Tác giả: Dmitry V. Mosyak
Tình hình chính trị ở Đông và Đông Nam Á và khu vực châu
Á-Thái Bình Dương trong tổng thể ngày hôm nay được đặc trưng với cuộc đối đầu rõ
ràng hơn và nguy hiểm hơn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Cả hai nước đều khẳng định
sự thống trị trong khu vực phát triển nhanh chóng này của thế giới, ảnh hưởng
chính trị quân sự hàng đầu và sự kiểm soát các tuyến đường thương mại quan trọng
của thế giới đi qua đây.
Trong trường hợp này, mỗi bên đều có những sự biện minh cho
chính sách bành trướng của mình.
Trung Quốc coi khu vực Đông Nam Á, và một số đảo trong biển
Đông Trung Quốc như đã bị đánh mất trong thời kỳ gọi là " yếu mềm lịch sử".
Và hôm nay, trong thời đại phát triển hùng mạnh của mình, họ tin rằng chỉ lấy lại
những gì đã bị người khác lấy đi.
Người Mỹ gần đây đã ngày càng mạnh mẽ hơn trong việc quay lại
khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khi cho rằng khu vực này là một trong những trụ
cột an ninh và sự phát triển kinh tế của họ. Và vì sự ảnh hưởng và sự ổn định ở
đây, họ đã chiến đấu trong những năm Chiến tranh thế giới thứ Hai và cả trong thời
kỳ Chiến tranh Đông Dương lần thứ Hai (trong những năm 1964-1973), và họ đã
luôn tham dự tích cực nhất các hoạt động ở vùng Đông Bắc và Đông Nam Á, và đặc
biệt , chính họ đã đóng góp vào sự hình thành cũng như những thành công như
ngày hôm nay của khu vực khối ASEAN.
Những mâu thuẫn tồn tại trong thực tế, đang làm phức tạp bởi các nước trong khu vực đang
ngày càng bị lôi kéo bởi logic của xung đột, biến nó
thành thành viên tích cực. Vì vấn đề này tình hình đã chỉ ra rằng ở Biển Nam
Trung Hoa (Biển Đông), nơi mà sự mở rộng của Trung Quốc vấp phải sự kháng cự của
các quốc gia ven biển, trước hết là Philippin và Việt Nam, trong đó, cùng với
Trung Quốc, tuyên bố các đảo lân cận là lãnh thổ chính thức của mình.
Trong cuộc đấu tranh của mình với Trung Quốc, các quốc gia
này đang cố gắng để giành Hoa Kỳ về phía mình, bởi vì trực tiếp đối đầu với Bắc
Kinh không cho họ bất kỳ cơ hội thành công nào. Vì vậy, họ hiện thực hóa được
cuộc xung đột tiềm ẩn hiện có và tạo điều kiện cho vận động chính trị giữa hai
cường quốc có thể được thay thế bằng một cuộc đối đầu quân sự có thể thay đổi cục
diện đã được thiết lập. Sự kiện gần đây xung quanh các rạn san hô Scarborough
(trong phiên bản Trung Quốc - hòn đảo Huanyan) được coi như là bằng chứng bổ
sung này. Quanh mảnh đất nhỏ bé nằm ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) này, tàu Philipin và Trung Quốc gần một tuần
đứng đối diện nhau, và các chính trị gia Philipin kêu gọi Hoa Kỳ hỗ trợ quân sự
trực tiếp chống lại Trung Quốc. Bắc Kinh đã phản ứng cực kì giận dữ đối với lời
kêu gọi của hàng xóm của họ nhằm hỗ trợ từ Mỹ và phản ứng của Mỹ hứa hỗ trợ đầy đủ.
Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc một lần nữa được cân bằng trên
bờ vực của 1 cuộc xung đột nghiêm trọng, tình hình giống như mùa xuân năm 2011,
khi Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, rằng "một số nước láng giềng
của Trung Quốc đang "chơi với lửa” và cảnh báo để Hoa Kỳ " đừng đốt
" . Tờ Quân đội, tờ báo "Tsefansiungpao", rõ ràng là đề cập tới
Mỹ, khi chỉ ra rằng Trung Quốc, dựa vào sức mạnh riêng của mình, tiến hành chính
sách đối ngoại hòa bình, độc lập tự chủ sẽ không ngược đải kẻ yếu, nhưng cùng
lúc, họ sẽ không kiên nhẫn chịu đựng mãi những sự chỉ trích vô căn cứ".
Trò đối phó của Mỹ đối với Trung Quốc nhằm kiềm chế sự bành
trướng của nó và tăng cường vị thế của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình
Dương ngày hôm nay đang phát triển trên một mặt trận sâu rộng. Nó bao gồm không
chỉ hỗ trợ các "chọc giận" với Trung Quốc của các nước ASEAN, mà còn
cung cấp các vũ khí cho Đài Loan, và cả điều cũng rất đau cho các nhà lãnh đạo
Trung Quốc đó là "cuộc đấu tranh nhân
quyền ở Trung Quốc", khi nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba nhận được
giải Nobel Hòa bình khi còn trong nhà tù Trung Quốc, và do đó Tổng thống Obama
kêu gọi trả tự do cho ông ngay lập tức.
Về mặt chiến lược, người Mỹ đã từ lâu vượt qua chiến lược
tham dự của Trung Quốc vào trong công việc thế giới, khi họ hy vọng rằng Bắc
Kinh sẽ đồng ý trên các điều kiện của Hoa Kỳ về "thống trị thế giới",
đến chiến lược bao vây Trung Quốc của các nước Đồng Minh của Mỹ cho đến việc
ngăn chặn hiệu quả của việc mở rộng Trung Quốc. Đáp lại, Trung Quốc đã tích cực
xây dựng kho vũ khí hải quân, đã xây dựng chiến lược "chuỗi ngọc
trai", trong đó chỉ ra nhu cầu của sự hiện diện của các căn cứ hải quân Trung
Quốc ở các khu vực rộng lớn từ Miến Điện đến Việt Nam để kiểm soát các tuyến đường
vận chuyển dầu cho Trung Quốc từ Trung Đông.
Trong thời điểm hiện nay, có bằng chứng rõ ràng về mâu thuẫn
đáng kể và cuộc đấu tranh lẫn nhau, cả sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc dù
thế nào cũng không thể được giảm đi. Những sự kiện đã được đề cập xung quanh
Scarborough Reef ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) đã chỉ ra rằng cả hai cường
quốc chưa sẵn sàng cho một cuộc đối đầu mở và sẽ cố gắng để có thể tránh được.
Và ở Bắc Kinh và cả Washington có 1 sự hiểu biết rõ ràng rằng trong trường hợp
xung đột mở sẽ đặt nguy hiểm vào toàn bộ hệ thống đã được xây nên trong nhiều
năm qua của Mỹ-Trung Quốc về thương mại (quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước
vượt quá $ 400 tỷ mỗi năm). Và đối với Trung Quốc và Hoa Kỳ giảm thiểu thiệt hại
từ các mối quan hệ kinh doanh có thể sẽ hoàn toàn không thể so sánh với bất kỳ
chiến thắng hình ảnh nào có thể có trong vùng biển Nam Trung Quốc và Đông Trung
Quốc. Vì vậy, mặc dù tất cả các nỗ lực của Manila liên quan đến việc kéo Hoa Kỳ
vào một trò chơi mạo hiểm với Trung Quốc, những người ở Washington sẽ cố gắng tách mình khỏi cuộc xung đột cho đến
thời điểm cuối cùng của nhiệm kỳ.
Trong thực tế, sẽ xảy ra, khi các quan chức Mỹ làm rõ rằng họ
sẽ chỉ bảo vệ biên giới chính thức được công nhận của đồng minh của mình - Philipin
- còn hiệp ước quốc phòng của họ không yêu cầu Mỹ can thiệp trực tiếp vào
cuộc chiến đối với các đảo tranh chấp. Người Mỹ sẽ chỉ can thiệp nếu tình hình có
tính thảm họa đối với Manila. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn có thể, nếu so
sánh tiềm năng của sự căng thẳng giữa Trung Quốc và Philipin.
Tình hình đang phức tạp hơn với Trung Quốc. Một mặt, Trung Quốc thời
gian gần đây rõ ràng là muốn thỏa hiệp với Hoa Kỳ. Gần đây, cơ quan ngôn luận
chính của tờ báo đảng "Nhân dân Ribao" thậm chí còn nói rằng "nếu
Trung Quốc và Mỹ hiểu nhau, sẽ không có hỗn loạn trong khu vực châu Á Thái Bình
Dương". Mặt khác, lãnh đạo Trung Quốc
tin rằng "trong quan hệ Trung-Mỹ, quan hệ thương mại và kinh tế đã trở nên
gần gũi hơn", nhưng "không mạnh
mẽ tin tưởng chiến lược" bằng cách thông qua "thâm hụt lòng
tin".
Theo các nhà phân tích Trung Quốc, chính sự thiếu tin tưởng
và tạo ra căng thẳng trong quan hệ Trung-Mỹ khi không phải sự hợp tác, mà là sự
cạnh tranh được đưa lên hàng đầu. Và tình hình này dẫn đến làm suy yếu nghiêm
trọng vị trí của những người trong ban lãnh đạo Trung Quốc ủng hộ một thỏa hiệp
với Hoa Kỳ. Kết quả là, lực lượng chính trị cấp tiến hơn trong cuộc đối đầu với
Hoa Kỳ thắng thế sẽ sẵn sàng tiến xa hơn nữa so với các nhà lãnh đạo hiện hành.
Đối với chế độ hiện hành ở Trung Quốc ngày hôm nay thực sự
đang bị đe dọa - không chỉ kinh tế mà còn về chính trị. Bằng sự từ chối cứng rắn
của mình để đạt được bất kỳ thỏa hiệp nào về các vấn đề lãnh thổ và bằng cách vạch tùy tiện đường chín đoạn trong năm 2009, bao gồm 80% diện tích của biển
Đông, bản thân Trung Quốc đã tự đặt mình vào một ngõ cụt tử thần. Trong giai đoạn
này, cuộc đấu tranh nội bộ mạnh mẽ kết hợp với việc chuyển giao quyền lực
cho một thế hệ mới của các nhà lãnh đạo, Bắc Kinh không chỉ không thể tham chiến,
nhưng cũng không thể lùi bước trở lại, bởi vì, như các thành phần cực đoan
trong nước từ lâu đã cáo buộc chính phủ Trung Quốc mềm yếu.
Mối đe dọa chính yếu cho tình trạng hiện tại chỉ có thể xảy ra nếu các sự bất đồng trở nên sâu sắc và sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc của
Trung Quốc, chủ nghĩa cực đoan ở tầng lớp chóp bu của Đảng, toàn
bộ các mối quan hệ mâu thuẫn với Hoa Kỳ chuyển từ lãnh vực lý trí sang lãnh vực của
tình cảm và trở thành là chủ đề chính cho tham vọng quyền lực của các lực lượng chính
trị. Khi ấy tình hình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ có nguy cơ
xung đột quân sự nghiêm trọng và rất nguy hiểm giữa Mỹ-Trung Quốc.
Tác giả: Dmitry V. Mosyak - giáo sư, tiến sỹ Khoa học Lịch sử,
người đứng đầu Trung tâm Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương, Viện Nghiên cứu
phương Đông, đặc biệt cho tạp chí Internet "Đông Outlook."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét