMH thì việc cất cánh dễ dàng hơn hạ cánh rất nhiều. Vì vậy hiện nay TQ đang phải huấn luyện cho các phi công hạ cánh trên HKMH là chính. Cho đến năm 2015 có lẽ tàu Shi Lang sẽ vẫn chưa có hệ máy phóng.
Hàng không mẫu hạm Shi Lang năm 1998 ở Ukraina
Tuần Dương Hạm Theo thiết kế 1143
Tuần Dương Hạm Minsk
Tác giả: Vladislav Nhikolskii, tiến sỹ Khoa học Kỹ thuật, giáo sư.
Nhikolai Novicov, PTS Khoa học Kỹ thuật
Kóc Khơ Me lược dịch từ VPK-NEWS RU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét